SKKN Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học địa lí

SKKN Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học địa lí

 Trên lĩnh vực dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được đề cập và bình luận sôi nổi. Điều đổi mới quan trọng nhất là trong mỗi giờ học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải tích cực chủ động, sáng tạo để tìm ra kiến thức và nắm bắt kiến thức, giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn và gợi mở cho học sinh. Để đạt được mục đích đổi mới của phương pháp dạy học môn Địa lí, bản thân người giáo viên phải tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh.

 Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong các giờ học Địa lí?

 Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Địa lí ?

 Thực hiện vấn đề này không đơn giản, nó đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức tìm tòi, sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học Địa lí.

 

doc 15 trang thuychi01 31355
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH TRONG CÁC GIỜ HỌC ĐỊA LÍ
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hậu
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Bến Sung
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lý
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung
Trang
A.
 1
 2
 3
 4
MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
 Mục đích nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
2
2
2
2
 B.
 I.
 II.
 III.
 IV. 
 NỘI DUNG
 Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
4
4
5
14
 C.
 1.
 2.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 Kết luận
 Kiến nghị
14
14
A. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 Trên lĩnh vực dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được đề cập và bình luận sôi nổi. Điều đổi mới quan trọng nhất là trong mỗi giờ học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải tích cực chủ động, sáng tạo để tìm ra kiến thức và nắm bắt kiến thức, giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn và gợi mở cho học sinh. Để đạt được mục đích đổi mới của phương pháp dạy học môn Địa lí, bản thân người giáo viên phải tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh.
 Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong các giờ học Địa lí?
 Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Địa lí ?
 Thực hiện vấn đề này không đơn giản, nó đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức tìm tòi, sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học Địa lí.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trước hết, nghiên cứu đề tài để tìm ra biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó, nhằm xác định các cơ sở lí luận, các nguyên tắc, yêu cầu, đề tài rút ra kết luận về các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Địa lí, phát huy được vai trò chủ thể của học sinh trong tiếp nhận môn học, phù hợp với mục tiêu đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học.
Đó cũng là hướng tiếp cận quan điểm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập.  Đây cũng là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các em trong tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Địa lí 
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Tôi đã sử dụng các phương pháp sau để viết sáng kiến kinh nghiệm:
1. Phương pháp đàm thoại: với phương pháp này tôi lấy nguồn thông tin chính xác và nhanh nhất.
2. Phương pháp phỏng vấn: đặt các câu hỏi khéo léo tế nhị cung cấp cho tôi thực hiện những vần đề thắc mắc chưa được giải toả.
3. Phương pháp quan sát: “trăm nghe không bằng một thấy”, sau khi hỏi-nghe, bằng con mắt quan sát đã cho tôi một đánh giá chính xác
4. Quan điểm thực tiễn: tất cả những nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. 
5. Cuối cùng là tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm cho cả quá trình.
B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học bằng nhiều con đường (lấy phiếu hỏi từ các cấp quản lí giáo dục, từ các giáo viên , các bậc phụ huynh và học sinh, quan sát và làm các đo nghiệm khách quan trên học sinh đã cho thấy nhiều  học sinh không có hứng thú trong học tập. Điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa được xem như một nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy học ở trường trung học
Thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học. Còn nếu quan niệm người dạy truyền thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho học sinh, chưa làm cho người học thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả. Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giaó viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 - Với giáo viên: Hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phương pháp dạy học mới. Trong giảng dạy người thầy đã phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc dạy học. Tuy nhiên có một số giáo viên vẫn còn làm việc quá nhiều, trong một tiết dạy đưa ra quá nhiều thông tin. Điều này dễ đưa các em vào thế bị động ghi nhớ, không tạo điều kiện cho các em độc lập suy nghĩ.
 - Một số tiết dạy vẫn còn rập khuôn theo trình tự 5 bước lên lớp. Nó biến giờ học thiếu sự phóng khoáng, trở nên nhạt nhẽo, làm tê liệt sự hào hứng của học sinh. Rồi giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp dạy chủ yếu là thuyết trình, không có sự linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp...Bên cạnh đó là việc sử dụng các giáo án mẫu, thiết kế bài giảng một cách máy móc làm mất đi sự sáng tạo riêng của các nhân
- Với học sinh: Với tâm lí xem đây là môn phụ nên việc học của học sinh chủ yếu là đối phó. Nhiều em mới chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng những gì cô dạy: nhớ số liệu, nhớ địa danh...Học sinh có thái độ coi thường môn học khiến giờ học địa lí trở nên nhàm chán.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy của mình, tôi thấy cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn trong giờ học Địa lí. Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học.
Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong khuôn khổ của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình soạn giảng và đã thu được kết quả tôt trong dạy học.
1. Sử dụng ca dao, tục ngữ, lời bài hát, bài thơ trong dạy – học địa lí tạo hứng thú trong học tập.
Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan.
Ví dụ 1.
Khi dạy bài 9, Địa lí 6: “Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa”; để khắc sâu kiến thức phần III. Ngày đêm, dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ”. Tôi sử dụng câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ?
Giải thích ý nghĩa : 
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc. Tháng 5 âm lịch của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch BCB là mùa hè.
 Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
“Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở BCN lúc này ngày dài đêm ngắn và ở BCB (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn - đêm dài
Ví dụ 2.
Hay dạy bài “Sóng và thủy triều” để giải thích hiện tượng con nước triều “cường”, “kém” liên quan đến vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất trong không gian, liên hệ hiện tượng trăng khuyết thời kỳ triều “kém”, ca dao có câu:
“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái
Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt”
   Ví dụ 3.
 Khi dạy bài 11, Địa lí 9: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp”; ta có thể sử dụng câu ca dao sau:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng”
       Vậy với câu ca dao trên học sinh có thể nhớ được một số nhân tố tác động đến nông nghiệp ( khí hậu, đất trồng, nguồn nước, sinh vật, và các nhân tố xã hội) 
 Ví dụ 4. 
 Khi dạy bài 32, Địa lí 8. “Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta”. Chúng ta có thể sử dụng lời bài hát Gửi nắng cho em: để khắc sâu cho học sinh tính chất khí hậu của Miền khí hậu phía Nam không có mùa đông lạnh như Miền Bắc
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương nam”
* Phương pháp ứng dụng của giáo viên
Giáo viên sử dụng các câu ca dao trên bằng nhiều phương pháp :
+ Dùng câu ca dao tục ngữ để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến thức
+ Dạy phần kiến thức xong sau đó đọc câu ca dao để khắc sâu kiến thức để học sinh dễ nhớ.
Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành của học sinh giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm thêm những câu ca dao tục ngữ có liên quan, ý nghĩa gần tương tự như câu ca dao mà giáo viên cung cấp.
Học sinh chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu ca dao có liên quan đến bài mới
2. Sử dụng trò chơi trong học tập để tạo hứng thú cho học sinh.
 Trong dạy học địa lí, giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức theo nội dung sách giáo khoa mà cần có nhiều hoạt động khác để học sinh dễ học, dễ nhớ và nắm vững kiến thức. Trong đó trò chơi địa lí là hình thức hỗ trợ tích cực cho các bài giảng của giáo viên, ngoài ra còn giúp học sinh động não, có óc tìm tòi, học mà vui để mở mang trí tuệ.Trò chơi trong dạy học địa lí sẽ gây hứng thú cho học sinh, đưa tới việc ham muốn mở rộng hiểu biết, sưu tầm và đọc thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
 Trong dạy học địa lí có thể tổ chức các trò chơi như: Xếp hình và ghép tên, thi giải thích các hiện tượng địa lí trong bài, mô tả các mối quan hệ dịa lí theo cách của em.
*Trò chơi : Xếp hình và ghép tên : 
 Ví dụ 1. Địa lí 7 - Bài 12. “Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường của đới nóng”.
 Chuẩn bị : 3 bức ảnh môi trường đới nóng, tên môi trường( in giấy) , đặc điểm của môi trường ( in giấy)
 Yêu cầu thi theo nhóm. Nhận biết đặc điểm 3 môi trường , dán tên 3 môi trường, dán đặc điểm các môi trường phù hợp với ảnh, thời gian 5-7 phút.
 Ví dụ 2. Địa lí 9 - Bài 19: “Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và Miền núi phía Bắc”.
Chuẩn bị: Lược đồ Trung du miền núi Bắc Bộ trống, mảnh giấy ghi dữ liệu, băng dính 2 mặt.
Yêu cầu: Thi gắn các mỏ khoáng sản của vùng, thời gian 5-7  phút.
 * Trò chơi : Thi giải thích các hiện tượng địa lí trong bài.
Ví dụ Địa lí 6 Bài 7:  “Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất  và các hệ quả của nó.”
Yêu cầu: Thi theo tổ, thời gian 5 phút.
Câu hỏi: Trái đất quay từ Tây sang Đông, tại sao ta thấy Mặt trời, Mặt trăng và
 các vì sao trên bầu trời chuyển động từ Đông sang Tây?
* Trò chơi : Mô tả các mối quan hệ địa lí theo cách của em.
    Ví dụ. Địa lí 6 - Bài 20:     “Hơi nước trong không khí. Mưa.”
Yêu cầu: Thi theo tổ, cử đại  diện trình bày trong thời gian ngắn nhất
Câu hỏi: Mô tả quá trình bốc hơi nước,ngưng tụ thành mây mưa theo cách của em.   
 * Trò chơi: Giải ô chữ : HS lựa chọn và giải từng ô chữ để tìm ra từ chìa khóa.
     Ví dụ1. Địa lí 7 - Bài 2:  “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới.”
       Yêu cầu: Thi theo nhóm, thời gian 3-5 phút:
       Câu hỏi: 
           Khu vực tập trung đông dân nhất trên thế giới ở châu nào?
           Khu vực có mật độ dân số cao nhất trên thế giới ở châu nào?
           Khu vực ít dân nhất trên thế giới?
           Người da trắng thuộc chủng tộc?                       Phân bố ở đâu?
           Người da đen thuộc chủng tộc?                         Phân bố ở đâu?
           Người da vàng thuộc chủng tộc?                        Phân bố ở đâu?
 Ví dụ 2 Địa lí 7 - Bài 26 : “Thiên nhiên Châu Phi.”
Yêu cầu: Thi theo nhóm, thời gian 3-5 phút.
        Câu hỏi: 
          Đây là hoang mạc ở phía Nam châu Phi?
          Tên hồ rộng lớn nhất châu Phi?
          Tên một dãy núi trẻ ở Tây Bắc châu Phi?
          Khoáng sản có nhiều ở ven biển Bắc Phi? 
          Sơn nguyên rộng nhất ở Đông Phi?
          Hoang mạc rộng lớn thế giới?
          Con sông lớn nhất ở châu Phi?         
 Với mỗi hình thức trò chơi, ngoài đáp án, giáo viên có thể đánh giá cho điểm dưới nhiều hình thức khác nhau tạo không khí sôi nổi trong học tập.
3. Sử dụng phương tiện dạy học địa lí một cách hiệu quả.
Các phương tiện dạy học địa lí gồm:
Bản đồ giáo khoa địa lí
Các tài liệu tham kháo, tranh ảnh, hình vẽ có sẵn
Hình vẽ của giáo viên trên bảng
Số liệu thống kê; Bản đồ; Mô hình; Phiếu học tập
Một số thiết bị kĩ thuật hiên đại: Phim, Video giáo khoa, máy chiếu, mạng Intenet.
 Ngoài ra phương tiện dạy học địa lí còn rất nhiều loại mà chúng ta đang dần được ứng dụng vào dạy học trong xu thế đổi mới hiện nay.
 Mỗi loại phương tiện dạy học có những ưu điểm nhược điểm riêng. Giáo viên phải biết lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp. Sử dụng tốt các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy sẽ tạo sự tập trung chú ý cao độ của học sinh, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo và gây hứng thú cho học sinh.
 Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm được những nguồn tri thức từ các phương tiện dạy học. Những tri thức này có thể từ đơn giản đến phức tạp, có thể dễ nhận thấy nhưng cũng có thể phải trải qua quá trình tư duy tích cực thì học sinh mới có thể nhận ra.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 33 - Địa lí 8: “Đặc điểm sông ngòi Việt Nam”.
 Để tìm hiểu phần I: Đặc điểm chung, ta sử dụng bản đồ sông ngòi Việt Nam, đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời. để tìm ra được những kiến thức, học sinh phải quan sát bản đồ, kết hợp với kiến thức đã học từ bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam, bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam.
Ví dụ 2. Hoặc khi dạy mục 2 của Bài “Châu Nam cực- Châu lục lạnh nhất thế giới”. Giáo viên sử dụng đọan Video về lịch sử khám phá của châu lục này. Trước khi cho học sinh xem, giáo viên đưa ra yêu cầu:
 Sau khi xem xong đoạn video, các em hãy tóm tắt về lịch sử khám phá châu Nam Cực?
* Giáo viên có thể sử dụng phương tiện dạy học như là một yếu tố gây cảm xúc cho học sinh, điều này sẽ tạo được ấn tượng mạnh về vấn đề đang tìm hiểu.
Ví dụ: . Địa lí 7 - Bài “Hoạt động của con người ở đới lạnh”. Khi dạy phần hai, để khắc sâu vấn đề tuyệt chủng các loài động vật ở đây, giáo viên có thể sử dụng các bức tranh các loài thú đang bị bắn giết, bên cạnh tiếng kêu cứu của các con vật là thái độ thờ ơ của con người. Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh và mô tả, giáo viên khắc sâu thêm cho học sinh
Ví dụ :
Đây là hình ảnh con tầu thép dùng súng phóng lao để săn cá voi của Nhật Bản.
 Đây là hình ảnh đường bờ biển đỏ màu máu của cá voi.
Hay là hình ảnh một con gấu đang kêu những tiếng kêu cuối cùng của cuộc đời, bên cạnh là nụ cười mãn nguyện của người đàn ông
4. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau để tạo hứng thú trong giờ học.
 Việc sử dụng một phương pháp dạy học đơn điệu dễ gây cho học sinh nhàm chán vì vậy sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh.
 Để thực hiện mỗi một nhiệm vụ dạy học thường có những phương pháp dạy học đặc trưng, chẳng hạn khi hình thành kiến thức mới thường phải sử dụng các phương pháp như quan sát, hỏi đáp, truyền đạt... đối với việc củng cố kiến thức thì các phương pháp như thực hành, đóng vai... lại mang lại hiệu quả, khi hình thành kĩ năng cho học sinh thì các phương pháp dạy học hiệu quả hơn cả lại là dạy học giải quyết vấn đề, điều tra, thảo luận ... Vì vậy để thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu dạy học khác nhau ta cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học.
 Ví dụ 1: Khi dạy bài 3 - Địa lí 9: “Phân bố dân cư và các loại hình quần cư”. Tìm hiểu về các loại hình quần cư, ta có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và kĩ thuật khăn trải bàn.
 Bài 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
 Tìm hiểu về các loaị hình quần cư
Thảo luận nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn
- Bước 1. Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận về:
 + Các loại hình quần cư ở nước ta; so sánh và giải thích sự khác nhau giữa các loại hình quần cư
 + Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị của Việt Nam
-Gv hướng dẫn: Dựa vào hình 3.1, kênh chữ( mục II Sgk), tranh ảnh, kết hợp với vốn hiểu biết:
 + Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn (tên gọi, hoạt động kinh tế chính, cách bố trí không gian nhà ở...)
 + Trình bày những thay đổi của hình thức quần cư nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Lấy ví dụ ở địa phương.
 + Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị ( mật độ dân số, cách bố trí không gian nhà ở, phương tiện giao thông, hoạt động kinh tế...)
 + Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị của Việt Nam
- Bước 2. Hs làm việc các nhân
- Bước 3. Hs thảo luận nhóm ( kết quả thảo luận được trình bày trên giấy Ao)
II. Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn
 -Có mật độ dân số thấp, làng mạc thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước:
- Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư nông thôn đang có nhieuè thay đổi cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện đậi hóa.
2.Quần cư thành thị
 - Có mật độ dân số cao
- Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ
- Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến.
 - Các đô thị tập trung ở đồng bằng và ven biển.
 Ví dụ 2. Khi dạy bài 31 - Địa lí 8. Đặc điểm khí hậu Việt Nam.
Trong phần củng cố bài, GV có thể sử dụng hình thức đóng vai:
Bước 1. Gv mời 3 Hs lên bảng, mỗi Hs đóng vai một người dân ở 1 thành phố ( Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh) đại diện cho 3 miền khí hậu khác nhau.
Bước 2. Mỗi Hs sẽ trình bày vài đặc điểm nổi bật về khí hậu của thành phố mình. Ví dụ:
 + Hà Nội : một năm có 2 mùa, mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
 + Huế: mưa nhiều vào thu đông, đặc biệt là các tháng 9, 10 và 11; mùa hè thường có gió Tây khô nóng
 + TP. Hồ Chí Minh: nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô
Bước 3. Gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức
5. Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò.
Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
 Sau khi sử dụng hình thức này tôi đã đạt được những kết quả sau:
* Đối với học sinh:
+ Ý thức học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, học sinh chăm học, chịu khó nghe giảng hơn trước đây.
+ Khả năng quan sát sự vật hiện tượng của học sinh tốt hơn. Các em đã chịu
 khó quan sát những hiện tượng xảy ra xung quanh: 
+ Cách ghi vở, vẽ hình rõ ràng, sạch đẹp, ngắn gọn và đầy đủ kiến thức hơn trước. Ngo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh.doc