SKKN Một số biện pháp rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm Non Luận Khê, huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm Non Luận Khê, huyện Thường Xuân

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ và hy sinh, giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược mang tính thời đại. Làm cho đất nước, xã hội và con người Việt Nam ngày càng đổi mới sâu sắc. Lịch sử của Đảng là một kho lịch sử bằng vàng. Hồ Chí Minh đã từng nói: Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng “Đảng ta thật vĩ đại”.

 Với nghị quyết trung ương II khoá VIII đã khẳng định những tư tưởng chỉ đạo về phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “Nâng cao dân chí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài”. [1]

 Hiện nay bậc học mầm non đang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Vì vậy giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải chú ý đến sự phát triển toàn diện của trẻ, phải hướng vào mục tiêu phát triển đức, trí, thể, mỹ, tình cảm. Vì vậy rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng, vấn đề rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Bởi vì đây là giai đoạn đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi con người.

 Như chúng ta đã biết, ở độ tuổi mầm non mọi thứ mở ra trước mắt trẻ đều mới lạ, muôn sắc màu, kích thích lòng ham hiểu biết và có nhu cầu lớn về nhận thức khám phá thế giới xung quanh. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu đối với trẻ như: Bắt đầu học ăn, bắt đầu học nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động, ở giai đoạn này trẻ có thể làm nên những thói quen tốt, kể cả thói quen xấu. Chính vì vậy chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Do vậy con người phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Muốn làm được điều đó ngay từ tuổi còn ấu thơ, trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi đang có những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy về ngôn ngữ, về tình cảm, về những hành vi tốt xấu những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao nhiêu điều lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn khám phá. Vì vậy giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ “Những mầm non tương lai của đất nước”. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy thuộc về cô giáo mầm non tạo nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ.

 

doc 25 trang thuychi01 26027
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm Non Luận Khê, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NỀN NẾP THÓI QUEN 
VỆ SINH VÀ HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ MẪU GIÁO
 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON LUẬN KHÊ, 
HUYỆN THƯỜNG XUÂN
Người thực hiện: Lê Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Luận Khê
SKKN thuộc lĩnh vực : Chuyên môn
THANH HOÁ, NĂM 2017
 MỤC LỤC
STT
Các phần chính của SKKN
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
17
11
3. Kết luận, kiến nghị
19
12
* Kết luận
19
13
* Kiến nghị
19
 1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ và hy sinh, giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược mang tính thời đại. Làm cho đất nước, xã hội và con người Việt Nam ngày càng đổi mới sâu sắc. Lịch sử của Đảng là một kho lịch sử bằng vàng. Hồ Chí Minh đã từng nói: Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng “Đảng ta thật vĩ đại”.
 Với nghị quyết trung ương II khoá VIII đã khẳng định những tư tưởng chỉ đạo về phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “Nâng cao dân chí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài”. [1]
 Hiện nay bậc học mầm non đang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Vì vậy giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải chú ý đến sự phát triển toàn diện của trẻ, phải hướng vào mục tiêu phát triển đức, trí, thể, mỹ, tình cảm... Vì vậy rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng, vấn đề rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Bởi vì đây là giai đoạn đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi con người.
	Như chúng ta đã biết, ở độ tuổi mầm non mọi thứ mở ra trước mắt trẻ đều mới lạ, muôn sắc màu,kích thích lòng ham hiểu biết và có nhu cầu lớn về nhận thức khám phá thế giới xung quanh. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu đối với trẻ như: Bắt đầu học ăn, bắt đầu học nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động, ở giai đoạn này trẻ có thể làm nên những thói quen tốt, kể cả thói quen xấu. Chính vì vậy chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Do vậy con người phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Muốn làm được điều đó ngay từ tuổi còn ấu thơ, trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi đang có những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy về ngôn ngữ, về tình cảm, về những hành vi tốt xấu những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao nhiêu điều lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn khám phá. Vì vậy giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ “Những mầm non tương lai của đất nước”. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy thuộc về cô giáo mầm non tạo nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ.
	Giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Do đó giáo dục mầm non là một khâu quan trọng trong những nấc thang hình thành nên nhân cách con người. Vì vậy không thể không tiến hành rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mầm non. Các cháu với đôi mắt ngây thơ, trong sáng, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, người lớn vẽ lên như thế nào trẻ sẽ nhận được như thế đó “Khéo vẽ thì tròn không khéo vẽ thì méo mó”. Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi thiết nghĩ mình cần phải đầu tư nhiều vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, tô điểm vào tâm hồn các cháu những cái hay, cái đẹp, những hành vi chuẩn mực đạo đức đúng đắn, phù hợp, để các cháu trở thành những bông hoa thơm ngát, là người có văn minh, lịch sự. [2]
	Vì vậy rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mầm non 5- 6 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó cũng chính là nền tảng đạo đức của mọi con người, là hành vi văn minh văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục và rèn luyện từ cử chỉ, thái độ, lời nói khi giao tiếp. Có hành động văn minh, lịch sự, phải học hỏi và rèn luyện tốt các chuẩn mực đạo đức, trẻ phải biết tu dưỡng bản thân hàng ngày từng giờ theo hướng tốt, nói lời hay, ý đẹp cư sử niềm nở, lịch sự với mọi người, có như vậy trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 
	Nhưng trên thực tế cho thấy vẫn còn hiện tượng một số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động cho trẻ, chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào trong quá trình dạy trẻ và đặc biệt là chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ nên sự nhận thức của trẻ về việc rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Đứng trước vấn đề trên, là một giáo viên mầm non tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ diễn ra lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ vì vậy nên tôi đã nghiên cứu những nguyên nhân gây ra và mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số biện pháp rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm Non Luận Khê, huyện Thường Xuân”
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Trong những năm vừa qua, bản thân tôi liên tục được ban giám hiệu phân công dạy lớp 5 - 6 tuổi ở tại điểm trung tâm cũng như ở các khu lẻ, tôi nhận thấy nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh của trẻ đang còn rất hạn chế, đặc biệt là ở các khu lẻ. Vì vậy bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, hình thức nhằm nâng cao chất lượng, cũng như để trẻ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, về việc rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non luận khê, để trẻ vững vàng hơn khi bước vào lớp 1.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài tôi chọn là thực hiện tại trường mầm non Luận Khê - Huyện Thường Xuân – Tỉnh Thanh Hoá. Đối tượng tôi chọn để nghiên cứu là trẻ em 5-6 tuổi tại trường mầm non Luận Khê, huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	+ Phươngg pháp nghiên cứu kỹ các tài liệu khoa học liên quan đến đề tài
 + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	+ Phương pháp quan sát qua các hoạt động học, hoạt động mọi lúc mọi nơi, hoạt động vệ sinh, hoạt động đón trả trẻ, hoạt động vui chơi.....
	+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
	+ Phương pháp thực hành – trải nghiệm
	+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Như chúng ta đã biết, việc rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con người, rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành con người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Thông qua các hoạt động và giao tiếp trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, dọn vệ sinh môi trường xung quanh lớp, trường. Trẻ học được cách so sánh phân biệt các hành vi tốt xấu, từ đó có những phản ứng đúng đắn với những thái độ, hành vi sai của bạn và mọi người xung quanh trẻ. Trẻ biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân từng ngày, từng giờ theo hướng tích cực, biết nói lời hay ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, cư sử với mọi người niềm nở lịch sự. [2]
	Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh lịch sự dần dần được hình thành. Tuy trẻ dễ nhớ nhưng lại rất mau quên nên việc giáo dục những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thông qua các giờ học, môn học, các hoạt động trong trường mầm non là vô cùng quan trọng. vì vậy đối với cô giáo mầm non nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung phải có những biện pháp, thủ thuật để hướng trẻ học được điều hay lẽ phải, để qua đó trẻ được trải nghiệm khi lớn lên trẻ không còn bở ngỡ và rất tự tin trong cuộc sống. 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi Thôn Yên Mỹ với tổng số là 28 trẻ ( trong đó có 12 cháu nam, 16 cháu nữ) hầu hết trẻ đã được đi học từ lớp nhà trẻ, lớp bé, lớp nhỡ nên trẻ có nền nếp, thói quen tốt. Nhiều trẻ thông minh, nhanh nhẹn, tự tin và ham hiểu biết khi tham gia tất cả các hoạt động, còn nhiều trẻ rụt rè nhút nhát, đứng trước tình hình thực tế trên, tôi đã chăn trở suy nghĩ và xác định rõ vấn đề cần làm ngay lúc này là rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Luận Khê huyện Thường Xuân đạt hiệu quả tốt, trong quá trình thực hiện, nghiên cứu, tổ chức các hoạt động tại lớp, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
	- Thuận lợi:
	Luận khê là một xã miền núi đặc biệt khó khăn luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng ,chính quyền địa phương, các ban nghành đoàn thể, sự cổ vũ động viên kịp thời của các tổ chức trong xã là nguồn động viên lớn lao cho chúng tôi trong công tác giảng dạy.
	Được sự quan tâm của dự án phát triển vùng Thường Xuân đã đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục của trẻ.
	Ban giám hiệu trường Mầm Non Luận Khê luôn sát cánh cùng giáo viên, giúp giáo viên chúng tôi vượt qua khó khăn, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn khuyến khích giáo viên phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn được quan tâm và ủng hộ nhiệt tình từ phía các bậc phụ huynh.
	Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi được trang bị tương đối đầy đủ. Trường mầm non Luận Khê có đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, có năng lực, năng động và nhiệt tình với nghề nghiệp, luôn yêu nghề mếm trẻ. Trường đã và đang tiếp tục thực hiện "Chương trình giáo dục mầm non mới " để phát huy tính chủ động, tích cực của giáo viên và tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực " 
	Bản thân là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn nhiều năm, nắm bắt và hiểu rõ được đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ.
	Trong quá trình đứng lớp, tôi đã học tập và tích lũy được kinh nghiệm trong việc dạy các cháu, trong lớp tôi luôn nhiệt tình, kiên trì và có tình thương đối với các cháu, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, nhất là công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường
	Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, thích giúp đỡ cô các công việc vừa sức trong và ngoài lớp.
Đa số phụ huynh biết quan tâm đến việc học của con nên rất thuận lợi cho việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
	- Khó khăn:
	Trường Mầm non Luận Khê thuộc trên địa bàn vùng đặc biệt khó khăn nông thôn chủ yếu là làm nông lâm nghiệp, không có nghề phụ, mặt khác một số dân cư sống ở những nơi đồi núi hẻo lánh, đường xá đi lại vất vả nên đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm lo cho con trẻ. 
	Các tài liệu chuyên môn về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hành vi văn minh cho trẻ còn nằm rải rác ở nhiều nơi, nhiều loại nên việc sưu tầm tìm kiếm gặp khó khăn.
	Tuy tất cả trẻ trong lớp đều có cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều nhau. Nhiều trẻ đang còn ham chơi, hiếu động bên cạnh đó còn có nhiều trẻ nhút nhát, chậm chạp, một số ít phụ huynh nuông chiều trẻ, bao bọc trẻ thái quá nên trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động tập thể, chưa có khả năng tự phục vụ. Nên hiệu quả khi thực hiện các hoạt động còn thấp.
	Một số phụ huynh chưa nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện hành vi văn minh cho trẻ, nên việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh chưa đạt được hiệu quả cao. 
	* Khảo sát thực tế ban đầu:
 Qua quá trình trực tiếp giảng dạy tại lớp mẫu giáo lớn trẻ 5 – 6 tuổi trong năm học 2016 – 2017, với tổng số trẻ là 28 cháu, tôi đã tiến hành khảo sát thông qua các hoạt động trong ngày, qua trao đổi với phụ huynh và trực tiếp hỏi trẻ thì có kết quả khảo sát như sau: 
	Kết quả khảo sát đầu năm về chất lượng rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Luận Khê, huyện Thường Xuân năm học 2016 – 2017
Nội dung đánh giá
Tổng số
trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
 Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
28
20
71,4
8
28,6
 Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi giữ vệ sinh môi trường lớp.
28
21
75,0
7
25,0
Biết chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi
28
23
82,1
5
17,9
Biết thể hiện sự quan tâm đối với người khác
28
24
85,7
4
14,3
Biết nhận thức được một số hành vi đúng, hành vi sai
28
22
78,6
6
21,4
Có nền nếp thói quen, hành vi văn minh
28
21
75,0
7
25,0
Từ kết quả khảo sát trên tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt về chất lượng của việc rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ còn thấp, do nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu ở trường mầm non hiện nay còn mang nặng tính hình thức, trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ chủ yếu là giáo viên đưa gia các câu nói giáo dục trẻ, mà chưa biết khai thác những hiểu biết và nhận thức của trẻ về các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh đề giáo dục toàn diện nhân cách nói chung và thói quen vệ sinh và hành vi văn minh nói riêng cho trẻ mẫu giáo. Từ thực trạng trên tôi đã chăn chở suy nghĩ làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Luận Khê, huyện Thường Xuân. 
Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện tốt việc “Rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Luận khê, huyện Thường Xuân”. Đây được xem là một là một đề tài rất quan trọng, là nền tảng giúp trẻ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức rộng lớn và vững vàng khi bước vào lớp 1.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Biện pháp 1: Rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 	Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là độ tuổi trẻ dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội và có khả năng thực hành tốt. Vì vậy hàng ngày khi đón trẻ, trả trẻ, dạo chơi, quan sát, lao động hay nêu gươngtôi luôn lồng ghép rèn luyện nền nếp thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Giáo dục trẻ từ những cái gần gũi nhất đối với trẻ như: Khả năng tự phục vụ nhằm chăm sóc bản thân (Tắm rửa, thay cởi quần áo, thu dọn giường ngủ, chải tóc, đi dép), có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác (không khạc nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học hay là nơi công cộng . Biết lao động vừa sức như giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp giá đồ chơi ngăn nắp, nhổ cỏ, tưới nước... Trẻ biết giúp đỡ người già, người tàn tật, nhường nhịn em nhỏ Cụ thể như sau:
	* Đón trẻ
Ảnh: Giờ đón trẻ
	Khi đón trẻ tôi nhắc nhở trẻ biết chào hỏi lễ phép chào cô, chào bố mẹ, chào những người thân, người lớn tuổi, không nói to, đùa nghịch, kéo lê bàn ghế trên nền nhà để tránh tiếng ồn và bàn ghế nhanh hư hỏng. Kết thúc giờ đón trẻ tôi nhắc trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi đúng nơi quy định một cách ngay ngắn gọn gàng. Ngoài ra đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tôi giáo dục trẻ có thói quen không mang quà đến lớp.
	* Điểm danh:
	Ngoài việc gọi tên trẻ theo danh sách thông thường, tôi còn cho trẻ tập và thực hành kỹ năng quan tâm đến bạn vắng bằng cách gợi ý cho trẻ tự phát hiện bạn vắng mặt, lý do bạn vắng, cùng đếm số bạn có mặt ngày hôm nay, mạnh dạn nói tên mình.
	- Chẳng hạn: Ngày thứ 2 đầu tuần tôi hỏi trẻ : 
	- Hôm nay lớp mình có vắng bạn nào không ? Đó là bạn nào?
	- Bạn nào ở gần nhà bạn Thu không nhỉ? Vì sao bạn nghỉ học vậy con? 
	* Dạo chơi ngoài trời:
	Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời cô cần sắp xếp tạo tình huống để đặt ra những câu hỏi cho trẻ. Từ đó giúp trẻ tạo ra những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh, đồng thời giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không bứt lá, bẻ cành, không vứt giấy lá ra sân trường ra lớp. Không nghịch đất cát, không vẽ bừa bãi lên tường, lên cửa lớp.
	Ví dụ : Các con quan sát xem ở gốc cây bàng có gì đây? (Có nhiều lá rụng ạ)
 Lá rụng nhiều thì các con phải làm gì? (Nhặt lá bỏ vào thùng rác ạ)
	Vì sao chúng ta phải nhặt lá bỏ vào thùng rác nhỉ? (Để sân trường sạch sẽ ạ)
	* Hết giờ chơi cô cho trẻ rửa tay theo qui trình 6 bước, sau đó cô có thể đặt ra các tình huống hỏi trẻ: 
Ảnh: Cô hướng dẫn trẻ rửa tay
	Khi rửa tay các con phải làm gì? (Săn tay áo cho khỏi bị ướt, vặn vòi nước vừa phải để tiết kiệm nước, rửa xong vặn chặt vòi nước, không khoát tung tóe nước làm bẩn ra ngoài. Sau đó lau khô tay bằng khăn)
	Nhiều lần thực hiện như vậy tôi tin rằng sẽ tạo cho trẻ những thói quen vệ sinh và hành vi tốt. 
	* Giờ ăn:
	Cô tập luyện cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, không xúc cơm, không xúc thức ăn từ bát của mình sang bát của bạn, không làm rơi vãi cơm, thức ăn xuống sàn nhà, không được nói chuyện riêng trong giờ ăn. Cô khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không được để thừa, phải biết yêu quý hạt gạo, kính trọng người làm ra hạt thóc, hạt gạo. “Không được lãng phí dù chỉ là một việc nhỏ” chúng ta xem “gạo” chính là “hạt ngọc” của trời ban. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn hóa như: 
	- Rửa tay sạch trước khi ăn ( Giữa tay theo qui trình 6 bước )
	- Biết mời cô và các bạn trước khi ăn.
	- Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không nói chuyện, ăn hết suất. 
	- Biết tự dọn, cất đồ dùng, bát, đĩa, thìa đúng nơi quy định hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ ăn. 
	- Ngồi ngay ngắn, tự xúc ăn không làm ảnh hưởng đến người xung quanh [3]
Ảnh: Giờ ăn của trẻ
* Giờ ngủ:
	Cô luyện tập cho trẻ thói quen trước khi đi ngủ trẻ biết giúp cô những công việc như: Tự trải chiếu, lấy gối, chăn. Sau khi trẻ lên sạp ngủ tôi hỏi trẻ:
	+ Khi nằm ngủ các con phải như thế nào?
	+ Khi ngủ dậy các con phải làm gì? (Gấp chăn, cất chiếu gối, đi vệ sinh cá nhân, biết rữa tay, rữa mặt, đánh răng )
	+ Khi trẻ giúp cô thu gom đồ dùng cô hỏi trẻ:
	+ Các con đang làm gì? (Gấp chăn, chiếu, gối)
	+ Các con cất chăn, chiếu, gối để làm gì? (Cho lớp gọn gàng và chuẩn bị cho giờ ăn chiều). Vậy các con hãy làm giúp cô nhé !
	Như vậy tôi đã nhẹ nhàng giáo dục và rèn luyện ở trẻ tính tự phục vụ và đoàn kết làm việc cùng các bạn. [4]
	* Lao động: Chăm sóc cây xanh:
	Cho trẻ nhổ cỏ, tưới nước cho cây, nhặt rác, lá cây bỏ vào thùng rác. Nhắc trẻ không được ngắt lá bẻ cành, đồng thời trẻ biết nhắc nhở những hành vi sai của mọi người khi phá hoại cây xanh.
	Giải thích cho trẻ hiểu thành quả lao động của cả lớp: Trồng cây xanh làm cho môi trường luôn xanh – sạch – đẹp, cây xanh giúp cho bầu không khí trong lành, cây xanh cho ta nhiều bóng mát và có ích cho đời sống con người.
	* Hoạt động nêu gương cuối ngày
	Khi dạy trẻ, lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ cách biết tự nhận xét hôm nay mình có ngoan hay không ngoan và lí do vì sao chưa ngoan. 
	Tôi nhận xét từng cá nhân trẻ.
 Ví dụ: Tôi hỏi trẻ:
	 Hôm nay bạn Thu đã ngoan chưa? Vì sao nhỉ? Bạn ấy có xứng đáng được lên cắm cờ không? 
	Do đặc điểm của lứa tuổi, việc rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ phải được tiến hành thông qua các hoạt động gần gũi trong ngày. Chính các hoạt động này tưởng chừng đơn giản n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_nen_nep_thoi_quen_ve_sinh_va.doc