SKKN Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ các hình chiếu vuông góc
Công nghệ là môn học có tính thực tiễn, kiến thức mang tính tổng hợp, trong đó phần Vẽ kĩ thuật là nội dung khó mang tính trừu tượng cao liên quan nhiều đến môn học khác nhau như: Kiến thức về hình chiếu của các khối hình học,tính chất của các tia chiếu (môn hình học), môn vật lý (phần quang học), kĩ năng vẽ của môn mỹ thuật. Với môn công nghệ các em được làm quen từ cấp THCS (lớp 8), lên lớp 9-10 các em lại không được học vẽ kĩ thuật nên gần như về mặt kiến thức không có sự kế thừa, một phần lớn các em đã không còn nhớ các kiến thức cũ- nền tảng của mạch kiến thức. Chính vì lý do đó đã làm cho việc vận dụng kiến thức vào vẽ thực hành trở nên khó khăn hơn.
Qua thực tế giảng dạy môn công nghệ ở trường phổ thông, tôi thấy một hiện tượng phổ biến đó là : học sinh khi làm các bài tập thực hành vẽ hình chiếu vuông góc trong sách giáo khoa đều chỉ có thể làm các bài tập đơn giản hoặc có dạng tương tự các bài dạng mẫu, khi gặp các dạng bài tập khác thì các em thường cảm thấy khó khăn,lúng túng không giải quyết được.Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp nhằm giúp các em có thể giải quyết các bài tập một cách hiệu quả là rất cần thiết. Bằng kinh nghiệm tích lũy khi giảng dạy môn công nghệ nhiều năm của mình tại trường THPT Chu Văn An tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm:“ Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ các hình chiếu vuông góc”, với mong muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này có thể giải quyết được thực trạng nêu trên
MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU.................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài.. 1 II 1.2. Mục đích nghiên cứu...................... 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu............... 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu.................. 1 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..................... 1 2.1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................ 1 2.1.2. Các phép chiếu..................................... 2 2.1.3. Hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện................................. 3 2.1.4. Hình chiếu vuông góc của đường thẳng trên một mặt phẳng 5 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu .............................. 5 2.3.Các giải pháp giải quyết vấn đề ...................................................................................... 6 2.3.1. Các bước tiến hành khi hướng dẫn thực hành..................................................... 6 2.3.2.Một số bài tập minh hoạ 6 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và đồng nghiệp................ 17 III. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ..... 18 3.1. Kết luận...................... 18 3.2. Kiến nghị.. 18 Tài liệu tham khảo................... 19 I.PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài: Công nghệ là môn học có tính thực tiễn, kiến thức mang tính tổng hợp, trong đó phần Vẽ kĩ thuật là nội dung khó mang tính trừu tượng cao liên quan nhiều đến môn học khác nhau như: Kiến thức về hình chiếu của các khối hình học,tính chất của các tia chiếu (môn hình học), môn vật lý (phần quang học), kĩ năng vẽ của môn mỹ thuật... Với môn công nghệ các em được làm quen từ cấp THCS (lớp 8), lên lớp 9-10 các em lại không được học vẽ kĩ thuật nên gần như về mặt kiến thức không có sự kế thừa, một phần lớn các em đã không còn nhớ các kiến thức cũ- nền tảng của mạch kiến thức. Chính vì lý do đó đã làm cho việc vận dụng kiến thức vào vẽ thực hành trở nên khó khăn hơn. Qua thực tế giảng dạy môn công nghệ ở trường phổ thông, tôi thấy một hiện tượng phổ biến đó là : học sinh khi làm các bài tập thực hành vẽ hình chiếu vuông góc trong sách giáo khoa đều chỉ có thể làm các bài tập đơn giản hoặc có dạng tương tự các bài dạng mẫu, khi gặp các dạng bài tập khác thì các em thường cảm thấy khó khăn,lúng túng không giải quyết được.Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp nhằm giúp các em có thể giải quyết các bài tập một cách hiệu quả là rất cần thiết. Bằng kinh nghiệm tích lũy khi giảng dạy môn công nghệ nhiều năm của mình tại trường THPT Chu Văn An tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm:“ Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ các hình chiếu vuông góc”, với mong muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này có thể giải quyết được thực trạng nêu trên 1.2Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những nguyên nhân và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản nhất và biết vận dụng kiến thức vào giải quyết linh hoạt các dạng bài tập, đồng thời làm cơ sở để học tốt các nội dung tiếp theo của phần vẽ kĩ thuật. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Kiến thức phần hình chiếu vuông góc- Sách giáo khoa môn công nghệ lớp11 - Các phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc, một số kỹ năng kỹ xảo, kinh nghiệm khi thực hành vẽ hình chiếu vuông góc. Trong đó phương pháp chiếu góc thứ nhất là phương pháp được sử dụng phổ biến và dễ thực hiện nhất 1.4.Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận-thực tiễn: - Nghiên cứu nội dung bài học, thực tiễn dạy học để vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế dạy học môn công nghệ, trao đổi với học sinh để lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp từng lớp. 1.4.2.Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm: Là kết quả của các quá trình: - Thực hiện giảng dạy. - Thực hiện kiểm tra,đánh giá. II. PHẦN NỘI DUNG: 2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1.Các khái niệm cơ bản: -Mặt phẳng chiếu: là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể (màu xanh). -Điểm A trên vật thể có hình chiếu là điểm A’. -Tia sáng đi từ nguồn sáng S qua điểm A xuống điểm chiếu A’, gọi là tia chiếu SAA’. ->Hình chiếu của vật thể bao gồm tập hợp các điểm chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu 2.1.2.Các phép chiếu : 2.1.2.1.Phép chiếu vuông góc: -Đặc điểm: Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu song song nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu -Ứng dụng:Dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc: (Hình chiếu đứng,hình chiếu bằng,hình chiếu cạnh ) mà trong sáng kiến kinh nghiệm sẽ trình bày cụ thể về cách vẽ ́2.1.2.2.Phép chiếu song song: -Đặc điểm : Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với -Ứng dụng: Dùng để vẽ các hình chiếu trục đo là loại hình biểu diễn ba chiều của vật thể ́2.1.2.2.Phép chiếu xuyên tâm: - Đặc điểm: Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm (tâm chiếu). -Ứng dụng: Dùng để vẽ hình chiếu phối cảnh của vật thể trong các bản vẽ xây dựng 2.1.3. Hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện: 2.1.3.1.Khối hộp chữ nhật: Sử dụng phương pháp chiếu góc thứ nhất ta có các hình chiếu như sau 2.1.3.2. Chóp đều: 2.1.3.3. Lăng trụ đều: 2.1.4.Cách tìm hình chiếu vuông góc của đoạn thẳng lên mặt phẳng Cho đoạn thẳng AB và mặt phẳng (P) nằm ngang.Ta sẽ tìm hình chiếu vuông góc A’B’của AB trên (P) trong các trường hợp: -Đoạn thẳng AB song song với mặt phẳng (P) -hình 1 -Đoạn thẳng AB vuông góc với mặt phẳng (P) -hình 2 -Đoạn thẳng A B hợp với mặt phẳng (P) một góc ∂ -hình 3 B A’ B’ A A A’B’ B A’ B’ A B 2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Nội dung kiến thức phần vẽ kĩ thuật là một nội dung mang tính trừu tượng kiến thức tổng hợp đôi khi lại liên quan tới các môn học khác như môn hình học, môn vật lý, môn mĩ thuật.. do đó khi học phần này thường xảy ra tình trạng học sinh ngại tư duy, do không nắm được các kiến thức liên quan, do tâm lý coi đây là môn phụ do đó các em không hứng thú với nội dung bài học hoặc tiếp thu một cách thụ động nên hiệu quả học tập không cao. Phần vẽ kỹ thuật ngoài việc tiếp thu kiến thức lý thuyết còn đòi hỏi sự vận dụng cao vào các bài thực hành.Tuy nhiên các tiết thực hành theo phân phối lại quá ít, thời lượng chỉ có một tiết trong một tuần, chính vì vậy khi dạy phần thực hành vẽ Giáo viên gặp rất nhiều khó khăn nếu như không biết lựa chọn nội dung phù hợp hoặc xảy ra tình trạng giáo viên hướng dẫn thực hành xong thì hết thời gian,học sinh về nhà lại không tự giác làm bài tập vì đã quên nội dung mà các em đã tiếp thu được ở tiết học trước. 2.3.Các giải pháp giải quyết vấn đề 2.3.1Các bước tiến hành khi hướng dẫn thực hành: Khi dạy thực hành vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể mỗi giáo viên có những phương pháp giảng dạy khác nhau. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh và đúc rút lại theo trình tự sau: -Bước 1: Cung cấp các kiến thức cơ bản như sách giáo khoa đã trình bày, lưu ý khi dạy nội dung này có thể xảy ra trường hợp học sinh không còn nhớ kiến thức cơ bản nền tảng mà học sinh đã được học trong chương trình môn công nghệ cấp THCS như : Khái niệm về hình chiếu, cách tạo ra hình chiếu, các loại phép chiếu, một số ví dụ về hình chiếu của các khối hình học cơ bản...Giáo viên phải kịp thời nhận biết và có biện pháp khắc phục như có thể nhắc lại hoặc bổ túc phần kiến thức bị thiếu này cho học sinh qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản làm tiền đề nghiên cứu các nội dung tiếp theo -Bước 2: Để truyền đạt kiến thức đến học sinh là một bước rất khó đặc biệt hơn khi dạy thực hành trên bảng cho học sinh quan sát do đó yêu cầu đầu tiên là giáo viên phải biết chọn lựa bài thực hành vẽ mẫu phù hợp với từng điều kiện dạy học cụ thể của từng lớp để học sinh không cảm thấy kiến thức tiếp thu không quá dễ hoặc quá khó tiếp thu và quan trọng hơn là phải phù hợp với thời gian 45 phút của một tiết học -Bước 3: Giáo viên hướng dẫn chi tiết từng bước trên bảng cho học sinh quan sát,cần lưu ý nên chọn phương pháp, phương tiện hỗ trợ dạy thực hành như: sử dụng phấn màu để nhằm kích thích, tăng sự hứng thú cũng như sự chú ý khi học hoặc có thể sử dụng máy chiếu để tiết kiệm thời gian chuẩn bị cũng như tăng sự đa dạng của nội dung giảng dạy, trong quá trình hướng dẫn giáo viên cần phân bổ thời gian hợp lí giữa các bước cũng như thời gian kết thúc bài dạy thực hành -Bước 4:Giáo viên giao bài tập cho học sinh vẽ: ở bước này cũng cần chú ý chọn các bài tập vừa sức cho học sinh làm tại lớp, trong quá trình học sinh thực hành giáo viên phải quan sát uốn nắn kịp thời các sai sót cho học sinh. Nếu không đủ thời gian thực hiện trên lớp giáo viên cũng có thể giao bài tập về nhà cho học sinh làm -Bước 5: Giáo viên thu bài thực hành về chấm điểm và trả bài thực hành, giai đoạn này cũng rất quan trọng bởi nó là khâu giải đáp thắc mắc nhằm cũng cố, chốt lại các kiến thức cơ bản cho học sinh khâu này cũng có ý nghĩa tương tự như khi chấm một bài kiểm tra viết 2.32.Một số đề bài tập minh hoạ dùng để làm mẫu khi dạy trên lớp: Bài tập 1: Vật thể cho bởi hình chiếu trục đo sau,kích thước cho bằng các hình thoi, mỗi hình thoi có cạnh bằng 10 mm HƯỚNG DẪN: -Để hoàn thành các dạng bài thực hành có thể chia thành các bước chính sau đây: Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể, chọn hướng chiếu -Vật thể có dạng chữ L nội tiếp bên trong hình hộp chữ nhật có kích thước: dài 60, rộng 40, cao 40 -Các hướng chiếu được xác định sao cho hình chiếu đứng thể hiện đầy đủ hình dạng vật thể nhất (Hình chiếu chính), mặt khác từ đó ta xác định được các thông số kích thước của các hình chiếu:HCĐ(dài 60,cao 40),HCB (dài 60, rộng 40),HCC (cao 40, rộng 40), -Bên trong vật thể bị khoét đi hai khối hình học: khối dạng chêm 1 và khối trụ tròn 2, đây sẽ là phần rỗng bên trong vật thể mà khi vẽ đường bao của khối rỗng chính là đường bao của các khối trên Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật chứa các hình chiếu (các HCN này chính là các mặt bên của hình hộp chữ nhật chứa vật thể, có thể bố trí theo phương pháp chiếu góc thứ nhất hoặc phương pháp chiếu góc thứ ba) Bước 3: Vẽ hình dạng bên ngoài của vật thể : Vẽ hình dạng bên ngoài vật thể trên các hướng chiếu đã chọn với đường gióng giữa các hình chiếu Bước 4: Vẽ hình dạng bên trong của vật thể: Bổ sung phần hình dạng bên trong vào các hình chiếu,tuỳ theo hướng chiếu mà có thể thấy được huặc bị khuất chú ý: Đường bao của phần rỗng chính là đường bao của khối chêm và của khối trụ tròn,tuỳ theo hướng chiếu mà có thể nhìn thấy(nét liền đậm) huặc không nhìn thấy(nét đứt mảnh) Bước 5: Tẩy xoá các đường gióng, kiểm tra hình vẽ Bài tập 2: Vật thể cho bởi hình chiếu trục đo HƯỚNG DẪN: Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể, chọn hướng chiếu -Vật thể có dạng chữ L nội tiếp bên trong HCN có kích thước: dài 40, rộng 60, cao 40 -Các hướng chiếu được xác định sao cho hình chiếu đứng thể hiện đầy đủ hình dạng vật thể nhất (Hình chiếu chính), mặt khác từ đó ta xác định được các thông số kích thước của các hình chiếu:HCĐ(dài 40,cao 40),HCB (dài 40, rộng 60),HCC (cao 40, rộng 40), -Bên trong vật thể bị khoét đi hai khối hình học: khối hộp chữ nhật 1 và khối hộp chữ nhật 2, đây sẽ là phần rỗng bên trong vật thể mà khi vẽ đường bao của khối rỗng chính là đường bao của các khối trên Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật chứa các hình chiếu Bước 3:Vẽ hình dạng bên ngoài của vật thể Bước 4: Vẽ hình dạng bên trong của vật thể,tuỳ theo hướng chiếu mà có thể thấy được huặc khuất Bước 5: Tẩy xoá các đường gióng, kiểm tra hình vẽ Bài tập 3: Vật thể cho bởi hình chiếu trục đo HƯỚNG DẪN: Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể,chọn hướng chiếu -Vật thể nội tiếp bên trong hình hộp chữ nhật có kích thước:dài40,rộng 60,cao40 -Các hướng chiếu được xác định sao cho hình chiếu đứng thể hiện đầy đủ hình dạng vật thể nhất (Hình chiếu chính) -Bên trong vật thể có các khối rỗng đó là: hai khối trụ đứng 10 và khối chữ L ở phần giữa vật thể Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật chứa các hình chiếu Bước 3:Vẽ hình dạng bên ngoài của vật thể Bước 4: Vẽ hình dạng bên trong của vật thể Bước 5: Tẩy xoá các đường gióng, kiểm tra hình vẽ Bài tập 4: Vật thể cho bởi hình chiếu trục đo HƯỚNG DẪN: Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể,chọn hướng chiếu -Tương tự các bài trên Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật chứa các hình chiếu Bước 3 :Vẽ hình dạng bên ngoài của vật thể Bước 4: Vẽ hình dạng bên trong của vật thể Bước 5: Tẩy xoá các đường gióng, kiểm tra hình vẽ 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và đồng nghiệp. Sau khi học tập và ứng dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy cũng như đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Học sinh tiếp thu bài, nắm kiến thức chắc chắn hơn, kỹ năng thực hành nhanh hơn, nâng cao kết quả học tập. Điều quan trọng hơn là làm cho các em không còn ngại học phần vẽ kỹ thuật . Từ đó các em học tập tích cực hơn, hăng say hơn phat huy được tính sáng tạo, đồng thời kết hợp được sức mạnh của cá nhân thành sức mạnh tập thể giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả. Kết quả theo dõi,so sánh qua các năm học như sau: Theo dõi ở lớp 11 từ các năm học trước kết quả đạt được là: Năm học Lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 201̀̀5 - 2016 11A1 48 7% 51% 39% 2% 1% 2015 - 2016 11A5 42 6% 30% 58% 5% 1% Năm học Lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 201̀̀6 - 2017 11A2 50 9% 55% 35% 1% 0% 2016 - 2017 11A6 38 6% 35% 53% 5% 1% Theo dõi ở lớp 11 trong năm học này 2017 – 2018, từ đầu năm học đến khi kết thúc phần vẽ kỹ thuật học kỳ1 kết quả đạt được như sau: Năm học Lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 201̀̀7 - 2018 11A1 46 29% 66% 5% 0% 0% 2017 - 2018 11A6 40 20% 70% 10% 0% 0% -Mặc dù kết quả trên chỉ mang tính chất so sánh nhưng phần nào cho thấy được hiệu quả của sự kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học với các thiết bị dạy học.Trên đây là những kinh nghiệm được bản thân đúc rút ra từ thực tế giảng dạy công nghệ ở trường THPT Chu V ăn An mặc dù mới là mang tính chủ quan của cá nhân song với việc áp dụng vào giảng dạy tại trường THPT Chu V ăn An đã đạt được những hiệu quả khá tốt, tôi rất tin tưởng vào cách làm này và tin tưởng rằng sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng đại trà trong giảng dạy ở trường phổ thông. III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Nhìn vào kết quả thực tế ở các năm học trên, đặc biệt sau một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy đã có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Số học sinh khá, giỏi đã tăng lên. Học sinh kém dần dần không còn. Đây là kết quả mà tôi và các đồng nghiệp thấy rất vui và phấn khởi.Tôi rất tin tưởng vào tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm và tôi sẽ tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho những năm học tiếp theo 3.2. Kiến nghị đề xuất. Đề nghị lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện cho môn học như: mua sắm tranh ảnh, thiết bị đồ dùng dạy học môn công nghệ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học thuận lợi cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của môn học Đối với những cấp lãnh đạo cao hơn đề nghị tổ chức thật nhiều các hội thảo, các buổi học chuyên đề để phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn cao để cho giáo viên được học tập, nâng cao năng lực chuyên môn . Đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xắp xếp chương trình sách giáo khoa môn công nghệ nói chung cũng như phân bổ số tiết cho phần vẽ kĩ thuật thuộc môn công nghệ lớp11 nói riêng một cách hợp lí hơn nữa qua đó tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt chương trình,mục tiêu giáo dục Tôi cũng rất mong nhận được những góp chân thành, sáng tạo từ các đồng nghiệp. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Sầm sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2018 (Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác). Bùi Minh Lợi IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình vẽ kỹ thuât - Nhà xuất bản giáo dục. 2. Hướng dẫn giảng dạy vẽ kĩ thuật - Nguyễn Văn Bính-Nguyễn Văn Khôi 3. Kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh -PTS nguyễn Đình Chỉnh 4. Lý luận và phương pháp dạy học công nghệ - PGS Trần Hữu Quế. 5. Tham khảo những chia sẻ, kinh nghiệm của các thầy cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC-MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 Người thực hiện : Bùi Minh Lợi Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ THANH HÓA NĂM 2018
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_tang_hieu_qua_khi_huong_dan_hoc_s.doc