SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Bá Thước - Huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hoá

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Bá Thước - Huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hoá

Báo cáo của BCHTW Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn: "Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, bài tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện, ký túc xá " và "Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII khẳng định: "Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học" và "sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của người nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo".

Như vậy Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các nhà trường. Thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường, là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đó không chỉ là phương tiện để minh họa hoặc trực quan hóa các nội dung dạy học mà còn chứa đựng các nội dung dạy học và đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp dạy học.

Việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện có ở các trường THPT nói chung và ở trường THPT Bá thước nói riêng là hoạt động thường xuyên của mỗi giáo viên giảng dạy. Song để khai thác tốt các tiện ích và phát huy hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học phô thuéc rÊt lín vµo n¨ng lùc, kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo nhà trường đối với việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.

Để thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học đầu tiên nhà trường phải sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có và huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Bá Thước - Huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hoá ".

 

doc 17 trang thuychi01 5411
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Bá Thước - Huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.	2
2. Mục đích nghiên cứu.	2
3. Đối tượng nghiên cứu.	2
4. Phương pháp nghiên cứu.	3
PHẦN NỘI DUNG	3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT	3
1.1. Cơ sở lý luận.	3
1.2. Cơ sở pháp lý .	4
1.3. Cơ sở thực tiễn.	5
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC- HUYỆN BÁ THƯỚC	4
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số kết quả đã đạt được trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.	5
2.2. Một số tồn tại trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học	7
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC- HUYỆN BÁ THƯỚC	8
3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học...9 
 3.2. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử dụng TBDH.	9
3.3. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ phòng thí nghiệm.	12
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.        
 Báo cáo của BCHTW Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn: "Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, bài tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện, ký túc xá" và "Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII khẳng định: "Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học" và "sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của người nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo". 
Như vậy Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các nhà trường. Thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường, là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đó không chỉ  là phương tiện để minh họa hoặc trực quan hóa các nội dung dạy học mà còn chứa đựng các nội dung dạy học và đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ  với phương pháp dạy học.
Việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện có ở các trường THPT nói chung và ở trường THPT Bá thước nói riêng là hoạt động thường xuyên của mỗi giáo viên giảng dạy. Song để khai thác tốt các tiện ích và phát huy hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học phô thuéc rÊt lín vµo n¨ng lùc, kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo nhà trường đối với việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
Để thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học đầu tiên nhà trường phải sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có và huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Bá Thước - Huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hoá ".
2. Mục đích nghiên cứu
Khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nh÷ng biÖn ph¸p qu¶n lý vµ sö dông TBDH ë trêng THPT Bá Thước năm học 2013 - 2014 và năm học 2015-2016.
4.Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận qua các văn kiện của Đảng, Luật giáo dục, Điều lệ trường học, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Thanh hóa và kế hoạch năm học của Trường THPT Bá Thước. 
4.2. Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, tổng kết kinh nghiệm quản lý và sử dụng TBDH.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1.1.Cơ sở lý luận.
1.1.1. Khái niệm TBDH: Là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
1.1.2. Nội dung thiết bị dạy học.
Thiết bị dạy học bao gồm phòng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành; thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan (tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu), mô hình tự nhiên nhân tạo, các dụng cụ thí nghiệm, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, những điều kiện hỗ trợ khác (điện, nước, phòng chuẩn bị,).
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính quy.
Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy học.
1.1.3. Vị trí của TBDH: Là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học
 1.1.4. Vai trò của TBDH:
 Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. TBDH là điều kiện để thực hiện nguyên lý "Trực quan" và nguyên lý "Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn". Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Vì có TBDH tốt thì ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy.
 Thiết bị dạy học (nhất là các phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, video, máy chiếu) góp phần mở rộng nguồn tri thức cho học sinh, giúp việc lĩnh hội một khối lượng tri thức lớn nhanh chóng hơn, đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. TBDH không chỉ đóng vai trò minh hoạ cho bài giảng của giáo viên, cho học sinh quen với các đặc tính bên ngoài, bên trong của sự vật và hiện tượng, diễn biến của quy trình công nghệ mà còn đảm bảo cho học sinh nhận biết sâu sắc các vấn đề đó, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Tính trực quan trong hoạt động dạy học thường được thực hiện nhờ TBDH. Các TBDH thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được. Chúng giúp cho giáo viên phát huy tác dụng tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, làm cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa những hiện tượng, tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.
Như vậy, TBDH tạo điều kiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
1.1.5. Yêu cầu.
Thiết bị dạy học phải đảm bảo các yêu cầu: Tính khoa học (mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực); Tính sư phạm (sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý học sinh ); Tính kinh tế (giá thành hợp lý).
1.1.6. Quản lý thiết bị dạy học:
Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả TBDH hiện có góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
1.1.7. Chức năng của quản lý thiết bị dạy học
Lập kế hoạch sử dụng, trang bị, sửa chữa, bảo quản TBDH, tổ chức việc thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh thích hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra.
1.2.Cơ sở pháp lý.
1.2.1. Điều 3 chương I - Luật giáo dục 2005 quy định nguyên lý giáo dục Việt Nam là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội."
1.2.2. Điều 106 chương VII, mục 2 luật giáo dục 2005 phần đầu tư cho giáo dục nêu rõ: "Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác".
1.2.3 Điều lệ trường trung học quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học:
"Tất cả các thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục, phải được sắp xếp khoa học, dễ sử dụng và phải có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chống cháy".
"Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục".
- "Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao".
"Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài sản".
1.3.Cơ sở thực tiễn.
Đất nước ta có nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế. Muốn "đi tắt, đón đầu", hội nhập với nền kinh tế thế giới thì yếu tố con người - sản phẩm của nền giáo dục đào tạo đóng vai trò quyết định. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", "giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân". Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải phát triển nền giáo dục và phải chuẩn bị nhiều điều kiện trong đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng của quá trình dạy học.
Trong điều kiện hiện nay của các nhà trường, cơ sở vật chất đã được đầu tư nhưng thiết bị dạy học còn thiếu về số lượng, chất lượng không đảm bảo, không đồng bộ về cơ cấu, một số thiết bị đã cũ, hỏng, nguồn kinh phí do nhà nước cấp để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dạy học (nhất là thiết bị hiện đại) còn hạn chế. Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học hiện có của các trường còn nhiều bất cập đây là cơ sở thực tiễn để tìm ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới và mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
 DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC - HUYỆN BÁ THƯỚC
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số kết quả đã đạt được trong quản lý và sử dụng TBDH.
2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trêng THPT Bá thước, ®îc thµnh lËp tõ n¨m 1966, ®ãng trªn ®Þa bµn Thị trấn Cành Nàng - Huyện Bá Thước. Nhìn chung trình độ dân trí còn thấp, kinh tế còn nghèo.
Tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh và thiết bị dạy học phục vụ nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 như sau:
* Đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
 CBQL: 04 đ/c; GV: 56 đ/c (Hợp đồng: 02)	
 Nhân viên: 06 người (Hợp đồng: 06)
* Học sinh: Tổng số: 1032 HS
 Số lớp: 24 lớp( Khối 10: 8 lớp; Khối 11: 8 lớp; Khối 12: 8 lớp).
	 Học sinh dân tộc: 85,4%
* Cơ sở vật chất: Diện tích trường: 20.000m2
 Số phòng học: 24 phòng có đủ bàn ghế, bảng, ánh sáng, quạt phục vụ dạy và học: 01 ca
 Phòng thực hành(Vật lý, Hóa, Sinh): 03 phòng; Phòng học tiếng: 01 phòng; Phòng nghe, nhìn: 02 phòng;
 Thư viện: 01; Phòng thực hành tin học: 02 phòng 
* Thiết bị dạy học 
- Tổng số thiết bị của mỗi khối.
STT
Loại thiết bị
Khối 10
Khối 11
Khối 12
TB dùng chung
1
Tranh ảnh (tờ)
134
162
85
2
Mô hình, mẫu vật (bộ)
59
12
15
3
Dụng cụ (loại)
59
89
90
4
Hoá chất (loại)
65
80
65
5
Bản trong (loại)
4
4
4
6
Đĩa CD (đĩa)
46
44
10
7
Máy chiếu 
2
8
Đầu video
2
9
Máy biến áp đổi nguồn
10
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo: 1250 đầu sách
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Thanh hoá và của các cấp chính quyền địa phương. Trường có cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cho quá trình dạy và học.
 Lãnh đạo nhà trường có nhiều biện pháp chỉ đạo và quản lý phù hợp để khuyến khích, động viên các thầy cô giáo nhiệt tình giảng dạy, động viên các em học sinh hăng say học tập. 
Thiết bị dạy học được cung cấp theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy. 
b. Khó khăn:
Thiết bị dạy học được cung cấp với số lượng tương đối lớn, chủng loại đa dạng, phục vụ cho tất cả các môn học cơ bản, nhưng nay đã hao mòn, hư hỏng, độ chính xác không cao, các loại thiết bị hiện đại rất ít, kỹ năng sử dụng của giáo viên còn nhiều bất cập; thiếu cán bộ phòng thí nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ không được thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn.
Điều kiện kinh tế của nhân dân trên địa bàn còn nghèo, việc huy động nguồn lực trong dân còn hạn chế, kinh phí cấp hạn hẹp nên khó khăn trong việc bổ sung, sửa chữa, cải tiến thiết bị dạy học.
2.1.2. Một số kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
* Việc quản lý công tác bảo quản thiết bị dạy học:
Nhà trường có 3 phòng thực hành( Vật lý, Hoá học, Sinh học) và 01 phòng để tranh ảnh, các phòng được trang bị giá để, tủ đựng, hòm chứa thiết bị, đảm bảo các yêu cầu về độ ẩm, ánh sáng, phòng cháy, điện, nước. Các thiết bị được sắp xếp ngăn nắp, khoa học tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Thiết bị được làm sạch, bảo quản ngay sau khi sử dụng, hàng năm có kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước.
* Việc quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học:
 Việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học là một điều kiện quan trọng, để nâng cao chất lượng giờ dạy. Việc quản lý thiết bị dạy học từ Ban giám hiệu đến các tổ bộ môn đã ngày càng khoa học, Cán bộ giáo viên trong nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng của sử dụng TBDH, việc sử dụng các thiết bị (nhất là những thiết bị hiện đại) đã được giáo viên quan tâm và bàn bạc nhiều hơn trong sinh hoạt chuyên môn. Một số giáo viên đã có sáng kiến cải tiến và tự làm thiết bị dạy học được áp dụng rộng rãi trong nhà trường.
Nhà trường đã cử giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng TBDH do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa tổ chức. 
Qua theo dõi sổ mượn thiết bị dạy học của nhà trường, từ năm học 2013- 2014 đến nay, tỉ lệ thiết bị dạy học được sử dụng so với thiết bị nhà trường hiện có của một số môn năm sau cao hơn năm trước. 
* Việc quản lý công tác tự làm thiết bị dạy học: Tuy có sẵn các thiết bị được cấp nhưng đây mới chỉ là các TBDH tối thiểu. Yêu cầu của quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải làm thêm TBDH, nên nhà trường đã tổ chức cho cán bộ giáo viên tự làm TBDH để bổ sung thêm TBDH và phục vụ cho công tác giảng dạy.
2.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng TBDH.
 2.2.1. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên về việc quản lý và sử dụng còn hạn chế. Tâm lý ngại sử dụng thiết bị dạy học còn khá phổ biến vì thế sử dụng một cách hời hợt (mang lên cho có, cho học sinh xem để biết hoặc dùng nó như vật trang trí cho giờ học, chứ không phải sử dụng TBDH như một phương tiện hữu ích trong chuyển tải thông tin, kiến thức cho học sinh.
2.2.2. Theo quy định trường phải có 2 cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, hiện nhà trường chưa có biên chế cán bộ phụ trách TBDH( còn phải hợp đồng) nên việc phục vụ cho các giờ học cũng là một khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TBDH. 
2.2.3. Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học của GV còn hạn chế, thời gian để chuẩn bị cho thí nghiệm chưa nhiều nên hiệu quả của việc sử dụng thiết bị chưa cao. Cá biệt có một số thiết bị bị mất hoặc hỏng ngay sau khi sử dụng do kỹ năng và việc quản lý thiết bị của giáo viên chưa tốt.
2.2.4. Nguồn kinh phí mà nhà nước cấp còn hạn hẹp, công tác xã hội hoá giáo dục còn khó khăn nên việc bổ sung TBDH hàng năm chưa được nhiều.
2.2.5. Việc chỉ đạo công tác tự làm thiết bị dạy học còn hạn chế mới tập trung chủ yếu ở các giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua. Chất lượng thiết bị dạy học tự làm chưa đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ chưa cao.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC - HUYỆN BÁ THƯỚC
 3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng TBDH.
3.1.1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động
 Chỉ đạo các tổ chuyên môn phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT qua đó nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua các giờ học, nhất là các giờ thực hành giáo viên phải phổ biến cho học sinh cách sử dụng thiết bị, các điểm cần lưu ý khi sử dụng các thiết bị có sử dụng hoá chất, sử dụng hệ thống điện trên lớp, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường cho học sinh.
 Vận động giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do nhà trường tổ chức như lớp tin học, ngoại ngữ, cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học làm nòng cốt cho tổ, nhóm bộ môn.
Tổ chức các đợt tham quan, học tập cho cán bộ giáo viên đến các trường làm tốt công tác sử dụng TBDH nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
 Khuyến khích việc cải tiến, sưu tầm, huy động TBDH phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập học sinh.
Vận động giáo viên mỗi năm tự làm ít nhất 01 đồ dùng dạy học hay có một sáng kiến cải tiến hoặc kinh nghiệm sử dụng ít nhất một loại thiết bị dạy học.
3.1.2. Biện pháp hành chính.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên bàn bạc, góp ý kiến xây dựng "Quy chế sử dụng thiết bị dạy học" với các nội dung sau:
- Mỗi nhóm chuyên môn cử một giáo viên phụ trách TBDH của bộ môn mình, giáo viên có nhiệm vụ kết hợp với cán bộ phòng thí nghiệm sắp xếp, kiểm tra, phân loại thiết bị theo lớp, theo bài, cùng giáo viên khác chuẩn bị thí nghiệm, giúp nhà trường quản lý số thiết bị của bộ môn mình.
- Việc sử dụng TBDH là bắt buộc đối với tất cả giáo viên, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH theo kế hoạch làm căn cứ xếp loại thi đua cuối năm học.
- Giáo viên tự bảo quản thiết bị khi mượn, tránh để mất mát, hỏng, mượn trả thiết bị đúng quy định.
- Mỗi bộ môn trong năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên đề bàn về các giải pháp hay kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả TBDH. Dành thời gian thích hợp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để bàn về cách sử dụng TBDH.
- Đảm bảo giảng dạy đúng yêu cầu đối với các giờ thực hành, giờ ngoại khoá. 
3.2. Ban giám hiệu chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Tổ chuyên môn, Cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử dụng TBDH.
Thiết bị dạy học là vật dụng cụ thể dùng phục vụ cho quá trình dạy học trong suốt năm học, thuộc nhiều bộ môn, chịu sự quản lý, sử dụng trực tiếp của các đối tượng: cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên và học sinh. Vì vậy phải có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự phối hợp một cách nhịp nhàng và khoa học giữa các bộ phận: cán bộ thí nghiệm, tổ bộ môn, giáo viên mới tận dụng hết tần suất sử dụng và đáp ứng được yêu cầu sử dụng của nhiều giáo viên trong một môn ở cùng thời điểm một hoặc hai ngày.
Quá trình sử dụng lại qua nhiều khâu, từ phòng bảo quản - cán bộ phòng thí nghiệm - giáo viên và học sinh - các lớp học và theo chiều ngược lại, đồng thời việc bảo quản, sử dụng còn liên quan đến các bộ phận khác. Thấy rõ mức độ phức tạp trong quản lý bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học. Người quản lý phải xây dựng qui chế quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả, để gắn kết các bộ phận: Cán bộ quản lý (BGH) - cán bộ phòng thí nghiệm - tổ chuyên môn, giáo viên - học sinh tạo thành dây chuyền khép kín, vận hành đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng TBDH của giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
3.2.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
a. Ban Giám hiệu:
- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, sửa chữa, bổ sung TBDH.
- Chỉ đạo các bộ phận thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình (theo nội quy hoạt động của phòng thí nghiệm).
- Tổ chức thực hiện và điều chỉnh những khó khăn trong quá trình sử dụng TBDH.
- Tổ chức việc tự làm và phổ biến kinh nghiệm tự làm TBDH.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của cán bộ phòng thí nghiệm, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên.
Để việc sử dụng có hiệu quả và tiện lợi, đông thời tận dụng hết tần suất sử dụng, trong quá trình sắp xếp thời khoá biểu, bố trí giờ thực hành phải hết

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_hieu_qua_su_dung.doc