SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lam Sơn 1

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lam Sơn 1

Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp cách mạng to lớn, mang tầm quan trọng lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì giáo dục giữ một vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện rõ nét trong Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

 Để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW đạt mục tiêu đề ra, mỗi bậc học cũng phải xác định rõ mục tiêu để phấn đấu.

Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiện để phát triển các bậc học tiếp theo. Chính vì thế, chương trình Tiểu học nói chung và môn toán nói riêng có vị trí quan trọng đối với học sinh Tiểu học, góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Qua đó bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

 Nội dung chương trình toán lớp 5 có nhiều dạng toán điển hình, đặc biệt giải toán về tỉ số phần trăm là một dạng toán hay ở Tiểu học. Nó không chỉ là cầu nối, là tiền đề để các em học lên bậc học tiếp theo mà còn giúp các em biết vận dụng kiến thức toán học vào trong đời sống hàng ngày, gắn học với thưc hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có thể vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm học sinh theo giới tính hoặc theo học lực trong lớp mình hay trong trường mình, tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, . Đồng thời rèn những phẩm chất, năng lực không thể thiếu của người lao động mới cho học sinh Tiểu học.

 

doc 20 trang thuychi01 7935
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lam Sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp cách mạng to lớn, mang tầm quan trọng lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì giáo dục giữ một vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện rõ nét trong Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
 Để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW đạt mục tiêu đề ra, mỗi bậc học cũng phải xác định rõ mục tiêu để phấn đấu. 
Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiện để phát triển các bậc học tiếp theo. Chính vì thế, chương trình Tiểu học nói chung và môn toán nói riêng có vị trí quan trọng đối với học sinh Tiểu học, góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Qua đó bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.
 Nội dung chương trình toán lớp 5 có nhiều dạng toán điển hình, đặc biệt giải toán về tỉ số phần trăm là một dạng toán hay ở Tiểu học. Nó không chỉ là cầu nối, là tiền đề để các em học lên bậc học tiếp theo mà còn giúp các em biết vận dụng kiến thức toán học vào trong đời sống hàng ngày, gắn học với thưc hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có thể vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm học sinh theo giới tính hoặc theo học lực trong lớp mình hay trong trường mình, tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, . Đồng thời rèn những phẩm chất, năng lực không thể thiếu của người lao động mới cho học sinh Tiểu học.
 Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở lớp 5, bản thân tôi thấy đây là một mảng kiến thức khá trừu tượng đối với HS và một số giáo viên và là một mảng kiến thức chiếm một thời lượng không nhỏ trong chương trình môn toán lớp 5 và được đề cập tới nhiều trong học tập và đời sống sinh hoạt hằng ngày. 
 	 Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lam Sơn 1” để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán nói chung và chất lượng dạy học dạng toán này nói riêng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp: 
- Học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các dạng bài toán tỉ số phần trăm, những vướng mắc khi giải ở từng dạng bài toán, từ đó nắm vững về kiến thức và kĩ năng giải.
	- Học sinh hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm, biết vận dụng vào các bài toán thực tế, từ đó tự tin khi làm bài tập và yêu thích học toán.
	- Giáo viên có biện pháp cụ thể, những lưu ý khi hình thành kiến thức (mẹo dễ nhớ, dễ hiểu) và hướng dẫn học sinh làm các loại bài của dạng toán tỉ số phần trăm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung kiến thức này nói riêng và chất lượng dạy học toán nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Lam Sơn 1. 
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
2. Phương pháp phân tích
3. Phương pháp quan sát
4. Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả
5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6. Phương pháp thực nghiệm
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Giáo dục nước ta đã và đang trên con đường đổi mới đồng bộ và toàn diện về nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học. Đó là việc làm nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho nước nhà trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nuớc.
	Vì thế phương pháp dạy học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học của người thầy giáo nói riêng, đối với một nền giáo dục nói chung của chúng ta hiện nay. Trong dạy học người thầy giáo cần phải biết sáng tạo, kết hợp các phương pháp dạy học: từ phương pháp truyền thống đến phương pháp hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung.
Trong hàng loạt phương pháp dạy học hiện nay thì phương pháp dạy học: lấy học sinh là chủ thể (làm trung tâm), tự chiếm lĩnh tri thức, chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dạy học của người thầy giáo ở hầu hết các bộ môn trong trường phổ thông cũng như các trường dạy nghề khác trong hệ thống giáo dục và đào tạo của nước nhà.
Đặc biệt là đối với dạng toán tỉ số phần trăm ở lớp 5 thì việc tìm ra phương pháp phù hợp để giúp học sinh có thể chủ động nhận thức kiến thức là vấn đề hết sức quan trọng của mỗi thầy cô dạy bậc Tiểu học.
1. Đặc điểm phát triển tư duy toán học của học sinh Tiểu học
 	 Học sinh cuối cấp tiểu học có sự tiến bộ về nhận thức không gian như phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệ giữa các hình với nhau trong nội bộ hình.
 	 Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hóa và khái quát hóa từ các đồ vật, hiện tượng cảm tính và sự trừu tượng hóa từ các hành động.
 	 Học sinh Tiểu học thường phán đoán theo cảm nhận riêng nên suy luận thường mang tính tuyệt đối. Các em khó chấp nhận các giả thiết, dữ kiện có tính chất hoàn toàn giả định.
2. Mục tiêu dạy học toán ở Tiểu học
Môn toán học bậc tiểu học nhằm giúp học sinh:
	 - Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, số thập phân, phân số các đại lượng cơ bản, một số yếu tố thống kê và hình học cơ bản. Hình thành ở học sinh các kĩ năng thực hành tính, đo lường. Giải bài toán có nhiều ứng dụng trong đời sống.
	 - Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo.
3. Nội dung chương trình toán 5
 	Trong nội dung chương trình môn toán ở lớp 5 có 5 mạch kiến thức là: số học, yếu tố hình học, đại lượng và đo đại lượng, giải bài toán có lời văn, yếu tố thống kê. Cụ thể nội dung chương trình như sau:
 	Chương trình được phân bố 5 tiết/tuần 35 tuần = 175 tiết.
 	Trong các mạch kiến thức đó tôi đi sâu nghiên cứu về mạch kiến thức số học và giải toán có lời văn. Cụ thể là nội dung toán về “Tỉ số phần trăm ” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” trong chương trình toán lớp 5.
 	Ở môn toán lớp 5, “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” là một nội dung quan trọng. Nội dung này được sắp xếp trong kiến thức số học; giải toán có lời văn và sắp xếp xen kẽ gắn bó với các mạch kiến thức khác, nhằm làm phong phú thêm nội dung môn toán ở Tiểu học.
4. Nội dung chương trình về giải toán tỉ số phần trăm ở lớp 5
 	Sau khi học sinh học xong các dạng toán cơ bản về phân số, tỉ số ở lớp 4 và bốn phép tính về cộng trừ nhân chia các số thập phân lớp 5, các em bắt đầu được làm quen với các kiến thức dạng toán về tỉ số phần trăm từ tuần thứ 15. Các kiến thức về tỉ số phần trăm và được dạy trong 7 tiết bao gồm 4 tiết bài mới, 2 tiết luyện tập, 1 tiết luyện tập chung và sau đó là một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác. Nội dung bao gồm các kiến thức sau đây:
	- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
	- Đọc viết tỉ số phần trăm.
	- Cộng trừ các tỉ số phần trăm, nhân chia tỉ số phần trăm với một số.
	- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, giữa số thập phân và phân số.
 - Giải các bài toán về tỉ số phần trăm:
	- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết.
	- Tìm một số biết một giá trị một số phần trăm của số đó.
Các dạng toán về tỉ số phần trăm không được giới thiệu một cách tường minh mà được đưa vào chủ yếu ở các tiết từ tiết 74 đến tiết 80, sau đó học sinh được củng cố tiếp ở một số bài trong các tiết luyện tập trong phần ôn tập cuối năm học.
5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt của học sinh sau khi học về tỉ số phần trăm.
	- Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại.
	- Biết đọc, biết viết các tỉ số phần trăm.
	- Biết viết phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số phần trăm thành phân số.
	+ Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm, nhân các tỉ số phần trăm với một số tự nhiên và chia các tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0.
	 + Biết: Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
 Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó.
6. Phân loại các dạng toán tỉ số phần trăm trong CT môn toán lớp 5.
* Dạng cơ bản: Có 3 dạng cơ bản sau đây:
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Tìm giá trị một tỉ số phần trăm của một số.
 - Tìm một số biết giá trị một tỉ số phần trăm của số đó.
* Dạng không cơ bản (Dạng toán vận dụng liên quan một số dạng toán điển hình):
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 1. Thực trạng chung:
 Trong chương trình Tiểu học, dạng toán tỉ số phần trăm được học ở lớp 5 là loại toán yêu cầu tư duy và vận dụng thực tiễn nhiều nhưng thời lượng chương trình dành cho dạng toán này lại có hạn. Vì vậy, giáo viên không có nhiều thời gian để hướng dẫn cho học sinh Hơn nữa các em không được học bài bản, củng cố, rèn luyện kĩ năng giải loại toán này một cách hệ thống, sâu sắc, việc mở rộng hiểu biết và phát triển khả năng tư duy, trí thông minh, óc sáng tạo cho học sinh còn hạn chế. 
2. Đối với học sinh
 - Đây là dạng toán yêu cầu tư duy khó, có nhiều vấn đề nội dung trừu tượng. Những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực, song lại rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “đạt một số phần trăm chỉ tiêu”, “vượt kế hoạch, vượt chỉ tiêu”, “vốn, lãi, lãi suất...”, đòi hỏi học sinh phải có năng lực tư duy, suy luận logic hợp lí, biết cách phát hiện, hướng giải quyết, trình bày bài làm. Nhưng khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của học sinh còn hạn chế. Vì vậy, lần đầu tiên các em tiếp xúc thường thấy mới lạ.
	Khi thực hiện phép tính tìm tỉ số phần trăm của hai số, học sinh còn lẫn 
lộn giữa đại lượng đem ra so sánh và đại lượng chọn làm đơn vị so sánh (đơn vị gốc, hay đơn vị chuẩn) dẫn đến kết quả tìm ra là sai. 
- Học sinh chưa hiểu được bản chất của tỉ số phần trăm, dẫn đến việc lựa chọn phép tính, ghi tỉ số phần trăm sai về ý nghĩa toán học.
- Khi trình bày phép tính tìm tỉ số phần trăm của 2 số, học sinh thực hiện 
bước thứ 2 của quy tắc còn nhầm lẫn nhiều (kể cả một số giáo viên) dẫn đến phép tính sai về ý nghĩa toán học.
- Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng 2 và dạng 3 học sinh chưa xác định được tỉ số phần trăm số đã biết với số chưa biết, chưa lựa chọn đúng được số làm đơn vị so sánh để đưa các số khác về so với đơn vị so sánh đã lựa chọn.
- Việc tính tỉ số phần trăm của 2 số khi thực hiện phép chia còn dư mới, một số học sinh còn bỡ ngỡ trong việc lấy số chữ số trong phần thập phân của thương. Các em còn lẫn lộn giữa việc lấy hai chữ số ở phần thập phân của tỉ số phần trăm với lấy hai chữ số ở thương khi đi thực hiện phép chia để tìm tỉ số phần trăm của hai số.
3. Đối với giáo viên
Qua tìm hiểu, nghiên cứu nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy thực tế ở Trường Tiểu học nói chung và nội dung giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng ở Trường Tiểu học Lam Sơn 1. Qua theo dõi dự giờ và trao đổi với một số đồng nghiệp về dạy học nội dung về giải toán tỉ số phần trăm của học sinh lớp 5, tôi nhận thấy:
 - Trong giảng dạy còn thuyết trình, giảng giải nhiều, học sinh chưa thực sự được tự mình tìm đến kiến thức, chủ yếu giáo viên còn cung cấp kiến thức một cách áp đặt, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, chủ động sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
 - Khi hình thành kiến thức mới, giáo viên phải làm việc tương đối nhiều, việc tổ chức dạy học theo tinh thần lấy học làm trung tâm chưa thực sự hiệu quả khi dạy học yếu tố này. Trong giảng dạy giáo viên còn lúng túng hoặc chưa coi trọng việc phân dạng bài. Do đó việc tiếp thu của học sinh không được hình thành một cách hệ thống nên các em rất mau quên.
	Qua các bài kiểm tra cụ thể đối với học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Lam Sơn 1 năm học 2017 - 2018, tôi thấy chất lượng giải các bài toán về tỉ số phần trăm của lớp tôi phụ trách không cao. Với đề bài như sau:
Đề kiểm tra số 1: (40 phút)
Bài 1: Nêu cách hiểu về tỉ số phần trăm dưới đây:
 Trong đợt kiểm tra giữa kì 1 của khối 5 trường TH Lam Sơn 1, số học sinh hoàn thành tốt khối 5 chiếm 35% số học sinh của khối.
Bài 2: Lớp 5B có 24 học sinh, trong đó có 18 em học thích học toán. Hỏi lớp 5B chiếm bao nhiêu phần trăm học sinh thích học toán?
Bài 3: Lãi suất tiết kiệm là 0,5 % một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1 000 000 đồng. Hỏi sau một tháng người đó thu được bao nhiêu tiền lãi. 
Bài 4: Số học sinh được khen thưởng của trường Tiểu học là 128 em chiếm 25,6% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
Kết quả thu được như sau:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
24
2
8,3
15
62,5
7
29,2
Thực tế ở bài kiểm tra, đa số học sinh còn chưa nắm vững các dạng bài, các em còn nhầm lẫn giữa dạng 2 và dạng 3. Đối với bài 3 (Dạng 2) Các em chưa xác định rõ ràng đơn vị so sánh và đối tượng đem ra so sánh để có phép tính đúng. Đối với bài 4 (Dạng 3), các em đã nhầm với dạng 2 dẫn đến kết quả sai, một số em kĩ năng tính toán còn nhầm lẫn. Trong quá trình làm bài còn lúng túng dẫn đến cách làm và kết quả chưa hợp lý sai sót nhiều.
Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã trăn trở suy nghĩ, nghiên cứu các biện pháp phù hợp để các em phát hiện đúng dạng bài, có kĩ năng làm bài tốt về nội dung giải toán về tỉ số phần trăm.
II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Qua thực tế lớp mình, tôi hướng dẫn các em theo trình tự sau:
+ Trước hết, tìm hiểu nguyên nhân của việc giải toán sai của từng em là do chưa tập trung theo dõi bài, nhận dạng toán sai, lời giải sai hay làm tính sai,
+ Với những em do chưa tập trung chú ý dẫn đến giải nhầm thì GV nhắc nhở, dành thời gian, hướng dẫn, giúp đỡ các em từng bài toán và cách tính. Thường thì những em này tiếp thu rất nhanh, còn những em nhận dạng toán sai, lời giải sai, làm tính sai, tức là chưa nắm được bản chất bài toán về tỉ số phần trăm. 
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về tỉ số phần trăm.
 - Để học sinh làm tốt các bài toán về tỉ số phần trăm trước hết tôi cần giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về tỉ số phần trăm, phân tích để hiểu rõ một số khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa. Cần giúp học sinh làm rõ “Thế nào là tỉ số phần trăm ?”, “Ý nghĩa về tỉ số phần trăm”.
a. Khái niệm về tỉ số phần trăm: 
Khi dạy về tỉ số phần trăm, tôi khắc sâu kiến thức cho các em bằng cách đặt một số câu hỏi gợi mở như: Tỉ số phần trăm có là tỉ số không? Tỉ số có viết thành tỉ số phần trăm được không ?
Chẳng hạn , , , đều là tỉ số, trong đó tỉ số có mẫu số là 100 nên ta còn gọi là tỉ số phần trăm. Thực ra các em đã nghe, đã nhìn thấy về tỉ số phần trăm bởi vì nó xuất hiện rất nhiều trong đời sống. Gần gũi hơn các em thường nghe những thống kê như: số học sinh nam chiếm 45% số học sinh của lớp. Hoặc sau mỗi học kì, sau mỗi năm học các em sẽ được thống kê về tình hình học tập của lớp, ví dụ như cuối học kì 2 của lớp 5A có 24 học sinh hoàn thành tốt chiếm 80% số học sinh của lớp. Hoặc về xã hội như thuế giá trị gia tăng của hàng may mặc là 10%,... Như vậy tất cả những con số 45; 80; 10 chỉ tỉ số phần trăm. Để học sinh hiểu được thế nào là tỉ số phần trăm, tôi đã đưa ra một số ví dụ sau: Ví dụ 1: Phân số ta có thể viết 1% 
 = 0,5% ; = 123% , 
	Như vậy : Kí hiệu % dùng để chỉ thay cho những phân số có mẫu số bằng 100.
Tất cả các phân số trên đều có mẫu số bằng 100 đó chính là điểm chung.
Từ đó suy ra : Phân số ta viết a% và phần trăm ta viết kí hiệu % 
b. Ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
Ví dụ 1: Diện tích một vườn hoa là 100m2, trong đó có 25m2 trồng hoa hồng. Tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa.
	- Giáo viên dùng hình vẽ để minh họa.
 - YC HS tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa 
Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là:
 25: 100 hay . Gv hướng dẫn HS viết: = 25%
- HS đọc : hai mươi lăm phần trăm
- HS nêu: Tỉ số phần trăm của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25%; hoặc: Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa.
GV nhấn mạnh : “Nếu diện tích vườn hoa được chia làm 100 phần bằng nhau thì diện tích trồng hoa hồng chiếm mấy phần?”. (Diện tích trồng hoa hồng sẽ chiếm 25 phần).
Vậy “25%” nói lên điều gì? “Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% “cho biết nếu diện tích vườn hoa được chia làm 100 phần bằng nhau thì diện tích trồng hoa hồng sẽ là 25 phần như thế”. Đây chính là ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
 * Nếu như tỉ số của các đối tượng là phân số có mẫu số là 100, ta suy ngay ra được tỉ số %. Nhưng tỉ số của các đối tượng không phải là phân số có 
mẫu số là 100 thì ta làm thế nào, giáo viên lấy ví dụ 2. 
Ví dụ 2: Một trường có 400 học sinh, trong đó có 80 học sinh hoàn thành tốt. Tìm tỉ số của học sinh hoàn thành tốt và số học sinh toàn trường.
- GV phân tích đề toán và yc HS nêu tỉ số của học sinh hoàn thành tốt và số học sinh toàn trường 80: 400 = 
- GV gợi ý : Chuyển phân số thành phân số thập phân có mẫu số là 100? Bằng cách cả tử và mẫu chia cho 4. Ta được phân số = 
- Viết tỉ số thành tỉ số phần trăm là 20%.
Vậy tỉ số của học sinh hoàn thành tốt chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường (20%)
GV chốt lại : Tỉ số của HSHTT và số HS toàn trường là 20% hoặc số HSHTT chiếm 20% số HS toàn trường. Như vậy nếu toàn trường có 100 học sinh thì số học sinh hoàn thành tốt chiếm 20 học sinh.
* GV cho HS quan sát hình vẽ và giảng thêm về ý nghĩa của 20%:
20
20
20
20
 100 100 100 100 
Như vậy tỉ số phần trăm là tỉ số của hai số trong đó ta qui mẫu số của tỉ số về 100. Ví dụ: a. Phân số ta qui về ( cả tử số và mẫu số ta cùng chia cho 4), có nghĩa là có 100 phần, ta lấy 20 phần.
 b. Phân số ta qui về ( cả tử số và mẫu số ta nhân với 50), có nghĩa là có 100 phần, ta lấy 50 phần.
 Vậy phần trăm( %) thường được dùng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng so với một lượng khác.
* Qua ví dụ trên , giúp các em hiểu được thế nào là tỉ số phần trăm và ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
2. Hướng dẫn học sinh nắm vững 3 dạng bài toán cơ bản
 Để học sinh có kĩ năng làm bài tốt dạng toán về tỉ số phần trăm, trước hết các 
em phải nắm vững được 3 dạng bài cơ bản về tỉ số phần trăm đó là:
Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số
Ví dụ 1: Tìm tỉ số phần trăm của 18 và 50 
 Ta có: 18: 50 = 0,36 
 0,36 x 100 : 100 
 = 36 : 100 = 0,36
 Vậy tỉ số phần trăm của 18 và 50 là 0,36%
 Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 
 Cách trình bày: 18 : 50 = 0,36 = 36% 
 Hoặc 18: 50 100% = 36%
Ví dụ 2: Một trường học có 500 học sinh, trong đó có 255 học sinh nam. Tính tỉ số phần trăm giữa học sinh nam và học sinh toàn trường.
	- GV hướng dẫn học sinh làm:
 Tỉ số phần trăm giữa học sinh nam và học sinh toàn trường là: 
 255 : 500 hay Ta có: 255 : 500 = = = 51%
Ta nói tỉ số phần trăm của học sinh nam so với học sinh toàn trường là 51%
Như vậy: Cứ 100 học sinh của trường thì có 51 học sinh là học sinh nam( Đây chính là ý nghĩa của tỉ số phần trăm).
Thêm kí hiệu %
- Cách tính:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan_ve_ti_so_phan_tr.doc