SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4 trong giờ học hát
Sidney, một nhà thơ nổi tiếng của Anh đã từng nói: "Âm nhạc là điều kì diệu nhất kích thích cảm giác".
Thật vậy, âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, mỗi chúng ta đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu, âm nhạc theo suốt con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, hò giã gạo, hò kéo pháo hay khúc hát giao duyên Âm nhạc như người bạn tri kỉ của mỗi con người, nó có thể giúp ta giải bày tâm sự, giúp ta bày tỏ niềm vui, nỗi buồn hay thổ lộ tâm tình Không chỉ thế, nó còn có ảnh hưởng tác động lớn đến mỗi con người. Là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, âm nhạc ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Như vậy, việc đưa âm nhạc vào trường học cũng không nằm ngoài mục đích là nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh nói riêng, cũng như khả năng thẩm mỹ của các em về cái đẹp, cái thiện. Vì thế, âm nhạc trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với trẻ em. Với học sinh Tiểu học môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam.
Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự tích cực sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Tích cực, sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này còn mang các đặc điểm tâm lý hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động các em thích vui chơi, thích các trò chơi vui nhộn "vừa chơi, vừa học". Các em ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ lâu và sâu một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó, cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "chóng nhớ, mau quên". Mặt khác, trong quá trình lên lớp, giáo viên chỉ mới giúp học sinh hát đúng được giai điệu lời ca bài hát còn việc phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em thì đang còn nghèo nàn. Hay nói cách khác là hầu hết giáo viên còn lúng túng chưa tìm ra cách thức riêng, phương pháp phù hợp để khơi dậy sự ham thích, say mê của các em khi học hát. Đặc biệt đối với môn học này, là một bộ môn nghệ thuật mang tính sáng tạo cao. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy hết khả năng của các em, giúp các em thể hiện được bản thân và tự tin trong giờ học Âm nhạc cũng như trong cuộc sống hằng ngày?
MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị Phần IV: PHỤ LỤC 1 1 2 2 2 2 2 3 4 14 15 15 16 18 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sidney, một nhà thơ nổi tiếng của Anh đã từng nói: "Âm nhạc là điều kì diệu nhất kích thích cảm giác". Thật vậy, âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, mỗi chúng ta đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu, âm nhạc theo suốt con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, hò giã gạo, hò kéo pháo hay khúc hát giao duyên Âm nhạc như người bạn tri kỉ của mỗi con người, nó có thể giúp ta giải bày tâm sự, giúp ta bày tỏ niềm vui, nỗi buồn hay thổ lộ tâm tình Không chỉ thế, nó còn có ảnh hưởng tác động lớn đến mỗi con người. Là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, âm nhạc ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Như vậy, việc đưa âm nhạc vào trường học cũng không nằm ngoài mục đích là nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh nói riêng, cũng như khả năng thẩm mỹ của các em về cái đẹp, cái thiện. Vì thế, âm nhạc trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với trẻ em. Với học sinh Tiểu học môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự tích cực sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Tích cực, sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này còn mang các đặc điểm tâm lý hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động các em thích vui chơi, thích các trò chơi vui nhộn "vừa chơi, vừa học". Các em ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ lâu và sâu một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó, cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "chóng nhớ, mau quên". Mặt khác, trong quá trình lên lớp, giáo viên chỉ mới giúp học sinh hát đúng được giai điệu lời ca bài hát còn việc phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em thì đang còn nghèo nàn. Hay nói cách khác là hầu hết giáo viên còn lúng túng chưa tìm ra cách thức riêng, phương pháp phù hợp để khơi dậy sự ham thích, say mê của các em khi học hát. Đặc biệt đối với môn học này, là một bộ môn nghệ thuật mang tính sáng tạo cao. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy hết khả năng của các em, giúp các em thể hiện được bản thân và tự tin trong giờ học Âm nhạc cũng như trong cuộc sống hằng ngày? Là một giáo viên đứng lớp và trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học, tôi nhận thấy ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức âm nhạc, dạy cho các em biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát...thì nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là kích thích sự ham thích, say mê của học sinh đối với âm nhạc. Để làm được điều đó thì giáo viên phải phát huy được sự tích cực, khơi dậy được sự sáng tạo của các em trong quá trình học hát. Chính vì lí do đó tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4 trong giờ học hát”. 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp giáo viên có những biện pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4 trong giờ học hát. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu và tổng kết: Một số biện pháp dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học hát của học sinh lớp 4. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn, nội dung chương trình, sách giáo khoa. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học, vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người giáo viên. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội. Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác. Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những giây phút thư giãn thoải mái, học mà chơi - chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc. Vậy làm thế nào để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học hát? Trước hết các em phải nắm được kiến thức về âm nhạc, có sự đam mê, yêu thích môn học này; đồng thời người giáo viên cần tạo cho các em một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong những yếu tố quan trọng là giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về âm nhạc, tạo điều kiện để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình. Trên cơ sở lí luận thực tiễn, qua nghiên cứu giáo trình, tài liệu giảng dạy cùng với việc đúc rút kinh nghiệm trong những năm được trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu học, tôi đưa ra những việc làm cụ thể, một số biện pháp khả thi trong quá trình thực hiện trên lớp nhằm giúp học sinh lớp 4 phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học hát. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Thực trạng chung: Qua thực tế giảng dạy cho thấy, các em học sinh lớp 4 trường tôi hầu hết còn hát theo cảm tính, nhiều em mới chỉ thuộc lời ca, hát chưa đúng nhạc đúng điệu. Số lượng học sinh có thẩm mỹ về âm nhạc rất hiếm. Điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên trực tiếp đứng lớp, nhất là khó khăn trong việc lựa chọn học sinh có năng khiếu để tham gia giao lưu các cuộc thi văn hóa văn nghệ, hay cuộc thi Tiếng hát học sinh Tiểu học trong năm học này (năm học 2017– 2018). 2.2. Đặc điểm riêng: Năm học 2017- 2018 ôi được nhà trường phân công dạy 5 khối lớp từ khối 1 đến khối 5, với tổng số học sinh toàn trường là 250 em, trong đó khối lớp 4 gồm 2 lớp: 4A và 4B, sĩ số của toàn khối là 39 em, 100% là học sinh nông thôn. a. Thuận lợi: - Trường lớp tương đối khang trang, đầy đủ đồ dùng dạy học các bộ môn nói chung và Âm nhạc nói riêng. - Ban Giám hiệu luôn quan tâm tới bộ môn và các phong trào văn hóa văn nghệ trong nhà trường. - Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn và được trực tiếp tham gia chuyên đề đổi mới chương trình giảng dạy. - Nhìn chung các em học sinh ngoan, có ý thức trong học tập. - Học sinh rất yêu thích học môn Âm nhạc. b. Khó khăn: - Do nhà trường nằm ở địa bàn nông thôn, dân trí chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của các em học sinh còn nhiều hạn chế. - Môn Âm nhạc trong trường Tiểu học tuy không mới nhưng theo quan niệm của nhiều người, nhất là phụ huynh học sinh thì vẫn cứ xem đây là môn phụ, vì thế việc nhận thức về bộ môn Âm nhạc còn hạn chế, thiếu tính thiết thực và cách nhìn về môn này còn nhiều phiến diện. - Các em thiếu sách giáo khoa, thiếu vở chép nhạc, thiếu đồ dùng, dụng cụ dành cho học sinh (như thanh phách, song loan, trống, mỏ...). - Các em còn rụt rè chưa dám thể hiện mình, chưa tích cực trong các giờ học. Chính vì vậy, khi dạy phần học hát cho học sinh lớp 4, tôi gặp không ít khó khăn. Bởi khả năng tư duy cũng như năng lực tiếp thu âm nhạc của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em có thói quen hát tự do, không đúng nhạc nên khi uốn nắn, sửa sai mất nhiều thời gian và khó hình thành một cách sâu sắc về cách trình bày, cách thể hiện bài hát, cách hát đúng nhạc theo đàn, đúng phách, đúng cao độ, trường độ ... Và cũng vì thế mà việc dạy học phát huy được tính tích cực, sáng tạo cho học sinh là một việc làm vô cùng khó khăn. c. Khảo sát: Đầu năm học 2017 - 2018, khi được nhà trường phân công phụ trách dạy môn Âm nhạc tôi đã chọn lớp 4A làm lớp thực nghiệm và tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình của lớp, năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh thông qua phần học hát với đề khảo sát như sau: * Hãy trình bày một bài hát mà em yêu thích nhất trong chương trình đã học ở lớp 3 trong đó có thể hiện một số động tác phụ họa mà em sáng tạo. Qua khảo sát ban đầu bằng thực tế năng lực của học sinh tôi thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Mức độ 1 Hát tốt và vận động phụ họa có sáng tạo Mức độ 2 Biết hát và vận động phụ họa chưa có sự sáng tạo hoặc không vận động phụ họa SL TL SL TL 4A 20 11 55% 9 45% 2.3. Nguyên nhân: - Nguyên nhân chủ yếu mà học sinh vấp phải là khi hát các em còn e ngại, chưa tự tin, chưa mạnh dạn để thể hiện bài hát. Sự tích cực trong học tập còn hạn chế và tiếp thu kiến thức âm nhạc một cách dập khuôn, thiếu sự sáng tạo. - Phần lớn học sinh chưa biết cách hát một bài hát có đệm nhạc. Các em hát theo thói quen, không đúng nhạc, không theo đàn, hát không có sức biểu cảm, chưa biết vận động phụ họa cho hợp với lời ca trong bài hát. - Giáo viên còn ngại khó, ngại khổ chưa nhiệt tình trong quá trình lên lớp. Đôi khi chỉ dạy cho học sinh thuộc lời ca bài hát mà ngại sửa cho các em những lỗi thường mắc phải. Đứng trước những khó khăn không phải dễ giải quyết như trên, tôi không khỏi có nhiều những băn khoan trăn trở. Làm thế nào để có thể giúp các em không những hát đủ, hát đúng, hát hay mà còn phải phát huy hết năng lực của mình, thực sự tích cực trong quá trình học hát và biết sáng tạo trên nền âm nhạc? Để làm được điều đó không phải một ngày hai ngày mà tôi nghĩ đó là cả một quá trình tìm tòi, suy nghĩ để tìm được hướng đi đúng đắn nhất, giúp cho những tâm hồn thơ ngây của các em trong trẻo hơn, giúp những trái tim bé bỏng của các em có thể chạm được tới âm nhạc trong sự ham thích, say mê. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Đã là giáo viên khi đứng trên bục giảng, có lẽ ai cũng mong muốn và khao khát học sinh sẽ lĩnh hội được tất cả những kiến thức mà thầy cô truyền thụ. Nhưng chỉ mình kiến thức thôi thì chưa đủ mà nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm thế nào để phát huy được hết khả năng của học sinh, giúp các em tích cực hơn trong học tập và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo. Đó là một nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc dạy hát cho học sinh theo các bước cơ bản, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, vận dụng những biện pháp tối ưu nhất nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em. Để làm được điều đó tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: 3.1. Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh. Dạy học dựa vào năng lực của từng học sinh, quan tâm đến tất cả các em là một nội dung quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đối với môn Âm nhạc, việc phân loại đối tượng học sinh cũng đặc biệt quan trọng nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm hiểu năng lực của từng học sinh, phân loại từng nhóm đối tượng để lên kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng cho phù hợp qua các giờ học trên lớp, tăng cường kiểm tra cá nhân để nắm bắt khả năng của từng học sinh. Học sinh có năng khiếu là những học sinh có khả năng ca hát và nhạy cảm tốt với âm nhạc. Đối với nhóm học sinh này giáo viên cần tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các em học tập và rèn luyện, giúp các em phát triển năng khiếu ngày một tốt hơn, góp phần phát triển phòng trào Văn - Thể - Mĩ trong nhà trường. Còn học sinh không có năng khiếu là những học sinh không có khả năng ca hát và nhạy cảm với âm nhạc ở mức độ không cao. Đối với những học sinh này giáo viên cần lôi cuốn để hình thành cho các em một số kĩ năng ca hát cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu chung của mục tiêu môn học. Việc phân loại đối tượng sẽ rất thuận lợi cho giáo viên trong việc phát huy hết năng lực của học sinh và tạo điều kiện để các em tích cực học tập và sáng tạo hơn trong từng bài học. 3.2. Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi: Trong quá trình giảng dạy, việc kết hợp hài hòa các hình thức tổ chức dạy học là một việc vô cùng quan trọng. Cũng cùng một nội dung kiến thức những nếu giáo viên chọn hình thức tổ chức tốt, linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Một hình thức mà tôi thường sử dụng trong khi dạy học hát nhằm phát huy năng lực và sự sáng tạo của các em đó là hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi. Hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng tạo động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát. Hoạt động này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều cách vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn. Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng kiểu vỗ tay khác nhau. Ví dụ: Về cách vỗ tay theo nhịp 3/4 với bài “Chúc mừng”, 2 em vừa hát vừa vỗ tay theo cách sau: + Câu hát thứ 1: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn. + Câu hát thứ 2: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay của mình vào tay bạn. + Câu hát thứ 3: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn. Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái. + Câu hát thứ 4: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay của mình vào tay bạn. Với cách làm này tôi thấy học sinh rất hào hứng khi thực hiện. Có nhiều em rất sáng tạo khi vỗ tay theo từng phách trong câu nhạc. Các em hứng thú khi tham gia và tham gia một cách tích cực đã tạo cho không khí lớp học sôi nổi và là động lực để tiếp thu kiến thức âm nhạc, khám phá những điều mới lạ trong bài học. 3.3. Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, tôi khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách: thay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bài hát để học sinh nhận biết và thực hành. Ví dụ 1: Bài hát: “Cò lả” (Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ) Tôi thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 98 lên 120 Hỏi: Em có nhận xét gì nếu thầy thay đổi tốc độ bài hát như thầy vừa trình bày? - Học sinh trả lời: Bài hát “Cò lả” nếu hát ở tốc độ nhanh sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì giai điệu bài hát nhẹ nhàng, vui tươi, tính chất thiết tha, trìu mến. Ví dụ 2: Bài hát: “Chú Voi con ở Bản Đôn” (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) Tôi đàn cho học sinh hát với nhịp điệu Disco, rồi lần lượt chuyển sang rumba, chacha,..yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn. Tôi hỏi: Các em hãy cho thầy biết sự thay đổi tiết tấu như thầy và các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không? - HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân. Hoặc: Khi ôn tập bài hát, tôi đệm đàn và yêu cầu học sinh lần lượt trình bày bài hát đó ở giọng khác nhau cũng như ở tốc độ khác nhau, học sinh cần nhận xét được rằng, hát ở giọng nào và tốc độ nào là phù hợp. + Lần thứ nhất đệm đàn ở giọng Rê trưởng, tốc độ chậm; + Lần thứ hai đệm ở giọng Mi trưởng, tốc độ trung bình; + Lần thứ ba đệm ở giọng Pha trưởng, tốc độ nhanh. - Học sinh nhận xét: Hát ở lần thứ hai là phù hợp cả về cao độ và tốc độ Như vậy, từ việc làm trên, tôi thấy trong quá trình học hát hầu hết tất cả các em đã rất chăm chú, say mê và tích cực học tập. Bởi vì các em phải thực sự chú ý lắng nghe mới phát hiện được sự thay đổi tiết tấu, quãng, giọng xem có phù hợp với sắc thái của bài hát hay không. Việc làm này nhằm giúp các em nắm vững tiết tấu cũng như giai điệu của bài hát và phát huy hết khả năng của học sinh, rèn kĩ năng nghe cho các em một cách tích cực nhất. Đặc biệt đối với những học sinh có khả năng cảm nhạc tốt, kĩ năng nghe tốt thì giờ học trở nên vô cùng hào hứng, thích thú còn đối với những em khả năng cảm nhạc kém hơn thì sẽ nắm vững được tiết tấu cũng như sắc thái của bài hát để không còn tình trạng hát sai lời, sai nhạc và cũng giúp các em tích cực hơn trong quá trình học tập. 3.4. Chia nhóm học sinh để các em được tham gia hát tích cực và tự kiểm tra lẫn nhau. Trong quá trình học hát, sau khi tiến hành dạy theo các bước cơ bản giúp các em hát đúng, chính xác giai điệu, lời ca của bài hát, để các em nhanh thuộc bài và nhớ giai điệu bài hát tôi đã chia nhóm cho các em ôn tập và tự kiểm tra lẫn nhau. Ví dụ: Khi học bài hát “Em yêu hòa bình” (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn) Tôi giúp học sinh hát đúng giai điệu lời ca qua các bước cơ bản sau đó tổ chức cho các em ôn luyện bài hát bằng cách chia lớp thành 2 nhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp, đồng ca. Lời 1: + Nhóm 1 hát câu 1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô. + Nhóm 2 hát câu 2: Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố. + Nhóm 1 hát câu 3: Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh mặt trời. + Nhóm 2 hát câu 4: Náo nức tiếng cười say sưa yêu đời. + Cả 2 nhóm hát: Những đóa hoa tươi màuxin tặng các thầy các cô. Lời 2: Đảo ngược lại nhóm 2 sẽ hát trước, tương tự như lời 1. + Nhóm 2 hát câu 1 và câu 3 + Nhóm 1 hát câu 2 và câu 4 + Cả 2 nhóm hát câu còn lại. Giáo viên có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và lựa chọn hình thức trình bày bài hát phù hợp như: Một học sinh nam hát lĩnh xướng câu 1 và câu 2 lời 1, một học sinh nữ lĩnh xướng câu 3 và câu 4 lời 1, cả lớp sẽ hát tập thể những câu còn lại và cả lời 2. Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và chủ động trong cách trình bày bài hát. Ngoài ra các em còn nhanh nhớ, nhanh thuộc bài, trình bày bài hát một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Giáo viên đã tạo được sự hào hứng, thi đua lẫn nhau và giúp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc được thể hiện mình với các bạn trong lớp còn những em e dè, nhút nhát sẽ tự tin hơn khi tham gia hát cùng các bạn. Điều này có tác động hai chiều một cách rất hiệu quả. 3.5. Học sinh nêu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau Trong quá trình học tập, so với bắt chước thì tìm tòi, sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của học sinh. Khi lên lớp tôi luôn khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về bài hát, về môn học. HS có thể trình bày những ý kiến riêng của mình. Đây là cơ sở để các em có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. Tôi đã tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận và từ đó điều chỉnh cách học theo hướng tích cực. Ví dụ: Bài hát “Chim Sáo” (Dân ca Khơ-Me) * Cách 1: Sau khi cho học sinh nghe hát mẫu và đọc lời ca, tôi đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Chim Sáo”? HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV về nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Học sinh nêu cảm nhận theo ý hiểu của mình, các em được trình bày ý kiến một cách tự nhiên. Sau đó tôi mới cung cấp
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_cua_ho.doc