SKKN Một số biện pháp quản lý - Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường Tiểu học Nga Phú

SKKN Một số biện pháp quản lý - Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường Tiểu học Nga Phú

Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên được xác định là “Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 2- Luật phổ cập giáo dục Tiểu học), nó đặt nền móng ban đầu cho việc xây dựng phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Điều 27, khoản 2 - Luật giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc Trung học cơ sở.”. Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Trong trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹ thời gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác. Nhưng do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ, lẫn thể chất. Bản chất của việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm lí hết sức quan trọng và đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của các em. Đây là thời kì mà tư duy của trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng. Nhất là đối với học sinh đầu cấp tư duy của trẻ mới được hình thành từ những thao tác cụ thể tức là những thao tác của tư duy thuộc về những đồ vật có thể điều khiển bằng tay hoặc có thể trực giác hóa. Vì vậy, song song với việc đặt những viên gạch nền móng của kiến thức văn hóa và khoa học cho các em, chúng ta cần phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt vui chơi một cách lí thú , bổ ích phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.

 

doc 25 trang thuychi01 5852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý - Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường Tiểu học Nga Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
 MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU:
1
1.1. Lý do chọn đề tài:
1
1.2. Mục đích nghiên cứu:
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng 
4
2.3. Các giải pháp thực hiện
5
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL.
5
Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động.
6
Giải pháp 3: Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động GDNGLL.
7
Giải pháp 4: Phối hợp các lực lượng để cùng tham gia giáo dục học sinh.
9
Giải pháp 5: Chỉ đạo tham mưu tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho hoạt động GDNGLL.
10
Giải pháp 6: Tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng động viên sau mỗi hoạt động.
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
22
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài 
Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên được xác định là “Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 2- Luật phổ cập giáo dục Tiểu học), nó đặt nền móng ban đầu cho việc xây dựng phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Điều 27, khoản 2 - Luật giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc Trung học cơ sở.”. Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” 
Trong trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹ thời gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác. Nhưng do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ, lẫn thể chất. Bản chất của việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm lí hết sức quan trọng và đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của các em. Đây là thời kì mà tư duy của trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng. Nhất là đối với học sinh đầu cấp tư duy của trẻ mới được hình thành từ những thao tác cụ thể tức là những thao tác của tư duy thuộc về những đồ vật có thể điều khiển bằng tay hoặc có thể trực giác hóa. Vì vậy, song song với việc đặt những viên gạch nền móng của kiến thức văn hóa và khoa học cho các em, chúng ta cần phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt vui chơi một cách lí thú , bổ ích phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.
Làm thế nào để giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và vui chơi, giúp trẻ giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học trên lớp, tạo hứng thú trong học tập, trong tư duy, trong nghiên cứu sáng tạo, rèn luyện và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ, Việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường sẽ giải quyết được vấn đề nêu trên. Bởi chính hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một sân chơi bổ ích và lí thú nhất trong nhà trường giúp các em vừa được học tập ôn luyện củng cố, mở mang kiến thức đã học trên lớp vừa được vui chơi, giải trí lành mạnh và thể hiện được chính mình. Đây là động lực thúc đẩy giúp các em học tốt hơn các môn học văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. 
 Trong thực tế các trường Tiểu học hiện nay đa số các giáo viên chỉ chú trọng về cung cấp tri thức, chỉ quan tâm đến việc dạy xong chương trình thể hiện trong sách giáo khoa. Việc dạy học, giáo dục đa số khép kín trong môi trường lớp học, nhà trường; giáo viên, phụ huynh thường chú trọng ở 2 phân môn Toán, Tiếng Việt từ phụ đạo cũng như bồi dưỡng, mà dường như quên mất các tư chất bẩm sinh của một số học sinh có năng khiếu thiên về các môn nghệ thuật. Các hoạt động GDNGLL có thực hiện trong chương trình 1 tiết/1 tuần nhưng hình thức đơn điệu, không thu hút được sự tham gia của học sinh cũng như sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh. Giáo viên hầu như đã quên đi rằng hoạt động GDNGLL là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục, chẳng những giúp các em học sinh được vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng mà còn giúp các em biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do cuộc sống, thực tiễn đặt ra đồng thời học sinh được phát triển, bộc lộ năng khiếu của mình qua một số hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, dã ngoại, hoạt động xã hội..
Từ thực trạng trên, qua nhiều năm công tác, tôi cũng như tất cả các anh, chị em đồng nghiệp khác đều nhận thức được vai trò của công tác GDNGLL và mong muốn tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải tạo điều kiện để các em học tập, vui chơi, được bộc lộ và phát triển năng khiếu của bản thân theo như lời dạy của Bác trong thư Bác gửi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc ngày 25 tháng 8 năm 1950 "Trong lúc học cũng cần làm cho các cháu vui. Trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học. Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học." chính vì thế nên tôi chọn đề tài nghiên cứu và tổ chức thực hiện đề tài: “Một số biện pháp quản lý - chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường Tiểu học Nga Phú”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	 Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Nga Phú. Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý - chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Nga Phú
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng, công tác dạy và học của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện hoạt động GDNGLL trường Tiểu học Nga Phú trong những năm gần đây.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc sách: Để nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan đến công tác hoạt động giáo dục NGLL.
- Phương pháp Trò chuyện: Nhằm nghiên cứu thực trạng và thu thập tư liệu, thông tin về công tác hoạt động giáo dục NGLL tại trường.
- Phương pháp điều tra viết: Thu thập ý kiến chủ quan của đối tượng được điều tra về công tác hoạt động giáo dục NGLL tại trường để có cơ sở nhận xét một cách tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê để xử lí các tài liệu, số liệu thu thập được.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản của trường Tiểu học, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình giáo dục nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Khoản 1 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010 đã ghi: “ Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phát triển phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học”. Như vậy, hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học được chia thành hai bộ phận: Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành. ( Khoản 2- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010).
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ, hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn ( Khoản 3- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010).
 Do yêu cầu thực tiễn giáo dục và đào tạo, hoạt động giáo dục, dạy học trong trường học ngày càng phức tạp, đa dạng. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng rút kinh nghiệm, cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Hơn nữa, từ năm 2008 đến nay, căn cứ chỉ thị số 40/CT BGD ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; để thực hiện tốt phong trào này đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các mặt giáo dục trong nhà trường theo 5 nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực mà điều cần quan tâm là việc nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh mà từ trước đến nay chúng ta còn xem nhẹ.
 	Trong Điều 29 - Điều lệ trường Tiểu học của Bộ GD-ĐT ban hành tháng 12 năm 2010 qui định về các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học đã khẳng định: Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp học sinh yếu kém phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động vệ sinh môi trường, lao động công ích và các hoạt động khác. 
Như vậy các hoạt động giáo dục trong nhà trường tiểu học bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hai hoạt động này gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình giáo dục. Hoạt động này góp phần bổ sung cho hoạt động kia vận động và phát triển và cùng thực hiện chung một mục đích là giáo dục học sinh trở thành những con người mới XHCN. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GDNGLL Ở TRƯỜNG TH NGA PHÚ
2.2.1. Sơ lược vài nét về trường Tiểu học Nga Phú;
 Trường Tiểu học Nga Phú được tách ra từ trường PTCS Nga Phú vào năm 1998, có diện tích 9698m, trường có khu hiệu bộ khang trang, có dãy nhà 2 tầng với 16 phòng học. Khuôn viên nhà trường luôn xanh - sạch - đẹp. Trường có 16 lớp với 460 học sinh. Nhà trường có 24 cán bộ giáo viên, công nhân viên. Trường luôn đạt Tập thể lao động tiên tiến. Chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà của nhà trường luôn được nâng cao vũng chắc. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nhiều năm liền nhà trường đều có giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có học sinh giỏi tỉnh. Các hoạt động của Đoàn - Đội - Hội chữ thập đỏ đều đạt xuất sắc.
 * Về cơ sở vật chất (CSVC).
- Phòng học: 16 phòng. Phòng chức năng: 6 phòng. Bàn ghế đủ, đúng quy cách.
- Hệ thống khuôn viên, bồn hoa cây cảnh được bố trí hợp lí đảm bảo thẩm mĩ., khoa học.
 * Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:
- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 24, trong đó:
 CB quản lí: 2; Giáo viên: 18; Nhân viên: 2; Tổng phụ trách đội: 1(kiêm nhiệm)
- Trình độ giáo viên: Đạt chuẩn: 100%; Trên chuẩn: 80%.
 	Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 1 đồng chí, đã có giờ dạy giỏi cấp huyện là 13 Đ/C. 
- Các tổ chức khác trong nhà trường:
 	 + Chi bộ Đảng (19 đ/c) nhiều năm liền được công nhận là chi bộ TSVM.
 	 + Công đoàn: 24 đ/c- Nữ công: 15 đ/c, nhiều năm liền đạt CĐCSVM xuất sắc.
 	+ Chi Đoàn thanh niên: 10 đ/c - Liên đội Thiếu niên hoạt động đều và hiệu quả.
 * Về tình hình HS năm học 201 6- 2017: Toàn trường có: 460 học sinh, được biên chế thành các khối lớp như sau:
 Khối lớp
 Số lớp
Số học sinh
Số đội viên
Một
3
101
/
Hai
3
79
/
Ba
3
76
30 (mới KN dịp 26/3)
Bốn
4
104
 104
Năm
3
100
 100
 Tổng số
 16 lớp
460 HS
234 đội viên
2.2.2. Tình hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường;
 Trong nhiều năm qua, nhà trường không có cán bộ chuyên trách làm công 
tác Đoàn đội nên hoạt động GDNGLL còn đơn điệu và hình thức. Tổ chức theo phong trào đột xuất và thời vụ. Học sinh ngại tham gia hoặc tham gia một cách thụ động, rụt rè, thiếu tự tin. Mặt khác cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động còn quá nghèo nàn. Ban giám hiệu cũng chưa thực sự chú trọng đến hoạt động này nên việc tổ chức các hoạt động nhìn chung chưa đạt hiệu quả cao. 
 Những năm gần đây công tác hoạt động GDNGLL được chú trọng. Thêm vào đó biên chế giáo viên cũng được tăng cường, tuy không có giáo viên làm chuyên trách Đội, song nhà trường lấy ra một giáo viên có năng lực kiêm nhiệm phụ trách công tác Đội, để thực hiện nội dung kế hoạch hoạt động GDNGLL; chính vì thế hoạt động đã được từng bước củng cố và đi vào nề nếp. Vài năm nay (nhất là từ năm học 2015-2016) các hoạt động được tổ chức nhiều hơn và chất lượng cao hơn, nội dung hoạt động GDNGLL đa dạng và phong phú hơn, tài liệu phục vụ và hướng dẫn cho hoạt động cũng nhiều và đầy đủ hơn. Thêm vào đó ngay từ đầu năm học có sự chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể của các cấp và nhất là Ban giám hiệu nhà trường. Mỗi năm giáo viên làm Tổng phụ trách lại được bồi dưỡng, tập huấn về cách thức, nội dung tổ chức hoạt động, nên hiệu quả hoạt động được nâng lên. Tuy vậy, qua thực tế việc tổ chức các hoạt động chưa đồng đều, thường vẫn tập trung vào những ngày lễ lớn. Hình thức tổ chức các hoạt động vẫn chưa đi vào quy mô mà mới chỉ là đại diện cho một nhóm học sinh có năng khiếu, chưa tổ chức cho đại trà tất cả học sinh tham gia.
 Để hoạt động GDNGLL có quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo hoạt động này, tôi xin đề xuất và đưa ra một số giải pháp sau:
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL.
 Việc nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL là những việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để góp phần làm cho hoạt động GDNGLL trong nhà trường đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục phổ thông: "Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN". (Luật Giáo dục – 2005). Để thực hiện tốt công tác này, yêu cầu Hiều trưởng, Ban gám hiệu (BGH) cần xác định rõ đối tượng cần nâng cao nhận thức là ai, nội dung cần nâng cao nhận thức là gì và hình thức tác động để nâng cao nhận thức như thế nào?
 Đối tượng cần nâng cao nhận thức ở đây là cán bộ giáo viên, nhân viên và HS trong nhà trường. Từ đầu năm học BGH cần quán triệt đến giáo viên và học sinh về mục tiêu giáo dục toàn diện gồm hai mặt là: Dạy học trên lớp và Hoạt động GDNGLL, thông qua Điều lệ trường Tiểu học, đặc biệt nhấn mạnh chương III điều 26 về qui đinh các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nhằm giúp họ hiểu rõ về vị trí và vai trò của hoạt động GDNGLL đối với việc giáo dục toàn diện nhân cách HS Tiểu học. Qua đó giúp họ nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức hoạt động GDNGLL cho HS.
 Ngoài đối tượng là cán bộ giáo viên và HS thì Hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể, tổ chức xã hội cũng cần làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL và cần tham gia phối kết hợp cùng nhà trường để tổ chức các 
hoạt động GDNGLL góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện.
Tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành: xây dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên dưới hình thức chuyên đề, hội thảo... 
Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động.
- Phối hợp cùng với các bộ phận trong nhà trường thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL gồm: Ban giám hiệu, đại diện cha mẹ học sinh, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách, tổ khối trưởng, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn phụ trách các câu lạc bộ..; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên:
 + Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, tuyên truyền, vận động sự hỗ trợ về vật chất, kinh phí hoạt động, xây dựng các kế hoạch hoạt động.
 + Ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm hỗ trợ tinh thần, kinh phí tổ chức hoạt động. 
 + Tổng phụ trách đội: Chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động học sinh thực hiện tốt phong trào. Tổ chức, xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể trên cơ sở phối hợp với các tổ khối.
 + Phó Hiệu trưởng phụ trách các hoạt động: Duyệt nội dung chương trình, câu hỏi... khi tổ chức các hội thi như múa hát sân trường, đố vui, hái hoa dân chủ..., duyệt kế hoạch của tổ khối trước khi thực hiện
 + Giáo viên bộ môn: Âm nhạc; mĩ thuật; thể dục chịu trách nhiệm thành lập, chủ nhiệm các câu lạc bộ: Cầu lông, võ thuật, hát, múa, cờ vua, họa sĩ nhí,...
 + Các tổ khối trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ khối mình thực hiện theo nội dung từng tháng, tìm tòi phát hiện các hình thức, nội dung để tổ chức các hoạt động, các trò chơi dân gian đa dạng, phong phú, gây được sự cuốn hút từ phía học sinh nhưng phải đảm bảo tính vừa sức.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trên cơ sở kế hoạch giáo 
dục là một trong những vấn đề quan trọng nhất của công tác quản lí. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ càng được cụ thể hóa thì hiệu quả và tính khả thi của các hoạt động giáo dục càng cao. Kế hoạch hoạt động GDNGLL được xây dựng trên cơ sở nội dung chương trình năm học và thực hiện theo chủ điểm hàng tháng:
Tháng 9: Niềm vui ngày khai trường.
Tháng 10: Truyền thống nhà trường.
Tháng 11: Ngàn hoa dâng tặng thầy cô.
Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn.
Tháng 1,2: Mừng Đảng, mừng xuân. 
Tháng 3: Tiến bước lên đoàn.
Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị.
Tháng 5: Bác Hồ kính yêu.
- Hiệu trưởng cùng với Ban chỉ đạo dự kiến nội dung thực hiện của năm, tháng, tuần trên cơ sở có sự điều tra cơ bản về thực trạng của nhà trường: Đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, sự tham gia hỗ trợ từ phụ huynh học sinh, từ cộng đồng xã hội,để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể của nhà trường theo các tháng. Phân công bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm duyệt kế hoạch khối, giáo viên chủ nhiệm; kiểm tra, theo dõi, giám sát việc thực hiện của các bộ phận trong nhà trường sao cho thật hiệu quả, đồng bộ.
 - Trên cơ sở kế hoạch năm, nhà trường xây dựng kế hoạch tháng: Kế hoạch tháng được xây dựng xoay quanh chủ điểm gắn với từng nhiệm vụ đặc thù của tháng cụ thể cho từng khối lớp với các hoạt động, mức độ, yêu cầu khác nhau, sau đó sẽ được triển khai đến toàn thể giáo viên trong các buổi họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên môn. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chủ yếu tham gia bàn bạc nội dung, cách thức tổ chức cho học sinh thực hiện để phù hợp với thực tế. Ban chỉ đạo kiểm tra nhắc nhở, phê bình những cá nhân, tập thể không thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Giải pháp 3: Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động GDNGLL.
 - Chỉ đạo các hoạt động GDNGLL, căn cứ vào các chủ đề hàng tháng, tùy theo nội dung từng chủ đề để xây dựng các hoạt động và chỉ đạo cho phù hợp với kế hoạch.
 - Hướng dẫn quy trình tổ chức hoạt động GDNGLL, tổng phụ trách đội được tham gia bồi dưỡng công tác đội hàng năm, nên có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động GDNGLL, và chịu trách nhiệm hướng dẫn giáo viên chủ
nhiệm các quy trình của hoạt động. 
 - Ban giám hiệu phân công người trực tiếp tham gia các hoạt động cùng giáo viên và học sinh để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh khi cần thiết. 
 Mỗi loại hình hoạt động giáo dục NGLL bao gồm nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: 
 	+ Phát động thi đua
	+ Tổ chức nhân ngày lễ lớn
 + Hoạt động thi văn nghệ, TDTT
	+ Hoạt động giao lưu, liên kết
	+ Đại hội, chuyên đề, hội thảo
 + Tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi
 + Tổ chức các mô hình câu lạc bộ "Môn học em yêu thích".

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_hoat_dong_giao_duc_ngo.doc