SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán tại trường Mầm non Bình Minh, buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán tại trường Mầm non Bình Minh, buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

Cơ sở lý luận

Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở tuổi mầm non chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế.

Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. . Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìn tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian.

Nhưng trong thực tế chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mầm non. Song khó khăn lớn nhất khi làm quen với một số khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt. Do đó không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, biến những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ.

 

doc 22 trang hoathepmc36 28/02/2022 7933
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán tại trường Mầm non Bình Minh, buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài 
Trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non là người trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như: Khám phá khoa học, làm quen với tạo hình, làm quen văn học, làm quen chữ cái, giáo dục thể chất, giáo dục âm nhạc, làm quen với toán. Thông qua các môn học trẻ được học bằng chơi, chơi bằng trải nghiệm. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và được tiếp cận với những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một.
Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với toán, không những giúp học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn.
Để dạy trẻ nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải có sự thay đổi mới trong phương pháp dạy theo hướng tích cực “ Lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ”. Trẻ tự mình khám phá, nhận xét, phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học. 
Tại các trường mầm non hiện nay, hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi mặc dù đã được chú trọng nhưng ở một số trường nằm ở vùng khó khăn, đặc biệt là dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số chưa đạt được kết quả cao. Thực tiễn ở trường mầm non Bình Minh tôi đang công tác, hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số. Một số hoạt động làm quen với toán còn rất tẻ nhạt, giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng đồ dùng đồ chơi trực quan để dạy cho trẻ, một số hoạt động trẻ chưa có hứng thú học tập. Từ thực tế trên tôi thấy cần phải có một số biện pháp để giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán, nhằm nâng cao chất lượng môn học, trẻ hứng thú, vận dụng linh hoạt trong hình thức đổi mới một cách khoa học. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán. Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk”
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a.Mục tiêu của đề tài
Giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ, hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi một cách chính xác, khoa học và bền vững, phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ.
b. Nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán và giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ Mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán và đạt kết quả tốt hơn. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
Trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. 
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
Nghiên cứu tài liệu tâm lý học và gáo dục học để hiểu đặc điểm tâm lý trẻ. b. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp quan sát
Phương pháp đàm thoại (trao đổi với gia đình trẻ)
c. Phương pháp thống kê giáo dục
II.PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở tuổi mầm non chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế.
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìn tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian.
Nhưng trong thực tế chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mầm non. Song khó khăn lớn nhất khi làm quen với một số khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt. Do đó không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, biến những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ.
2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1.Ưu điểm:
 Năm học 2017 – 2018 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi chủ nhiệm một lớp 5 -6 tuổi. Học theo chương trình mầm non mới với sĩ số là 35 trẻ, độ tuổi đồng đều.
Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi được tham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ các đợt chuyên đề về làm quen với toán cũng như chuyên đề của các môn học khác do cấp trên tổ chức.
Bản thân có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với toán và biết định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú. Có trình độ sử dụng vi tính, tạo các bài giảng điện tử, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo thu hút trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với toán tích cực. 
 Phụ huynh học sinh thường xuyên đưa đón trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập, vui chơi của trẻ khi ở nhà cũng như ở trường với giáo viên phụ trách lớp.
Trẻ đi học chuyên cần, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan, lễ phép. Có tính tìm tòi khám phá và rất hiếu động.
2.2.Hạn chế: 
91,4% số trẻ trong lớp là người dân tộc thiểu số, nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, một số trẻ chưa nhận biết được màu sắc, cao thấp, số lượng, hình khối, kích thước
Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. Sự chú ý hào hứng của trẻ còn hạn chế.
Phụ huynh học sinh phần lớn là nông dân, lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa con em mình đến trường lớp học là một việc làm thiết thực và cần thiết. 
Khi dạy trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với toán ở lớp một số giáo viên chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách vận dụng lấy tài liệu, hình ảnh, sử dụng đồ dùng đồ chơi, truyện, thơ ca có nội dung liên quan để áp dụng phù hợp vào từng hoàn cảnh để giáo dục cho trẻ.
Từ ưu điểm, hạn chế trên. Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng tính cấp thiết của việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan đối với trẻ mầm non, nên tôi đã lựa chọn những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất với đặc điểm của địa phương và của lớp để đạt được kết quả cao trong việc dạy trẻ học tốt môn làm quen với toán. Vì vậy tôi thường xuyên tham gia dự giờ các lớp chuyên đề, thao giảng về hoạt động làm quen với toán do Phòng Giáo dục và đào tạo huyện tổ chức, các chuyên đề cấp cụm cũng như các chuyên đề do nhà trường tổ chức, để có được những phương pháp, hình thức đổi mới. Tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động nhằm giúp trẻ tiếp thu tốt những kiến thức của cô truyền đạt. Với số trẻ trong lớp: 35 , dân tộc: 32 , nữ dân tộc: 24
Từ tình hình của lớp tôi đã làm khảo sát thực trạng về nhận thức của trẻ. Thu được kết quả như sau: 
Tổng số khảo sát 35 trẻ trong lớp 5-6 tuổi đầu năm 2017-2018.
Nội dung khảo sát
Trước khi thực hiện kết quả đạt
Trước khi thực hiện kết quả chưa đạt
- Phân biệt được cao, thấp
23/35 trẻ = 65,7 %
12/35 trẻ = 34,3 %
- Nhận biết được số lượng từ 1-10
20/35 trẻ =57,1 %
15/35 trẻ =42,9 %
- Nhận biết được các khối
24/35 trẻ =68,6 %
11/35 trẻ = 31,4% %
- Nhận biết được kích thước
25/35 trẻ =71,4 %
10/35 trẻ =28,6 %
- Nhận biết được màu sắc
 22/35 trẻ =62,9 %
 13/35 trẻ =37,1 %
Từ khảo sát thực trạng của trẻ về các nội dung trên cho thấy trẻ học toán tốt đạt khoảng 60% và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng, hình khối, kích thước, màu sắc, số lượng...đạt khoảng 40%. Do vậy trong quá trình giáo dục trẻ tôi đã thấy được nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
2.3.Nguyên nhân chủ quan:
- Được sự quan tâm đặc biệt của Đảng uỷ, UBND xây dựng cơ sở vật chất khang trang, kiên cố và khá đầy đủ, trường học có đồ dùng đồ chơi ... 
- Nhà trường luôn quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen với toán.
 - 91,4% trẻ là người dân tộc thiểu số, trẻ nói tiếng phổ thông tương đối chuẩn, ngoan, lễ phép.
- Phụ huynh học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình ở độ tuổi 5 – 6 tuổi rất cần được học bộ môn làm quen với toán và hiểu tầm quan trọng của việc toàn dân đưa trẻ đến trường.
- Trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng, hình khối, kích thước, màu sắc, số lượng...chiếm tỉ lệ cao 40%.
 2.4.Nguyên nhân khách quan:
Trẻ cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ chưa được đồng đều còn hạn chế.
Giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt trong việc tổ chức giáo dục làm quen với toán cho trẻ. Còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động. 
Đồ dùng đồ chơi trực quan còn hạn chế, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn.
- Hầu hết cha mẹ của học sinh là nông dân nghèo, có mặt bằng về trình độ văn hóa tương đối thấp, theo như phương pháp điều tra thu thập thông tin cá nhân trẻ và phụ huynh thì tỷ lệ trẻ tiếp thu chậm trong quá trình nhận thức đặc biệt là nhận thức về toán học của các cháu có bố mẹ bị mù chữ chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), các cháu có bố mẹ học xong tiểu học thì chiếm (35%), các cháu có bố mẹ học xong trung học cơ sở (15%). Độ chênh lệch tỷ lệ về trình độ văn hóa đã chứng minh được trình độ học vấn của bố mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng của đề tài.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a.Mục tiêu của giải pháp.
Thông qua mọi hoạt động ở trường mầm non giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc theo nguyên tắc đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, chính xác mang tính khoa học nhưng phải theo nguyên tắc vừa sức, không mang tính trừu tượng khó hiểu và khô khan.
Phát triển toàn diện 5 mặt phát triển cho trẻ nhằm hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thể vững vàng trước khi bước vào lớp 1.
Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động với tâm thế phấn khởi, vui tươi, thích thú, phát triển các khả năng của trẻ như: quan sát, so sánh, ghi nhớ, chú ý
Thúc đẩy quá trình học tập của trẻ ở trường lớp ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Bởi vì khi trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động thì bắt buộc trẻ phải tư duy, nhận biết, ghi nhớ và đó cũng là tiền đề để trẻ tiếp tục phát triển ở phổ thông sau này. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Từ kết quả khảo sát và những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở rằng mình phải làm gì? và làm như thế nào? để nâng cao kết quả học tốt môn làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi người đông bào thiểu số đồng thời nhắc nhở đến phụ huynh của trẻ, đánh thức ở họ ý thức đưa con em mình đến trường lớp để được học tập và hòa đồng với bạn bè, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh là dạy cho trẻ: Nhận biết phân biệt được cao-thấp; số lượng từ 1-10, các hình khối, kích thước, màu sắc. Muốn cho trẻ đạt được kết quả cao nhất tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây:
 * Biện pháp 1: Rèn luyện bản thân nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Giáo viên luôn tự học tập, nghiên cứu tài liệu nắm chắc các chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, thực hiện đúng thời gian biểu, bài soạn đầy đủ sáng tạo, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm tình hình của trẻ trong lớp. Sưu tầm làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, tranh ảnh, trang trí lớp phù hợp với từng chủ điểm và mang bản sắc dân tộc, gần gũi với trẻ. Giáo viên thường xuyên có kế hoạch làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động làm quen với toán: Ví dụ: Sưu tầm các lon nước yến, lon coca; các hộp sữa giấy uống hết nước bỏ đi. Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi với khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật 
Vận động học sinh 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số ra lớp 100% và duy trì được sĩ số từ đầu năm học đến cuối năm học bằng nhiều biện pháp như kết hợp với Ban tự quản của thôn buôn, các đoàn thể. Giáo viên làm tốt công tác quần chúng, vận động các bậc phụ huynh không đưa con lên nương rẫy, luôn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày lễ, tết. Vận động quyên góp quần áo, đồ dùng để động viên tinh thần giúp các em ham thích đến trường lớp.
Bản thân thường xuyên tham gia dự giờ đồng nghiệp, dự tiết chuyên đề mẫu của Phòng giáo dục huyện tổ chức, chuyên đề cụm, tham gia thao giảng tại trường để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Khám phá tìm tòi trên mạng Internet những bài giảng, trò chơi hay học hỏi để phục vụ cho hoạt động làm quen với toán cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi “Đuổi hình bắt số”, “Tôi là khối gì”Tìm nhiều hình thức để rèn luyện học tốt môn làm quen với toán cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tùy từng đối tượng học sinh có phương pháp để dạy thích hợp. Đối với giáo viên người dân tộc thiểu số không được lạm dụng tiếng mẹ đẻ để dạy cho trẻ. 
 *Biện pháp 2: Lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn đúng lúc, đúng chỗ. 
Như chúng ta đã biết, đặc trưng hoạt động làm quen với toán là tính chính xác và khoa học, tư duy của trẻ là trực quan, hoạt động của trẻ là thao tác với đồ vật vì vậy đồ dùng trực quan đóng vị trí quan trọng trong hoạt động nhận thức của trẻ. Đồ dùng đẹp hấp dẫn thu hút sự chú ý, tò mò, khám phá của trẻ. 
Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi thường xuyên lựa chọn, vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở trường học, ở địa phương như: Hoa, lá, hộp giấy, lon nước, hột hạt...để tạo ra những đồ dùng học tập có nội dung gắn bó với cuộc sống của trẻ phù hợp với từng chủ đề, ít tốn kém kinh tế, thời gian chuẩn bị đồ dùng.
Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” Trong bài dạy cho trẻ phân biệt các khối như: Khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu...Tôi đã đưa ra các trò chơi như: Về đúng nhà ở phần trò chơi luyện tập. Để đáp ứng trò chơi này trước đó cô và trẻ phải sưu tầm các nguyên vật liệu như: Hộp sữa giấy, bóng nhựa, lon nước ngọt....và làm các ngôi nhà có ngắn các khối để trẻ tham gia trò chơi.
 Kết quả thu được trẻ tham gia trò chơi rất hứng thú, vui vẻ. Đạt kết quả cao trong giờ học. Giúp trẻ có được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, sáng tạo trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
 Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật”, dạy trẻ đề tài: “Đếm đến 8. Nhận biết chữ số 8”, trước khi vào giờ học trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi đã cho trẻ đi dạo chơi ngoài sân trường và mỗi bạn nhặt những chiếc lá vàng, hoa rụng ở sân trường để cho trẻ vào làm đồ dùng, đồ chơi trực quan ngay trong tiết học. 
 Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoái mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học.
 *Biện pháp 3: Sưu tầm một số trò chơi mới.
	Với đặc điểm nổi bật của trẻ mầm non là chơi. Thông qua các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép. Trò chơi là một trong những hoạt động không thể thiếu trong hoạt động làm quen với toán. Thông qua trò chơi trẻ hào hứng, tiếp thu bài học tốt, ghi nhớ lâu, chính xác. 
 Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với toán tôi thường sử dụng trò chơi học tập và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp. Như trò chơi”: “Thi ai đếm đúng”. Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép đếm.
 Các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhằm chán, không hứng thú tham gia hoạt động. Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể.
 Ví dụ: Ở chủ đề: Cây xanh và môi trường sống. Trong hoạt động làm quen với toán đề tài: “So sánh chiều cao của 3 đối tượng”. Tôi đã chọn trò chơi luyện tập theo tổ “Tay ai khéo”. Chia trẻ thành các đội chơi, vượt qua các chướng ngại vật mang cây về vườn trồng theo yêu cầu. Đội chọn trồng cây cao nhất, đội trồng cây thấp hơn, đội trồng cây thấp nhất. Lần chơi sau thay đổi hình thức chơi nâng cao yêu cầu khó hơn
	Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với toán, tiết học trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực, tinh thần thoải mái nên có thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập. 
 *Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
Trẻ em rất dễ bị thu hút vào những hình ảnh có màu sắc sinh động mới lạ. Với công nghệ khoa học tiên tiến như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng làm quen với toán cho trẻ không phải là khó. Nhưng những nội dung, hình ảnh tạo bài giảng phải phù hợp với đề tài, độ tuổi.
 Trong các tiết học làm quen với toán tôi đã sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình.
VD: Trong chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông. Dạy trẻ hoạt động làm quen với toán “Nhận biết số lượng 10. Nhận biết chữ số 10”. Tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện “Những chiếc ô tô xinh” và tôi đưa ra nhóm ô tô lần lượt các xe được xuất hiện trên màn hình chạy nối đuôi nhau với tiếng còi bim bim .....các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý ở trẻ.
Không chỉ bài giảng của giáo viên soạn giảng bằng máy tính mà tôi còn tạo những trò chơi trên máy cho trẻ lên thao tác, trải nghiệm, bấm máy chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
Ví dụ : Trò chơi “Thi xem ai chọn đúng’. Cách chơi: Trên màn hình có rất nhiều loại phương tiện giao thông, con hãy chọn cho cô nhóm có 10 phương tiện và nối với số 10. Trẻ sẽ lên clích con chuột của máy tính và chọn cho đúng yêu cầu.
Đối với trẻ dân tộc thiểu số ở tại vùng khó khăn như trên địa bàn tôi công tác. Việc được học và tiếp cận với công nghệ thông tin là một điều trẻ rất yêu thích và lôi cuốn trẻ vào trong hoạt động. Không chỉ là hoạt động làm quen với toán mà là tất cả các hoạt động khác trong trường mầm non cũng vậy. Nhưng giáo viên phải lựa chọn nội dung để ứng dụng vào bài giảng cho phù hợp tránh trường hợp lạm dụng, phụ thuộc vào máy tính cũng không tốt.
 *Biện pháp 5: Xây dựn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_do_choi_truc_quan_hap.doc