SKKN Một số biện pháp quản lý học sinh ở bán trú tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động – Huyện Quan Hóa

SKKN Một số biện pháp quản lý học sinh ở bán trú tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động – Huyện Quan Hóa

Quản lý học sinh bán trú là một trong những nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS), đây là một công việc hết sức nặng nề đối với mỗi trường bán trú và đối với riêng từng cán bộ giáo viên – nhân viên (CBGV-NV), đội ngũ cấp dưỡng, phục vụ trong nhà trường. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục, đặc biệt là đối với tình trạng bỏ học giữa chừng của học sinh do điều kiện địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn đã được Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành, các địa phương quan tâm đặc biệt. Nam Động là một xã có diện tích tự nhiên rộng, đường xá đi lại khó khăn, nhiều thôn bản cách trung tâm từ 8km đến 16km, đặc biệt có thôn bản còn chưa được hưởng điện lưới quốc gia. Những tập quán, hủ tục lạc hầu vẫn còn, nạn tảo hôn ở lứa tuổi vị thành niên đâu đó vẫn tồn tại và kéo dài. Đứng trước những khó khăn đó, công tác giáo dục của xã nhà nói chung và quá trình dạy học, duy trì sĩ số của nhà trường nói riêng là hết sức khó khăn trong các năm học trước đây (khi chưa có mô hình trường học bán trú) tỷ lệ học sinh bỏ học ở nhà trường chiếm tỷ lệ khá cao (trên 5%/tổng số HS hàng năm). Đứng trước thực trạng trên kể từ tháng 01 năm 2013 trường THCS Nam Động được chính thức chuyển đổi thành trường PTDTBT THCS Nam Động, đây là một trong những bước đi ban đầu để từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt hẳn tình trạng bỏ học giữa chừng đang diễn ra trong các năm học. Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình chuyên biệt là trường bán trú nhưng thực chất là nhà trường hàng năm có hơn 70% số học sinh của nhà trường ở và sinh hoạt trong khu bán trú (thực chất là ở nội trú) của nhà trường. Điều này đặt ra cho Ban giám hiệu (BGH) nhà trường và đội ngũ CBGV-NV của nhà trường một thách thức không hề nhỏ đó là khi chuyển từ trường THCS sang PTDTBT thì học sinh ở các bản xa đều ở lại và sinh hoạt tại trường, do vậy đội ngũ các thầy cô giáo lại phải kiêm thêm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho học sinh. Đây thực sự là một gánh nặng đối với nhà trường nhất là trong những ngày đầu tiên chuyển sang nuôi ăn bán trú tại trường. Mặt khác, đối với nhiều bậc phụ huynh thì trong quan niện của họ thì hầu hết đều giao phó cho nhà trường mà ít quan tâm đến việc sinh hoạt và đời sống sinh hoạt thực tế của con em, họ quan niệm con em đã đến trường thì đã có thầy cô và chế độ chính sách của Nhà nước chi trả. Do vậy họ ít hoặc thậm chí là không quan tâm đến việc học hành, ăn ở của con em. Mặt khác nữa là do điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn nên không ít gia đình không đủ sức lo cho con đi học; Chính quyền địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục, vẫn còn hiện tượng phó mặc cho nhà trường. Tất cả những điều đó đã là những lý do dẫn đến nguy cơ bỏ học giữa chừng ở học sinh ngày một rõ nét.

doc 21 trang thuychi01 52797
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý học sinh ở bán trú tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động – Huyện Quan Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH 
Ở BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ 
THCS NAM ĐỘNG – HUYỆN QUAN HÓA
Người thực hiện: Hà Văn Thành
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Nam Động
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
1
I. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................
1
II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................
2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................
2
1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................
2
2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................
2
IV. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................
2
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 
3
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................
3
II. Công tác quản lý học sinh bán trú ở trường THCS ................................
4
1. Công tác chỉ đạo, quản lí học sinh bán trú bán ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động ...................................................................
4
1.1. Đặc điểm tình hình địa phương .................................................................. 
4
1.2. Đặc điểm tình hình nhà trường .................................................................. 
5
1.3. Thực trạng về công tác quản lý học sinh ở bán trú tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động ......................................................... 
6
2. Một số biện pháp để quản lý học sinh bán trú góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động ........ 
6
III. Kết quả nghiên cứu, áp dụng các biện pháp ........................................... 
15
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................
16
I. Kết luận ...............................................................................................................
16
II. Đề xuất, kiến nghị ...........................................................................................
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 
18
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Quản lý học sinh bán trú là một trong những nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS), đây là một công việc hết sức nặng nề đối với mỗi trường bán trú và đối với riêng từng cán bộ giáo viên – nhân viên (CBGV-NV), đội ngũ cấp dưỡng, phục vụ trong nhà trường. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục, đặc biệt là đối với tình trạng bỏ học giữa chừng của học sinh do điều kiện địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn đã được Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành, các địa phương quan tâm đặc biệt. Nam Động là một xã có diện tích tự nhiên rộng, đường xá đi lại khó khăn, nhiều thôn bản cách trung tâm từ 8km đến 16km, đặc biệt có thôn bản còn chưa được hưởng điện lưới quốc gia. Những tập quán, hủ tục lạc hầu vẫn còn, nạn tảo hôn ở lứa tuổi vị thành niên đâu đó vẫn tồn tại và kéo dài... Đứng trước những khó khăn đó, công tác giáo dục của xã nhà nói chung và quá trình dạy học, duy trì sĩ số của nhà trường nói riêng là hết sức khó khăn trong các năm học trước đây (khi chưa có mô hình trường học bán trú) tỷ lệ học sinh bỏ học ở nhà trường chiếm tỷ lệ khá cao (trên 5%/tổng số HS hàng năm). Đứng trước thực trạng trên kể từ tháng 01 năm 2013 trường THCS Nam Động được chính thức chuyển đổi thành trường PTDTBT THCS Nam Động, đây là một trong những bước đi ban đầu để từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt hẳn tình trạng bỏ học giữa chừng đang diễn ra trong các năm học. Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình chuyên biệt là trường bán trú nhưng thực chất là nhà trường hàng năm có hơn 70% số học sinh của nhà trường ở và sinh hoạt trong khu bán trú (thực chất là ở nội trú) của nhà trường. Điều này đặt ra cho Ban giám hiệu (BGH) nhà trường và đội ngũ CBGV-NV của nhà trường một thách thức không hề nhỏ đó là khi chuyển từ trường THCS sang PTDTBT thì học sinh ở các bản xa đều ở lại và sinh hoạt tại trường, do vậy đội ngũ các thầy cô giáo lại phải kiêm thêm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho học sinh. Đây thực sự là một gánh nặng đối với nhà trường nhất là trong những ngày đầu tiên chuyển sang nuôi ăn bán trú tại trường. Mặt khác, đối với nhiều bậc phụ huynh thì trong quan niện của họ thì hầu hết đều giao phó cho nhà trường mà ít quan tâm đến việc sinh hoạt và đời sống sinh hoạt thực tế của con em, họ quan niệm con em đã đến trường thì đã có thầy cô và chế độ chính sách của Nhà nước chi trả. Do vậy họ ít hoặc thậm chí là không quan tâm đến việc học hành, ăn ở của con em... Mặt khác nữa là do điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn nên không ít gia đình không đủ sức lo cho con đi học; Chính quyền địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục, vẫn còn hiện tượng phó mặc cho nhà trường. Tất cả những điều đó đã là những lý do dẫn đến nguy cơ bỏ học giữa chừng ở học sinh ngày một rõ nét. 
Đứng trước những khó khăn như vậy, trong suốt thời gian qua bằng sự tham mưu tích cực và có hiệu quả của Ban giám hiệu, với các giải pháp thực tế và lòng quyết tâm của nhà trường, đồng thời được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự hỗ trợ giúp đỡ của Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và của các chương trình dự án của huyện, của tỉnh và của Chính phủ đã xây dựng cho nhà trường một Khu bán trú khang trang, tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức nuôi ăn bán trú cho học sinh bán trú thu hút, tập hợp đông đảo học sinh ở các thôn bản xa về ăn ở và tham gia học tập, góp phần ổn định, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng dạy học.
Là một trường học thực hiện việc dạy-học và nuôi ăn cho trên 70% số học sinh sinh hoạt bán trú. Nhưng từ trước đến nay nhà trường luôn phải đối mặt với những khó khăn thiếu thốn nhiều mặt như: Chỗ ở đủ cho học sinh, nước sinh hoạt, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ... , hơn nữa các em học sinh lần đầu tiên xa gia đình, cuộc sống tự lập, sinh hoạt tập thể, nên các em còn bỡ ngỡ, mọi hoạt động chưa đi vào nề nếp. Nên đây là một vấn đề cấp bách và nan giải được đặt ra, yêu cầu BGH nhà trường phải thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lí các em có hiệu qủa.
Xuất phát từ thực tế công tác và những lý do nêu trên tôi thấy thực sự cần thiết phải tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý học sinh ở bán trú tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động – huyện Quan Hóa” với mong muốn ngày một quản lý học sinh tốt hơn qua đó từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở trường PTDTBT THCS Nam Động.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý học sinh nội trú của trường bán trú THCS Nam Động nhằm góp phần nâng cao ý thức học tập, xây dựng cho học sinh sự tự lập trong sinh hoạt qua đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường PTDTBT THCS Nam Động – Quan Hóa.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp đã thực hiện triển khai và đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Nam Động.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ tiến hành nghiên cứu tại trường PTDTBT THCS Nam Động và tập trung vào một số biện pháp trong việc quản lý học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nam Động.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu, Báo cáo, Văn bản, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư...
	- Phương pháp phân tích, so sánh. Khảo sát thực tế và điều tra trực tiếp.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
 Lứa tuổi các em ở bậc THCS là lứa tuổi thiếu niên đây là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi, các em bắt đầu chuyển cấp học từ Tiểu học sang THCS (lớp 6-9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ nhỏ, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau trong tâm lý học lứa tuổi như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị” [6, tr. 10]. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, các em đang dần tách khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức .... của thời kỳ này. Tuy nhiên, đây cũng là lứa tuổi vừa tồn tại song song hai “nhân cách” trong một con người đó là: “vừa có tính trẻ con, vừa có tính người lớn” [6, tr. 10]., điều này phụ thuộc vào sự phát triển riêng của trẻ như: cơ thể, điều kiện sống, hoạt động.. của từng em do đó dẫn đến nhận thức, hành vi của các em khác nhau là khác nhau.
 Mặt khác, ngay từ bé các em đã nằm trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Khi đến tuổi đến trường, phần lớn các em được gia đình đưa đi đón về, chăm sóc động viên của đầy đủ người thân trong gia đình do các em được học ở các trường (cấp Tiểu học) nơi thôn bản mình cư trú. Nhưng khi lớn lên (bước vào cấp THCS) các em phải tự đi đến trường, phải tự chăm sóc bản thân. Do đó nhà trường không những là nơi nuôi dưỡng những ước mơ của các em được bay cao, bay xa mà nơi đây còn giúp cho các em có những người bạn, người cha người mẹ thứ hai của mình. Nhất là đối với những học sinh miền núi, nhà ở cách xa trường từ 7km trở lên thì việc được sống và sinh hoạt tại các nhà trường dạy học theo mô hình trường bán trú là điều kiện lý tưởng để các em giảm bớt sự khó khăn về đường đi, về thời tiết khí hậu và bớt phần nào gánh nặng cho gia đình. Tuy nhiên, như đã nói ở trên do đây là lứa tuổi có nhiều sự khác biệt và thay đổi về mặt tâm lý, cộng với đa số các em là học sinh miền núi, con em các dân tộc vùng khó khăn. Chính vì vậy, ở các em chưa quen với việc sinh hoạt tập thể trong một môi trường chung có nhiều quy định buộc các em phải tuân thủ. Do đó, ở các em luôn nảy sinh tâm lý lo sợ hoặc rụt rè trước những sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt và cả trong học tập... Vì lẽ đó nhà trường và các thầy cô phải luôn là chỗ dựa tinh thần cho các em giúp các em có những suy nghĩ hành động đúng đắn hợp với lứa tuổi và đặc biệt là hình thành ở các em thói quen tự lập, tính cộng đồng chung trong sinh hoạt và học tập. Để làm được điều này không dễ nó đòi hỏi mỗi người cán bộ quản lý, người giáo viên phải luôn trăn trở nhằm tìm ra những biện pháp tốt nhất trong công tác quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất. 
II. Công tác quản lý học sinh bán trú ở trường THCS
Quản lý học sinh bán trú cũng chính là một phần của quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ mang tính trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng trong các nhà trường và góp phần duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS. Do vậy, nói đến công tác quản lý học sinh bán trú tức là nói đến quá trình quản lý các hoạt động của học sinh trong suốt quá trình sinh sống, học tập trong nhà trường THCS nói riêng và trong trường PTDTBT THCS Nam Động nói riêng. 
1. Công tác quản lý học sinh bán trú bán ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động
1.1 Đặc điểm tình hình địa phương
Nam Động là một xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa của huyện Quan Hoá, nằm trong dự án 30 a của chính phủ, cách trung tâm huyện lỵ Quan Hóa khoảng 25km. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là: 9310,21 ha, số hộ là 569 hộ, số khẩu là: 2.564 người. Trong đó: 
+ Có 958 người Dân tộc Thái, tỷ lệ: 37,2%; 
+ Có 1.441 người Dân tộc Mường, tỷ lệ: 55,7%;
+ Có 170 người Dân tộc Kinh, tỷ lệ: 6,6%;
+ Có 06 người Dân tộc Tày, tỷ lệ: 0,5%;
(Số liệu điều tra tổng thể trên địa bàn xã Nam Động năm 2016- Nguồn thống kê Văn phòng UBND xã 2016)
Địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, có những bản ở sâu, xa như: Nót, Lở, Bâu, Bất... cách trung tâm xã từ 8 – 16 km. Đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào ruộng, vườn, nương rẫy và chăn nuôi, các dịch vụ ngành nghề công thương chưa phát triển. Trong những năm gần đây đã được đầu tư của nhiều chương trình dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng cộng với sự huy động được sức người, sức của của nhân dân địa phương. Qua đó giúp cho đời sống của nhân dân địa phương đã được cải thiện đáng kể. Song nhìn chung mức sống của nhân dân còn thấp, số hộ đói nghèo vẫn còn nhiều, số hộ nghèo chiếm: 213/569 hộ, chiếm: 37,43%. Nhận thức về giáo dục của người dân trong xã còn chưa cao, ít quan tâm đến học tập của con em mình. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất trong công tác giáo dục trên địa bàn xã Nam Động.
1.2. Đặc điểm tình hình nhà trường
	1.2.1. Thuận lợi
Có được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, của Đảng uỷ, chính quyền địa phương tới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã nhà, ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác bán trú của học sinh, tập thể giáo viên ở trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
 	1.2.2. Khó khăn
Bên cạnh một số thuận lợi đã nêu ở trên, công tác quản lý học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nam Động còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là: Địa bàn rộng nhưng dân cư thưa thớt, có nhiều thôn bản cách xa trường chính từ 8 – 16 km, đường giao thông đi lại khó khăn. Học sinh đa số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên hạn chế về trình độ nhận thức và ít có điều kiện học tập cũng như vốn hiểu biết xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thêm vào đó số học sinh bán trú tại trường gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở và quản lý sinh hoạt hàng ngày... Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường.
	Nhà trường phải đối mặt với một thực tế là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên của Nhà nước ở một bộ phận học sinh và phụ huynh, nên ngay từ đầu năm học, Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện đồng bộ 5 mặt công tác là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong; hoạt động dạy và học; lao động và hướng nghiệp, dạy nghề; tổ chức nội trú và công tác Đảng, đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường sớm tổ chức học tập, quán triệt và triển khai đầy đủ các Chỉ thị và Văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục &Đào tạo về nhiệm vụ năm học và các cuộc vận động của ngành.
Số học sinh thuộc diện bán trú ngày một tăng, trong khi đó số phòng ở bán trú của nhà trường còn thiếu và gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất bên trong như giường nằm, tủ đựng đồ dùng cá nhân cho học sinh... Nhà trường chỉ mới có 72 chỗ nằm cho học sinh, mới đáp ứng được nhu cầu cho dưới 72 học sinh (số học sinh còn lại phải ghép giường), thiếu nguồn nước sinh hoạt, học sinh còn rụt rè ngại tiếp xúc, đã quen với lối sống tự do, chưa quen tự lập và lối sống tập thể, ý thức vệ sinh cá nhân và bảo vệ tài sản chung chưa tốt. Chế độ trợ cấp cho các em chưa đáp ứng hết nhu cầu ăn ở cho các em. 
Do công tác vệ sinh của các em chưa tốt, thiếu nước sinh hoạt, nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Công tác an ninh gặp nhiều khó khăn do hệ thống tường rào chưa đảm bảo, thanh niên ở các thôn bản trong và ngoài xã còn vào quậy phá, gây rối, hù dọa học sinh và kể cả giáo viên...
1.3. Thực trạng về công tác quản lý học sinh bán trú ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động
Trường PTDTBT THCS Nam Động được thành lập tháng 01 năm 2013 trên cơ sở của trường THCS Nam Động, kể từ khi thành lập tới nay nhà trường luôn có tới trên 70% số học sinh ăn ở, sinh hoạt bán trú (thực chất là nội trú ở trường bán trú). Trong qúa trình thực hiện các hoạt động giáo dục nhà trường luôn chú trọng đến giáo dục toàn diện học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục và quản lý học sinh bán trú tại trường. Để thực hiện tốt chức năng trên nhà trường luôn luôn học hỏi, tìm tòi để tìm ra những giải pháp, kế hoạch thực hiện một cách tốt nhất. Cùng với sự chỉ đạo của các cấp, việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú ở nhà trường trước đây đã được Ban giám hiệu nhà trường chú ý, quan tâm. Song hiệu quả của hoạt động quản lý chưa cao. Một số giáo viên và phụ huynh học sinh chưa chú ý, quan tâm đúng mức đến hoạt động này, thậm chí còn xem nhẹ, bỏ qua, chỉ giao phó cho giáo viên quản lý nội trú của nhà trường tự tổ chức điều khiển hoạt động do đó những hoạt động quản lý này còn gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng. Từ năm học 2015- 2016 đến nay với việc triển khai, áp dụng đồng loạt các giải pháp có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế mà hoạt động quản lý học sinh bán trú đã được quan tâm chỉ đạo một cách sát sao hơn, cụ thể hơn nên hoạt động này đã và đang đi vào nền nếp và nhà trường đã thực sự tạo được sân chơi bổ ích, cũng như một môi trường học tập cho các em được tốt hơn từ đó giúp quá trình quản lý bán trú ngày càng tốt hơn qua đó góp phần thức đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên.
2. Một số biện pháp để quản lý học sinh bán trú góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nam Động
Từ thực trạng trên của công tác quản lý, nuôi ăn bán trú. Đứng trước những khó khăn đó, nhà trường đã xác định: Quản lí học sinh bán trú là quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và duy trì kết quả chuẩn phổ cập GD THCS. 
Từ nhận thức trên nên Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong xã vận động phụ huynh học sinh góp sức, cùng với nhà trường tu bổ, mua sắm thêm trang thiết bị khu bán trú, cải tạo lại hệ thống điện, nước, bố trí lại bếp nấu ăn và đặc biệt là nhà trường đã tiết kiệm chi tiêu để gia cố thêm hàng rào bao quanh bằng hệ thống thép gai... Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban quản lí Khu bán trú và phân công tất cả giáo viên trực và giúp đỡ các em; Bố trí lại phòng ở hợp với điều kiện thực tế. Với trách nhiệm Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm chính tôi đã không ngừng tìm hiểu thực tế từ đó đề ra các giải pháp để góp phần quản lí tốt học sinh khu bán trú trong nhà trường, cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Thành lập Ban quản lý bán trú với kế hoạch hoạt động phù hợp đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học
 Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú. Cùng với việc thành lập Ban quản lý, nhà trường đã ban hành kế hoạch hoạt động công tác bán trú, trong đó phân công rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong ban quản lý đúng đầu là đồng chí Phó hiệu trưởng nhà trường. Đây là bộ phận giúp Hiệu trưởng quản lý chung các hoạt động của khu bán trú từ việc vui chơi, học tập đến chế độ giờ giấc sinh hoạt, lao động của học sinh. Từ việc đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng, sinh hoạt.. của học sinh qua đánh giá của Ban quản lý mà Hiệu trưởng nhà trường kịp thời đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế qua đó giúp công tác này ngày càng đạt hiệu quả mong muốn. 
Mặt khác, để giúp cho công tác quản lý của Ban quản lý bán trú được tốt hơn. Đồng thời để cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoc_sinh_o_ban_tru_tai_truong.doc