SKKN Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện

SKKN Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện

Thư viện trường học là một loại hình thư viện được tổ chức trong nhà trường với chức năng nhiệm vụ là phục vụ công tác dạy và học của giáo viên, học sinh, là trung tâm văn hóa của nhà trường. Với nhiệm vụ trọng tâm đó, việc đọc sách còn góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao tri thức, rèn luyện kỹ năng, nhằm phát triển con người toàn diện như N.Crup-Xcai-a đã nói: “Việc phát triển thư viện trường học có một ý nghĩa rất lớn bởi vì thư viện trường học là cầu nối giữa việc học tập trong nhà trường với việc học tập của thiếu nhi. Nó làm cho các em từ lúc nhỏ đã biết tự mình đọc sách, có thói quen đọc sách để bổ sung kiến thức làm cho các em có khả năng nghiên cứu trong thư viện”.

Thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu không thể thiếu được trong nhà trường. Bằng những tài liệu, sách nghiệp vụ tham khảo mới, những thông tin cập nhật sẽ đến với từng thành viên của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và hình thành thói quen tự học tự nghiên cứu cho học sinh. Đồng thời cũng tích cực tăng cường bồi dưỡng tri thức, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, kiến thức, văn hóa và đời sống.

Với bản thân tôi, mặc dù làm công tác thư viện trường học chưa lâu nhưng qua thời gian gần 10 năm công tác, học tập và một lần được trực tiếp tham gia xây dựng Thư viện chuẩn cho nhà trường, tôi nhận thấy đối với thư viện trường học để phát huy một cách tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường thì việc chú trọng, đầu tư đổi mới các hình thức hoạt động nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện là điều kiện tiên quyết để đánh giá sự sống còn của một thư viện. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo.

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn các em học sinh nên việc ham mê đọc sách đọc, báo của các em ngày càng hạn chế. Trong nhiều năm qua, thư viện nhà trường đã luôn trăn trở trong việc đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày một đông hơn. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn “Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 14 trang thuychi01 70884
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thư viện trường học là một loại hình thư viện được tổ chức trong nhà trường với chức năng nhiệm vụ là phục vụ công tác dạy và học của giáo viên, học sinh, là trung tâm văn hóa của nhà trường. Với nhiệm vụ trọng tâm đó, việc đọc sách còn góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao tri thức, rèn luyện kỹ năng, nhằm phát triển con người toàn diện như N.Crup-Xcai-a đã nói: “Việc phát triển thư viện trường học có một ý nghĩa rất lớn bởi vì thư viện trường học là cầu nối giữa việc học tập trong nhà trường với việc học tập của thiếu nhi. Nó làm cho các em từ lúc nhỏ đã biết tự mình đọc sách, có thói quen đọc sách để bổ sung kiến thức làm cho các em có khả năng nghiên cứu trong thư viện”.
Thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu không thể thiếu được trong nhà trường. Bằng những tài liệu, sách nghiệp vụ tham khảo mới, những thông tin cập nhật sẽ đến với từng thành viên của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và hình thành thói quen tự học tự nghiên cứu cho học sinh. Đồng thời cũng tích cực tăng cường bồi dưỡng tri thức, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, kiến thức, văn hóa và đời sống.
Với bản thân tôi, mặc dù làm công tác thư viện trường học chưa lâu nhưng qua thời gian gần 10 năm công tác, học tập và một lần được trực tiếp tham gia xây dựng Thư viện chuẩn cho nhà trường, tôi nhận thấy đối với thư viện trường học để phát huy một cách tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường thì việc chú trọng, đầu tư đổi mới các hình thức hoạt động nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện là điều kiện tiên quyết để đánh giá sự sống còn của một thư viện. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. 
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn các em học sinh nên việc ham mê đọc sách đọc, báo của các em ngày càng hạn chế. Trong nhiều năm qua, thư viện nhà trường đã luôn trăn trở trong việc đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày một đông hơn. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn “Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nhận thức được vai trò, vị trí của thư viện giúp giáo viên, học sinh xây dựng được phương pháp học tập và cách đọc sách, làm việc khoa học, biết sử dụng sách báo, tạp chí có trong thư viện một cách có hiệu quả, có hệ thống phục vụ đắc lực cho công tác học tập và giảng dạy trong nhà trường. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo. 
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh. 
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng đọc sách ở trường. 
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách cho học sinh bằng các phương pháp khác nhau. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
a. Khái niệm:
	- Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách, báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì... Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin, giáo dục và giải trí.
	- Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu.
b. Vị trí:
	- Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học đồng thời cũng là trung tâm giải trí, cung cấp cho bạn đọc nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đặc sắc.
	Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc đến với thư viện phải gắn liền với việc dạy - học và nhu cầu tham khảo, giải trí của giáo viên - học sinh. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
	- Là công tác kỹ thuật khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại, mô tả tài liệu đều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc.
	- Là công tác để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải xem xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng và đúng yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và tạo thói quen đọc sách ra sao.
	- Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông cần đảm bảo các nội dung công tác phục vụ bạn đọc:
	+ Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc.
	+ Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện
	+ Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện
	+ Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu
	+ Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu
	+ Hướng dẫn phương pháp đọc sách
	+ Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
a. Thuận lợi: 
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin, kinh tế, xã hội, con người ngày càng có nhu cầu nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Ngoài phương tiện tra cứu thông tin trên internet, sách, báo cũng là phương tiện dễ nắm bắt thông tin, chính vì vậy mà sách, báo đã trở thành người bạn thân thiết đối với con người.
- Công tác thư viện được Ban giám hiệu quan tâm, chỉ đạo sát sao nên trong những năm gần đây việc phát triển thư viện ở các trường tiểu học ngày càng đạt kết quả bền vững cả về số lượng và chất lượng.
b. Khó khăn:
Do điều kiện kinh phí còn hạn hẹp nên việc bổ sung tài liệu thường xuyên, kịp thời còn hạn chế.
Do thời gian học tập của học sinh thường xuyên là 2 buổi / ngày, 10 buổi / tuần nên thời gian tuyên truyền, giới thiệu sách báo và các công tác phục vụ bạn đọc chủ yếu là lồng ghép, kết hợp.
Trong những năm đầu tiên về công tác tại trường, tôi nhận thấy số lượng học sinh tham gia tìm đọc sách chưa nhiều, rãi rác ở các lớp. Do các em còn ngại, không biết mượn sách gì, chưa biết cách tra cứu mục lục, tìm kiếm còn chậm, mất nhiều thời gian. Vì thế việc khai thác vốn tài liệu của học sinh chủ yếu là tìm đọc các loại truyện tranh ngắn, chưa biết cách khai thác vốn tài liệu khác.
Thấy được khó khăn đó, thư viện tiến hành hướng dẫn sử dụng tủ mục lục, điểm sách tham khảo ở các bộ môn theo từng khối lớp, để khi cần tham khảo, các em dễ tìm và ít mất thời gian. Và ngay từ đầu mỗi năm học, thư viện đều xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết được sự đồng ý của Ban giám hiệu. Cùng với việc triển khai kế hoạch hoạt động thì thư viện tổ chức tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường cùng hưởng ứng.
2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường học nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày một nhiều hơn, tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp sau đây:
2.3.1. Chú trọng nâng cao chất lượng kho sách :
a. Làm thế nào để thư viện không phải là kho chứa sách:
Trước hết, phải sắp xếp kho sách và phòng đọc thế nào để phòng đọc rộng rãi thoáng đãng hơn. Phòng đọc sách được bố trí nhiều cửa sổ cho thoáng mát, sáng sủa, xếp hai dãy bàn dài có đủ chỗ ngồi cho giáo viên và học sinh ngồi đọc sách, ngăn cách với kho sách bằng một hàng rào sắt.
Kho sách bố trí bên trong được sắp xếp bằng những kệ sách kê thẳng tắp theo thứ tự đăng ký của sách sao cho dễ nhìn, các gáy sách quay ra ngoài để chứa được nhiều sách, có đủ lối đi để đễ dàng lấy sách nhanh gọn phục vụ bạn đọc.
Sách được chia ra nhiều thể loại phong phú như sách giáo khoa, nghiệp vụ, tham khảo, tủ sách Bác Hồ, tủ sách Kim Đồng,... mỗi loại được đặt một kệ sách riêng, để giáo viên và học sinh có thể hình dung được những loại sách mình cần đọc, cần mượn, cần tham khảo, giải trí, sinh hoạt vui chơi 
Đặt một tủ trưng bày và giới thiệu sách mới ở góc trái thư viện, bìa sách quay ra ngoài để dễ bắt mắt cho người đọc, bên cạnh có một tủ sách tự chọn dùng cho học sinh và trên là một bảng danh mục giới thiệu các sách có trong thư viện theo phân loại để bạn đọc tìm và mượn sách theo yêu cầu của mình.
b. Làm phong phú nguồn sách, tên sách:
– Bổ sung sách: Việc bổ sung sách cho thư viện là một việc quan trọng và hết sức cần thiết bởi vì sách là nguồn tài liệu chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh. Vì thế, hàng năm nhà trường đã đầu tư từ các quỹ ngân sách, quỹ hội phụ huynh để mua thêm nhiều sách. Thư viện trường hàng năm được bổ sung nhiều sách mới phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Ngoài ra các loại truyện đọc, sách tham khảo cũng thường xuyên được bổ sung.
– Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong nhà trường làm tăng số lượng sách: Thư viện đã kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường, Đội Thiếu niên Tiền phong và nhất là giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ tích cực cho phong trào “Góp 1 cuốn sách để được đọc 100 cuốn sách”. Phong trào này cùng với việc tổ chức tốt “Ngày hội đọc” hàng năm đã đóng góp sách cho thư viện số lượng sách không nhỏ. Trong vòng 2 năm qua, Thư viện đã vận động được số sách các loại là 1105 bản. Đây là một phong trào rất có ý nghĩa đối với học sinh.
2.3.2. Chú trọng công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.
Trong trường học, việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên và học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện. Đây là việc làm phải thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học. Làm tốt công tác này thì thư viện mới có thể thu hút ngày càng đông đảo bạn đọc tìm đến.
Để việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc được phát huy tối đa hiệu quả thì người cán bộ thư viện phải thực hiện tốt những nội dung sau:
 a. Lựa chọn sách, báo phù hợp
Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như chúng ta cũng đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng dạy và học tập. Vì vậy sách, báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những sách được mọi người quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao. Làm được như vậy chúng ta mới thu hút bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa mản nhu cầu của mình.
 Ví dụ:
- Đối với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa để học trên lớp thì người cán bộ thư viện giới thiệu cho các em các sách bài tập, các sách tham khảo để các em luyện tập, bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình.
- Đối với những em học sinh giỏi cán bộ thư viện giới thiệu cho các em những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức .
- Đối với giáo viên ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng dạy và học tập thì cán bộ thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách tham khảo hay những chuyên đề bồi dưỡng để giáo viên có tài liệu học tập nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Nói tóm lại hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo như thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách, báo tài liệu của thư viện.
b. Lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền 
Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách báo có tác động trực tiếp rất lớn đến bạn đọc. Ngoài cán bộ thư viện là người nòng cốt trong các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách thì các cộng tác viên của thư viện gồm giáo viên và học sinh là mạng lưới tuyên truyền, giới thiệu sách báo hiệu quả; là những người cùng cán bộ thư viện truyền tải thông tin đến bạn đọc một cách nhanh nhất.
Để nâng cao hiệu quả của phong trào đọc sách thư viện trong trường học, tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp sau đây:
* Đối với giáo viên:
 - Giới thiệu trong các buổi họp Hội đồng, sinh họat chuyên môn, các Tổ khối trưởng các loại sách mới, cần thiết đưa đến tận tay người đọc, giới thiệu cho nhiều người cùng đọc.
	- Giới thiệu trên bảng thông báo thư viện, phòng giáo viên để giáo viên biết và tìm mượn.
	- Điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán ở thư viện, phòng giáo viên, văn phòng và nhiều nơi khác để giáo viên tham khảo. Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ tin học và in ấn nên phần trình bày phần giới thiệu sách cũng dễ dàng hơn. 
* Đối với học sinh:
 - Giới thiệu sách trên bảng thông báo của thư viện, của nhà trường, giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm lớp để các em nhanh chóng tìm đến thư viện đọc sách.
 - Giới thiệu dưới cờ, vào các buổi chào cờ hàng tuần, cán bộ thư viện kết hợp với giáo viên trực tuần có thể giới thiệu một số loại sách mới cho học sinh toàn trường. Ngoài ra có thể áp dụng việc giới thiệu mỗi ngày một cuốn sách cho các em vào 15 phút đầu giờ thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường. 
	- Điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán ở bản tin Liên đội để thu hút nhiều bạn đọc đến thư viện.
-	- Các loại sách Kim Đồng hay, đẹp quý, thư viện cho Giáo viên chủ nhiệm mượn về lớp, giáo dục học sinh có ý thức bảo quản sách, bao bọc cẩn thận trước khi đọc, Các em đã thực hiện yêu cầu này một cách nghiêm túc.
	- Bằng hình thức cho mượn về lớp đọc tập thể trong giờ sinh hoạt hoặc phát về tổ cho học sinh đọc, công tác bạn đọc cũng được nhân rộng ra rất nhiều, bởi vì các em lên thư viện, phòng đọc, thời gian của các em rất hạn chế, thư viện cũng không thể phục vụ được hết mọi người trong cùng một lúc. Nếu mỗi lớp có 30 em, giáo viên mượn về 30 cuốn, em nào cũng được đọc và trao đổi cho nhau đọc, thì số lượt bạn đọc được tăng lên rất nhiều và vòng quay của sách đạt yêu cầu tối đa.
	-- Tổ chức cho học sinh đọc sách trong các giờ chơi hàng ngày là những truyện tranh mỏng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giờ giấc của các em, nội dung ngắn gọn dễ tiếp thu, màu sắc tranh ảnh đẹp mắt phù hợp với tuổi thơ. Loại sách này để ở kệ sách tự chọn.
c. Hướng dẫn bạn đọc kỹ năng sử dụng sách, báo thư viện
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ giúp bạn đọc nắm được kỹ năng đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện phải xác định rõ các nhiệm vụ sau đây:
* Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì?
Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát hợp với chương trình học tập trong nhà trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong ý chí, và tình cảm lành mạnh của học sinh. 
* Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc. 
Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng cấp học bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Với học sinh cán bộ thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào các môn học của các em.
 Ví dụ:
- Đối với học sinh giỏi hướng dẫn các em sử dụng các loại sách tham khảo.
- Đối với học sinh trung bình hướng dẫn các em sử dụng các loại sách bài tập....
Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu cầu và có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng, cần giúp các em biết sử dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của mình.
2.3.3. Đổi mới các hoạt động thư viện nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện:
a. Tạo không gian đọc sách thoải mái
- Thư viện có thể trang trí tranh ảnh ngộ nghĩnh, vẽ hình các nhân vật xuất hiện trong các câu truyện cổ tích nổi tiếng, tạo cho học sinh có cảm giác khi lên thư viện như là mình đang bước vào một thế giới cổ tích thần tiên.
- Các em lên thư viện có thể tự do lựa chọn những cuốn sách mà mình yêu thích, lên thư viện bất cứ khi nào vào các giờ mở cửa
- Học sinh được đi lại tự do, trao đổi thông tin về các cuốn sách mà mình vừa tìm đọc với các bạn ngay tại thư viện.
b. Giới thiệu sách bằng bảng treo di động:
- Kết hợp với các hình thức tổ chức giới thiệu sách theo chủ điểm hàng tháng, giới thiệu sách ở bảng giới thiệu sách, giới thiệu sách bằng bảng treo di động được tổ chức khi có sách mới nhập về hoặc phục vụ cho các hoạt động Đoàn Đội, phục vụ học sinh ôn tập - kiểm tra hay tuyên truyền về các ngày lễ lớn trong năm học.
- Thực hiện bằng cách: Đóng bảng focmica khung nhôm gắn cặp sắt để bìa sách và bài giới thiệu cuốn sách. Cán bộ thư viện lựa chọn đề tài phù hợp với các chủ điểm hoặc sách báo mới nhập, viết bài giới thiệu cho từng cuốn sách báo.
Photo màu trang bìa hoặc trang tên sách kèm bài giới thiệu gắn lên bảng. Bảng được treo ở bảng tin, phòng đội hoặc gốc cây sân trường để học sinh xem được ở mọi lúc mọi nơi.
Kết quả cho thấy sau những buổi giới thiệu sách bằng bảng treo di động, học sinh lại đến thư viện đọc sách báo nhiều hơn.
c. Sử dụng giỏ sách mini để bàn:
Do điều kiện về trang thiết bị và diện tích của thư viện hiện nay, nhà trường tổ chức phòng đọc theo hình thức kho đóng. Khi bạn đọc chọn sách ở kho đóng thì không được chọn sách trực tiếp mà phải thông qua hệ thống mục lục, gây nhiều lúng túng, mất thời gian. Tuy nhiên nếu có tổ chức phòng đọc theo hình thức kho mở thì việc lựa chọn tài liệu cũng phức tạp không kém vì kho có quá nhiều sách nên học sinh khó tìm được cuốn sách sát đúng yêu cầu.
Việc lựa chọn sách vì vậy gây lãng phí thời gian, dẫn đến sự chán nản và cứ thế học sinh đến thư viện ngày một ít dần. Hình thức sử dụng giỏ sách mini để bàn khắc phục được nhược điểm của cả 2 cách trên.
Cách thực hiện: Dùng giỏ nhựa có gắn chủ đề Toán học, Tiếng Việt, tự nhiên xã hội, sách nâng cao, sách tham khảo, báo đội Mỗi giỏ để ở một cặp bàn, trong giỏ chứa khoảng 15 cuốn sách phù hợp với chủ đề. Khi học sinh đến thư viện, cần sách ở lĩnh vực nào thì tìm sách ở giỏ đó đọc. Trường hợp giỏ sách mini không có, các em mới phải tra vào sổ mục lục để mượn sách trực tiếp ở cán bộ thư viện.
Định kì vào thứ 2 hàng tuần đổi sách ở các giỏ sách sao cho phù hợp với chương trình học từng thời điểm. Với hình thức này các em được lựa chọn sách trực tiếp theo đề tài cụ thể, rút ngắn thời gian tìm sách và dễ dàng tìm đọc những cuốn sách sát, đúng yêu cầu, mục đích.
2.3.4. Đa dạng hóa các hoạt động thư viện:
a. Xây dựng thư viện là điểm đến thân thiện:
- Thư viện trường học đa chức năng: ngoài chức năng phục vụ đọc sách, thư viện còn tạo cho học sinh phát triển tiềm năng của mình một cách tự do. Đó là không gian học tập đa chức năng với các góc học tập khác nhau. 
Thư viện đã xây dựng các góc học tập: bao gồm sách về môn học, các mô hình, trò chơi....; góc sáng tạo: gồm sách khoa học, mô hình máy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_thu_hut_ban_doc_den_voi_thu_vien.doc