SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

 Vào tháng 7/2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình đặt ra 5 phẩm chất và 10 năng lực mà học sinh phổ thông cần đạt. Trong đó, phẩm chất đầu tiên được nhắc tới là phẩm chất yêu nước. Hình thành, phát triển phẩm chất yêu nước là nhiệm vụ của cả chương trình giáo dục, trong đó bộ môn Lịch sử nói chung và những tri thức lịch sử địa phương nói riêng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua Bộ giáo dục đã có sự quan tâm và chỉ đạo thực hiện hiệu quả thông qua các đợt tập huấn dạy học lịch sử di sản và danh nhân địa phương đồng thời thực hiện chỉ đạo các địa phương tự chủ xây dựng chương trình, tăng thời lượng giảng dạy lịch sử di sản và danh nhân địa phương.

 Thế nhưng, trong thực tế ở trường THPT phần lịch sử địa phương chưa thực sự được coi trọng xứng đáng với vai trò của nó vì số tiết phân phối của Bộ rất ít, mỗi khối chỉ phân phối 1 đến 2 tiết. Vấn đề dạy lịch sử địa phương là chưa hiệu quả vì còn nhiều khó khăn: Tài liệu giảng dạy chưa có tính hệ thống; không có nội dung trong các kì thi Học sinh hầu như lơ mơ hoặc không hiểu gì về lịch sử quê hương mình, có đôi lúc học sinh ngỡ ngàng, lúng túng khi bất chợt một ai đó hỏi hay nói về sự kiện lịch sử quê hương mình. Đó là một thực tế đáng buồn.

 Quê hương Thanh Hóa nói chung và Tĩnh Gia nói riêng, là vùng đất địa linh nhân kiệt với bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng anh hùng qua mọi thời kỳ của lịch sử dân tộc. Có nhiều sự kiện lịch sử điển hình, nhiều người con ưu tú của Đảng, của cách mạng, nhiều di tích lịch sử tiêu, nhiều danh nhân văn hóa thì sự thiếu hụt đó lại càng đáng buồn hơn. Đó thực sự là sự trăn trở, là trách nhiệm của những giáo viên giảng dạy lịch sử. Bởi trang bị những hiểu biết về Lịch sử địa phương là góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương dân tộc, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội; giúp học sinh vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương giàu đẹp.

 

docx 21 trang thuychi01 9540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN, TĨNH GIA, THANH HÓA.
 Người thực hiện: Vũ Thị Cẩm Lệ
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Vào tháng 7/2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình đặt ra 5 phẩm chất và 10 năng lực mà học sinh phổ thông cần đạt. Trong đó, phẩm chất đầu tiên được nhắc tới là phẩm chất yêu nước. Hình thành, phát triển phẩm chất yêu nước là nhiệm vụ của cả chương trình giáo dục, trong đó bộ môn Lịch sử nói chung và những tri thức lịch sử địa phương nói riêng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua Bộ giáo dục đã có sự quan tâm và chỉ đạo thực hiện hiệu quả thông qua các đợt tập huấn dạy học lịch sử di sản và danh nhân địa phương đồng thời thực hiện chỉ đạo các địa phương tự chủ xây dựng chương trình, tăng thời lượng giảng dạy lịch sử di sản và danh nhân địa phương.
   Thế nhưng, trong thực tế ở trường THPT phần lịch sử địa phương chưa thực sự được coi trọng xứng đáng với vai trò của nó vì số tiết phân phối của Bộ rất ít, mỗi khối chỉ phân phối 1 đến 2 tiết. Vấn đề dạy lịch sử địa phương là chưa hiệu quả vì còn nhiều khó khăn: Tài liệu giảng dạy chưa có tính hệ thống; không có nội dung trong các kì thiHọc sinh hầu như lơ mơ hoặc không hiểu gì về lịch sử quê hương mình, có đôi lúc học sinh ngỡ ngàng, lúng túng khi bất chợt một ai đó hỏi hay nói về sự kiện lịch sử quê hương mình. Đó là một thực tế đáng buồn.
 Quê hương Thanh Hóa nói chung và Tĩnh Gia nói riêng, là vùng đất địa linh nhân kiệt với bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng anh hùng qua mọi thời kỳ của lịch sử dân tộc. Có nhiều sự kiện lịch sử điển hình, nhiều người con ưu tú của Đảng, của cách mạng, nhiều di tích lịch sử tiêu, nhiều danh nhân văn hóa thì sự thiếu hụt đó lại càng đáng buồn hơn. Đó thực sự là sự trăn trở, là trách nhiệm của những giáo viên giảng dạy lịch sử. Bởi trang bị những hiểu biết về Lịch sử địa phương là góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương dân tộc, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội; giúp học sinh vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương giàu đẹp.
 Để khắc phục những khó khăn và thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ dạy học hiệu quả nội dung lịch sử địa phương thì giáo viên không thể không đổi mới phương pháp. Xuất phát từ suy nghĩ đó và trong thực tiễn giảng dạy đã thực hiện có hiệu quả, trong phạm vi có thể, người viết chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa”, để làm đề tài nghiên cứu với mong muốn nhằm góp thêm một vài ý kiến nhỏ để tạo hứng thú cho học sinh trong tìm hiểu và học tập lịch sử địa phương. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục truyền thống cách mạng, định hướng nghề nghiệp, xây dựng quê hương. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp cụ thể trong việc tổ chức dạy học lịch sử địa phương cấp THPT nhằm tạo hứng thú trong việc tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức Lịch sử địa phương cho học sinh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Trong khuôn khổ SKKN, người viết chỉ nghiên cứu và thực hiên một số biện pháp cụ thể trong dạy học Lịch sử địa phương
 Các ví dụ minh họa nằm trong chương trình Lịch sử phổ thông ban cơ bản hiện hành và Tài liệu lịch sử địa phương do Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa ban hành.
 Đối tượng khảo sát, điều tra và hướng tới là giáo viên, học sinh THPT trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
+ Thu thập thông tin ở sách, báo, tài liệu chuyên môn và mạng internet
+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tri thức
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát.
+ Khảo sát thực tế.
+ Phát phiếu điều tra. 
+ Thực nghiệm sư phạm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
 “Địa phương” là Vùng, khu vực trong quan hệ với trung ương với cả nước. Là một phần của lãnh thổ quốc gia. Địa phương được chia thành nhiều cấp khác nhau. Địa phương có thể là tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thể là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có thể là xã phường, thị trấn” Được tham khảo từ TLTK số [3]
.
 Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc cũng đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian và thời gian xác định. Tùy quy mô, tính chất của sự kiện mà có thể ảnh hưởng đến từng địa phương, quốc gia và thậm chí cả thế giới. Cho nên, tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là biểu hiện cụ thể và phong phú của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả dân tộc. Vì vậy, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Dạy học lịch sử địa phương có khả năng rất to lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử về địa phương, trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”. “Trong quá trình dạy học của mình, nếu giáo viên tiến hành dạy học lịch sử địa phương theo chương trình quy định hoặc liên hệ với lịch sử địa phương khi giảng dạy lịch sử dân tộc và tổ chức công tác ngoại khóa lịch sử thì sẽ làm cho học sinh say mê, hứng thú học tập bộ môn và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học” Được tham khảo từ TLTK số [3]
.
 Điều này cũng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh phổ thông. Các em đang độ tuổi thiếu niên hoặc bước sang ngưỡng cửa của thanh niên, còn nặng tình cảm, quen nhận biết từ gần đến xa, từ hẹp đến rộng, từ cụ thể đến trừu tượng. Cho nên, trước hết cần giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, làng xóm trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu Tổ quốc và hướng suy nghĩ của các em về đất nước, về chủ nghĩa xã hội ngay trên mảnh đất quê hương mà các em sinh ra, lớn lên như nhà văn Ê-ren-bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Dạy học lịch sử địa phương còn góp phần hình thành ở học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề
 Mặc dù đã được sự quan tâm của nhiều cơ quan quản lý giáo dục; sự nỗ lực, cố gắng của các giáo viên trực tiếp giảng dạy nhưng trên thực tế hiệu quả dạy - học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay chưa cao, việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức thông qua lịch sử địa phương vì thế cũng chưa đạt kết quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân cho thực trạng này:
 Thứ nhất, là do nội dung kiến thức lịch sử địa phương kéo dài từ cội nguồn cho đến nay, trong khi đó chương trình học lịch sử địa phương từ lớp 10 đến lớp 12 chỉ có 4 tiết (Lớp 10: 1 tiết, lớp 11: 1 tiết, lớp 12: 2 tiết), dẫn đến tình trạng kiến thức còn nặng và sự lệch nhau giữa nội dung lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Nội dung chương trình lịch sử địa phương lại thường phân bố ở cuối học kỳ nên đa số giáo viên lại sử dụng số tiết này vào ôn tập học kỳ. Sách giáo khoa và sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể về nội dung hình thức cho từng tiết dạy.
 Thứ hai, mỗi địa phương có một truyền thống lịch sử khác nhau. Thầy cô giáo muốn dạy tốt tiết lịch sử địa phương thường phải bỏ ra rất nhiều công sức tìm tòi, sưu tầm tài liệu. Điều này làm cho giáo viên ngại giảng dạy, nếu có thực hiện thì chỉ mang tính hình thức, thậm chí thay thế tiết học lịch sử địa phương bằng tiết ôn tập, kiểm tra. Hiện nay, nếu giáo viên giảng dạy lịch sử địa phương tỉnh Thanh Hóa thì rất đáng mừng là đã có tài liệu “Lịch sử địa phương Thanh Hóa” của thầy Nguyễn Văn Hồ, do Sở GD và ĐT Thanh Hóa lưu hành. Đây là tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT, được biên soạn công phu và hệ thống. Ngoài ra, có nhiều bài viết khác được đăng trên các phương tiện truyền thông, báo chí. Tuy nhiên, nếu giới thiệu và dạy học lịch sử địa phương quận, huyện nơi học sinh sinh ra và lớn lên thì hầu như rất ít. 
 Thứ ba, là hạn chế trong việc thiết kế đồ dùng trực quan, tài liệu, tranh ảnh lịch sử địa phương không phong phú như lịch sử dân tộc nên việc minh họa trong các bài dạy ít khiến tiết học khô khan, thiếu hấp dẫn. 
 Thứ tư, nội dung Lịch sử địa phương chưa hoặc còn rất ít được các giáo viên đưa vào trong các bài kiểm tra để đánh giá học sinh. Từ đó gây tâm lý chủ quan cho cả người dạy và học; đặc biệt trong lịch sử - bộ môn có dung lượng kiến thức khá nhiều so với các môn học khác, học sinh thường có tư tưởng thi cái gì thì học cái đó. Bên cạnh đó, sự qua loa của các giáo viên khi xây dựng Ma trận đề kiểm tra, khi không coi đây là một chủ đề nằm trong khung Ma trận cũng là một nhân tố dẫn tới các kiến thức lịch sử địa phương chưa được học sinh coi trọng. Qua trao đổi với một số đồng nghiệp có cùng chuyên môn thì hầu hết đều cho rằng không đưa nội dung lịch sử địa phương vào trong khung ma trận đề kiểm tra trong các lần ra đề kiểm tra định kỳ.
 Thứ năm, tại trường THCS và THPT Nghi Sơn, là một ngôi trường mới thành lập, ở vùng bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, lại xa trung tâm, khó có điều kiện tổ chức hoạt động tham quan, học tập tại các bảo tàng hay các di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng của Tỉnh nhà như Thành nhà Hồ, khu di tích Lam KinhVì vậy, việc công tác dạy học lịch sử địa phương cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
 Thực trạng trên không xứng tầm với vai trò, ý nghĩa và tác dụng của việc dạy và học lịch sử địa phương. Chính vì vậy, người viết muốn góp một phần nhỏ bé, áp dụng một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy học lịch sử địa phương trên chính ngôi trường mình đang công tác.
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
 Trong thực tế có rất nhiều phương pháp, biện pháp, cách thức tổ chức có hiệu quả việc dạy học lịch sử địa phương, song trong phạm vi đề tài này, người viết chỉ xin trình bày một số biện pháp sau:
2.3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên
 Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc giảng dạy lịch sử địa phương. Đây là biện pháp hàng đầu, bởi vì giáo viên là người trực tiếp quyết định đến chất lượng dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng. Có nhận thức được tầm quan trọng này, giáo viên mới chủ động nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương. cần tạo ra trong lòng các em sự yêu thích, hứng thú và chuyên tâm vào môn học, tiết học.
 Ngoài việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương, các trường cần đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cần tăng cường giám sát, kiểm tra của chuyên môn nhà trường trong quá trình dạy học, không chỉ dừng lại ở việc ký duyệt giáo án của giáo viên, mà cần kiểm tra thực tế việc tiếp thu của học sinh...Từ những tác động như vậy, giáo viên sẽ nghiêm túc hơn trong việc thực hiện các tiết lịch sử địa phương, tránh tình trạng lồng ghép hay cắt xén chương trình.
2.3.2. Lồng ghép lịch sử địa phương khi giảng dạy lịch sử dân tộc
Không có một sự kiện hay nhân vật lịch sử nào lại không gắn liền với một địa phương cụ thể cả và lịch sử dân tộc được viết trên cơ sở lịch sử của các địa phương trong cả nước. Ngược lại, lịch sử địa phương tuy có những nét riêng, nhưng về cơ bản cũng tiến triển theo xu hướng phát triển chung của lịch sử dân tộc, lịch sử Thanh Hóa cũng không phải là ngoại lệ. Và xuất phát từ thực tế, nội dung chương trình lịch sử địa phương khá nhiều nhưng phân phối chương trình bộ môn chỉ 1 tiết/ năm đối với khối 10, 11 và 2 tiết/năm đối với khối 12, như vậy không thể đủ thời gian để giáo viên truyền tải đến học sinh. Vậy nên, trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, người viết đã chủ động lồng ghép vào bài giảng những đặc trưng riêng, những sự kiện, nhân vật lịch sử của địa phương gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, nhằm bước đầu hình thành cho các em một số kiến thức về lịch sử tỉnh nhà. 
Ví dụ 1: Lồng ghép sự ra đời của Đảng bộ Thanh Hóa khi dạy về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ở bài 13- Lịch sử 12, Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Khi giáo viên giảng mục II. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi tổ chức, hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung chính về hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên, giáo viên có thể lồng ghép giới thiệu về sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa: “Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời, Xứ uỷ Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hoá. Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hoá bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản. Cuối tháng 6 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ (nay thuộc xã Đông Tiến- Đông Sơn). Đầu tháng 7 năm 1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, Thiệu Hoá (nay là xã Thiệu Tiến). Giữa tháng 7 năm 1930 tại làng Yên Trường (Thọ Lập- Thọ Xuân) chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ở Thanh Hoá đã có ba chi bộ cộng sản ra đời. Ngày 29 tháng 7 năm 1930 dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hoá được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Doãn Chấp tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (làng Yên Trường - Thọ Xuân). Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá đã chứng tỏ sự trưởng thành về ý thức chính trị của quần chúng công nông. Từ đây trở đi nhân dân Thanh Hoá đã có một tổ chức chân chính trực tiếp lãnh đạo, mở ra thời kỳ phát triển củaphong trào cách mạng trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào cách mạng Thanh Hoá trở thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng Việt Nam. Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của cách mạng tỉnh nhà” Được tham khảo từ TLTK số [4]
.
Ví dụ 2. Lồng ghép cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa tháng 8-1945 khi dạy về Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Ở bài 16-Lịch sử 12. Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Sau khi tổ chức, hướng dẫn học sinh nắm được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám trong cả nước, giáo viên lồng ghép cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa tháng 8-1945: “Ngày 14 tháng 8 năm 1945 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện. Lúc này phong trào cách mạng ở Thanh Hoá đang phát triển mạnh mẽ, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Hoằng Hoá đã thắng lợi. Điều kiện khách quan, chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thanh Hoá đã chín muồi. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã triệu tập Hội nghị mở rộng vào ngày 14/8/1945 tại làng Mao Xá (Thiệu Toán). Hội nghị nhận định tình hình cách mạng trong tỉnh, quyết định chủ trương biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Hội nghị Tỉnh uỷ đã quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, phủ, huyện. Đồng chí Lê Tất Đắc được cử làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh.Đến ngày 21- 8 về cơ bản cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá đã giành được thắng lợi” Được tham khảo từ tài liệu tham khảo số [4]
.
 Thực tế giảng dạy, người viết rút ra rằng, hầu như mỗi bài, mỗi giai đoạn lịch sử đều có thể lồng ghép nội dung lịch sử lịch sử địa phương. Điều này có thuận lợi cơ bản là học sinh liên hệ được những sự kiện, biến cố lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều hơn về lịch sử. Tuy nhiên, trong khuôn khổ 1 bài học, 1 tiết học mà tiếp cận quá nhiều sự kiện lịch sử của cả dân tộc và địa phương sẽ khiến học sinh có phần quá tải, những kiến thức phần lồng ghép mới chỉ dừng ở việc giới thiệu, chưa để lại ấn tượng sâu sắc với học sinh.
2.3.3. Tăng cường sưu tầm – sử dụng thơ ca, tranh ảnh, đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử địa phương
Học lịch sử là phải gắn với sự kiện. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan đặc biệt là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều con số về thời gian hoặc những số liệu khác. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Qua thực tế đi dạy, người viết thấy rằng, khi sử dụng kiến thức thơ ca, tranh ảnh minh họa sẽ làm tiết học sinh động hơn, học sinh sẽ hứng thú với bài học và việc lĩnh hội kiến thức sẽ sâu sắc hơn. Để đạt hiệu quả cao nhất ở biện pháp này thì không chỉ là công tác sưu tầm, chuẩn bị của giáo viên mà còn cần giao nhiệm vụ cho học sinh. Trong đó, giáo viên bộ môn cần chủ động lựa chọn tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung tiết học.
Ví dụ 1. Khi tìm hiểu về khởi nghĩa Lam Sơn, có thể trích dẫn đoạn thơ trong “Bình Ngô đại cáo”, qua đó học sinh thấy được những tội ác man rợ của giặc Minh đối với nhân dân ta:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt” Được tham khảo từ TLTK số [7]
 Ví dụ 2. Khi tìm hiểu về đóng góp của quân dân Thanh Hóa đối với kháng chiến chống Pháp (1945-1954), có thể minh họa cho học sinh hình ảnh xe đạp thồ (trình chiếu nếu ứng dụng công nghệ thông tin hoặc in tranh màu khi dạy trên lớp)
Xe đạp thồ- phương tiện vận tải hiệu quả chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ của dân công Thanh Hóa (1954) Được tham khảo từ TLTK số [8]
2.3.4. Tiến hành dạy lịch sử địa phương tại thực địa
 Trong các biện pháp mà người viết đã thực hiện thì biện pháp này mới nhất, có sự chuẩn bị công phu và phải lên kế hoạch trước đó rất dài. Khác với các biện pháp trên là tiến hành trên lớp, ở giờ học chính khóa, thì biện pháp này giáo viên cùng với học sinh sẽ tìm hiểu, học tập tại thực địa, nơi có di tích, di sản lịch sử. Do không có điều kiện đi xa, đến những di tích, di sản của tỉnh nhà nên người viết lựa chọn những di tích lịch sử ở gần nơi sinh sống của học sinh, có liên quan, gắn với những sự kiện lịch sử hoặc nhân vật lịch sử đã được học trong chương trình. Đây là lần đầu tiên người viết tiến hành biện pháp này khi dạy học lịch sử địa phương ở trường mình công tác và có thể nói đây là biện pháp tâm huyết nhất của người viết trong đề tài nghiên cứu này. 
Việc tiến hành học tại thực địa được người viết tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Lên kế hoạch. Giáo viên cần xác định những nội dung như: Địa điểm muốn tiến hành bài học, thời gian tiến hành,lớp chọn để đi học tại thực đại, địa điểm đó gắn với sự kiện hoặc nhân vật lịch sử nào-những thông tin cụ thể, xin ý kiến của Ban giám hiệu, phụ hunh học sinh và xin hỗ trợ cần thiết, thông báo cho học sinh và giao nhiệm vụ chuẩn bị.
Bước 2. Tiến hành buổi học tập tại thực địa
Bước 3. Giao nhiệm vụ về nhà: Viết bài thu hoạch hoặc bài cảm nghĩ
Bước 4: Rút kinh nghiệm
Ví dụ: Trong năm học 2018-2019, người viết đã tổ chức một buổi học lịch sử địa phương tại thực địa khi cùng học sinh tìm hiểu về dấu tích phòng tuyến thủy quân Tây Sơn trên xã đảo Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Dấu tích này liên quan đến phong trào Tây Sơn cuối XVIII thuộc chương trình Lịch sử lớp 10 và nằm trên địa bàn- chỉ cách trường THCS và T

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_trong_day_hoc_l.docx