SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực phát triển cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Thiệu Tiến

SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực phát triển cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Thiệu Tiến

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”[1]

Đó là câu nói mà Bác Hồ luôn nhắc nhở và căn dặn cho mọi thế hệ của dân tộc Việt Nam “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó.Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh,Đảng ta khẳng định “nguồn lực” con người là quý báu nhất và có vai trò quyết định to lớn đối với nước ta, trong đó giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là một chiến lược phát triển nguồn lực con người luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quân tâm.

Như chúng ta đã biết đối với trẻ ở độ tuổi mầm non vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua vui chơi có thể phản ánh hiện thực xung quanh trẻ một cách sáng tạo và độc đáo.Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua hoạt động chơi hàng ngày. Nhưng trẻ sẽ chơi bằng cách nào và chơi như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái và thích thú thì đồ chơi chính là phương tiện duy nhất khiến trẻ vui chơi một cách hứng thú nhất. Chơi với đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Chơi là cách học phù hợp nhất khi người lớn muốn trẻ tìm tòi khám phá, giúp trẻ được phát triển kỹ năng, hiểu biết trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt là những đồ chơi tự tạo, khi được chơi với những loại đồ chơi tự tạo sẽ giúp cho trẻ chơi một cách hào hứng hơn, đồng thời tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện hơn với môi trường hơn nữa việc chơi với đồ chơi tự tạo sẽ phát huy được ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá và trải nghiệm bằng cách có thể tự mình tạo ra những loại đồ chơi theo ý tưởng của trẻ.

 

doc 21 trang thuychi01 34996
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực phát triển cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Thiệu Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lý luận của nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.
5
Giải pháp 2: Phối hợp với hội phụ huynh học sinh sưu tầm nguyên vật liệu và cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi thông qua mỗi buổi chiều thứ 6 một tháng 1 lần.
5
Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo đưa vào các lĩnh vực phát triển của trẻ.
8
Giải pháp 4: Sử dụng đồ chơi tự tạo cho trẻ qua các hoạt động khác:
14
Giải pháp 5: Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các hội thi của trẻ do nhà trường tổ chức.
16
4
Hiệu quả của nội dung sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1
Kết luận.
18
2
Kiến nghị.
18
3
Tài liệu tham khảo
20
4
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp Phòng giáo dục và đào tạo, Cấp Sở giáo dục và đào tạo và cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”[1]
Đó là câu nói mà Bác Hồ luôn nhắc nhở và căn dặn cho mọi thế hệ của dân tộc Việt Nam “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó.Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh,Đảng ta khẳng định “nguồn lực” con người là quý báu nhất và có vai trò quyết định to lớn đối với nước ta, trong đó giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là một chiến lược phát triển nguồn lực con người luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quân tâm. 
Như chúng ta đã biết đối với trẻ ở độ tuổi mầm non vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua vui chơi có thể phản ánh hiện thực xung quanh trẻ một cách sáng tạo và độc đáo.Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua hoạt động chơi hàng ngày. Nhưng trẻ sẽ chơi bằng cách nào và chơi như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái và thích thú thì đồ chơi chính là phương tiện duy nhất khiến trẻ vui chơi một cách hứng thú nhất. Chơi với đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Chơi là cách học phù hợp nhất khi người lớn muốn trẻ tìm tòi khám phá, giúp trẻ được phát triển kỹ năng, hiểu biết trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt là những đồ chơi tự tạo, khi được chơi với những loại đồ chơi tự tạo sẽ giúp cho trẻ chơi một cách hào hứng hơn, đồng thời tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện hơn với môi trường hơn nữa việc chơi với đồ chơi tự tạo sẽ phát huy được ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá và trải nghiệm bằng cách có thể tự mình tạo ra những loại đồ chơi theo ý tưởng của trẻ. 
“Đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi của trẻ mầm non, đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ và là khởi nguồn của những xúc cảm - tình cảm tích cực ở trẻ”[2]. 
Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những hoạt động thông qua mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết ra nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi,vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa và giúp trẻ có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.
Trên thị trường hiện nay đồ chơi rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên những đồ chơi trên thị trường đó không thể đáp ứng đủ nhu cầu được hoạt động, được vui chơi của trẻ. Hơn nữa việc mua đủ đồ dùng, đồ chơi sẽ ảnh hưởng đến kinh tế không chỉ của gia đình mà còn ảnh hưởng đến tài chính của nhà trường, trong khi đó các phế liệu từ cuộc sống và từ gia đình trẻ lại có rất nhiều, và từ những nguyên vật liệu đó giáo viên có thể tạo ra những đồ dùng đồ chơi phong phú về chủng loại và đẹp mắt. Đây cũng chính là một hình thức giúp trẻ biết chia sẻ, phát huy khả năng tư duy, tìm tòi và sáng tạo từ những cái vô ích thành những cái có ích. Vì vậy việc làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải cho trẻ hoạt động là một việc làm rất bổ ích và rất cần thiết đối với giáo viên mầm non. 
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc trẻ chơi với đồ chơi tự tạo bản thân đã tìm tòi nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực phát triển cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non Thiệu Tiến”. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Xuất phát từ thực tiễn về việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động của trẻ tại lớp học, tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non Thiệu Tiến là rất cần thiết nhằm tạo ra nhiều loại đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú phục vụ cho các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ ở trường mầm non Thiệu Tiến.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực phát triển cho trẻ nhà trẻ 24-36 thàng tuổi ở trường mầm non Thiệu Tiến.
4. Phương pháp nghiên cứu
“Sử dụng các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; “phương pháp đàm thoại”[3]; phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, là phương tiện cơ bản cho trẻ chơi mà học”[4]. Đồ chơi nói một cách đơn giản đó là phương tiện dùng để chơi, nó là những đồ vật cụ thể giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ. Đồ chơi có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ và lẫn tinh thần cho trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mĩ vô cùng quan trọng. Vì vậy đồ chơi phải kích thích được hoạt động của trẻ, đồng thời phải mang tính giáo dục và khơi gợi những tình cảm thẩm mĩ tốt cho trẻ.
Đồ chơi là thế giới riêng của trẻ và là con đường dẫn trẻ đi vào tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả nhất, chỉ có đồ chơi mới giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu được vui chơi, được trải nghiệm. Đặc biệt việc sử dụng những đồ chơi tự tạo vào các hoạt động ở góc chơi của trẻ càng nhiều sẽ càng khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sử dụng phải đảm bảo an toàn và có tính thẩm mĩ đối với trẻ.
Đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển tâm sinh - lý, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển nhân cách của con người mới trong xã hội. Nhất là đối với những đồ dùng đồ chơi tự tạo, khi trẻ được chơi và được sử dụng những đồ dùng đồ chơi do chính bàn tay trẻ làm ra sẽ giúp trẻ hình thành khả năng sáng tạo, tính tư duy, sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vào các hoạt động của trẻ sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để phát triển trí tuệ và óc sáng tạo ở trẻ. 
Với nhiệm vụ là một người giáo viên mầm non, để thỏa mãn được nhu cầu cần được vui chơi cần được hoạt động với đồ vật theo đúng tâm lý và khả năng của trẻ đó là “Học bằng chơi, chơi bằng học”. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ để sau này.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2016 - 2017 tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi (Nhóm D5). Số lượng học sinh 15 trẻ. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại nhóm D5 tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
a. Thuận lợi:
Trường Mầm Non Thiệu Tiến nằm trên địa bàn Xã Thiệu Tiến, một xã nằm cách xa trung tâm Huyện Thiệu Hóa về phía tây, Trường Mầm non Thiệu Tiến là trường có quy mô cơ sở vật chất khang trang đạt chuẩn quốc gia Mức độ I. Khuôn viên trường luôn đảm bảo, thoáng mát xanh, sạch, đẹp, an toàn. 
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt như: Đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
Hàng tháng nhà trường chỉ đạo chuyên môn thường xuyên phát động các phong trào thi đua “Làm đồ dùng đồ chơi” theo từng chủ đề tạo điều kiện cho các giáo viên được tìm tòi, sáng tạo và tạo ra những sản phẩm độc đáo để phục vụ cho quá trình giảng dạy hằng ngày.
Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc tâm huyết với nghề.
Vật liệu, phế liệu đồ dùng để chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi dễ tìm dễ kiếm.
Bản thân được trực tiếp đi tham quan nhiều các chuyên đề về hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi do Phòng Giáo Dục và nhà trường tổ chức. 
Luôn được sự quan tâm của phụ huynh luôn ủng hộ và quyên góp nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi tại nhóm để phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
b. Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp không ít những khó khăn sau:
Thiệu Tiến là một xã có điều kiện kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung trong huyện. Người dân đa phần là làm nông nghiệp không có nghề phụ, chính vì thế bố mẹ học sinh đều phải đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà. Do vậy trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ vẫn còn gặp nhiều bất cập.
Cơ sở vật chất có nhưng chưa đồng bộ, kinh phí để mua đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giảng dạy của nhà trường còn nhiều hạn hẹp.
Trong lớp do tôi chủ nhiệm có tổng số 15 cháu đa số các cháu mới đi học còn quấy khóc. Do vậy quá trình tham gia vào các hoạt động cùng các bạn trong lớp của trẻ còn nhiều hạn chế.
Lớp có 15 cháu khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động theo kế hoạch đề ra thì đồ dùng đồ chơi sẵn có cho cô và trẻ hoạt động còn hạn hẹp và chưa phong phú, chưa đồng bộ, chưa đủ để phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
Tài liệu phục vụ cho việc hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn ít.
Do tính chất công việc phải ở trường cả ngày nên giáo viên có ít thời gian để nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi theo ý tưởng và mới lạ.
Vẫn còn một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng về vai trò của đồ dùng đồ chơi, phần lớn các phụ huynh đều chiều theo sở thích của con cái mình để đi mua đồ chơi bán trên thị trường như: súng, dao kiếm,Mặc dù đó chỉ là những đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi nhưng lại rất nguy hiểm và không an toàn cho trẻ và nhất là những đồ chơi ấy lại mang tính bạo lực như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ sau này. 
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tại lớp tôi như sau: 
c. Kết quả khảo sát thực trạng.
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
TT
Nội dung
Số trẻ
Kết quả 
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
1
Hoạt động chơi tập
15
2
13,3 %
5
33.4%
6
40%
2
13,3%
2
Hoạt động vui chơi
15
2
13,3%
4
26,4%
7
47%
2
13,3%
3
Hoạt động khác
15
3
20,3%
4
26,4%
6
40%
2
13,3%
Kết quả khảo sát từ thực tiễn cho ta thấy đồ dùng đồ chơi chưa đủ và chưa phong phú để cho trẻ chơi ở các hoạt động nên kết quả sử dụng đạt ở mức độ tốt còn ít chủ yếu là ở mức độ khá, trung bình và vẫn còn học sinh yếu kém. 
Từ những kết quả khảo sát trên, đây cũng chính là những vấn đề tôi băn khoăn trăn trở phải làm thế nào để sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực phát triển cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non Thiệu Tiến được tốt hơn và đây cũng là lý do để tôi tìm hiểu áp dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực phát triển cho trẻ nhằm mục đích nâng cao chất lượng các hoạt động trong ngày của trẻ đồng thời giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, tích cực và có nhiều sáng tạo trong quá trình chơi và hoạt động với những đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.
Ngay từ đầu năm học để có thể làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải cho trẻ hoạt động một cách có hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Trước hết tôi đã kiểm tra, phân loại đồ dùng phục vụ cho hoạt động học tập, đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi và các hoạt động khác theo từng chủ đề xem trong chủ đề đó còn thiếu những loại đồ dùng gì? cần phải làm bổ sung thêm những đồ dùng gì để phục vụ cho chủ điểm đang học và bằng những kinh nghiệm từ thực tế sau đó tôi mới bắt tay vào xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi cụ thể cho từng hoạt động trong ngày của trẻ cũng như các chủ điểm mà trẻ đang học và đang bắt đầu học một cách có hiệu quả nhất. Nhưng làm thế nào để làm ra được những đồ chơi hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động và làm những đồ chơi đó bằng những nguyên vật liệu gì?
Ví dụ: Chủ đề “Những con vật đáng yêu” đồ chơi cần làm là một số con vật gần gũi xung quanh trẻ như: Con gà, con vịt, con mèo, con thỏ, con lợn ...
Chủ đề: “Đồ dùng bé yêu thích” đồ chơi cần làm là: Quần, áo, mũ, giầy, dép, ô tô ....
Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải tôi bắt đầu tìm kiếm các nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi, đây là phần việc hết sức quan trọng giúp cho việc làm đồ dùng đồ chơi diễn ra xuyên suốt một năm học và đạt được hiệu quả. Đó là những nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: các loại chai, lọ, vỏ chai com pho, hạt cao su, vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, bẹ cau, vỏ sữa su su, vỏ ngao, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, hộp mì tôm, vải, len vụn, vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, lá cây, ống nhựa, que kem, ống hút, ......để tạo ra sản phẩm. 
Ví dụ: Với những hộp sữa chua, vỏ thạch rau câu, vỏ chai sữa...Tôi sẽ tạo ra những đồ chơi chiếc ô tô, những con trâu, con lợn ngộ nghĩnh để phục vụ cho hoạt động có chủ định. Còn những mảng giấy màu, chai lọ nhựa, giấy bọc hoa, bìa thùng cát tông.... tôi sẽ cắt tỉa tạo thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh để trang trí môi trường nhóm lớp cho trẻ hoạt động. Nên khi bắt đầu làm đồ dùng đồ chơi cô phải tạo ra những loại đồ chơi theo đúng chủ đề hoặc theo mục đích để sử dụng đồ chơi đó như thế nào cho phù hợp.
Giải pháp 2: Phối hợp với hội phụ huynh học sinh sưu tầm nguyên vật liệu và cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi thông qua mỗi buổi chiều thứ 6 một tháng 1 lần.
- Câu nói của Bác Hồ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng song”.
 Việc tận dụng các nguyên vật liệu phế thải sẵn có để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ chơi đã trở thành việc thường xuyên của giáo viên mầm non. Để có đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động thu hút được sự quan tâm của cha, mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trực tiếp trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh trong nhóm cùng bắt tay vào thu gom và tìm kiếm các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên để thu hút được sự quan tâm của cha mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh qua bảng tuyên truyền của lớp, qua cuộc trao đổi trực tiếp trong giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc làm và sử dụng đồ chơi trong các hoạt động phát triển các lĩnh vực phát triển cho trẻ đồng thời nêu lên sự bất cập của những đồ dùng đồ chơi sẵn có như: vừa tốn tiền mua mà không đảm bảo an toàn khi sử dụng trong khi đó việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu phế thải sẵn có như: các loại chai, lọ, vỏ chai com pho, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia... sẽ tạo ra được rất nhiều đồ dùng có ích cho trẻ chơi mà lại không tốn kém. Kết quả hầu hết phụ huynh trong lớp đều phấn khởi và tích cực quyên góp nguyên vật liệu để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi vì qua những việc làm nhỏ bé đó phụ huynh đã được cùng với cô giáo góp một phần không nhỏ của mình vào việc học tập của con em họ và sau mỗi lần vận động tuyên truyền như vậy tôi đã có rất nhiều các nguyên vật liệu và tạo được nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh cho trẻ hoạt động. 
 (Phụ huynh góp phể liệu cho cô) (Đồ chơi được làm từ phế liệu phụ huynh góp)
Để có đủ số lượng đồ dùng đồ chơi theo các hoạt động của từng chủ đề mà 
tôi đã kiểm tra ngay từ đầu năm học. Tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương nhằm phục vụ cho hoạt động chơi và hoạt động học của trẻ, đồng thời đề xuất với phụ huynh mỗi tháng một lần vào ngày thứ 6 sẽ tổ chức cho phụ huynh và trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Việc làm này sẽ giúp trẻ được rèn luyện kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để chơi một cách khéo léo và từ đó phát huy được tính sáng tạo ở trẻ. Khi trẻ được tự tay mình làm ra những đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh, xinh xắn lại gần gũi với trẻ lại có thể sử dụng vào các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, trẻ sẽ rất hứng thú. Không những thế còn tạo sự gắn kết giữa phụ huynh, cô giáo và trẻ.
Ví dụ: Khi chuẩn bị chuyển sang học chủ điểm: “Bé có thể đi đến khắp mọi nơi bằng phương tiện gì” qua kiểm tra còn thiếu đồ dùng về phương tiện giao thông đường thủy tôi đề xuất với phụ huynh để cùng cô giáo và trẻ tham gia làm đồ dùng để bổ sung cho chủ đề. Trong quá trình làm giáo viên hướng dẫn phụ huynh và trẻ cùng làm thuyền buồm bằng bẹ cau cụ thể như sau:
Nguyên vật liệu: Bẹ cau, keo, kéo, giấy màu hoặc mảnh chiếu rách bỏ đi
Cách làm: 
Bước 1: Dùng kéo cắt bẹ cau để làm thân thuyền
Bước 2: Dùng súng bắn keo gắn các mảng lại với nhau để tạo thành thân thuyền.
Bước 3: Dùng kéo cắt lượn mảng giấy màu đỏ và xanh để làm cánh buồm, sau đó dùng keo gắn lá buồm vào que tre để làm cánh buồm. Cuối cùng dùng keo gắn cột buồm vào với thân thuyền để tạo thành thuyền buồm.
Ví dụ 2: Với chủ đề: “Những con vật đáng yêu”.
Sau khi kiểm tra số lượng đồ dùng cho trẻ hoạt động, tôi nhận thấy đồ dùng về các con vật sống dưới nước vẫn chưa đủ cho trẻ hoạt động, tôi đã nhờ phụ huynh thu gom vật liệu để cô giáo hướng dẫn cho trẻ cùng làm con cá, con cua, con tôm.. để đảm bảo số lượng đồ dùng cho trẻ hoạt động. 
Nguyên liệu: Vỏ ngao, giấy màu, keo, kéo, bút dạ nước
Cách làm: Dùng keo dính hai vỏ ngao lại với nhau để làm mình cá, sau đó cắt mảng giấy màu tạo thành đuôi cá và vây cá và dùng keo gắn vào mình cá. Cuối cùng dùng bút dạ màu vẽ các nét cong trên vỏ ngao để làm vảy cá, mắt cá.
(Hình ảnh cô giáo và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi)
Khi trẻ được sử dụng những đồ chơi do tự tay mình tạo ra trẻ rất hứng thú hoạt động và kết quả giờ hoạt động được nâng lên rõ rệt.
Như vậy từ những nguyên vật liệu sẵn có để làm ra những đồ chơi cho trẻ hoạt động, không những khuyến khích trẻ hoạt động một cách tích cực mà đây còn là một sợi dây vô hình gắn kết giữa cha mẹ trẻ và cô giáo một cách tự nhiên. Bởi với mỗi chủ đề mới cô giáo có thể trao đổi với các phụ huynh cùng tìm tòi những nguyên vật liệu từ phế thải bỏ đi hoặc những phế liệu từ gia đình mình không sử dụng đem đến để cô giáo là

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_do_choi_tu_tao_vao_cac.doc