SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Giáo dục mầm non luôn hướng tới giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Mỗi một môn học đem lại cho trẻ mục tiêu phát triển khác nhau. Nếu như môn Thể dục giúp trẻ phát triển các vận động của cơ thể như bật, nhảy, bò, trườn, trèo và một số vận động tinh thì môn Toán giúp trẻ nhận biết hình khối, màu sắc, đo dài, ngắn, cao, thấp và nhận biết chữ số; môn Văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cảm nhận được tính nhân văn trong câu truyện, những lời thơ mang tính giáo dục cao nhưng vẫn rất mượt mà, êm ái thì môn học Khám phá môi trường xung quanh lại giúp trẻ nhận biết tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh một cách toàn diện. Tuy ở mức độ sơ đẳng nhưng với tuổi mầm non những kiến thức ấy rất quan trọng, nó thúc đẩy sự tìm tòi khám phá hiểu biết về môi trường xung quanh ở giai đoạn tiếp theo, đặt nền móng cho trẻ bước vào trường Tiểu học.

 Nội dung tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh của trẻ mầm non gắn với các chủ đề rất phong phú và đa dạng. Nội dung bao gồm làm quen với môi trường xã hội (gồm làm quen với những người gần gũi và cuộc sống xã hội; làm quen với đồ vật; làm quen với các PTGT ) và làm quen với thiên nhiên (gồm TG thực vật; TG động vật; một số hiện tượng tự nhiên ). Nếu như trẻ tích cực chủ động trong hoạt động thì mọi kiến thức cô giáo muốn truyền tải trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội, mang lại hiệu quả giáo dục cao trái với việc trẻ thụ động tiếp nhận thông tin kiến thức từ phía giáo viên. Nhưng làm thế nào để phát huy có hiệu quả tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh (KPMTXQ) luôn là đề tài tôi trăn trở. Và trong suốt thời gian trực tiếp dạy trẻ tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho bản thân để tìm ra những biện pháp hay, những kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào thực hiện trên trẻ. Đó cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh”.

 

doc 19 trang thuychi01 32403
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3
2 . Nội dung
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng công tác cho trẻ KPMTXQ qua hoạt động thực tiễn
4
2.2.1. Thuận lợi
5
2.2.2. Khó khăn
6
2.2.3. Kết quả khảo sát ban đầu
6
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
7
2.3.1. Sử dụng đồ dùng trực quan phong phú, sinh động, hợp vệ sinh, thẩm mỹ hấp dẫn trẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy .
8
2.3.2. Tổ chức các trò chơi, câu đố nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học.
8
 2.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng những câu hỏi mở để kích thích tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
10
2.3.4.Tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của trẻ, coi trẻ là trung tâm của mọi hoạt động.
11
2.3.5. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động .
12
2.3.6. Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, kích thích sáng tạo của trẻ .
14
2.3.7. Phối hợp với cha mẹ trẻ cùng thực hiện.
16
2.4. Kết quả thực tiễn áp dụng.
17
2.4.1. Kết quả trên trẻ.
17
2.4.2. Hiệu quả đối với giáo viên.
18
2.4.3. Hiệu quả đối với nhà trường.
18
3. Kết luận, kiến nghị.
18
3.1. Kết luận.
18
3.2. Bài học kinh nghiệm.
18
3.3. Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài :
	Giáo dục mầm non luôn hướng tới giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Mỗi một môn học đem lại cho trẻ mục tiêu phát triển khác nhau. Nếu như môn Thể dục giúp trẻ phát triển các vận động của cơ thể như bật, nhảy, bò, trườn, trèovà một số vận động tinh thì môn Toán giúp trẻ nhận biết hình khối, màu sắc, đo dài, ngắn, cao, thấp và nhận biết chữ số; môn Văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cảm nhận được tính nhân văn trong câu truyện, những lời thơ mang tính giáo dục cao nhưng vẫn rất mượt mà, êm áithì môn học Khám phá môi trường xung quanh lại giúp trẻ nhận biết tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh một cách toàn diện. Tuy ở mức độ sơ đẳng nhưng với tuổi mầm non những kiến thức ấy rất quan trọng, nó thúc đẩy sự tìm tòi khám phá hiểu biết về môi trường xung quanh ở giai đoạn tiếp theo, đặt nền móng cho trẻ bước vào trường Tiểu học.
	Nội dung tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh của trẻ mầm non gắn với các chủ đề rất phong phú và đa dạng. Nội dung bao gồm làm quen với môi trường xã hội (gồm làm quen với những người gần gũi và cuộc sống xã hội; làm quen với đồ vật; làm quen với các PTGT ) và làm quen với thiên nhiên (gồm TG thực vật; TG động vật; một số hiện tượng tự nhiên ). Nếu như trẻ tích cực chủ động trong hoạt động thì mọi kiến thức cô giáo muốn truyền tải trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội, mang lại hiệu quả giáo dục cao trái với việc trẻ thụ động tiếp nhận thông tin kiến thức từ phía giáo viên. Nhưng làm thế nào để phát huy có hiệu quả tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh (KPMTXQ) luôn là đề tài tôi trăn trở. Và trong suốt thời gian trực tiếp dạy trẻ tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho bản thân để tìm ra những biện pháp hay, những kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào thực hiện trên trẻ. Đó cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Tìm ra một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 
5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan nêu nên những ý kiến đề xuất góp phần khắc phục thực trạng giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động và hoạt động phám phá MTXQ của trẻ mầm non.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu  thực tiễn.
-Phương pháp khảo sát thực trạng trên trẻ.
-Phương pháp quan sát 
-Phương pháp đàm thoại 
-Phương pháp thực hành
2.Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận:
	Từ sơ khai của lịch sử loài người, con người đã biết phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Đó là khi con người biết tìm ra lửa để sưởi ấm và làm chín thức ăn, biết dùng đá để tạo ra những công cụ thô sơ để săn bắn, biết dùng gỗ và lá cây để làm nhà tránh mưa, tránh nắngTrong thời đại công nghiệp mới, Đảng ta luôn phát huy tinh thần tích cực, tính chủ động, sáng tạo trong công việc của người lao động.
	“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 28, Luật giáo dục Việt Nam năm 2005)
Vậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của là gì? 
Theo nghĩa từ điển: Tích cực là một trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy. Với trẻ mầm non, một bậc học còn non nhất, thấp nhất, sơ đẳng nhất nhưng cũng chính là nền móng vững chắc tạo tiền đề cho những bậc học tiếp theo. Tính tích cực của trẻ có thể hiểu đó là trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động, độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại,... vào giải quyết các nhiệm vụ nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm phát triển của trẻ em như công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Hoàng Thị PhươngDựa trên những công trình nghiên cứu đó, người nghiên cứu tổng hợp được các đặc điểm phát triển chung của trẻ em như sau: Cơ thể, các hệ cơ quan, hệ vận động của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Vì vậy trẻ lứa tuổi này rất ưa hoạt động, sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đặc biệt là các hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. 
Giai đoạn trẻ từ 3-6 tuổi đã chuyển sang một giai đoạn nhận thức mới, phát triển nhận thức cao hơn, có sự chuyển biến, thay đổi rõ rệt so với giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ tiếp thu và nhận thức môi trường xung quanh thông qua đôi bàn tay và các giác quan - công cụ để phát triển trí tuệ ngày một trở nên hoàn thiện, nhạy bén và tinh tế hơn vì vậy dẫn đến những biến đổi nhất định trong nhận thức. Trẻ học thông qua cảm giác và chúng muốn sờ, nếm, ngửi, nghe và thử nghiệm tất cả mọi thứ xung quanh. Trẻ thực sự ham học hỏi và đó là điều kiện thuận lợi đế trẻ tiếp thu nguồn tri thức của nhân loại và phát triển trí tuệ của mình. 
Môi trường xung quanh lúc này trở nên vô cùng rộng lớn và thú vị để trẻ khám phá. Mỗi một sự vật, hiện tượng đều khơi gợi tính tò mò của trẻ. Trẻ như vừa chập chững bước ra khỏi chiếc nôi để đến với cuộc sống đầy mới mẻ. Với chương trình học bộ môn môi trường xung quanh của trẻ 5-6 tuổi, mười chủ điểm là mười trang tri thức mà trẻ khám phá. Với chủ đề “Bản thân” trẻ tìm hiểu khám phá về đặc điểm, giới tính, các bộ phận trên cơ thể, nhu cầu của cơ thểhay đi vào chủ đề “Giao thông” trẻ sẽ được phám phá các loại phương tiện GT, luật lệ GT. Có thể nói việc khám phá MTXQ giúp cho trẻ lĩnh hội tri thức về thế giới xung quanh; giúp phát triển ngôn ngữ; phát triển tư duy nhận thức, rèn luyện các kỹ năng và có những ứng xử phù hợp với thiên nhiên và trong cuộc sống. Như vậy, một điều rất cần thiết là giáo viên cần khơi gợi tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động KPMTXQ.
2.2. Thực trạng việc dạy trẻ 5-6 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua hoạt động thực tiễn :
Năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6 tuổi A3. Lớp có sỹ số là 30 trẻ, trong đó có 3 cháu là người dân tộc thiểu số, tất cả đều đã qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có một số kỹ năng cơ bản. Đa số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, biết cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Năm 2008, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
 	Nội dung giáo dục có ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi thông qua 4 lĩnh vực - 28 chuẩn- 120 chỉ số với yêu cầu giáo viên lồng ghép các chỉ số này vào mục tiêu từng chủ đề sao cho phù hợp để qua đó dạy trẻ các kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị về tâm thế và thể chất cho trẻ 5 tuổi lên lớp một. 
Trong quá trình phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ tại trường mầm non tôi gặp những khó khăn và thuận lợi như sau:
2.2.1. Thuận lợi :
 Trường tôi là trường chuẩn quốc gia nên luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục. Không gian trường, lớp rộng rãi, thuận tiện cho trẻ tham gia trải nghiệm, khám phá.
Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tìm tòi khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Trẻ khoẻ mạnh và rất hào hứng , sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt.
 Bản thân là một giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, luôn tự học tập, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy, chịu khó học hỏi, sách báo và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của nhóm lớp nên thuận tiện trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương giúp cho việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao.
Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có các chỉ số, hướng dẫn cahs đánh giá trẻ rõ ràng và cụ thể nên việc dạy trẻ các kỹ năng và đánh giá kết quả trên trẻ rất thuận lợi, chính xác, từ đó biết trẻ nào đạt được và chưa đạt được để tiếp trẻ vào các chủ đề tiếp theo.
2.2.2. Khó khăn:
 Số lượng trẻ trong lớp đông nên ảnh hưởng đến các hoạt động ,qua việc học theo nhóm nề nếp của trẻ còn chưa tốt.
Sự tiếp thu kiến thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ dân tộc thiểu số, một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ khác lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, tính tự tin, tự lập, chủ động của trẻ còn nhiều hạn chế.
Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụ huynh là nông thôn. Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ .
 	Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng dạy học tuy nhiên vẫn chưa được đầy đủ, phong phú, đa dạng nhất là những đồ dùng cho trẻ trải nghiệm, đồ dùng để làm thí nghiệm. 
2.2.3. Kết quả khảo sát ban đầu:
Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động khám phá môi trường xung quanh không đồng đều. Một số trẻ tích cực, nhanh trí thì có nhiều kỹ năng cơ bản tốt, với sự hướng dẫn, động viên của cô giáo trẻ luôn biết phát huy những kỹ năng tốt đó. Ngược lại, một số trẻ nhận thức còn chậm lại tự ti, nhút nhát nên sự lĩnh hội kiến thức còn chậm .
Qua khảo sát đầu năm ở lớp 5-6 tuổi A3 năm học 2016-2017 tôi thu được kết quả sau: 
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm học 2017 – 2018 (đơn vị: %)
Nội dung
Số trẻ,
tỉ lệ %
Nội dung
Số trẻ,
tỉ lệ %
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia khám phá
17 trẻ
56,7%
Trẻ không hứng thú, thụ động tham gia hoạt động
13 trẻ
43,3%
Trẻ nắm được kiến thức, kĩ năng.
20 trẻ
66,7%
Trẻ chưa nắm được kiến thức, kĩ năng.
10 trẻ
33,3%
2.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh :
2.3.1. Sử dụng đồ dùng trực quan phong phú, sinh động, hợp vệ sinh, thẩm mỹ hấp dẫn trẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy:
	Như chúng ta đã biết, tư duy trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng. Khi dạy trẻ chúng ta không chỉ dạy bằng phương pháp giảng giải, giải thích, suy ngẫm, nhận xét và rút ra kết luận mà trẻ cần phải được quan sát, cầm nắm, trải nghiệm từ những tình huống cụ thể. Vì thế sử dụng đồ dùng trực quan là rất quan trọng đối với các tiết học của trẻ mầm non nói chung và với hoạt động KPMTXQ nói riêng. Để kích thích tính tích cực của trẻ thì trẻ cần hứng thú. Nắm bắt được yêu cầu này, khi áp dụng dạy trẻ tôi thường nghiên cứu đồ dùng, phương tiện dạy học để cho kết quả học tập tối ưu nhất.
 	Ví dụ: Ở tiết dạy tìm hiểu một số con vật nuôi trong gia đình tôi đã chuẩn bị con chó con, con mèo, con gà cho trẻ được quan sát. Hay với tiết dạy tìm hiểu một số động vật sống dưới nước tôi đã chuẩn bị một số con vật như con cá, con tôm, con cua, con ốc và thả trong bể cho trẻ quan sát. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một số thức ăn của các con vật để trẻ trực tiếp cho ăn. Điều đó đã giúp trẻ thêm gần gũi, yêu quý các con vật và khắc sâu kiến thức về đặc điểm, tập tính, thức ăn của các con vật, trẻ sẽ có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật.
	Với tiết dạy phám phá về Nước tôi đã cho trẻ được quan sát nước ở các trạng thái khác nhau như ở trạng thái rắn (nước đá) và ở trạng thái lỏng, tôi cho trẻ được uống nước để nói lên đặc điểm của nước và cho trẻ được quan sát chậu cây được tưới nước thường xuyên và chậu cây lâu ngày chưa tưới nước để trẻ rút ra nhận xét về tác dụng của nước với đời sống con người, với cây xanh và môi trường sống.
Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá xung quanh. Ở góc này tôi trồng rất nhiều cây xanh. Tôi bố trí sẵn bình nước tưới, chăm sóc cây để khi trẻ tham gia ở hoạt động góc để trẻ vừa chăm sóc cây và khám phá các loại cây. Trong quá trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao.
Cô và trẻ hoạt động ở góc thiên nhiên
	Bên cạnh đó các tiết hoạt động khám phá MTXQ được tôi đầu tư thiết kế bài giảng bằng Power Point. Tôi sưu tầm tranh ảnh của đối tượng tìm hiểu giống nhất, đẹp nhất để cho trẻ quan sát và những đối tượng để mở rộng kiến thức cho trẻ rất phong phú. Ví dụ ở bài tìm hiểu một số con vật sống trong rừng tôi sưu tầm tranh con Hổ, con Khỉ, con Voi, con Gấu cho trẻ quan sát và tìm hiểu. Ngoài ra tôi còn sưu tầm nhiều tranh về các con vật khác để mở rộng cho trẻ hiểu trong rừng còn có nhiều loài động vật khác nữa. Thức ăn, thói quen, tập tính của chúng cũng được tôi giới thiệu bằng những hình ảnh rõ nét trên màn hình nên trẻ rất hứng thú.
2.3.2. Tổ chức các trò chơi, câu đố nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học về MTXQ.
 Đối với trẻ mầm non thì việc “Chơi mà học- học mà chơi” sẽ giúp trẻ tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Sau thời gian trò chuyện, đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi hứng thú. Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ những hiểu biết của mình thông qua các trò chơi. Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua những hoạt động thực tiễn. Do đó trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất quan trọng. Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu.
	Với mỗi hoạt động khám phá MTXQ tôi đều lựa chọn áp dụng trò chơi sao cho phù hợp nhất, vừa củng cố kiến thức cho trẻ lại vừa phát triển ngôn ngữ, phát triển vận động, tính mạnh dạn tự nhiên, nhanh nhẹn hoạt bát, chủ động trong học tập cho trẻ.
	Ví dụ trong các tiết Một số loại quả; Một số đồ dùng trong gia đình tôi cho trẻ chơi trò “Kể đủ ba thứ”
	Với chủ đề Nghề nghiệp tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bán hàng”, “Nhà tạo mẫu”
	Trong chủ đề Giao thông, nhánh 2: Một số luật lệ giao thông đường bộ , sau khi trò chuyện với trẻ tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tín hiệu giao thông”
	* Mục đích:
- Trẻ biết đi bộ phải đi trên vỉa hè.
- Trẻ biết người tham gia giao thông phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông.
	* Chuẩn bị :
- Sa bàn về ngã tư đường phố có xe cộ qua lại theo điều khiển của đèn hiệu giao thông hoặc cảnh sát giao thông.
- Đồ chơi đèn hiệu giao thông hoặc bục công an chỉ đường và áo, mũ, còi cho trẻ đóng làm công an.
	* Luật chơi :
	Chỉ được qua đường khi có tín hiệu đèn xanh hoặc cảnh sát giao thông cho phép, đi bộ trên phần đường dành cho người đi bộ.	
	* Cách chơi:
- Cô điều khiển đồ chơi đèn hiệu giao thông.
- Một trẻ làm công an cầm gậy chỉ đường đứng trên bục ngã tư điều khiển giao thông.
- Một số trẻ làm người đi bộ , trẻ khác làm người lái ô tô, xe đạpđi lại trên đường theo sự điều khiển của đèn hiệu hoặc của chú cảnh sát giao thông.
	Bên cạnh những trò chơi, câu đố cũng được tôi lựa chọn như một thủ pháp để gây hứng thú, củng cố bài và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ.
	Ví dụ chủ đề Giao thông tôi đố trẻ:
Ngã tư quy định ba đèn
Xe đến dừng lại hỏi là đèn chi ?
 ( Đèn đỏ )
Xe con đang chạy như phi
Tín hiệu báo chậm đèn gì hỏi con ?
 ( Đèn vàng )
Đèn đỏ xe dừng lại rồi
Đèn gì xe chạy con thời đoán xem ?
 ( Đèn xanh )
	Hay ở hoạt động tìm hiểu một số con vật nuôi trong gia đình tôi đố trẻ :
 Con gì ăn no Con gì có cánh
 Bụng to mắt híp Mà lại biết bơi
 Mồm kêu ụt ịt Ngày xuống ao chơi
 Nằm thở phì phò. Đêm về đẻ trứng.
 ( Con lợn ) ( Con vịt )
Với những câu đố nhanh như vậy trẻ tỏ ra vô cùng thích thú và thích được phát biểu xây dựng bài. Bởi thế giờ học không bị nhàm chán, trẻ rất hứng thú và tích cực hoạt động.
2.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng những câu hỏi mở để tích thích tính tích cực, sáng tạo của trẻ:
	Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết của giáo dục nước ta hiện nay. Những phương pháp cũ đã trở nên lạc hậu, giờ đây người học được xem như là chủ thể của mọi hoạt động. Mỗi tiết tìm hiểu, tôi đều nghiên cứu hình thức dạy thế nào cho trẻ hứng thú nhất, hiểu bài nhất.
	Ví dụ: Thay vì trẻ ngồi theo hình chữ U, tôi lại cho trẻ ngồi theo nhóm để thuận tiện cho việc thảo luận. Ở bài tìm hiểu một số loại hoa tôi cho trẻ về 4 nhóm thi cắm hoa. Sau đó cho trẻ quan sát các loại hoa trong lẵng hoa của nhóm mình và nêu đặc điểm về loại hoa mà trẻ thích.	Tôi sử dụng một số câu hỏi như:
	- Ai có nhận xét gì về các loại hoa?
- Con biết gì về hoa cúc?
	- Khi ngửi hoa con thấy thế nào?
	- So sánh hoa hồng và hoa cúc con thấy thế nào?
	- Ai có thể bổ xung ý kiến cho bạn?
	Hay ở hoạt động trò chuyện về nghề truyền thống của địa phương tôi cho trẻ tự kể về những nghề truyền thống ở địa phương mà trẻ biết, sau đó tôi cho trẻ quan sát sản phẩm thật như bàn ghế, nem chua, bánh gai. Trẻ sẽ tự nói nên nguyên liệu, cách làmcác sản phẩm (cô khái quát bổ xung kiến thức ) và tôi cho trẻ về từng nhóm tự làm sản phẩm (gói nem chua).
2.3.4.Tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của trẻ, coi trẻ là trung tâm của mọi hoạt động:
	Thực hiện chương trình đổi mới dạy học lấy trẻ làm trung tâm, để phát huy tính tích cực hứng thú của trẻ tôi luôn tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của trẻ. Với phương pháp cũ, giáo viên là người chủ đạo, trẻ làm theo cô giáo nhưng theo phương pháp đổi mới dạy học lấy trẻ làm trung tâm thì trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Từ đó, mọi ý kiến của trẻ đều được tôi ghi nhận, tôi khuyến khích trẻ được bày tỏ quan điểm của mình theo cách hiểu của trẻ. Câu trả lời dù đúng, dù chưa đúng tôi vẫn đón nhận và hoan nghênh các con đã tích cực tham gia thảo luận và phát biểu ý kiến. Cuối cùng, tôi sẽ khái quát lại vấn đề theo kiến thức chuẩn giáo dục mầm non.
	Ở hoạt động tìm hiểu một số luật lệ giao thông tôi cho trẻ được bày tỏ ý kiến của mình về các luật lệ giao thông mà trẻ biết. Trẻ có thể kể :

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.doc