SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất cho các em. Từ đó hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện cho mỗi học sinh.

 Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường Tiểu học đã coi trọng việc dạy đủ 9 môn học trong đó Tiếng Việt là một trong 9 môn được coi trọng và chiếm thời gian nhiều nhất. Môn Tiếng việt bước đầu dạy cho các em những nhận thức, tri thức cơ bản. Trên cơ sở đó rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết. Nhằm giúp học sinh sử dụng hiệu quả Tiếng Việt trong suy nghĩ, giao tiếp và hỗ trợ học tốt các môn học khác. Ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng cho các em những tình cảm chân chính, lành mạnh. Đồng thời hình thành và phát triển cho các em những phẩm chất tốt đẹp.

Trong môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn: Tập đọc, chính tả, Luyện từ và câu, kể chuyện,. Mỗi phân môn có vị trí nhiệm vụ khác nhau. Chúng đều hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Đặc biệt Tập làm văn là phân môn chủ đạo, tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn bản. Mục tiêu của người dạy và người học là viết văn có cảm xúc. Chương trình văn ở Tiểu học chủ yếu là văn miêu tả. Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá con người. Với đặc trưng của mình, làm cho tâm hồn trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn. Chính vì vậy văn miêu tả được đưa vào nhà trường rất lâu với những đề tài rất quen thuộc, gần gũi với trẻ thơ. Các em có thể quan sát một cách dễ dàng cụ thể.

 

doc 22 trang thuychi01 1162615
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất cho các em. Từ đó hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện cho mỗi học sinh.
 Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường Tiểu học đã coi trọng việc dạy đủ 9 môn học trong đó Tiếng Việt là một trong 9 môn được coi trọng và chiếm thời gian nhiều nhất. Môn Tiếng việt bước đầu dạy cho các em những nhận thức, tri thức cơ bản. Trên cơ sở đó rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết. Nhằm giúp học sinh sử dụng hiệu quả Tiếng Việt trong suy nghĩ, giao tiếp và hỗ trợ học tốt các môn học khác. Ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng cho các em những tình cảm chân chính, lành mạnh. Đồng thời hình thành và phát triển cho các em những phẩm chất tốt đẹp.
Trong môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn: Tập đọc, chính tả, Luyện từ và câu, kể chuyện,... Mỗi phân môn có vị trí nhiệm vụ khác nhau. Chúng đều hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Đặc biệt Tập làm văn là phân môn chủ đạo, tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn bản. Mục tiêu của người dạy và người học là viết văn có cảm xúc. Chương trình văn ở Tiểu học chủ yếu là văn miêu tả. Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá con người. Với đặc trưng của mình, làm cho tâm hồn trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn. Chính vì vậy văn miêu tả được đưa vào nhà trường rất lâu với những đề tài rất quen thuộc, gần gũi với trẻ thơ. Các em có thể quan sát một cách dễ dàng cụ thể.
Ngay từ lớp 2,3 các em đã được làm quen với văn miêu tả dưới dạng trả lời câu hỏi..Lên lớp 4 các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn thành một bài văn miêu tả cụ thể những đối tượng gần gũi và thân thiết với các em. Người giáo viên giúp các em thấy được cái hay cái đẹp trong bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện nó bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh. Nhưng thực tế chúng ta đều biết hiện nay các cấp học đặc biệt là Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan. Bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn mới mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Vì ở lứa tuổi này vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp. Đứng trước thực tế đó tôi rất băn khoăn và trăn trở: làm thế nào để các em yêu thích môn văn, để giúp các em tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật thiên nhiên đất nước. Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách. Để trả lời câu hỏi này ngay từ đầu năm nhận chủ nhiệm lớp 4A trường Tiểu học Quảng Phú, tôi đã cố gắng với khả năng và kinh nghiệm của mình để giúp cho mỗi học sinh học tốt môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Trong khuôn khổ bài viết này tôi mạnh dạn trình bày “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4”
2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh lớp 4 có kỹ năng làm bài văn miêu tả cây cối hay, sinh động và sáng tạo
- Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng.
- Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Quảng Phú – TP Thanh Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu . 
+ Phương pháp điểu tra 
+ Phương pháp quan sát 
+ Phương pháp thu thập thông tin 
+ Phương pháp thống kê, xử lí các số liệu .
NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận 
Miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết dùng ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật để tái hiện sao chụp lại hình ảnh với những đặc điểm nổi bật nhằm giúp người đọc có những hiểu biết và rung cảm, cảm nhận về đối tượng miêu tả đó như được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan của mình.
Tả là mô phỏng, là tô vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hoá bằng hình ảnh... chứ không phải kể lể. Tả là dùng lời văn của mình giúp người đọc thấy cụ thể trước mắt hình dáng, đặc điểm của đối tượng như thế nào? Các bộ phận ra sao? nó có ích lợi gì? Đây chính là vấn đề mà mỗi giáo viên muốn truyền thụ để học sinh cảm nhận, hiểu và thực hành trong mỗi bài văn miêu tả của bản thân các em.
Tập làm văn được coi là phân môn khó trong môn Tiếng Việt đặc biệt với học sinh lớp 4. Các em phải làm quen với nhiều thể loại văn mà mỗi thể loại đòi hỏi các em có kĩ năng và phương pháp làm bài khác nhau. Chương trình văn miêu tả lớp 4 có 3 dạng bài (Tả đồ vật, tả cây cối , tả con vật) chiếm tới 30 / 62 tiết. Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi thơ ( ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính ). Đồng thời góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh. Góp phần giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Học văn miêu tả học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, giữa con người với thiên nhiên, với xã hội để khêu gợi những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng và đẹp đẽ. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Đầu năm học 2016 – 2017, tôi được trường phân công dạy lớp 4. Qua quá trình giảng dạy và dự giờ tôi nhận thấy việc dạy và học văn miêu tả ở lớp 4 gặp một số khó khăn:
a. Về giáo viên:
-. Một vài giáo viên còn tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiêt của bài văn miêu tả theo đúng yêu cầu của đề bài.
- Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và những kĩ năng dạy học mới vào bài dạy trong tiết học.
- Ở một số tiết dạy do chưa có sự chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo dẫn đến giáo viên không có câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh chưa phù hợp.
- Một vài giáo viên chưa chú ý khơi gợi vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà đôi khi còn yêu cầu học sinh nhớ để “bắt trước” rồi áp dụng vào làm các dạng bài tương tự.
- Đứng trước một bài viết của học sinh, giáo viên đưa ra những lời nhận xét cụ thể về ưu nhược điểm nhưng chưa giúp học sinh sửa sai để rút kinh nghiệm cho bài Tập làm văn sau.
 b. Về phía học sinh:
- Các em rất ngại học phân môn Tập làm văn nhất là những bài văn viết. Bởi kỹ năng làm bài của các em còn hạn chế. Do đặc điểm tâm lý, học sinh Tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt dẫn đến viết văn miêu tả còn thiểu hiểu biết về đối tượng miêu tả, không biết cách diễn đạt điều định tả.
- Khi miêu tả mang tính chất liệt kê: Các em không biết chọn đối tượng miêu tả, thấy gì tả đó khiến bài văn trở nên rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các ý và không làm nổi bật trọng tâm. Cụ thể là các em không biết và không có thói quen quan sát cây cối để miêu tả. Nhiều em còn chưa hiểu quan sát là gì? Thường thì nghĩ cái gì, viết cái ấy theo kiểu liệt kê chứ không biết chắt lọc các chi tiết tiêu biểu, trình tự miêu tả lộn xộn.
- Mặt khác, vốn từ của các em chưa phong phú nên các em dùng từ chưa chính xác, câu què, câu cụt. Câu văn còn mang nhiều ngôn ngữ nói đôi khi còn lặp từ. Đặc biệt các em chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả như nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, lớp từ có tác dụng gợi tả, gợi cảm như từ láy, từ tượng thanh, tượng hình... Một số bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả, chấm phẩy một các tuỳ tiện. Thậm chí có bài văn cả bài không có một dấu chấm.
- Đa số các em chưa tích cực đọc sách tham khảo để trau dồi cách diễn đạt và cách hành văn lưu loát hoặc nếu có đọc, các em thường vay mượn ý của sách, lệ thuộc vào bài mẫu, có thể chép vào làm bài của mình chứ các em chưa biết vận dụng, liên tưởng một cách sáng tạo và linh hoạt.
- Vốn sống và vốn hiểu biết của học sinh vùng nông thôn còn hạn chế nên học sinh thiếu các tài liệu tham khảo . 
c . Kết quả khảo sát đầu năm: Qua giảng dạy tôi đã nắm bắt tình hình học tập của học sinh, đồng thời tổ chức khảo sát học sinh qua bài kiểm tra.
Đề bài: Em hãy tả lại một đồ vật mà em yêu thích.
 * Kết quả như sau:
Tổng số HS
HS HTT
Tỉ lệ
HS HT
Tỉ lệ
HS chưaHT
Tỉ lệ
30
3
10%
20
66,6 %
7
23,3 %
Nhìn chung, bài viết của những học sinh chưa hoàn thành có bố cục của bài chưa đúng quy định, nội dung sơ sài, câu văn mới chỉ mang tính liệt kê để tả chưa thể hiện được cái hồn của người viết. Việc sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biện pháp nghệ thuật đã có ở một số bài nhưng chưa gây được ấn tượng sâu sắc. Đôi khi sử dụng dấu câu còn tùy tiện. Đặc biệt giữa các phần, các đoạn còn rời rạc, chưa có sự liên kết. Để khắc phục những khuyết điểm đã nêu tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề và biết quan sát tìm ý:
a/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài:
Đây là việc làm quan trọng bởi nó giúp học sinh đi đúng hướng yêu cầu của đề bài. Từ đó giúp các em không bị lạc đề.
Ví dụ: Em hãy tả một con vật nuôi ở trong nhà
Tôi hướng dẫn các em như sau:
- 2 HS đọc đề bài - Lớp đọc thầm.
- Đề bài thuộc thể loại văn gì ? ( văn miêu tả )
- Kiểu bài nào? ( tả con vật )
- Đối tượng ( hoặc nội dung) miêu tả là gì ? ( con vật ở trong nhà)
- Trọng tâm miêu tả là gì ? ( hình dáng bên ngoài và hoạt động)
- Học sinh thảo luận nhóm đôi kể tên các con vật có ở trong nhà? ( chó, mèo, gà, lợn, thỏ...)
- Học sinh trả lời - giáo viên chốt lại và dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề bài.
b/ Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý:
Chống lối dạy theo mẫu giúp học sinh rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp vận dụng kiến thức thì việc đầu tiên cho học sinh làm bài văn miêu tả là quan sát trực tiếp đối tượng sẽ tả.
* Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh quan sát :
- HS có thể đứng ở vị trí tùy ý để quan sát.
- Cho học sinh quan sát bên ngoài bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, tri giác
- Các em có thể quan sát từ xa đến gần hoặc ngược lại.
- Hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện thành nếp việc ghi chép các nhận xét, ấn tượng, cảm xúccủa bản thân.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát bên trong chiếc cặp của em giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
Ví dụ: Chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn? Cách sắp xếp như vậy khiến em có cảm giác như thế nào?
- GV kèm cặp học sinh yếu, phát hiện vấn đề có tính chất chung, chọn thời điểm thích hợp uốn nắn chung cho cả lớp.
- Khéo léo gợi mở để các em sử dụng vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát được tốt hơn.
Ví dụ: Đôi mắt gà con được so sánh với hình ảnh nào? Nó có vẻ đẹp gì hấp dẫn? ( Đôi mắt tròn nhỏ bằng hạt đậu, lúc nào cũng long lanh như giọt nước)
* Quan sát tỉ mỉ các bộ phận kết hợp bằng nhiều giác quan:
- Quan sát tổng thể hình dáng, thế đứng của cây, đặc điểm riêng, hoạt động của vật.
- Quan sát theo từng thời kỳ phát triển hoặc quan sát từng bộ phận của đối tượng miêu tả. Song dù quan sát theo cách nào cũng phải dừng lại ở phần trọng tâm, yêu cầu của đề để quan sát kỹ hơn.
+ Khi tả đồ vật cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
Ví dụ: Tả cây cho bóng mát cần quan sát kỹ ở tán lá, dáng vẻ cổ thụ của cây.
Ví dụ: Tả cây hoa quan sát kĩ bông hoa về màu sắc, vẻ đẹp, hương thơm... Tả cây ăn quả quan sát kỹ phần hoa, quả khi xanh, chín, màu sắc quả, hương vị.
Ví dụ: Tả con vật cần tả đặc điểm nổi bật của ngoại hình và hoạt động đặc sắc nhất của con vật.
* Quan sát để phát hiện tìm ra những đặc điểm riêng của đối tượng miêu tả:
Để giúp người đọc phân biệt được đặc điểm riêng của đối tượng định tả, tôi định hướng cho các em tránh lối liệt kê các bộ phận mà cần phải nhằm vào các chi tiết, bộ phận, đặc điểm riêng đặc sắc, rõ nét nhất có thể khắc hoạ sự vật ấy ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng, tập trung vào quan sát những nét độc đáo để hiện lên những nét riêng, độc đáo của vật khiến nó không lẫn lộn với các sự vật khác
Ví dụ: 
- Tả cái cặp nên tả kĩ màu sắc, chất liệu, cách sắp xếp bên trong.
- Tả cây bàng nên tả theo mùa để thấy nét đặc sắc của tán cây, lá, hoa, quả. 
- Tả con chó chú trọng đến màu lông, sự khôn ngoan, cách thể thể hiện tình cảm với chủ.
* Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng:
Tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn miêu tả. Nhờ tưởng tượng mà hình ảnh, màu sắc, âm thanh được tái hiện. Từ sự tưởng tượng mà sự vật hiện ra với những nét đặc trưng của nó đó là rõ nét hơn, cụ thể hơn và gần gũi với ta hơn. 
 Giáo viên có thể đặt câu hỏi học sinh ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viết của mình đồng thời giáo viên cho học sinh nghe những đoạn văn có nhiều hình ảnh, liên tưởng hay.
Ví dụ: Bao quanh bụng trống có gì, nó có đặc điểm thế nào? Nhìn đai của trống em liên tưởng đến cái gì?
(Bao quanh bụng trống là vành đai, bện xoắn vào nhau lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân giả)
Giải pháp 2: Rèn kỹ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả .
Bước 1: Kỹ năng chọn lọc chi tiết:
 Khi quan sát, tìm ý, học sinh ghi chép chưa có sự chọn lọc. Khi lập dàn bài chi tiết để hoàn chỉnh bài văn, các em phải lựa chọn, sàng lọc để tìm nội dung cốt lõi, nổi bật trọng tâm.Vậy dựa vào đâu để chọn ý, nội dung phù hợp ? Đó là ý chủ đạo của bài văn.
Ví dụ: Khi tả cây bóng mát ( cây bàng ) cần đi sâu vào các chi tiết của tán lá, cành lá, sự già nua của cây... ( trọng tâm của đề )
Khi tả cây cho hoa cần đi sâu vào quan sát hình dáng, vẻ đẹp, màu sắc, hương thơm của hoa, các loài chim, ong bướm, gió...
Bước 2: Kỹ năng sắp xếp ý:
 Để làm tốt kỹ năng này, tôi luôn lưu ý học sinh bám vào dàn bài chung để biến thành một dàn bài chi tiết với từng đề bài cụ thể.
Ví dụ: Dàn bài chung tả con vật:
* Mở bài: Giới thiệu con vật định tả: Loài vật này gặp ở đâu? trong trường hợp nào?
* Thân bài: Tả con vật về:
+ Hình dáng tổng quát.
+ Về đặc điểm nổi bật của con vật.
+ Hoạt động và cách sinh hoạt.
+ Ích lợi và công việc mà nó giúp ích người.
 * Kết bài: 
+ Cảm nghĩ của ta về con vật
 + Tình cảm đối với con vật.
+ Cách chăm sóc.
Ví dụ: Dựa trên kết quả quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết cho bài văn tả con thỏ
* Mở bài: Giới thiệu con thỏ ( hoàn cảnh, thời gian).
* Thân bài: 
1) Ngoại hình của con thỏ:
- Bộ lông trắng nõn, toàn thân không có đốm khác
- Cái mõm: nhòn nhọn, động đậy.
- Cái mũi: Đo đỏ, luôn luôn hít hít, thở thở.
- Bộ ria: Trắng như cước, nhỏ hơn sợi tóc.
- Đôi mắt: Đỏ, tròn xoe, khôn, hiền.
- Hai tai: To, vểnh lên.
2) Hoạt động chính của con thỏ
- Động tác ăn: Vừa ăn, vừa nhìn, sợi ria mép vểnh lên cụp xuống, 2 tai động đậy, đuôi ngoe nguẩy.
- Họat động, tình cảm con vật xung quanh thỏ: Thỏ khác ăn, nằm, liếc mắt khen ngợi thỏ trắng nhanh nhẹn, láu lỉnh.
- Ích lợi của thỏ đối với người: Chú thỏ giúp cho gia đình em trở nên vui nhộn và tăng thêm thu nhập sau mỗi lứa sinh sản.
* Kết bài: Cảm nghĩ của em về con thỏ
 - Tình cảm đối với con thỏ: Yêu mến, thân thiết
 - Cách chăm sóc: Cho ăn đều đăn, đủ chất dinh dưỡng
Với đề bài nào tôi cũng yêu cầu học sinh lập dàn ý chi tiết, làm nhiều lần như vậy, học sinh đã có một thói quen tốt.
Giải pháp 3: Giúp học sinh tích luỹ vốn từ liên kết câu khi viết văn:
a) Tích luỹ vốn từ:
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tố nội dung, ý kiến của mình. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ sẽ không làm bài văn hay được. Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: giao tiếp hàng ngày, đọc sách báo, trao đổi bạn bèThông qua tiết Tập đọc, Luyện từ và câu tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa các từ sau đó
ghi chép khi nhận các từ ngữ dùng để miêu tả trong bài.
* Đối với phân môn tập đọc:
Ở bài tập đọc “Đường đi Sa Pa” ( Tiếng Việt 4 tập 2 trang 102) để cung cấp các từ miêu tả cảnh vật, đặc điểm con vật tôi đưa ra các câu hỏi sau:
Ví dụ: Tìm các từ dùng miêu tả cảnh vật có trong bài? (long lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút, bồng bềnh, lướt thướt, liễu rũ, trắng xóa, huyền ảo)
Ví dụ: Tìm các từ tả đặc điểm của con vật có trong bài: (Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong quyến rũ. )
* Đối với phân môn luyện từ và câu:
Sau khi có từ ngữ tôi cho các em làm bài tập dạng luyện điền từ, chọn từ để các em sử dụng từ phù hợp với nội dung câu văn.
Ví dụ: Những đêm trăng ( huyền ảo), lũy tre xanh như đang  ( bồng bềnh) cùng gió.
b) Dạy viết câu có kết cấu đơn giản:
Để viết được những câu văn mang tính nghệ thuật trong kết cấu, trước tiên các em phải nắm được các mẫu câu đơn giản đã học trong chương trình Tiếng Việt nói chung phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Trước tiên tôi dạy cho các em biết đặt câu đúng nội dung theo mẫu câu đã học, có chủ ngữ, vị ngữ và biết xác định thành phần ngữ pháp trong câu.
Ví dụ: Đặt 3 câu theo mẫu câu đã học sau đó xác định chủ ngữ ( CN) – vị ngữ ( VN) trong câu.
- Lan là cô bé ngoan ngoan. - Lớp 4B lao động rất chăm chỉ.
 CN VN CN VN
 - Chim vành khuyên đang hót véo von.
 CN VN
c) Dạy viết câu có kết cấu phức tạp:
* Câu có trạng ngữ: Để học sinh biết viết câu có trạng ngữ tôi cho các em làm dạng bài tập xác định TN, CN,VN trong câu. Sau khi học sinh xác định đúng các thành phần ngữ pháp tôi yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ. Cuối cùng yêu cầu các em viết câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, thời gian, địa điểm về một thể loại văn miêu tả cụ thể.
Ví dụ:
 - Năm ngoái, ông em mới trồng cây bưởi ở giữa vườn.
 - Nhìn từ xa, những quả bưởi như chiếc đèn lồng thắp sáng.
 * Câu có nhiều chủ vị:
Tôi hướng dẫn học sinh viết nhiều câu thành một câu để học sinh viết bài văn không bị lặp từ, câu văn lủng củng, cứng nhắc, khô khan kể lể. Từ đó học sinh sẽ viết câu văn hay và xúc tích hơn.
Ví dụ
 - Đôi ba nụ hồng chúm chím e lệ, lấp ló trong nền áo xanh mỏng.
 - Chiếc áo ấy mềm mại, mịn màng như tơ.
 - Những chú gà con nhỏ nhắn, xinh xắn trông thật đáng yêu.
Giải pháp 4: Giúp học sinh biết cách sử dụng các biện pháp tu từ trong miêu tả:
Muốn bài văn hay thì không thể thiếu tính nghệ thuật. Học sinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn lơ mơ, hời hợt.Vì vậy để bài văn sinh động, có hình ảnh người giáo viên cần cung cấp cho các em khái niệm, ví dụ cụ thể từ đó vận dụng để viết các câu văn giàu hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả. Ở lớp 3 các em đã được học biện pháp so sánh, nhân hoá.
- Vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng, lựa chọn từ ngữ để đặt câu. Trước hết giáo viên cho học sinh làm quen với các dạng bài tập:
 -Tìm câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa có trong bài tập đọc.
Ví dụ 1: Cánh hoa nhỏ như vẫy cá, hao hao giống cánh senNhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như tổ kiến.
Ví dụ 2: Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết.
- Nhận xét về tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, đoạn văn?
Ví dụ 1: Qua hình ảnh so sánh, liên tưởng giúp ta thấy rõ nét hơn về đặc điểm cánh hoa cũng như trái sầu riêng.
Ví dụ 2: Tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa sẻ già như một con người biết yêu thương, lo lắng, quan tâm và sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đứa con bé bỏng đang gặp nguy hiểmKhiến mỗi chúng ta phải cảm động và trân trọng biết nhường nào trước tình cảm mẫu tử thiêng liêng của loài vật.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh, (nhân hóa, gợi tả)
- Hãy thêm vế câu để được hình ảnh so sánh (nhân hóa) thích hợp vào mỗi chỗ trống
- Tìm hình ảnh so sánh và tự diễn đạt thành câu.
Đối với biện pháp nhân hóa học sinh có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên con người hoặc gắn suy nghĩ, hành động của người vào sự vật.
Ví dụ: Cho cặp từ: quả c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_s.doc