SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

 Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để các em học tiếp hoặc bước vào cuộc sống lao động. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương khoá 8 nêu rõ “ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu CNH– HĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế” .

 Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục “Đổi mới căn bản và toàn diện” trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 của Đảng là đào tạo con người mới XHCN có đức, có tài, phát triển toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay trong các nhà trường nói chung, lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch của các nhà trường là các lớp học. Trường học đó được đánh giá chất lượng giáo dục cao hay thấp là do kết quả đạt được của các khối lớp.

 

doc 23 trang thuychi01 6675
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Tiểu học Đông Hương
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO T.P THANH HÓA
-----------------*&*------------------
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC Trang 
A- MỞ ĐẦU. 
 I- Lý do chọn đề tài 	 1 
B- NỘI DUNG. 
 I: Cơ sở lý luận về chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp 4
trong nhà trường tiểu học. 
 II : Cơ sở thực tiễn 4
 III : Quá trình triển khai chỉ đạo và các biện pháp
 thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của trường TH Đông Hương 7
 1. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm 7
 2. Các biện pháp đề ra 8
 3. Kết quả đạt được 13
 4. Bài học kinh nghiệm 15
C. KẾT LUẬN 	 16
 D. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 	 17 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1/ Đọc và nghiên cứu các tập san giáo dục có liên quan đến đề tài.
2/ Tìm hiểu kinh nghiệm chủ nhiệm của đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm các trường bạn cũng như trong trường để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để các em học tiếp hoặc bước vào cuộc sống lao động. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương khoá 8 nêu rõ “ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu CNH– HĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế” .
 Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục “Đổi mới căn bản và toàn diện” trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 của Đảng là đào tạo con người mới XHCN có đức, có tài, phát triển toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay trong các nhà trường nói chung, lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch của các nhà trường là các lớp học. Trường học đó được đánh giá chất lượng giáo dục cao hay thấp là do kết quả đạt được của các khối lớp..
 Do đặc điểm của cấp tiểu học hầu hết mỗi GVCN lớp chịu trách nhiệm giảng dạy ở một lớp thì làm công tác chủ nhịêm lớp đó để đạt được chất lượng tốt trong giảng dạy trước hết GV phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng lớp thành một tập thể có nề nếp. Song thực trạng đội ngũ GV không phải ai cũng làm tốt công tác này. trong thực tế GV đã có những đồng chí vì chưa làm tốt công tác chủ nhiệm nên đã gây ra những vấn đề hết sức quan trọng như làm cho HS bỏ học, làm cho phụ huynh không tin tưởng, không đồng tình với việc làm của GV. Năm học 2015 – 2016, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : " Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học " làm sáng kiến kinh nghiệm và đã được áp dụng có hiệu quả tại trường Tiểu học Đông Hương . Trong quá trình triển khai nhiệm vụ tôi nhận thấy rằng : Lớp học là nơi thực hiện trực tiếp nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức mọi hoạt động học tập, nề nếp của lớp và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi học sinh. việc tạo lập cách nhìn đúng đắn và biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học hiện nay đang là vần đề bức thiết, trong đó, giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm và là linh hồn của một lớp. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch của cá nhân, của trường, của lớp. 
 	Tuy nhiên giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả đồng loạt, một vài giáo viên kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp còn hạn chế vì vậy công tác tự quản chưa tốt , khi tổ chức các phong trào thi đua các hoạt động học sinh hiệu quả chưa cao.Một lớp có nề nếp chưa tốt kéo theo cất lượng giáo dục còn thấp các hoạt động, sinh hoạt trên lớp nội dung chưa phong phú đa dạng , mới dừng lại ở các hoạt động đơn điệu tập trung vào các ngày lễ lớn. Mối quan hệ giữa phụ huynh và các tổ chức với giáo viên chủ nhiệm chưa chặt chẽ và thường xuyên, sự phối hợp chỉ mang tính chất thời điểm hoạt động hay thời điểm thi đua .
 	 Vì thế , năm học 2016 – 2017, tôi vẫn chọn đề tài " Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học " để nghiên cứu và tìm thêm, giải pháp góp một phần của vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Tiểu học nói chung và nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu : 
 Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hương- Thành phố Thanh Hoá 
4. Phương pháp nghiên cứu 
* Để nghiên cứu đề tài này tôi dùng 2 nhóm phương pháp chính:
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nghiên cứu các tài liệu sư phạm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Điều tra, quan sát thực tế, trao đổi, đàm thoại, tổng kết kinh nghiệm. Trong đó tổng kết kinh nghiệm là phương pháp chính. 
- Do điều kiện, thời gian có hạn đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hương. 
5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 – 2017 là: 
 - Đưa biện pháp chỉ đạo làm công tác chủ nhiệm lớp vào nội dung các giải pháp thực hiện.
 - Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào tiết dạy ngoài giờ chính khoá vào tiết 4- ngày thứ 5. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
	Đối với nhà trường tiểu học, mỗi lớp học có một giáo viên do lãnh đạo nhà trường mà trước hết là đồng chí Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm giảng dạy chính, đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp đó. Giáo viên chủ nhiệm lớp góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ mục tiêu, kế hoạch .
	Vì vậy việc bố trí, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp là việc làm không thể thiếu được đối với những người làm công tác quản lý trong nhà trường.
	 Đặc biệt, đối với lứa tuổi bậc tiểu học là độ tuổi từ 6-11 tuổi. Các em rất hồn nhiên, ngây thơ trong trắng và rất hiếu động. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường tiểu học là tập hợp học sinh vào một tập thể, tổ chức tập thể lớp thành một tập thể lớp đoàn kết, biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Thông qua các hoạt động phong phú như học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, hoạt động trải nghiệm để thu hút học sinh vào guồng máy hoạt động tự giác, tích cực. Đồng thời tạo ra được một môi trường tốt để giáo dục học sinh. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm còn phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp là những học sinh chăm ngoan , học tập tốt giúp giáo viên chủ nhiệm điều hành lớp thực hiện các nề nếp, các nội qui, qui định.
2. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hương Thành Phố Thanh Hóa trước khi áp dụng SKKN.
Danh sách giáo viên chủ nhiệm lớp
STT
Lớp
Họ và tên GVCN
Năm sinh
Trình độ ĐT
N lực CM
Đăng ký thi đua
XS
TT
1
1A
Bùi Thị Thanh Hoa 
1974
ĐHTH
Giỏi
X
2
1B
Lê Thị Mai
1978
ĐHTH
Giỏi
X
3
1C
Đồng Thị Thúy 
1975
CĐTH
Giỏi
X
4
2A
Mai Thị Hương
1976
ĐHTH
Giỏi
X
5
2B
Nguyễn Thị Ánh Hằng 
1995
CĐTH
Khá
X
6
2C
Nguyễn Thị Phượng
1964
ĐHTH
Khá
X
7
3A
Nguyễn Bích Ngọc
1976
ĐHTH
Giỏi
X
8
3B
Võ thị Phương Thảo
1973
ĐHTH
Khá
x
9
3C
Lê Thị Hà
1965
THSP
Giỏi
X
10
4A
Nguyễn Thị Nhạn
1976
ĐHTH
Giỏi
X
11
4B
Lê Thị Lý 
1974
ĐHTH
Giỏi
X
12
4C
Nguyễn Thị Hồng 
1970
CĐTH
Giỏi
X
13
5A
Trịnh Thị Phòng
1968
ĐHTH
Giỏi
X
14
5B
Dương Thị Lan Anh
1978
ĐHTH
Giỏi
X
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu có tác dụng hỗ trợ cho việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là giờ dạy của giáo viên đã thành công. Lớp học có nề nếp học sinh có ý thức tiếp thu bài, say sưa học tập, giáo viên tăng thêm lòng nhiệt huyết yêu nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu. Vì vậy nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng tập thể học sinh vững mạnh , tự quản tốt , học sinh chăm ngoan, chất lượng giáo dục cao. 
Nguyên nhân : 
 1. Chưa định hướng cụ thể chi tiết về công tác chỉ đạo nội dung kế hoạch làm công tác chủ nhiệm. Giáo viên xây dựng kế hoạch chỉ mang tính đối phó, nội dung chưa thống nhất, quá trình thực hiện chưa theo kế hoạch đề ra. Số ít giáo viên chưa đưa ra một số qui định thực hiện ở lớp, ở trường . 
 2. Một số ít giáo viên coi nhẹ khâu tổ chức, nề nếp lớp, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp chưa nhiều. Giáo viên chưa tìm hiểu hết hoàn cảnh điều kiện của từng học sinh để có sự quan tâm chia sẻ đặc biệt của thầy cô và các bạn. 
 3. Công tác quản lý còn rập khuôn máy móc , cần có sự đổi mới 
III . Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hương 
 1: Biện pháp chỉ đạo của Ban giám hiệu :
	* Phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với trình độ , năng lực của từng giáo viên, phân công đúng người, đúng việc theo yêu cầu của từng khối lớp
	* Chỉ đạo giáo viên chủ nhiêm thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm: 6 nhiệm vụ trong Điều lệ trường Tiểu học (điều 22) và 5 quyền hạn (điều 23).
	* Chỉ đạo xây dựng kinh nghiệm đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi đối với các lớp 1B, 2A, 3B, 4A,5A, và dựa vào đó để chỉ đạo chung về công tác chủ nhiệm của các khối lớp trong nhà trường.
	+ Chỉ đạo công tác tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ những đồng chí giáo viên chủ nhiệm chưa có kinh nghiệm.
	+ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chủ nhịêm của các khối lớp. Dựa trên điều tra cơ bản xác định mục tiêu kế hoạch của lớp. Chỉ tiêu cần đạt về các mặt đức dục, trí dục, thể mỹ, lao động vệ sinh, vở sạch chữ đẹp, công tác đội, danh hiệu cá nhân, lớp. Đồng thời nêu các biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu đề ra.
	+Chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất như bàn ghế, phòng học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho từng lớp. Đồng thời chỉ đạo công tác bảo quản cơ sở vật chất cho giáo viên và học sinh.
	+ Chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sống cho giáo viên, đặc biệt cho giáo viên chủ nhiệm lớp
	+ Chỉ đạo việc phối hợp giữa tổng phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm, tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. Đặc biệt là chỉ đạo đội cờ đỏ theo dõi, đánh giá việc thực hiện các nề nếp học tập, tu dưỡng, rèn luyện của các lớp sau mỗi tuần, mỗi tháng có giao ban, sơ kết để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình lớp, điều chỉnh các hoạt động của lớp ngày một tốt hơn.
	+ Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm lớp của từng giáo viên dưới nhiều hình thức. Đây là công việc cuối cùng trong qúa trình quản lý của cán bộ quản lý đối với các tổ chức chuyên môn trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp dựa vào chất lượng đạo đức, trí dục, nề nếp lớp, công tác đội, công tác thi đua trong từng tuần, từng tháng và các hoạt động khác. Đồng thời thống nhất cách đánh giá thi đua trong toàn trường. Đảm bảo kiểm tra đánh giá đúng, thực sự khách quan vô tư để có sức thúc đẩy công tác chủ nhiệm.
	+ Chỉ đạo công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội để thực hiện tôt mục tiêu quan điểm giáo dục của Đảng. Gắn liền với giáo dục nhà trường, gia đình và các đoàn thể thông qua công tác chủ nhiệm lớp.	
 + Chỉ đạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào một tiết dạy ngoài giờ lên lớp, nhằm giúp các em rèn luyện kỹ tự lập, kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
+ Chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng:
	 Nhà trường kết hợp với hội cha mẹ học sinh xây dựng quỹ khuyến học tự nguyện để khen thưởng cho cá nhân, tập thể lớp có thành tích trong nhà trường. Qua đó khuyến khích học sinh, giáo viên vươn lên trong phong trào thi đua hai tốt được quy định cụ thể ngay từ đầu năm học .
	Hàng tuần tuyên dương những cá nhân tập thể có thành tích, đồng thời cũng phê bình khiển trách những cá nhân tập thể lớp vi phạm nội quy hoặc những quy định của nhà trường, đầu tuần chào cờ sẽ bị hạ cờ thi đua.
2. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên
Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên như Chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Phòng giáo dục và Đào tạo; Các văn bản thực hiện các cuộc vận động do ngành phát động. Nắm vững được mục tiêu giáo dục hiện nay đó là cần quan tâm hơn đến những nội dung dạy học gắn với cuộc sống, phải tạo điều kiên, phải yêu cầu, phải kiểm tra phải đánh gía kết quả vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó mà nhận thức về nghề nghiệp, về công tác dạy và học đã đi vào tiềm thức của mỗi giáo viên, giúp cho họ xác định rõ hơn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Giúp giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng để vượt qua những khó khăn, vất vả của đời thường mà yêu ngành, yêu nghề hơn, tâm huyết với sự việc giáo dục của địa phương.
 	 Việc nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cần phải làm thường xuyên, liên tục và dưới nhiều hình thức như thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, các đợt học nghị quyết, sinh hoạt chuyên môn, các buổi họp hội đồng sư phạm Để đánh giá đúng từng cá nhân cũng như giúp các thành viên điều chỉnh được bản thân.
3. Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể trong năm học:
- Ngay đầu năm học, tôi hướng dẫn, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm thông qua việc hướng dẫn giáo viên bàn giao công tác chủ nhiệm giữa giáo viên lớp trước, giáo viên lớp sau, giáo viên cũ và giáo viên mới.
- Điều tra hoàn cảnh gia đình học sinh.
- Nắm bắt quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất ở các năm trước.
- Phân biệt độ tuổi cụ thể nắm chắc đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh.
Qua đó, giáo viên chủ nhiệm có thể nắm rõ được tình hình học sinh của lớp mình phụ trách để làm căn cứ xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm một cách cụ thể và xác định mục tiêu phấn đấu của lớp mình cho phù hợp. Trên cơ sở đó có những chủ trương và biện pháp triển khai các mặt giáo dục, lựa chọn xây dựng đội ngũ tự quản của lớp mình phụ trách như: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo tháng, tuần.
- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu nắm vững thông tư 22 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục theo từng tuần, tháng và theo chủ điểm.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch họp phụ huynh học sinh theo định kỳ.
- Triển khai chuyên đề xây dựng: “Trường học thân thiện - học sinh tích cực “. Khi triển khai giáo viên cần giúp học sinh tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em nhằm khuyến khích học sinh khoẻ mạnh hài lòng với việc học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ . Ngoài ra điều đó còn thể hiện ở sự động viên, khuyến khích học sinh, giáo viên, các đối tượng liên quan xây dựng môi trường giáo dục với tình thương yêu và trách nhiệm. Nhằm mang đến sự hứng thú, phát triển những kĩ năng, chủ động tiếp thu kiến thức, đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo cần có cho các em, làm cho em cảm nhận được “ trường học là ngôi nhà thứ hai của mình” .
- Triển khai kế hoạch trang trí lớp học thân thiện tạo nên môi trường học tập thân thiện .
Ví dụ : Triển khai chương trình trang trí lớp học , có tổ chức chấm điểm , xếp loại thi đua .với ý nghĩa lớp học thân thiện là môi trường học tập thân thiện , thân thiện giữa cô với trò, giữa trò với trò, giữa trò với môi trường tự nhiên . Như tranh ảnh , hoa lá không những là để lớp học thêm đẹp mà còn là gương soi mỗi khi học sinh học tập noi theo. Từ sự quan tâm gần gũi để động viên chia sẻ giúp cô trò thân thiện. Trang trí lớp học thân thiện sẽ tạo điều kiện giúp các em gần gũi với thiên nhiên để yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường 
Yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết : Chẳng hạn: 
 Tháng 9: Xây dựng và ổn định các nề nếp của lớp của trường .
Tháng 10: Duy trì nề nếp lớp , xây dựng phong trào tự quản.
Tháng 11: Xây dựng mô hình lớp học thân thiện 
4. Quản lý công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch năm học cụ thể, lựa chọn và phân công giáo viên chủ nhiệm mới thay thế đội ngũ giáo viên hợp đồng dựa trên số lượng giáo viên được biên chế của nhà trường từ năm học trước và căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của từng giáo viên .
 a.Phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm dựa trên các tiêu chí sau
* Đối tượng học sinh : Lưu ý các đối tượng sau :
+ Khối 1: Học sinh vừa rời trường mầm non , nơi học sinh chủ yếu đến trường chỉ ăn chơi có nề nếp, có kỷ luật, có tổ chức. Các em chỉ học mà chơi , chơi mà học, thích mọi thứ xung quanh đều đẹp nên rất cần thầy cô trẻ đẹp, nói năng nhẹ nhàng tình cảm .
 + Đối với học sinh khối lớp 5:
Phân công giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có khả năng giao tiếp, đối thoại với học sinh ở khối lớp này vì các em đã ở độ tuổi 10 -11 có khả năng nhận thức các vấn đề về tự nhiên, xã hội.
+ Lớp có đông học sinh hộ nghèo, 1 số học sinh mồ côi : Đây là đối tượng học sinh có nhiều điểm thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm , các em rất cần được gần gũi, chia sẻ.
+ Chia lớp theo địa bàn dân cư : để tiện cho việc trao đổi giữa phụ huynh với phụ huynh, giữa học sinh với học sinh .
+ Lớp có học sinh nam đông hơn học sinh nữ: Cần giáo viên nhiều kinh nghiệm có khả năng tổ chức các hoạt động, làm tốt công tác tuyên truyền
 * Đối với giáo viên: phân nhóm theo điều kiện, khả năng 
- Năng lực trình độ của giáo viên.
- Năng lực hiểu biết học sinh về tâm lý lứa tuổi.
- Năng lực giao tiếp với học sinh và cha mẹ học sinh.
- Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh.
- Năng lực cảm hóa, phán đoán, thuyết phục học sinh.
- Điều kiện hoàn cảnh của từng giáo viên.
- Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp 
Lựa chọn cách phân công hay phối hợp cách phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với điều kiện từng năm học có thể phân công theo lớp hay chuyên sâu, phân công ưu tiên.
- Phân công đội ngũ giáo viên trẻ, mới được điều động về trường phụ trách khối lớp 1.
 - Phân công luân chuyển giáo viên trong tổ khối .Giáo viên có năng lực làm chủ nhiệm lớp tốt nhận lớp nề nếp còn chưa tốt và xếp bên cạnh lớp để giúp nhau học tập hỗ trợ nhau làm công tác chủ nhiệm .
 - Giáo viên chủ nhiệm theo lớp không quá 2 năm học để tránh tình trạng nhàm chán trong học sinh .
 - Giáo viên chủ nhiệm là giáo viên dạy các môn văn hoá.
b. Một số biện pháp :
- Giao chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho từng giáo viên chủ nhiệm và ký cam kết giáo viên chủ nhiệm với nhà trường. giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp mình theo năm, tháng, tuần thông qua tổ chuyên môn. Hàng tháng, Hiệu trưởng có lịch họp với khối chủ nhiệm để kiểm tra lại các chỉ tiêu của giáo viên chủ nhiệm đã đăng ký. 
 Giao cho Tổng phụ trách theo dõi nề nếp sinh hoạt của các lớp theo tuần và hàng tháng lãnh đạo trường cùng Tổng phụ trách Đội họp để Tổng phụ trách báo cáo việc tập hợp điểm từng tuần và xếp loại thứ tự thi đua theo từng khối và xếp loại chung toàn trường theo bảng điểm thi đua các lớp đã đăng kí. 
Cuối năm c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_lam_cong_tac_chu_nhiem.doc