SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4A ở trường Tiểu học Vạn Xuân huyện Thường Xuân
Mỗi con người chúng ta muốn hiểu biết và khám phá được thế giới xung quanh thì chúng ta phải biết đọc, biết viết. “Bởi vì chúng ta đọc như thế nào thì viết như thế ấy -Tiếng Việt là tiếng ghi âm”[1], có đọc được thì mới hiểu được nội dung, mà hiểu được nội dung thì mới đọc hay đọc diễn cảm được và chỉ đọc hay đọc diễn cảm thì mới thực sự truyền tải được những nội dung, yêu cầu của mình tới người nghe một cách nhanh nhất sâu sắc nhất, khó quên nhất và nhanh chóng đi vào lòng người nhất. “Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc, đọc hay con người sẽ nhân được khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, đọc diễn cảm con người có thể chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác.
Nhờ vào đọc hay, đọc diễn cảm mà con người bày tỏ ý kiến của mình, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác, được người khác yêu thương quý trọng. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc hay, đọc diễn cảm là cầu nối của mọi yêu thương, của mọi tri thức và của mọi môn học. Chính vì vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng”[1].
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, đọc đúng, đọc hiểu có những thành công nhưng việc đọc hay đọc diễn cảm vẫn còn không ít những hạn chế. Như cuối năm học 2015-2016 ở trường Tiểu học Vạn Xuân khi tôi khảo sát thì chất lượng đọc diễn cảm của học sinh khối 4,5 còn rất thấp.
Từ đó tôi nhận thấy học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất ít. Mặc dù trong quá trình giảng dạy việc nâng cao dạy tập đọc, đọc diễn cảm được chú trọng, Tập đọc là phải hướng dẫn như thế nào để các em phát âm chuẩn, đọc bài hay và diễn cảm chứ không áp đặt nặng nề về khai thác kiến thức.
1. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Mỗi con người chúng ta muốn hiểu biết và khám phá được thế giới xung quanh thì chúng ta phải biết đọc, biết viết. “Bởi vì chúng ta đọc như thế nào thì viết như thế ấy -Tiếng Việt là tiếng ghi âm”[1], có đọc được thì mới hiểu được nội dung, mà hiểu được nội dung thì mới đọc hay đọc diễn cảm được và chỉ đọc hay đọc diễn cảm thì mới thực sự truyền tải được những nội dung, yêu cầu của mình tới người nghe một cách nhanh nhất sâu sắc nhất, khó quên nhất và nhanh chóng đi vào lòng người nhất. “Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc, đọc hay con người sẽ nhân được khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, đọc diễn cảm con người có thể chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác. Nhờ vào đọc hay, đọc diễn cảm mà con người bày tỏ ý kiến của mình, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác, được người khác yêu thương quý trọng. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc hay, đọc diễn cảm là cầu nối của mọi yêu thương, của mọi tri thức và của mọi môn học. Chính vì vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng”[1]. Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, đọc đúng, đọc hiểu có những thành công nhưng việc đọc hay đọc diễn cảm vẫn còn không ít những hạn chế. Như cuối năm học 2015-2016 ở trường Tiểu học Vạn Xuân khi tôi khảo sát thì chất lượng đọc diễn cảm của học sinh khối 4,5 còn rất thấp. Từ đó tôi nhận thấy học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất ít. Mặc dù trong quá trình giảng dạy việc nâng cao dạy tập đọc, đọc diễn cảm được chú trọng, Tập đọc là phải hướng dẫn như thế nào để các em phát âm chuẩn, đọc bài hay và diễn cảm chứ không áp đặt nặng nề về khai thác kiến thức. Vậy để giúp học sinh đọc hay, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”. Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 ngày càng nâng cao thì đây là vấn đề mà tôi luôn trăn trở và băn khoăn từ đầu Năm học 2016-2017 nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4A ở trường Tiểu học Vạn Xuân huyện Thường Xuân ” làm đề tài nghiên cứu. [1]: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Tác giả Lê Phương Nga. NXB-Giáo dục. Năm 2006. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy Tập đọc, rèn kĩ năng cảm thụ nội dung của bài tập đọc, giúp cho các em đọc hay hơn, diễn cảm hơn. 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu phương pháp rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lí luận. - Điều tra, khảo sát thu thập và xử lí số liệu. - Thống kê số liệu. - Phương pháp thực nghiệm. - Tổng kết nghiên cứu. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận: Phân môn Tập đọc có một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Việc các em học sinh sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp có trở thành kĩ năng, kĩ xảo hay không là nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Bởi thế, phân môn tập đọc đảm nhiệm một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành 4 kĩ năng nghe – nói - đọc - viết cho các em. Dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ, tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người, đây cũng chính là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Vì thế, cần thiết phải nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Tiểu học. Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp các em nghe và cảm nhận văn bản tốt, viết đúng chính tả. Ở mỗi tiết học, không chỉ là tiết tập đọc, người giáo viên phải chú ý hơn việc rèn cho các em kĩ năng diễn đạt bao gồm kĩ năng nói, kĩ năng đọc, kĩ năng dùng từ, đặt câu. “Đọc cho rõ ràng, rành mạch, đọc có ngữ điệu” là kĩ năng chính cần hình thành và rèn luyện cho các em qua phân môn này. Học sinh học tốt phân môn Tập đọc sẽ có lợi cho việc học tốt các phân môn khác. Chính vì vậy, khi dạy tập đọc cho các em người giáo viên phải tạo ra những hoạt động mang tính tự giác cao và khơi dậy được niềm ham thích đọc sách; giúp các em biết tự đánh giá năng lực của bản thân. Làm được như thế, trước hết giáo viên thực sự phải có kĩ năng đọc, năng lực dạy tập đọc tốt[3]. 2.2. Thực trạng của việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4A ở trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân: a. Về giáo viên: *Thuận lợi: - Là người giáo viên như chúng tôi đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo ngành, chuyên môn Phòng Giáo dục đến ban Giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn các khối lớp 4, 5. - Chúng tôi được học tập và tiếp thu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới. Đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, nhằm cải [3]: Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Tác giả Phạm Phương Dung. NXB Đại học sư phạm. Năm 2009. tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học. - Chương trình sách giáo khoa gồm các bài tập đọc đa dạng về thể loại (văn, thơ, kịch ), phong phú về nội dung, được bố trí phù hợp theo chủ điểm. Phương pháp dạy học mới, chú trọng về rèn đọc nhiều hơn, có yêu cầu đạt chuẩn kiến thức kĩ năng rõ ràng, giúp giáo viên tiến hành các tiết dạy một cách lôgic, nhẹ nhàng và hiệu quả. - Đội Thiếu Niên Tiền Phong đã phối hợp với giáo viên và cô phụ trách Thiết bị thư viện cho các em đọc báo, đọc truyện trong sinh hoạt 15’ đầu buổi học hoặc giờ ra chơi. Tạo cơ hội cho các em được tăng thời lượng và thể hiện kĩ năng đọc của mình nhiều hơn. * Những khó khăn và tồn tại: Phương tiện dạy học và đồ dùng chưa phong phú, đa dạng nên chưa hấp dẫn học sinh một cách tuyệt đối trong việc tập trung vào luyện đọc. Một số giáo viên còn coi nhẹ việc Ảnh – Học sinh ra chơi đọc truyện, rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ tập đọc báo. trung đến các lớp đầu cấp để làm sao các em đọc đúng, đọc trôi chảy là được. Còn ở các lớp cuối cấp, giáo viên chỉ tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc luyện đọc diễn cảm. b. Về phía học sinh: Ngay từ đầu năm học 2016 - 2017 tôi đã theo dõi chất lượng đọc ở lớp 4 A (lớp do tôi trực tiếp giảng dạy). Sau tuần học thứ 2, tôi đã khảo sát việc đọc của học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng đọc của học sinh, cụ thể như sau: Lần kiểm tra Sĩ số Đọc ê-a, phát âm sai Đọc đúng, chậm Đọc to, rõ ràng,hiểu nội dung bài Đọc diễn cảm Đầu năm 24 em 8em 10 em 5 em 1em Qua kết quả khảo sát trên và tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy: - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà cũng chẳng cần quan tâm mình có đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó chưa mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được, nên phần đọc diễn cảm chỉ mang tính chất chiếu lệ, đối phó. - Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết. - Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, chưa chú ý đến các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật như làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt ý nghĩa tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc, nên nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ. - Giọng đọc của học sinh còn nhỏ, nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè. - Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác nhau nên một số học sinh thường phát âm sai lỗi (Đặc biệt, khi đọc, các em sai ở âm đầu s/x, ch/tr, đọc sai các âm chính iu/ iêu, ưu/ ươu, ). - Do một số em vẫn lười đọc sách không chịu khó rèn đọc, chưa chăm học, chưa có ý thức học bài. - Nhiều phụ huynh chưa biết quan tâm đúng đến việc học tập của con em mình, bản thân họ sử dụng tiếng Việt còn chưa chính xác, phát âm sai lỗi. Nắm rõ được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả đọc diễn cảm chưa cao, tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp khắc phục giúp nâng cao kĩ năng đọc tiến tới đọc diễn cảm cho học sinh. 2.3. Các biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4A ở trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân 2.3.1. Công tác chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên cần thiết phải có kĩ năng đọc diễn cảm tốt để khi nghe cô giáo đọc, các em cảm thụ tốt nội dung bài học và mong muốn đọc được như cô. Mặt khác phải nắm rõ về bản chất của phương pháp dạy học mới, đó là phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học. Trong đó, thầy cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động. Mỗi học sinh đều được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển. Giáo viên phải nắm chuẩn kiến thức kĩ năng, cụ thể hoá mục tiêu dạy học và chuẩn bị tốt nội dung, đồ dùng và phương pháp dạy học cho từng tiết dạy và từng đối tượng học sinh, mở rộng hình thức giao tiếp về ngôn ngữ cho học sinh. Bản thân tôi thường xuyên dự giờ, thao giảng để rèn luyện kĩ năng dạy tập đọc, lắng nghe ý kiến chỉ đạo của ban Giám hiệu về thực hiện chuyên môn để tự điều chỉnh ở các tiết dạy sau sao cho hiệu quả rèn đọc diễn cảm cho các em đạt cao hơn. 2.3.2. Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc: Trước hết giáo viên lập kế hoạch bài dạy một cách chi tiết cho từng đối tượng học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Kết hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, làm sao cho giờ học trở nên sôi nổi, kích thích học sinh hoạt động, bộc lộ khả năng của bản thân, từ đó giáo viên có hướng bồi dưỡng phù hợp cho các em. Để thực hiên tốt khâu luyện đọc, luyện đọc diễn cảm, giáo viên cần thực hiện các bước cơ bản sau: a. Rèn đọc đúng (chú trọng phát âm đúng): Đọc đúng là đọc to, lưu loát, phát âm đúng, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ trong từng câu, từng đoạn ở dấu câu, ở các cụm từ, ngắt nhịp đúng ở các câu thơ. Chú trọng đối tượng học sinh đọc chưa đúng. Trong hoạt động đọc theo nhóm bàn, học sinh tốt luôn được giao nhiệm vụ lắng nghe bạn đọc và giúp bạn phát âm lại cho đúng; rồi đọc cho bạn nghe câu, đoạn khó (bố trí học sinh đọc tốt ngồi xen kẽ với học sinh đọc chưa đúng để giúp đỡ nhau học tập). Tôi luôn kịp thời giúp đỡ, khen ngợi các em khi các em có tiến bộ. Tôi thường dạy theo quy trình sau: - 1 học sinh đọc tốt đọc toàn bài. - học sinh đọc nối tiếp từng đoạn văn (khổ thơ hoặc đoạn đọc) 2-3 lần (tùy từng nội dung bài đọc cụ thể) - Giáo viên hướng dẫn phát âm đúng, nắm nghĩa của từ khó, từ lạ, (chú ý các lỗi phổ biến của học sinh). Ảnh – Học sinh đọc bài theo cặp - Học sinh luyện đọc theo cặp. Các em đọc theo nhóm hiệu quả hơn bởi tác động của đối tượng học sinh đọc tốt đến với bạn của mình sát sao hơn. Đây cũng là khâu giáo viên dành thời gian quan tâm đến đối tượng học sinh đọc chưa đúng nhiều hơn. Tôi thường lên kế hoạch sửa lỗi phát âm cho các em theo từng dạng lỗi như: “trong trẻo” thành “chong chẻo” hay “ sinh nở” thành “xinh nở”. Đọc sai các âm chính như trong trường hợp “ưu tiên” thành “iêu tiên”, “rượu” thành “riệu”. * Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu, lên giọng, xuống giọng. Giáo viên cần hướng dẫn việc ngắt hơi phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm - Phát hiện các kiểu câu trong đọc văn: + Chép đoạn văn đó lên bảng phụ: Đối với tình trạng học sinh đọc lên xuống giọng tùy tiện, để khắc phục, giáo viên phải hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu: Câu kể ở cuối câu có dấu chấm khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu. Câu hỏi ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phảỉ lên giọng ở cuối câu. Câu kể có dấu chấm lửng khi đọc phải kéo dài giọng. Câu cảm, cầu cầu khiến ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên giọng ở cuối câu. + Hỏi học sinh trong đoạn văn đó có những câu văn nào là câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến và cách đọc của từng loại câu này, giáo viên dùng phấn mầu ghi kí hiệu lên giọng &, xuống giọng m ở cuối mỗi loại câu. Ví dụ: “Trong bài “Chú Đất Nung” ở Sách Tiếng Việt lớp 4, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách đọc các loại câu này như sau: Ông Hòn Rấm cười bảo:m (câu kể) - Sao chú mày nhát thế ? & (câu hỏi). Đất có thể nung trong lửa cơ mà ! & (câu cảm) Chú bé đất ngạc nhiên hỏi lại: m (câu kể) - Nung ấy ạ ? & ( câu hỏi) - Chứ sao ? &. Đã là người thì phải dám xông pha, làm đựoc nhiều việc có ích. m (câu kể) Nghe thế, chú bé Đất Nung không thấy sợ nữa, m (câu kể ). Chú vui vẻ bảo:m (câu kể) - Nào, nung thì nung!m Từ đấy, chú thành đất nung. m (câu kể)”[2]. Như vậy, muốn học sinh đọc đúng thì giáo viên cần phải phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc. Tùy thuộc vào học sinh mà giáo viên lên kế hoạch cụ thể, kiên trì kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng giờ và lựa chọn biện pháp luyện tập thích hợp. [2]: Dạy học Tiếng Việt lớp 4. Tác giả Dương Thu Hương. NXB Giáo dục Việt Nam. Năm 2005. [2] Ảnh – Giáo viên rèn phát âm đúng cho học sinh Để chữa lỗi phần vần phải phối hợp cả biện pháp luyện theo mẫu và biện pháp cấu âm. Đầu tiên, giáo viên cần sử dụng biện pháp luyện theo mẫu để rèn cho học sinh phát âm theo đúng chuẩn chữ viết. Sau khi sử dụng biện pháp luyện theo mẫu, giáo viên vận dụng kiến thức ngữ âm học để phân tích sự khác nhau cơ bản giữa lỗi phát âm và chuẩn, từ đó tìm ra phương hướng sửa chữa. Nhận thấy các em phát âm sai lỗi khác nhau mà trong một tiết dạy thời gian không cho phép sửa hết lỗi cùng một lúc, hơn nữa các em cũng không thể tiếp thu ngay hết được. Tôi đã chọn một số lỗi mà học sinh sai nhiều để hướng dẫn sửa lỗi cho các em như sai âm phần vần iu/iêu. Đặt kế hoạch sửa lỗi trong giờ tập đọc, giờ luyện phát âm hay giờ hướng dẫn học Tiếng Việt buổi chiều hoặc giờ chính tả b. Rèn đọc nhanh: Trên cơ sở học sinh đã đạt được yêu cầu đọc đúng, giáo viên sẽ chuyển sang yêu cầu đọc nhanh. Thật ra, đọc nhanh có những yêu cầu giống như đọc đúng nhưng với một khoảng thời gian nhất định, cần phải đạt được một dung lượng theo quy định. Đọc nhanh cũng không phải là đọc liến thoắng, đọc cho được nhiều chữ, nhiều tiếng, mà đó là việc đọc với tốc độ vừa phải, dễ nghe và phù hợp với nội dung của văn bản. Để đọc nhanh, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh: - Biết ngồi đọc với tư thế thoải mái cũng như biết giữ khoảng cách trung bình giữa mắt và sách theo đúng quy định là (khoảng 25 - 30 cm) - Trước khi đọc thành tiếng, học sinh cần đọc thầm tất cả các câu chữ trong bài đọc. - Giáo viên đọc mẫu để học sinh ý thức được về tốc độ đọc, về nhịp điệu hoặc về giọng đọc, chỗ ngừng, chỗ nghỉ Đọc mẫu của giáo viên là cơ sở để học sinh luyện đọc đúng và đọc nhanh. Việc đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng lớn đối với học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị kĩ để đọc tốt, sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn những khía cạnh tinh tế, những thái độ, tình cảm của tác giả đối với các nhân vật tích cực hoặc tiêu cực trong tác phẩm. [4]: Ảnh tham khảo trên internet. Ảnh – Tư thế ngồi đọc đúng[4]. Việc điều chỉnh tốc độ đọc trong đọc nhanh là cần thiết. Với những em đọc quá tốc độ bình thường, giáo viên nên đọc mẫu để các em có thể ước lượng và điều chỉnh tốc độ đọc. Cũng có thể điều chỉnh tốc độ của những em đọc nhanh bằng cách cho các em đọc nối tiếp nhau: em có tốc độ đọc nhanh sẽ được đọc tiếp nối với các em có tốc độ trung bình. Với những em đọc chậm so với tốc độ bình thường, giáo viên cũng có thể đọc mẫu để các em tự điều chỉnh tăng tốc độ lên hoặc cho các em đọc chậm đọc tiếp nối với những em có tốc độ đọc nhanh. Cách tiến hành như vậy có thể giúp các em tự điều chỉnh được tốc độ đọc của mình. c. Rèn đọc hiểu: Việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh chỉ được tiến hành khi đã hiểu thấu đáo bài đọc. Như vậy, thực chất đọc diễn cảm là sự thể hiện ở mức độ cao của kĩ năng đọc, là sự tổng hợp các phẩm chất trong năng lực đọc, lột tả “cái hồn, cái thần” của văn bản và truyền lại được “cái hồn, cái thần” đó đến cho người nghe. Tóm lại, muốn rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 thì trước hết giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu sâu nội dung bài đọc. Trong bước tìm hiểu bài, tôi giúp các em hiểu nội dung văn bản, ý nghĩa bài đọc thông qua: - Hệ thống câu hỏi, chia nhỏ nội dung câu hỏi nếu câu hỏi ở SGK dài. - Giải thích hoặc hỗ trợ các em giải thích một số từ khó, chi tiết hình ảnh mới lạ. Trong bài Tập đọc thường có nhiều từ, vậy ta cần phải giảng những từ nào? Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi thấy có thể chia những từ để giảng làm ba loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học và loại từ chìa khoá (từ trung tâm). Từ khó có thể là từ địa phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt, là danh từ riêngLoại từ này thường có trong phần chú giải cho nên sau khi đọc mẫu xong, giáo viên cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài Tập đọc. Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề Tập đọc có một số từ ngữ mà giáo viên cần lưu ý bởi đó là những từ làm toát lên chủ đề. Từ chủ đề cũng có khi là từ khó. Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các từ khó hoặc với các từ trung tâm trong quá trình khai thác. Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng, giáo viên cần khai thác để làm toát lên nội dung bài học. Ta chia những từ cần giảng làm ba loại như vậy để dễ phân biệt, trong thực tế nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm. Vậy khi giảng từ ta có thể dùng những phương pháp nào? Những phương pháp phổ biến là phương pháp trực quan, liên hệ, so sánh, phương pháp định nghĩa, giảng giải. Khi dùng phương pháp trực quan, giáo viên áp dụng bằng nhiều hình thức: Trực quan bằng giọng nói, giọng đọc, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, động tác, hình mẫu, tranh ảnh vật thực Ví dụ: Trong bài “Người ăn xin”, khi giảng về từ “nhìn chằm chằm”, giáo viên có thể dùng ánh mắt của mình nhìn một cách chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi. Trong bài tập đọc khác, giáo viên có thể dùng môi để giảng từ mấp máy, dùng cách đi để giảng từ “rón rén”, dùng tư thế để giảng từ “lom khom”, dùng giọng nói để giảng từ “sang sảng, oang oang” dùng tranh ảnh để giảng từ “nhà sàn, nhà trệt” Phương pháp trực quan là phương pháp rất tốt để học sinh có thể hiểu và nhớ lâu nghĩa của từ nhưng phương pháp này chỉ dùng để giảng từ cụ thể. Khi gặp những từ trừu tượng như “độ trì, đa mang, hữu nghị, khiêm tốn” thì rất khó dùng phương pháp trực quan. Do vậy ngoài phương pháp trực quan, giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp khác như phương pháp giảng giải. Ở lớp 4, nhận thức lí tính tổng quát của học sinh đã có ở một mức độ nhất định nên trong khi giảng từ cho các em hiểu giáo viên vẫn thường dùng phương pháp giảng giải xen lẫn các phương pháp khác. Ví dụ: Khi giảng từ “quyến rũ”, giáo viên dùng phương pháp giảng giải: + Quyến rũ có nghĩa là có một sức lôi cuốn mạnh mẽ làm cho quyến luyến không muốn rời xa. + Mãnh liệt, ý nói thôi thúc, day dứt, dai dẳng và mạnh mẽ. Khi giảng về từ “truyền thống”, giáo viên dùng phương pháp định nghĩa: + Truyền thống là những phẩm chất tốt đẹp hoặc những điều tốt đẹp được giữ gìn, phát triển và truyền từ đời này sang đời khác. Chẳng hạn: Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn. Phương pháp so sánh Khi giảng về từ “lạnh tê tái”, giáo viên nêu lên một loạt các khái niệm “lạnh lẽo, lạnh buốt, lạnh giá” để học sinh thấy được “lạnh tê tái” ở mức độ cao hơn. Mặt
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_lop_4a_o.doc