SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

Giáo dục Mầm Non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ em Việt Nam.

 Sau hơn hai mươi năm đổi mới và năm năm thực hiện “ Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010”, Giáo dục Mầm non nước ta đã có bước phát triển đáng kể về qui mô, loại hình trường, lớp học vượt mức chỉ tiêu chiến lược đã đề ra . Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản và từng bước nâng cao về chất lượng, trình độ đào tạo. Chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn.

Phát triển giáo dục mầm non được đưa ra làm nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, phù hợp với đổi mới giáo dục đã mang lại những thành quả đáng kể cho nền Giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay.

Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung và khối lượng kiến thức cung cấp phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ là rất quan trọng. Và việc dạy trẻ những thói quen, kỹ năng cũng không kém phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Bản thân trẻ qua thời gian học ở trường mầm non đã được hình thành những kỹ năng đơn giản nhưng chưa được chỉnh sửa và rèn luyện, chưa được nhắc nhở và thực hiện thường xuyên nên những kỹ năng này sẽ nhanh chóng mất đi. Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi, một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ chưa làm được đó là kỹ năng ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách. Nếu những kỹ năng này không được hình thành ở trẻ ngay từ ban đầu thì sẽ tạo nên những bệnh lý về sau như: cong vẹo cột sống, cận – loạn thị Quan trọng hơn nếu trẻ ngồi học không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ để lại nhiều di chứng theo trẻ suốt đời: trẻ sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, lệch góc xương bả vai, gù lưng hoặc cận thị. Trẻ ngồi sai tư thế sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cỡ chữ, chiều cao chữ, chiều rộng chữ cũng như không thể điều khiển các nét thanh, đậm và khó đạt được tiêu chuẩn chữ viết nối liền theo quy định. Chưa kể, các dấu đặt không đúng vị trí nguyên âm, thậm chí sai dấu. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ.và sẽ tạo nhiều khó khăn trong quá trình học tập của trẻ ở những cấp học tiếp theo.

doc 22 trang thuychi01 64333
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Giáo dục Mầm Non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ em Việt Nam.
 	Sau hơn hai mươi năm đổi mới và năm năm thực hiện “ Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010”, Giáo dục Mầm non nước ta đã có bước phát triển đáng kể về qui mô, loại hình trường, lớp học vượt mức chỉ tiêu chiến lược đã đề ra . Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản và từng bước nâng cao về chất lượng, trình độ đào tạo. Chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn.
Phát triển giáo dục mầm non được đưa ra làm nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, phù hợp với đổi mới giáo dục đã mang lại những thành quả đáng kể cho nền Giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay.
Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung và khối lượng kiến thức cung cấp phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ là rất quan trọng. Và việc dạy trẻ những thói quen, kỹ năng cũng không kém phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Bản thân trẻ qua thời gian học ở trường mầm non đã được hình thành những kỹ năng đơn giản nhưng chưa được chỉnh sửa và rèn luyện, chưa được nhắc nhở và thực hiện thường xuyên nên những kỹ năng này sẽ nhanh chóng mất đi. Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi, một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ chưa làm được đó là kỹ năng ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách. Nếu những kỹ năng này không được hình thành ở trẻ ngay từ ban đầu thì sẽ tạo nên những bệnh lý về sau như: cong vẹo cột sống, cận – loạn thịQuan trọng hơn nếu trẻ ngồi học không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ để lại nhiều di chứng theo trẻ suốt đời:  trẻ sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, lệch góc xương bả vai, gù lưng hoặc cận thị. Trẻ ngồi sai tư thế sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cỡ chữ, chiều cao chữ, chiều rộng chữ cũng như không thể điều khiển các nét thanh, đậm và khó đạt được tiêu chuẩn chữ viết nối liền theo quy định. Chưa kể, các dấu đặt không đúng vị trí nguyên âm, thậm chí sai dấu. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ.và sẽ tạo nhiều khó khăn trong quá trình học tập của trẻ ở những cấp học tiếp theo. Chính vì vậy, qua nhiều năm học, trên cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi nhận thấy việc rèn cho trẻ kỹ năng ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách là việc vô cùng quan trọng và thiết thực, tạo cho trẻ một tâm thế tốt, tự tin, và tiền đề vững chắc cho trẻ trước khi bước vào bậc học tiểu học.
Trên đây là 2 kỹ năng quan trọng mà tôi mong muốn trẻ của mình đạt được trong quá trình học tập tại nhóm lớp chủ nhiệm. Thực hiện tốt việc rèn luyện thành thục cho trẻ hai kỹ năng này sẽ tạo tiền đề cho trẻ bước vào những năm học sau một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với nhiều năm kinh nghiệm chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
- Trẻ của nhóm lớp mình sau khi ra trường có một tâm thế tốt nhất bước vào trường tiểu học, thực hiện thành thục những kỹ năng cơ bản trong quá trình học tập tại lớp học, cũng như trong quá trình trẻ tự học tại gia đình.
-Trẻ tự tin bước vào trường tiểu học với một cơ thể khỏe mạnh, một kỹ năng cầm bút đúng cách, và thói quen ngồi học đúng tư thế.
-Trẻ hứng thú, bạo dạn tham gia các hoạt động học tập tại môi trường học tập hoàn toàn mới đối với trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Khi lựa chọn đề tài này, bản thân tôi mong muốn sẽ đưa ra“ Một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non”
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã lựa chọn các phương pháp để nghiên cứu sau đây:
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Phương pháp tuyên truyền, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trẻ lứa tuổi Mầm non là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt trẻ Mẫu giáo, sự phát triển này càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, các hình thức và phương pháp giáo dục càng phong phú, càng chân thực càng tạo cho trẻ nhiều hứng thú, thu hút được sự chú ý của trẻ, và quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của trẻ ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh là con mình đã thuộc hết bảng chữ cái hay chưa?; con đã nhận biết được hết các chữ số trong phạm vi 10 hay không? Và cha mẹ cần chuẩn bị những gì, chuẩn bị như thế nào để khi vào trường tiểu học, con sẽ không gặp khó khăn trong quá trình chuyển tiếp giữa trường mầm non và trường tiểu học. Đối với trẻ từ mầm non sang cấp học tiểu học, việc đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, môi trường Tiểu học – nơi học tập được xem là chủ đạo thì đó quả là một bước chuyển lớn. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn với sự thay đổi này. Trước những vấn đề ấy, nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, để con biết đọc, biết viết trước khi nhập học nhằm hạn chế việc con không theo kịp các bạn cùng trang lứa, dẫn đến tâm lý sợ học và mặc cảm. Thực ra đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 trong 35 tuần học chứ không phải là nhiệm vụ của các cô giáo chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trẻ đang theo học. Trẻ mẫu giáo lớn học làm quen chữ cái và làm quen các con số trong phạm vi 10, cùng những hoạt động khám phá và các hoạt động khác theo chế độ sinh hoạt trong 1 ngày tại trường mầm non. Trong quá trình trẻ tham gia học tập tại lớp học, trẻ được các cô giáo mầm non cung cấp kiến thức, và củng cố những thói quen, kỹ năng trong học tập: thói quen ngồi học đúng tư thế; trẻ muốn phát biểu phải giơ tay; kỹ năng cầm bút đúng cách...Đặc biệt, hai kỹ năng mà bản thân tôi, cũng như các cô giáo chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi luôn đưa ra và mong muốn trẻ của mình đạt được đó là kỹ năng cầm bút đúng cách, và thói quen ngồi học đúng tư thế.
Tuy nhiên, trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nét nghiêng, nét cong. Vì thế, yêu cầu mà chúng tôi đưa ra phù hợp với trẻ đó là trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. 
Có một số trẻ gia đình cho con học viết sớm, cơ tay còn yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế ngồi viết và sai cách cầm bút. Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều để tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Ngồi học sai tư thế lâu dài còn tăng nguy cơ gây cận thị ở trẻ. Điểu đó rất đáng lo ngại, đặt ra cho giáo viên và phụ huynh học sinh một yêu cầu bức thiết và vô cùng quan trọng, đó là làm cách nào, và làm như thế nào để trẻ có một thói quen học tập thật tốt. Một trong những thói quen đó chính là thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách của trẻ.
Vậy như thế nào thì được gọi là ngồi học đúng tư thế và cầm bút đúng cách?
 Ngồi học đúng tư thế
Tư thế ngồi đúng là : Ngồi viết thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở trong khoảng 25 -30 cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không co duỗi chân. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ mép vở. Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, từ trái sang.
 Cách cầm bút đúng 
Cách cầm bút đúng là:Tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay : ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút viết. Khi viết điều khiển bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Khi viết đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy
Hiểu đúng được 2 kỹ năng này, giáo viên sẽ đưa ra những biện pháp đúng đắn và sát thực trong quá trình rèn luyện và củng cố kỹ năng cho trẻ, tạo cho trẻ thói quen học tập tốt trước khi bước vào trường tiểu học.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Hiện nay đã có nhiều ý kiến cho rằng “ Chỉ cần chú trọng cho con học đọc và tập viết trước khi bước vào trường tiểu học mà không quan tâm đến những yếu tố khác”. Do vậy đã có không ít những phụ huynh bắt con ngồi vào bàn học đọc, học viết , học làm toán gây cho trẻ những áp lực, chưa phù hợp với lứa tuổi mầm non của trẻ. Có những phụ huynh, khi con bước vào lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đã tỏ ý mong muốn cô giáo chủ nhiệm dạy cho con của mình biết đọc và biết viết các chữ cái mà bỏ qua vấn đề đơn giản rằng: Trước khi biết đọc để viết được, con của mình đã biết cầm bút đúng cách và đã ngồi học đúng tư thế chưa? Phụ huynh chỉ có mong muốn khi bước vào trường tiểu học con mình phải biết đọc, biết viết, biết làm toán thành thạo, như vậy là con mình đã học giỏi rồi. Mà hầu hết có rất ít bậc phụ huynh đưa việc rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và cầm bút đúng cách vào rèn luyện cho con mình làm tiền đề trước khi con bước vào môi trường học tập mới. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai của các bậc phụ huynh. Điều này có thể dẫn đến những tác hại sau này cho trẻ.
 Hiện tại lớp mẫu giáo lớn do tôi phụ trách gồm 38 học sinh. Thực tế giảng dạy trên lớp cho tôi thấy trẻ chưa có thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách. Trẻ trong lớp tôi hay ngồi cúi gằm mặt xuống bàn, hay nằm gục đầu trên bàn, ngồi cong vẹo cột sống, hoặc co duỗi chân theo ý thích, cầm bút không theo sự hướng dẫn của cô giáo: có trẻ cầm bút quá thấp, có trẻ cầm quá cao, hoặc có trẻ chụm cả 5 đầu ngón tay lại để cầm bútNhiều trẻ còn quay vở, xoay giấy để thuận với tay cầm bút của mình. Có những trẻ khi học vẽ, học tô còn cầm bút tay trái. Đây là những thói quen cần phải thay đổi và sửa sai cho trẻ kịp thời.
*Đặc điểm tình hình của lớp.
- Lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A1 của trường mầm non thị trấn Thọ Xuân do chúng tôi phụ trách với tổng số 38 học sinh, 2 giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trong đó: Học sinh nam 21 cháu.
	 Học sinh nữ 17 cháu.
- Đa số các cháu trong lớp ngoan ngoãn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát. Tuy nhiên phần đông số cháu ngồi học không đúng tư thế : cúi mặt sát vở, nằm dài trên bàn..; và cầm bút không đúng cách: cầm bút quá thấp, cầm bút bằng tay trái..
* Thuận lơi:
- Tổng số 38 trẻ trong lớp, với độ tuổi đồng đều, đa số trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đep trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn giúp tôi triển khai tốt đề tài của mình.
- Được sự ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trường và hội phụ huynh học sinh, tạo điều kiện đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho quá trình dạy học.
- Lớp học khang trang sạch sẽ, đầy đủ đồ dùng cho trẻ học tập và vui chơi
- Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ.
- Giáo viên có trình độ, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, nhiệt tình với các phong trào, hoạt động của nhà trường.
- Bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, trau dồi chuyên môn , nghiệp vụ, nâng cao tay nghề để đáp ứng mực tiêu của giáo dục mầm non hiện nay.
*Khó khăn:
- Đa số trẻ trong lớp đang còn hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao.
- Một số trẻ thuận tay trái.
- Một số trẻ thể trạng thấp còi chưa đảm bảo cho việc học tập
- Một số trẻ chưa từng đi học qua lớp nhà trẻ, hay mẫu giáo bé
- Một số trẻ chưa đi học thường xuyên, còn nghỉ học nhiều nên việc rèn luyện, củng cố kỹ năng, kiến thức còn nhiều hạn chế.
- Viêc rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ chưa thực sự được đầu tư và qua tâm triệt để. 
*Kết quả khảo sát thực trạng:
Ngay từ đầu năm học, khi dạy cho trẻ học, tôi đã chú ý quan sát đến cách cầm bút và tư thế ngồi học của trẻ. Việc nắm được đặc điểm cầm bút và ngồi học của từng trẻ giúp tôi có biện pháp phù hợp để hình thành và rèn luyện thói quen tốt cho trẻ. Qua thời gian quan sát, tôi đã ghi chép và tổng hợp được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Cách cầm bút
Tư thế ngồi
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
38
13
25
16
22
Tỉ lệ %
34,21
65,79
42,1
57,9
Kết quả cho thấy hầu hết trẻ đều cầm bút chưa đúng và ngồi học sai tư thế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ chưa được rèn các kỹ năng cầm bút, các tư thế đúng khi ngồi vào bàn học. Mặt khác trẻ chưa có hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học cùng cô, trẻ cảm thấy gò bó mỗi khi ngồi học nghiêm chỉnh. Hơn nữa các cơ tay của trẻ đang phát triển nên trẻ rất nhanh mỏi. Chính những nguyên nhân này dẫn đến tư thế ngồi học sai lệch của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của trẻ sau này.
Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để rèn cho trẻ thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đưa ra một số biện pháp sau:
 2.3. Giải pháp tổ chức và thực hiện.
*Biện pháp 1. Bản thân là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, có kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế để học sinh noi theo.
Làm cô giáo mầm non tức là thay cha mẹ nuôi dạy trẻ trong thời gian trẻ ở tại trường mầm non, muốn làm được điều đó thì trước hết bản thân phải yêu trẻ. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt, người tài. Hay nói cách khác muốn xây dựng được một công trình vững chắc thì phải có được nền móng thật vững chắc ngay từ ban đầu. 
Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, muốn tạo dựng cho trẻ được một hành trang thật tốt để trẻ tự tin bước vào trường tiểu học, ngoài những kiến thức cung cấp cho trẻ trong thời gian trẻ học tập tại nhóm lớp, cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng, những thói quen tốt trong học tập. Trong số rất nhiều những kỹ năng thì kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế là hai kỹ năng vô cùng quan trọng mà tôi mong muốn không những trẻ lớp tôi chủ nhiệm, mà trẻ trong toàn khối lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi của toàn trường đều đạt được.
Xác định được tầm quan trọng của kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, bản thân tôi luôn gương mẫu thực hiện đúng 2 kỹ năng này để trẻ noi theo. Bởi muốn trẻ thực hiện tốt, bản thân giáo viên phải là người thực hiện đúng trước tiên.Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm lớp chủ nhiệm, bản thân tôi luôn thực hiện mẫu kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế để trẻ quan sát và thực hiện cùng cô.
Ví dụ : Trong các hoạt động học, hoạt động tại góc học tập...
Khi trẻ ngồi vào bàn học, tôi thực hiện cùng trẻ, đồng thời phân tích để trẻ lắng nghe và thực hiện cùng cô.
“Các con chú ý khi ngồi vào bàn các con ngồi thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở trong khoảng 25 -30 cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng. Hai chân thoải mái, không co duỗi chân. Tay trái các con để xuôi theo chiều ngồi, giữ mép vở. Tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Khi viết các con điều khiển bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Khi viết đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy”.
Trong quá trình phân tích và hướng dẫn trẻ, nếu trẻ chưa thực hiện đúng, tôi đi đến và giúp đỡ trẻ để trẻ thực hiện đúng kỹ năng theo quy định.
 Bên cạnh việc thực hiện mẫu và phân tích các kỹ năng cho trẻ, tôi còn luôn chú ý và thực hiện nghiêm túc tư thế ngồi và cách cầm bút đúng của bản thân trong mọi hoạt động: hoạt động điểm danh sáng, hoạt động đánh giá trẻ cuối ngày....Hoạt động này của tôi sẽ giúp trẻ ý thức và thực hiện đúng thói quen ngồi học đúng tư thế, và kỹ năng cầm bút đúng cách trong quá trình trẻ tham gia hoạt động học mọi lúc mọi nơi. 
* Biện pháp 2. Phân chia theo từng giai đoạn phát triển của trẻ để có biện pháp rèn luyện phù hợp.
- Giai đoạn1. Hai tháng đầu khi trẻ mới vào trường ( Tháng 9, tháng 10).
Ở giai đoạn này trẻ mới bắt đầu đi học lại. Sau thời gian dài nghỉ hè trẻ được thoải mái vui chơi, không gò bó trong việc học tập. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ khi bước vào năm học mới: trẻ không thích đi học, hoặc trẻ không thích tham gia các hoạt động cùng cô: học vẽ, tô. Trẻ ngồi học dưới nhiều tư thế khác nhau: ngồi gục mặt sát bàn, ngồi cong vẹo cột sống, cầm bút tay trái, cầm bút quá thấp hoặc quá cao
Bên cạnh đó có nhiều trẻ còn mới bắt đầu đến trường học lần đầu tiên, chưa qua lớp nhà trẻ hoặc lớp mẫu giáo bé. Vì vậy mà những thói quen hay kỹ năng đơn giản trẻ hoàn toàn không có. Lúc này giáo viên phải hình thành và rèn luyện cho trẻ những thới quen đơn giản nhất mà trẻ buộc phải có để phục vụ quá trình học tập của trẻ ở trường Mầm non.
Đây là giai đoạn giáo viên phải cố gắng và dồn nhiều tâm lực nhất để rèn luyện thói quen, hình thành kỹ năng cho trẻ, đưa trẻ vào nề nếp . Chính vì vậy tôi đã rèn luyện thói quen cho trẻ th ông qua những cách sau:
a. Luôn bao quát, sửa sai kịp thời khi trẻ ngồi học.
Trẻ thường có thói quen cầm bút thật chặt khi viết, vẽ nên đa số trẻ cầm bút bằng nhiều ngón tay, hoặc nắm cả bàn tay. Điều này khiến trẻ nhanh mỏi các cơ tay. Và việc trẻ ngồi lâu trong khi học cũng khiến trẻ mỏi lưng, dẫn đến tình trạng trẻ ngồi cong vẹo cột sống, ngồi lệch sang 1 bên, gục đầu hoặc nằm dài xuống bàn để viết. Nếu giáo viên không để ý và sửa sai cho trẻ thì trẻ sẽ hình thành thói quen ngồi học không tốt, về sau rất khó sửa được 
Chính vì vậy khi trẻ học, tôi cùng một giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên bao quát sát sao để sửa cho trẻ kịp thời: sửa cách cầm bút, sửa tư thế ngồi học, không để trẻ ngồi cong vẹo cột sống, không ngồi gục mặt xuống bàn....Điều này tránh cho trẻ những thói quen học tập không tốt về sau. 
b.Tích hợp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách vào các hoạt động trong ngày.
Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ các hoạt động trong ngày tôi đã mở rộng, tích hợp cho trẻ tham gia nhiều hơn vào hoạt động ở các góc chơi: góc chữ cái, góc nghệ thuật, góc học tập, góc nấu ăn, góc bác sỹ. 2 giáo viên chủ nhiệm lớp chúng tôi đã hướng dẫn và cùng trẻ chơi các trò chơi đóng vai có liên quan nhiều đến việc củng cố, rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ: chơi bán hàng (tính tiền hàng hóa, viết hóa đơn bán hàng..), trò chơi bác sỹ (kê đơn thuốc, viết sổ khám bệnh..), chơi nấu ăn (lên thực đơn các món ăn, hóa đơn thanh toán..), góc chữ cái (tô, đồ các nét cơ bản, sao chép tên mình...). Giáo viên gợi ý để trẻ hứng thú và tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động nhằm giúp trẻ làm quen với cách sử dụng bút và giấy, quen với tư thế ngồi bàn học. Tuyệt đối để trẻ chủ động, thoải mái và tự nguyện khi tham gia hoạt động, không ép trẻ phải thực hiện, không trách móc hoặc chê bai các sản phẩm mà trẻ tạo ra (sổ khám bệnh, đơn thuốc, hóa đơn bán hàng, thực đơn...)
Ví dụ 1: Trẻ chơi tại góc nghệ thuật
Trẻ tham gia vẽ và tô màu theo chủ đề tại góc nghệ thuật, chúng tôi đến góc chơi của trẻ để bao quát, hỏi ý tưởng của trẻ, động viên và gợi mở ý tưởng của trẻ trong quá trình chơi. Đồng thời cũng luôn luôn nhắc nhở trẻ 
“ Các con dùng tay nào để cầm bút? Khi ngồi tô màu các con ngồi nư thế nào? Các con nhớ ngồi thẳng lưng, không cúi sát đầu xuống vở, và nhớ cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón tay cái, ngón giữa và ngón trỏ nhé !”.
Ví dụ 2: Trẻ tham gia chơi tại góc bác sỹ.
Trẻ chơi khá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_ngoi_hoc_dung_tu_t.doc