SKKN Hiệu quả đem lại từ việc sử dụng các loại nhạc cụ trong tiết dạy âm nhạc cho học sinh Tiểu học

SKKN Hiệu quả đem lại từ việc sử dụng các loại nhạc cụ trong tiết dạy âm nhạc cho học sinh Tiểu học

Âm nhạc có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, là phương tiện góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học. Điều dễ thấy là hoạt động ca hát, nhảy múa làm cho học sinh vui tươi, hồn nhiên và mạnh dạn hơn. Sự tác động của Âm nhạc lên tư cách đạo đức của học sinh mạnh mẽ hơn một lời dỗ dành hay mệnh lệnh, nó trực tiếp kích thích tinh thần của trẻ. Âm nhạc là con đường đưa các em vào thế giới của những cảm xúc, đồng thời mở ra cho các em khả năng hiểu biết Âm nhạc, có thẩm mĩ về cuộc sống trong khuôn khổ cho phép với lứa tuổi của mình và do đó ảnh hưởng một cách toàn diện đến nhân cách các em. Âm nhạc đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của các em, xuất phát không phải chỉ từ khả năng giáo dục to lớn chứa đựng trong đó mà chính từ đặc điểm tâm sinh lí của các em.

 Đối với học sinh Tiểu học, hoạt động giáo dục Âm nhạc có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một phương tiện giáo dục tích cực để hình thành và phát triển cho học sinh cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hoàn thiện nhân cách các em. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục môn Âm nhạc ở Tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải say mê Âm nhạc, yêu mến trẻ, luôn trau dồi cho mình vốn hiểu biết chung về Âm nhạc và nghiệp vụ sư phạm cần thiết vững chắc, không ngừng trau dồi cho mình những quan điểm, tình cảm về thị hiếu Âm nhạc lành mạnh, trong sáng, phong phú. Qua đó giúp các em cảm nhận, hội tụ những kiến thức Âm nhạc cơ bản một cách đầy đủ, đúng đắn, có hiệu quả nghệ thuật và giáo dục, cùng với môi trường học tập đầy đủ nhằm tạo tinh thần học vui - vui học góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

 Là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Cẩm Giang, tôi luôn rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ, lòng kiên trì và óc sáng tạo cho chính mình và học sinh. Luôn coi trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy. Tôi không ngừng nghiên cứu sáng tạo thêm các loại nhạc cụ khác bằng cách làm thủ công, bổ sung thêm vào bộ nhạc cụ đang còn thiếu để các tiết học Âm nhạc sôi nổi, hứng thú cuốn hút học sinh học tập.Trong từng tiết dạy âm nhạc Tôi thường xuyên sử dụng triệt để các đồ dùng âm nhạc sẵn có và đồ dùng âm nhạc tự làm vào mỗi tiết dạy. Khi đưa các nhạc cụ vào tiết dạy các em học sôi nổi hơn, chủ động tích cực hơn, hào hứng với mỗi tiết học, thêm yêu thích môn âm nhạc. Đặc biệt là các em mạnh dạn, tự tin trình diễn trước lớp, trong hoạt động học cũng như trong các hoạt động tập thể do nhà trường và địa phương tổ chức. Do đó, kết quả học tập môn Âm nhạc nơi tôi công tác đạt rất cao. Từ những kinh nghiệm rút ra từ bài giảng của mình về “Hiệu quả đem lại từ việc sử dụng các loại nhạc cụ trong tiết dạy âm nhạc cho học sinh Tiểu học”, đó là đề tài mà tôi tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy học tập môn Âm nhạc ở trường tiểu học.

 

doc 21 trang thuychi01 26412
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả đem lại từ việc sử dụng các loại nhạc cụ trong tiết dạy âm nhạc cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung tiêu đề
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
 10
 11
1. Mở đầu ...
1.1. Lí do chọn đề tài ..
1.2. Mục đích nghiên cứu .
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...
2. Nội dung ...
2.1. Cơ sở lí luận ..
2.2. Thực trạng .
2.3. Các giải pháp thực hiện .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
3. Kết luận – Kiến nghị 
1
1
 2
 2
 2
 2
 2
 3
 4
 4
 19
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài: 
	Âm nhạc có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, là phương tiện góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học. Điều dễ thấy là hoạt động ca hát, nhảy múa làm cho học sinh vui tươi, hồn nhiên và mạnh dạn hơn. Sự tác động của Âm nhạc lên tư cách đạo đức của học sinh mạnh mẽ hơn một lời dỗ dành hay mệnh lệnh, nó trực tiếp kích thích tinh thần của trẻ. Âm nhạc là con đường đưa các em vào thế giới của những cảm xúc, đồng thời mở ra cho các em khả năng hiểu biết Âm nhạc, có thẩm mĩ về cuộc sống trong khuôn khổ cho phép với lứa tuổi của mình và do đó ảnh hưởng một cách toàn diện đến nhân cách các em. Âm nhạc đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của các em, xuất phát không phải chỉ từ khả năng giáo dục to lớn chứa đựng trong đó mà chính từ đặc điểm tâm sinh lí của các em.
	Đối với học sinh Tiểu học, hoạt động giáo dục Âm nhạc có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một phương tiện giáo dục tích cực để hình thành và phát triển cho học sinh cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hoàn thiện nhân cách các em. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục môn Âm nhạc ở Tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải say mê Âm nhạc, yêu mến trẻ, luôn trau dồi cho mình vốn hiểu biết chung về Âm nhạc và nghiệp vụ sư phạm cần thiết vững chắc, không ngừng trau dồi cho mình những quan điểm, tình cảm về thị hiếu Âm nhạc lành mạnh, trong sáng, phong phú. Qua đó giúp các em cảm nhận, hội tụ những kiến thức Âm nhạc cơ bản một cách đầy đủ, đúng đắn, có hiệu quả nghệ thuật và giáo dục, cùng với môi trường học tập đầy đủ nhằm tạo tinh thần học vui - vui học góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
 Là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Cẩm Giang, tôi luôn rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ, lòng kiên trì và óc sáng tạo cho chính mình và học sinh. Luôn coi trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy. Tôi không ngừng nghiên cứu sáng tạo thêm các loại nhạc cụ khác bằng cách làm thủ công, bổ sung thêm vào bộ nhạc cụ đang còn thiếu để các tiết học Âm nhạc sôi nổi, hứng thú cuốn hút học sinh học tập.Trong từng tiết dạy âm nhạc Tôi thường xuyên sử dụng triệt để các đồ dùng âm nhạc sẵn có và đồ dùng âm nhạc tự làm vào mỗi tiết dạy. Khi đưa các nhạc cụ vào tiết dạy các em học sôi nổi hơn, chủ động tích cực hơn, hào hứng với mỗi tiết học, thêm yêu thích môn âm nhạc. Đặc biệt là các em mạnh dạn, tự tin trình diễn trước lớp, trong hoạt động học cũng như trong các hoạt động tập thể do nhà trường và địa phương tổ chức. Do đó, kết quả học tập môn Âm nhạc nơi tôi công tác đạt rất cao. Từ những kinh nghiệm rút ra từ bài giảng của mình về “Hiệu quả đem lại từ việc sử dụng các loại nhạc cụ trong tiết dạy âm nhạc cho học sinh Tiểu học”, đó là đề tài mà tôi tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy học tập môn Âm nhạc ở trường tiểu học.
1.2 Mục đích nghiên cứu: 
	Nghiên cứu tình hình học tập âm nhạc của học sinh toàn trường trong học kì I và giữa học kỳ II năm học 2016- 2017.
	Khảo sát chất lượng học tập âm nhạc của học sinh toàn trường trong học kỳ I và giữa học kỳ II năm học 2016 – 2017. 
	Đánh giá đối chiếu kết quả học tập âm nhạc của học sinh để đánh giá đúng hiệu quả và bồi dưỡng học sinh .
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
	Nghiên cứu tình hình học tập âm nhạc của các em học sinh toàn trường trong đầu năm học và cuối học kỳ I và giữa học kỳ II năm học 2016 – 2017.
	Theo dõi và tập hợp kết quả học tập âm nhạc của học sinh toàn trường ở đầu năm học và cuối học kỳ I và giữa học kỳ II năm học 2016 – 2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 
	Trong quá trình giảng dạy Tôi thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng học tập của học sinh để có những định hướng và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 	- Trong những năm qua ngành Giáo dục rất quan tâm đến chất lượng giáo dục ở tất cả các vùng miền, ở tất cả các môn học trong đó có môn Âm nhạc.
 	- Việc sử dụng các loại nhạc cụ trong một tiết học Âm nhạc kết hợp với các hoạt động là điều rất cần thiết, quan trọng. Sử dụng nhạc cụ bao gồm đàn Organ và các loại nhạc cụ gõ trong hoạt động dạy và học làm cho mỗi tiết học thêm sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Để đảm bảo cho tất cả học sinh trên các vùng miền của đất nước đều thực hiện được và đạt mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc ở bậc Tiểu học, phù hợp với trình độ tiếp cận của các em, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức và kĩ năng cho các môn học. Đối với môn Âm nhạc phần: Yêu cầu cần đạt từ lớp 1 đến lớp 5 đều quy định: Khi hát, học sinh được kết hợp với các hoạt động vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 	- Trước đây trường tôi chưa có điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học nên việc cho học sinh hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ trong các tiết học còn khó khăn. Nhưng hiện nay trường tôi đã có phòng Giáo dục nghệ thuật và được trang cấp, mua sắm, bổ sung một số trang thiết bị trong đó có các loại nhạc cụ đệm, gõ. Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy, trường tôi đủ điều kiện để thực hiện tốt theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục đối với môn Âm nhạc, với mô hình trường học mới Việt Nam GPE - VNEN. 
 	- Tôi băn khoăn làm thế nào để sử dụng các loại nhạc cụ đệm, gõ trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc đạt hiệu quả cao nhất, tạo cho học sinh không khí sôi nổi, hứng thú, niềm vui khi học hát, học tập đọc nhạc, nghe ca nhạc, tạo ra không khí học mà chơi, chơi mà học nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong môn Âm nhạc bậc Tiểu học. Nhằm góp phần tích cực để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố Đức, Trí, Thể, Mĩ của các em qua môn học cũng như các môn học khác ở Tiểu học. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
2.2.1. Thực trạng học sinh học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Cẩm Giang.
2.2.1.1 Thuận lợi:
 	Được sự quan tâm của BGH nhà trường, lãnh đạo địa phương cũng như Phòng Giáo dục huyện đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cho trường để phục vụ giảng dạy cho giáo viên cũng như học tập của học sinh. Hiện nay nhà trường đã có phòng Giáo dục nghệ thuật riêng đáp ứng một phần yêu cầu về cơ sở vật chất để các em học tập tốt môn Âm nhạc. Bên cạnh đó học sinh có phong trào học tập rất tốt, các em chăm học, hiếu học, yêu thích môn Âm nhạc, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Cẩm Giang . 
2.2.1.2. Khó khăn: 
 	- Trường Tiểu học Cẩm Giang nằm cách trung tâm huyện khoảng 12km, đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn, nhân dân ở đây chiếm khoảng 90% là dân tộc Mường. Chính vì vậy khó khăn về ngôn ngữ phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông, về giao tiếp của các em rất rụt rè, nhút nhát trước đám đông. Người dân địa phương sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, vì vậy đời sống của nhân dân còn nghèo, một số phụ huynh gửi con lại cho ông bà để đi làm ăn xa. Chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình, nhận thức của đa số phụ huynh coi môn Âm nhạc chỉ là môn “phụ”. Học sinh lại ảnh hưởng rất lớn đến tập quán, địa bàn dân cư, thị hiếu Âm nhạc còn hạn chế, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học môn Âm nhạc.
 	- Do các em còn nhỏ, một số em khi sử dụng đồ dùng trang thiết bị được cấp ý thức bảo quản của các em chưa cao nên bị hỏng và thất thoát nhiều.
 	- Khả năng cảm thụ Âm nhạc của các em còn hạn chế nên việc tìm ra học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng phát huy tối đa khả năng học sinh và năng lực của giáo viên gặp nhiều khó khăn.
 	Xuất phát từ thực trạng, bằng những kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy, với suy nghĩ làm thế nào để mỗi giờ lên lớp đạt hiệu quả, các em học tốt môn Âm nhạc. Tôi đã nghiên cứu tìm ra kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cho môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Cẩm Giang đạt kết quả tốt nhất.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
 	Từ thực trạng, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát chất lượng học sinh toàn trường đầu năm học 2016-2017 chất lượng trong tiết dạy học Âm nhạc từ khối 1 đến khối 5 kết quả thu được như sau: 
 Bảng 1: Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học: 2016 -2017
Khối
Tổng số
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ %
Hoàn thành 
Tỉ lệ %
1
62
13
21,0
49
79,0
2
62
15
24,2
47
75,8
3
47
10
21,3
37
78,7
4
42
12
28,6
30
71,4
5
64
13
20,3
51
79,7
TS
277
63
22,7
214
77,3
Nhìn vào bảng số liệu đầu năm học này ta thấy: Chất lượng học Âm nhạc của học sinh còn thấp. Số lượng học sinh hoàn thành tốt chưa cao.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
	- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của việc dạy - học môn Âm nhạc trong trường Tiểu học. Từ đó thay đổi quan điểm và nhận thức của mọi người về môn Âm nhạc trong việc dạy và học môn Âm nhạc.
	- Rà soát, mua sắm mới và làm các loại nhạc cụ.
	- Rèn luyện kĩ năng sử dụng linh hoạt nhạc cụ cho bản thân và học sinh .
	- Đổi mới phương pháp dạy học gắn với sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học được cấp và tự làm.
	- Tăng cường phối hợp với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách để nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc.
	- Tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học và hoạt động ngoại khóa.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh về tầm quan trọng của việc dạy - học môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 2.4.1.1 Đối với Ban giám hiệu:
 	Trước hết tôi thường xuyên trao đổi với Ban giám hiệu về tình hình học sinh học Âm nhạc. Tham mưu kịp thời cho Ban giám hiệu quan tâm hơn, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị đồ dùng cho môn học. Đầu năm học tôi đề xuất xin ý kiến chỉ đạo trong hội nghị cán bộ giáo viên Ban giám hiệu tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội về tầm quan trọng của việc dạy - học môn Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học. Tôi cùng giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, uốn nắn học sinh đi học mang đầy đủ đồ dùng học tập của môn Âm nhạc. Đây là việc làm rất có ý nghĩa, thiết thực, nó quyết định đến chất lượng dạy, học Âm nhạc của giáo viên và học sinh.
 2.4.1.2. Đối với phụ huynh học sinh:
 	Tham mưu cho Ban giám hiệu tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng của môn Âm nhạc. Vì môn Âm nhạc giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách, hoàn thiện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống cho các em. Để phụ huynh hiểu rõ, tạo điều kiện ủng hộ các em học tập và tham gia các hoạt động Âm nhạc của trường, của địa phương. Thông qua hoạt động ngoại khóa và họp phụ huynh .
2.4.2. Rà soát và chế tạo các loại nhạc cụ phục vụ cho công tác giảng dạy môn Âm nhạc:
 	Ngay từ đầu tháng 8, tôi đã cùng nhân viên thư viện rà soát, kiểm kê các loại nhạc cụ gõ, lập kế hoạch phân loại số nhạc cụ còn thiếu và loại nhạc cụ không có trong danh mục. Tôi nghiên cứu, tìm tòi, tự chế tạo một số nhạc cụ gõ bổ sung vào bộ đồ dùng dạy học.
(Hình ảnh giáo viên cùng học sinh làm nhạc cụ âm nhạc)
 	Lên lịch huy động học sinh và sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể tìm vật liệu để chế tạo các nhạc cụ gõ bằng các vật liệu phế thải dễ tìm kiếm và dễ làm. Nhạc cụ nào khó tôi tự làm, nhạc cụ nào dễ giáo viên hướng dẫn học sinh làm. Hướng dẫn các em được biết, tham gia tự làm nhạc cụ tạo cho các em hứng thú, say mê môn học và biết trân trọng, giữ gìn những nhạc cụ gõ được cấp và nhạc cụ gõ tự mình chế tạo ra. 
 	Tôi hướng dẫn học sinh làm theo chủng loại, kích thước bằng nhiều hình thức khác nhau. Các loại nhạc cụ tự làm như: 
	 - Thanh phách: 
 	Tôi dùng các thanh tre khô cắt thành các đoạn ngắn khoảng 25cm, vót cho thật nhẵn. Loại nhạc cụ này rất thông dụng có thể dùng để gõ đệm cho tất cả các bài hát trong chương trình từ lớp 1 cho đến lớp 5. Đồng thời tôi cũng hướng dẫn cho các em học sinh lớp 3, 4, 5 biết lấy thanh tre khô tự làm thanh phách để sử dụng làm nhạc cụ gõ đệm khi học Âm nhạc. 
 	- Trống lắc: 
 	Tôi huy động học sinh thu thập vỏ chai nước suối, vỏ lon bia hoặc vỏ lon nước ngọt, hạt sỏi, đá, bi xe đạp cũ. Lấy 2 chai nước suối, hai vỏ lon bia, hai vỏ lon nước ngọt, cắt phần đáy, bỏ một số bi hoặc sỏi vào trong rồi luồn đáy nọ vào đáy kia cho khít. Đây là những nhạc cụ có âm thanh rất vui và dễ chịu, dù các em sử dụng với số lượng đông cũng không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh. 
	 - Sênh tiền:
 	Đặc biệt có một loại nhạc cụ mà chưa được cấp đó là nhạc cụ Sênh tiền. Trong bài hát Cộc cách tùng cheng (Lớp2), các em được học và làm quen với nhạc cụ này. Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền có gắn những đồng tiền vào nên gọi là Sinh tiền hay ngày nay gọi là Sênh tiền. Cấu tạo của nó rất phức tạp và khó làm. Tôi đã băn khoăn, trăn trở một loại nhạc cụ gõ độc đáo như thế nhưng các em chưa được sử dụng, tìm mua trên thị trường nhưng giá cả cao. Nên tôi đã tự nghĩ ra cách làm nhạc cụ “Sênh tiền” rất đơn giản, bằng những vật liệu dễ tìm kiếm xung quanh ta để chế tạo ra nhạc cụ này. 
 Cách làm như sau: Chuẩn bị các thanh gỗ dài khoảng 25cm, rộng khoảng 3cm, đinh 3 và nắp chai bia. Lấy các nắp chai bia đập bẹp xâu vào 3 cái đinh, mỗi đinh xâu 4 cái sau đó đóng lên thanh gỗ với khoảng cách đều nhau.
(Sản phẩm nhạc cụ giáo viên và học sinh tự làm)
2.4.3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng linh hoạt nhạc cụ cho bản thân và học sinh
2.4.3.1 .Đối với giáo viên:
 	Bản thân thường xuyên nghiên cứu, tham khảo tài liệu, luyện tập thành thạo cách sử dụng nhạc cụ, chuẩn bị kĩ càng từng bước trước khi lên lớp, thường xuyên thảo luận với đồng nghiệp để nâng cao khả năng thực hành của mình. Với Âm nhạc, khả năng giáo viên sử dụng đệm đàn cho học sinh hát là rất quan trọng, là yếu tố gây sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh. Nếu người giáo viên Âm nhạc không thành thạo, không linh hoạt trong việc sử dụng các nhạc cụ đệm, nhạc cụ gõ sẽ làm cho tiết học rất khô khan và cứng nhắc, sẽ gây cho học sinh nhàm chán. Nên ngoài việc sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ gõ tôi phải thường xuyên trau dồi, tập luyện sử dụng thành thạo nhạc cụ đệm dạy hát như: Đàn Organ, kèn phím Melodion và nhạc cụ gõ đệm.
 	 - Với nhạc cụ đệm đàn Organ, tôi thường xuyên luyện ngón, luyện đệm các bài hát, các bài Tập đọc nhạc trong chương trình Tiểu học một cách thuần thục. Ngoài ra còn luyện đệm các bài hát ngoài chương trình, các bản nhạc cổ điển không lời để phục vụ cho các tiết có phần nghe nhạc, nghe hát, các tiết kể chuyện âm nhạc và các chương trình văn nghệ, ngoại khóa.
 	- Với kèn phím Melodion, tôi cũng thường xuyên luyện tập kết hợp miệng thổi, tay bấm phím các bài hát trong chương trình. Loại nhạc cụ này rất bổ ích, hỗ trợ đắc lực thay thế nhạc cụ Organ mỗi khi bị mất điện. Nên tôi cũng thường dùng kèn phím này để giảng dạy và cũng đạt hiệu quả rất cao.
 	- Với các loại nhạc cụ gõ được trang cấp và tự làm tôi cũng thường xuyên sử dụng thành kĩ năng thuần thục để làm mẫu cho học sinh trong quá trình giảng dạy. 
 	- Bên cạnh việc tự luyện tập sử dụng thành thạo các nhạc cụ đệm, tôi cũng thường xuyên học hỏi đồng nghiệp dạy cùng môn Âm nhạc cách đệm các bài hát trong và ngoài chương trình để nâng cao kĩ năng sử dụng nhạc cụ.
2.4.3.2. Đối với học sinh: 
 	Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo từng loại nhạc cụ được cấp và loại nhạc cụ tự làm, kết hợp với các hoạt động phù hợp trong từng tiết học cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất. 
 	- Thanh phách: Loại nhạc cụ này rất thông dụng có thể dùng để gõ đệm cho tất cả các bài hát trong chương trình từ lớp 1 cho đến lớp 5. Mỗi một em cầm một đôi mỗi tay cầm một cái gõ vào với nhau theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu của bài hát.
 	- Trống lắc: Loại nhạc cụ này dùng một tay lắc theo nhịp, hoặc phách để giữ nhịp cho bài hát, có thể dùng phối hợp với các nhạc cụ gõ khác để tổ chức biểu diễn bài hát, có thể dùng để đệm cho tất cả các bài hát trong chương trình Tiểu học. 
 	- Trống nhỏ: Đối với loại nhạc cụ này tay trái cầm vào dây xách trống, tay phải cầm dùi trống vừa hát vừa gõ vào mặt trống để gõ đệm theo các hình thức gõ đệm.
 	- Song loan: Loại nhạc cụ này hơi khó hơn các em chỉ cầm một tay dùng lực của ngón cái và ngón trỏ để gõ cho phát ra âm thanh, tôi thường sử dụng nhạc cụ này cho học sinh lớp 3, 4, 5 vừa hát vừa gõ đệm cho các bài hát hoặc có thể kết hợp với các nhạc cụ gõ khác để gõ đệm. Đối với học sinh lớp 1, 2 tay đang còn yếu sẽ rất khó cho các em sử dụng bằng cách gõ như trên, tôi hướng dẫn các em dùng tay đập vào dùi gõ, dùi gõ đập vào song loan tạo ra âm thanh
 	- Sênh tiền: Học sinh có thể vừa hát vừa cầm một tay lắc hoặc dùng tay cầm Sênh lắc vỗ chạm nhẹ vào tay kia sẽ phát ra âm thanh rất hay có thể kết hợp với các nhạc cụ gõ khác đệm cho các bài hát trong chương trình Âm nhạc Tiểu học. 
2.4.4. Đổi mới phương pháp dạy học gắn với sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học được cấp và tự làm phù hợp với từng phân môn, từng tiết học
2.4.4.1. Đổi mới phương pháp dạy học:
 	Với phương châm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm. Hướng hoạt động học tập vào học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, trọng tài. Người giáo viên là người tổ chức, học sinh là người tham gia tích cực trong mỗi tiết học Âm nhạc. Nên tôi đã vận dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả, sử dụng bằng lệnh với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt vui tươi giúp học sinh thực hành để các tiết dạy đạt hiệu quả cao. 
 	Trong giờ học tôi luôn quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu, tạo điều kiện cho tất cả đối tượng học sinh đều được hoạt động tích cực, chủ động trong tiết học. Tổ chức học Âm nhạc theo hình thức lớp, nhóm, cá nhân, các em được thảo luận với các bạn trong nhóm, trong lớp. Đối với học sinh yếu kém, chậm tiếp thu tôi ân cần dạy bảo hướng dẫn các em biết cách lấy hơi, giữ hơi, hát rõ lời, gọn tiếng, biết hát sử dụng nhạc cụ gõ đệm để giúp các em vươn lên học tốt môn Âm nhạc. Tôn trọng mọi cố gắng của các em. Khuyến khích, động viên, tạo hứng thú và tự tin trong học tập và tự tin hơn trước đám đông.
2.4.4.2 Hướng dẫn học sinh học hát kết hợp với nhạc cụ
2.4.4.2.1. Đối với tiết học dạy bài hát mới:
 	- Giáo viên cho học sinh khởi động giọng, sau đó giáo viên đệm đàn và hát mẫu cho học sinh nhẩm lời theo. Các em sẽ không nghe hát một cách thụ động mà sẽ hát theo tiếng hát của giáo viên để các em nhanh thuộc lời bài hát. Mặt khác, ngoài việc sử dụng máy Cassette, giáo viên sử dụng được đàn sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Bởi vì với học sinh Tiểu học, sự thể hiện năng khiếu của giáo viên là điều rất quan trọng.
 	- Khi dạy hát, giáo viên phải chia câu hợp lí, chọn tầm cữ giọng vừa phải với học sinh. 
 	- Đàn từng câu hát trong lúc dạy hát, giáo viên giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bằng cách nghe giai điệu từ nhạc cụ và tự thể hiện lại câu hát đó. 
 	- Trong quá trình dạy hát từng câu, nếu học sinh hát sai giai điệu, giáo viên phải đàn lại giai điệu và tập lại đúng câu hát đó cho các em, giáo viên tránh không dùng những từ ngữ làm tổn thương học sinh, phải khuyến khích động viên các em tự tin tập lại câu hát cho đúng. Sau khi dạy xong toàn bài hát, giáo viên cảm nhận lại bài hát giúp học sinh dễ nhớ, dùng nhạc cụ đệm đàn Organ đệm theo bài hát để học sinh dễ thuộc. Do đó giáo viên sử dụng đàn và sử dụng các phương pháp trên một cách linh hoạt, vừa thay đổi được không 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_dem_lai_tu_viec_su_dung_cac_loai_nhac_cu_trong.doc