SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lương Ngoại, Huyện Bá Thước

SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lương Ngoại, Huyện Bá Thước

 Trong giai đoạn đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước. Lúc này chính trị - Xã hội ổn định Sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ kĩ thuật , con người đó phải có phẩm chất, đạo đức nhân cách tốt. Đó phải là con người có sức khỏe, con người trình độ, có tri thức đó là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục phải đào tạo ra. Như vậy, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội. phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực vừa “hồng” vừa “chuyên”." Như Bác Hồ đã nói".

 Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng cho sự phát triển của giáo dục nước nhà. Để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một và các năm học tiếp theo. Qua đó cho thấy giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học là một cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, hình thành những thói quen vận động cần thiết cho cuộc sống.

 Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng cơ thể của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, nhưng lúc này cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ còn kém cho nên trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Thể dục giúp trẻ có sức khoẻ dẻo dai, vận động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về nhịp điệu và sự định hướng không gian tốt hơn.

 

doc 20 trang thuychi01 19732
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lương Ngoại, Huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
 1.1. Lí do chọn đề tài.
 Trong giai đoạn đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước. Lúc này chính trị - Xã hội ổn định Sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ kĩ thuật , con người đó phải có phẩm chất, đạo đức nhân cách tốt. Đó phải là con người có sức khỏe, con người trình độ, có tri thức đó là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục phải đào tạo ra. Như vậy, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội. phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực vừa “hồng” vừa “chuyên”." Như Bác Hồ đã nói".
 Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng cho sự phát triển của giáo dục nước nhà. Để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một và các năm học tiếp theo. Qua đó cho thấy giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học là một cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, hình thành những thói quen vận động cần thiết cho cuộc sống.
 Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng cơ thể của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, nhưng lúc này cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ còn kém cho nên trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Thể dục giúp trẻ có sức khoẻ dẻo dai, vận động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về nhịp điệu và sự định hướng không gian tốt hơn. 
 Giáo dục phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Các bài tập vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực giúp trẻ phát triển toàn diện. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng đề kháng. Việc rèn luyện các cơ bắp sẽ giúp duy trì sự cân bằng bền vững hơn và phát triển, cân đối, hài hòa. Làm cho quá trình trao đổi chất được tốt hơn, củng với hệ tuần hoàn và hô hấp cũng tốt, nhờ vậy mà sức khỏe trẻ được nâng cao. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong hoạt động trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, các bài tập rèn luyện phát triển vận động cho trẻ là một nội dung quan trọng, cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non. Nhận thức được điều đó trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy giáo dục thể chất đã trở thành một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ mầm non của đất nước phát triển cường tráng về thể lực, sáng khoái về tinh thần và trong sáng về đạo đức. 
 Năm học 2016 - 2017 nhà trường đã phân công tôi chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi và nhà trường đã chọn lớp tôi làm lớp điểm thực nghiệm chương trình phát triển vận động. Thực tế hiện nay trong trường mầm non nói chung và ở lớp tôi phụ trách nói riêng, tôi nhận thấy kỹ năng vận động của trẻ còn rất hạn chế về nhiều mặt, trẻ chưa tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động, chưa mạnh dạn, chưa thể hiện được khả năng của bản thân trong mọi hoạt động. 
 Là giáo viên ngành học mầm non và lại là giáo viên dạy ở trường mầm non vùng sâu, vùng xa. vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là làm thế nào để nâng cao được kỹ năng vận động cho trẻ. Xuất phát từ những suy nghĩ trên với mong muốn nâng cao kỹ năng phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và trường mầm non Lương Ngoại nói riêng và để thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển vận động nên tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lương Ngoại, Huyện Bá Thước.”. 
Ghi chú :Giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở mục 1.1 đoạn phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực vừa “hồng” vừa “chuyên”." Như Bác Hồ đã nói".TKTL Hồ chí Minh.
Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Trong công tác Giáo dục Trẻ Mầm non thì việc giáo dục phát triển vận động là không thể thiếu. Vì trẻ Mầm non “học bằng chơi”, “chơi mà học”, cơ thể trẻ đang trên đà phát triển. Giáo dục phát triển vận động có tác dụng phát triển về mọi mặt đối với trẻ cả về thể lực và trí tuệ. Vì vậy, các nhà giáo dục sử dụng nhiều phương pháp để cho trẻ có những kỷ năng qua quá trình tham gia giáo dục phát triển vận động.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mầm Non 5- 6 tuổi trường mầm non Lương Ngoại, Bá Thước.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Để có kết quả tốt tôi sử dụng phương pháp đàm thoại, 
 - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để thực hiện đề tài này.
 - Phương pháp trải nghiệm, chắc nghiệm.
 - Phương pháp tổng hợp, đánh giá kết quả.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.	
 2.l. Cơ sở lý luận.
 Giáo dục phát triển vận động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực trẻ. Dưới góc độ tâm, sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động (dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động. 
 Chúng ta biết rằng cấu trúc cơ thể người là một khối thống nhất, các cơ quan của cơ thể liên hệ mật thiết với nhau, do vậy khi ta vận động thì không chỉ có hệ vận động (cơ, xương, khớp) hoạt động mà các cơ quan khác như tim phổi và toàn bộ cơ thể cũng cùng hoạt động. Chính vì thế các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể chất cho trẻ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất là hình thành cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ, biết phối hợp các động tác, giữ thăng bằng và kỹ năng định hướng trong không gian Nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng thời giáo dục cho trẻ những phẩm chất đạo đức, ý chí lành mạnh.
 Trẻ 5- 6 tuổi, các cơ chi đã linh hoạt, nhu cầu vận động của trẻ ngày càng lớn, đồng thời các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đã hoàn thiện, các chức năng tâm lý như: xúc cảm, tình cảm, ghi nhớ, chú ý... Đã có chủ định, trẻ đã có thể ghi nhớ và thể hiện lại các vận động phức tạp. Ở độ tuổi này, trẻ đã biết vận động nhịp nhàng, khéo léo. Trẻ cũng đã có thể ghi nhớ một số động tác theo bản nhạc hoặc lời hát, trẻ cũng có thể thực hiện đúng, đẹp, đều các động tác quy định. Trẻ 5- 6 tuổi cũng có thể sử dụng các dụng cụ vận động thành thạo, chính xác. Quá trình trẻ tập luyện và chơi các trò chơi vận động, tham gia các hoạt động của trường, lớp sẽ giúp trẻ khám phá được những điều kỳ diệu xung quanh trẻ. Qua đó giúp trẻ hình thành sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ. Các biểu tượng hình thành cho trẻ là cơ sở hoạt động tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, ngoài ra khi trẻ được vận động còn giúp trẻ phát triển thể lực tốt, rèn luyện sức khỏe, cơ thể trở nên dẻo dai và khéo léo hơn.
 Để lớp lớn của khu trung tâm phát triển kĩ năng vận động cho trẻ tốt, tôi luôn mong muốn làm sao tạo cho trẻ có một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động vận động, trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng của mình thông qua các hoạt động học và chơi để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng kỹ năng vận động của lớp mình, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
Ghi chú :Giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở mục 2.1 tác giả tham khảo TL giáo trình sinh lý học trẻ em TG Lê thanh Vân, và TL các hoạt động phát triển vận động của trẻ mầm non. TG Nguyễn Sinh Thảo- Nguyễn Thị Tuất, 
 2.2.Thực trạng: 
 2.2.1. Thuận lợi:
 Trường Mầm Non Lương Ngoại là một trường vùng sâu, vùng xa của Huyện Bá Thước. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, là một trường chuẩn quốc gia trong nhiều năm liền. Trường luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các năm học. Nhờ đó mà chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Để đạt được những thành tích đó chính là nhờ có được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để dạy trẻ được tốt hơn. Nhà trường đã mua sắm nhiều những đồ dùng phục vụ cho việc dạy học đặc biệt là phát triển vận động cho trẻ.
 Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa phương đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường, cho đến nay nhà trường đã có khuân viên rộng rãi, thoáng mát cho trẻ hoạt động học và vui chơi.
 Bản thân tôi luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân trao dồi kiến thức, luôn được chuyên môn nhà trường quan tâm và tạo điều kiện dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Luôn được sự yêu mến, gần gũi của các cháu học sinh và phụ huynh tin cậy luôn nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp. Tôi luôn được sự yêu quý, giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động.
 Phòng học rộng rãi, hợp lý nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động vận động cho trẻ cũng dễ dàng và đạt hiệu quả. Trẻ luôn hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa của lớp cũng như do nhà trường tổ chức. 
Được sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em mình, luôn ủng hộ các hoạt động của nhà trường cũng như của lớp. Luôn phối kết hợp với cô giáo để cùng dạy trẻ được tốt hơn.
 2.2.2. Khó khăn:
 Trường Mầm Non Lương Ngoại là một trường vùng sau, vùng xa đa số là con em dân tộc mường, trẻ chưa thành thạo tiếng phổ thông nên gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục trẻ. Lớp lớn do tôi phụ trách 98% các cháu đều xuất thân từ gia đình nông thôn nên khả năng học hỏi, giao tiếp còn rất rụt rè, nhút nhát. Vì vậy khi tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn bè trẻ chưa mạnh dạn, tự tin và chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.
 Một số dụng cụ, đồ dùng để giáo viên tổ chức dạy vận động cho trẻ và của trẻ thực hiện chưa phù hợp, số lượng còn hạn chế, chưa phong phú, Chủ yếu đồ dùng do cô giáo tự làm là chính. Nên độ bền, đẹp cũng hạn chế.
 Nhận thức chung của người dân địa phương nơi đây chưa thấy rõ được tầm
quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và chương trình giáo dục thể chất nói riêng, họ còn cho rằng phát triển vận động không quan trọng bằng các giờ học khác vì thế phát triển vận động chưa phải là mối quan tâm của các bậc cha mẹ và địa phương.
 Từ những nguyên nhân và hạn chế nêu trên cho thấy trẻ chưa tích cực và mạnh dạn trong quá trình vận động. Điều đó thể hiện rất rõ trong quá trình trẻ thực hiện một cách chưa thành thạo, chưa tự tin, chưa khéo léo, linh hoạt của trẻ.
 Việc phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Lương Ngoại- Huyện Bá Thước. Thực tế là ở lớp tôi chủ nhiệm sau khi tìm hiểu và thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Qua một thời gian theo dõi và quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày tôi đã thấy được thực trạng của trẻ về kỹ năng vận động đầu năm học 2016 - 2017 như sau:
STT
Tiêu chí
Trước khi áp dụng biện pháp
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Số trẻ chưa đạt
Tỷ lệ %
1
Trẻ hứng thú tham gia vận động
10/28
36%
18/28
64 %
2
Trẻ thể hiện kỹ năng khéo léo khi thực hiện.
13/28
46%
15/28
54%
3
Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện.
11/28
39%
17/28
61%
 Qua bảng kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng kỹ năng vận động của trẻ còn rất hạn chế để khắc phục và giải quyết thực trạng hạn chế trên và để nâng cao được hiệu quả thực hiện "phát triển vận động", tôi đã học hỏi, tìm tòi và áp dụng 
“Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Lương Ngoại- Huyện Bá Thước ” như sau:
 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Dựa trên những mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực và các nhu cầu của trẻ trong sinh hoạt hằng ngày nên tôi đã áp dụng.
 2.3.1. Phát triển kỹ năng vận động cho trẻ qua hoạt động thể dục sáng.
 Bản thân tôi nhận thấy tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hằng ngày có ý nghĩa to lớn như thế nào về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy khi cơ thể trẻ còn đang uể oải, nếu ta cho trẻ được tập thể dục đơn giản, trẻ sẽ cảm nhận được sự sảng khoái và tinh thần thoải mái. Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi chào đón một ngày hoạt động mới với đầy hứng khởi.
 Hiểu được điều đó chính vì vậy tôi đã lên kế hoạch có những sáng tạo cho trẻ tập thể dục sáng hằng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Hằng ngày đến trường sau khi nghe tôi mở nhạc thì trẻ đã biết đến giờ tập thể dục sáng và trẻ tự đứng lên đi ra sân trường xếp đội hình ngay ngắn để tập, đó là thói quen mà tôi đã tạo được cho trẻ. Thời gian cho mỗi lần tập thể dục sáng khoảng 15 - 20 phút, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, bóng, hoa tua hoặc tay không phù hợp với động tác của từng bài thể dục để tạo hứng thú cho trẻ tập. 
 Để giúp cho trẻ trong giờ thể dục sáng không bị nhàm chán với các động tác thể dục, tôi cho trẻ tập thể dục sáng theo giai điệu các bài hát, tôi lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ đề, chủ điểm, có tiết tấu phù hợp, giai điệu vui tươi, nhí nhảnh giúp cho trẻ hứng thú, cảm thấy thoải mái hơn khi tập, trẻ không cảm thấy gò bó, cứng nhắc với những động tác vận động cơ bản, khiến cho các bài tập thể dục sáng không chỉ mang tính rèn luyện sức khỏe mà trẻ còn được giao lưu nâng cao khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ được tốt hơn. Ngoài những bài tập phát triển chung tôi còn cho trẻ tập những bài thể dục nhịp điệu aerobic, sôi nổi, khỏe khoắn, phù hợp với sức khỏe của trẻ những bài hát tôi thường chọn làm nhạc thể dục sáng cho trẻ như: “ con cào cào”, “ nắng sớm”
 Hằng tháng sau mỗi chủ đề thì tôi lại thay đổi những bài hát khác phù hợp với chủ đề của tháng, khi trẻ mới làm quen với bài hát mới, động tác mới thì tôi tập mẫu cho trẻ tập theo, khi trẻ đã quen với bài hát mới và nhớ động tác thì tôi mở nhạc cho trẻ tự tập, tôi chọn hai trẻ tập đẹp và đứng lên trên để tập mẫu, còn tôi sẽ đi quan sát và sửa sai cho trẻ.
 Ví dụ: Đối với chủ điểm “Trường mầm non” tôi cho trẻ tập theo lời bài hát “ nắng sớm”, “thể dục buổi sáng” Giai điệu bài hát có tính chất vui tươi, hồn nhiên, tạo cho trẻ hứng thú khi tập.
Đối với chủ điểm “động vật” tôi chọn bài hát “con cào cào”, “ gà gáy” Với những bài hát này tạo cho trẻ sự hứng khởi khi tập.
 Khi tập cho trẻ tôi chọn vị trí đứng tập sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy rõ và tôi cũng dễ quan sát khi trẻ tập, tôi chú ý quan sát và sửa sai cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Tôi hướng dẫn và nhắc nhở trẻ tư thế đứng cần phải đứng thẳng, vai thả lỏng đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đúng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác, để dễ dàng sửa sai cho trẻ kịp thời tôi sắp xếp mỗi lớp có một giáo viên đứng ở hàng của lớp mình khi trẻ tập thì quan sát, nhắc nhở trẻ tập và sửa sai cho trẻ kịp thời. 
 Sau giờ thể dục sáng tôi quan sát thấy tinh thần của trẻ rất thoải mái và vui vẻ, đó là sự khởi động một ngày mới giúp cho cơ thể trẻ có một sức khỏe tốt đáp ứng cho hoạt động một ngày của trẻ.
Ghi chú :Giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở mục 2.3.1 tác giả tham khảo Trò chơi vận động và các bài tập thể dục sáng cho trẻ từ 2- 6 tuổi Tác giả Phùng Thị Tường- Đặng Lan Phương
 Tham khảo chuyên đề phát triển vận động 2015-2016
 2.3.2. Phát triển kỹ năng vận động thông qua hoạt động giờ học môn thể dục . (Phát triển vận động).
 Về khả năng phát cơ bắp cũng như sức mạnh, sức bền của cơ thể của trẻ đang trên đà phát triển mạnh, Trường mầm non Lương Ngoại không gian rộng thoải mái cho trẻ chạy nhảy, vui chơi .Vì thế tổ tận dụng để trẻ có nhiều cơ hội tập luyện để phát triển cơ bắp, sức mạnh, sức bền của cơ thể một cách tự nhiên thông qua những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì vậy tổ chức các hoạt động học phát triển vận động nhằm mục đích tập cho trẻ thực hiện các vận động cơ bản (bò- trườn - trèo, tung - ném - bắt, đi - chạy - nhảy) vững vàng, đúng tư thế và chính xác hơn, hoàn thiện hơn.
 Để làm được điều đó tôi đã áp dụng và thực hiện theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là người chủ đạo trong một giờ hoạt động, tôi chỉ là người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ hoạt động sao cho đạt được kết quả cao, nhờ đó mà phát huy được tính tích cực của trẻ trong giờ học, trẻ được hoạt động nhiều hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Đối với một giờ học thể dục theo quy định gồm có ba phần: Khởi động, trọng động, hồi tĩnh, để thực hiện tốt một giờ học thể dục đạt kết quả cao như mong đợi thì yêu cầu giáo viên phải có sự khéo léo, linh hoạt và sáng tạo khi lên lớp. Trước khi lên kế hoạch vận động cho trẻ. Tôi phải biết được khả năng vận động của trẻ, tôi đã lựa chọn những hình thức vận động phù hợp với trẻ, điều quan trọng là tôi luôn quan tâm đến những vận động mà phần đa trẻ ở lớp tôi thực hiện kỹ năng còn hạn chế để qua đó nâng cao được kỹ năng vận động cho trẻ. 
 Điều mà tôi chú ý nhất đó là sự sáng tạo trong mỗi giờ học, cái này không phải người giáo viên nào cũng thực hiện được. Mỗi giờ học vận động tôi thường xuyên tìm hiểu, suy nghĩ và lựa chọn thay đổi những hình thức vận động khác nhau để lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động. Có những giờ vận động tôi tổ chức thành một trò chơi thú vị như “Ai nhanh nhất”, “Thăm nhà bạn”, Có những giờ vận động tôi lại tổ chức thành một hội thi như: “Bé khỏe mầm non”, “Vận động viên nhí”, “Bé tài năng” Trẻ học qua các trò chơi, hội thi nhờ đó mà trẻ hứng thú hơn với giờ học, tự tin thể hiện khả năng của bản thân trong giờ vận động.
 Đối với phần khởi động để phát huy tính tích cực của trẻ tôi đã suy nghĩ và đưa ra một hình thức là cho ba đội cùng nhau bàn bạc và thống nhất sẽ thực hiện như thế nào, khi cho trẻ nói lên ý tưởng của đội mình thì tôi sẽ nhận xét và đưa ra một ý kiến chung của cả lớp và cho trẻ cùng thực hiện cũng qua đó tôi có thể lồng ghép thêm giáo dục an toàn giao thông khi đi trên đường... Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 phút, kết hợp kiễng gót chân, mũi bàn chân sau đó đứng thành vòng tròn hay vòng cung hoặc hàng ngang để tập bài tập phát triển chung. Với hình thức như thế có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động và qua đó tôi đã dạy cho trẻ tinh thần đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong mỗi hoạt động của lớp.
 Vận động cơ bản là phần trọng tâm của một giờ học thể dục và là nội dung quan trọng để phát triển các tố chất vận động cho trẻ, củng cố và hình thành ở trẻ những biểu tượng cơ bản về kỹ năng vận động. Ở phần này tôi đã lựa chọn và đưa ra hình thức tôi sẽ nêu tên vận động và gợi ý cho trẻ bàn bạc và tự nhớ lại những kỹ năng vận động của bài tập đó, lý do tôi sử dụng hình thức này bởi vì các bài tập này trẻ đã được học qua chương trình ở các lớp dưới nên phần nào trẻ cũng đã tích lũy được một số kỹ năng vận động mà cô đã dạy. Sau khi đã thống nhất tôi cho 1- 2 trẻ lên thực hiện thử và cho trẻ nhận xét bạn thực hiện đã đúng chưa, từ đó tôi hệ thống lại chính xác 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_van_dong_cho_tre_ma.doc