SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 cho học sinh lớp 12 THPT
Hiện nay, nền giáo dục nước ta không ngừng được đổi mới toàn diện từ chương trình, nội dung , sách giáo khoa cho đến phương pháp dạy học. Trong các yếu tố đó, đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố cấp thiết nhằm tạo ra những con người năng động, thông minh biết làm chủ tình thế để đáp ứng được yêu cầu xã hội hiện nay. Chính vì thế, nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”. Tư tưởng chủ đạo này đã được thể chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, cảm xúc đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, khoa học về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Học tập lịch sử yêu cầu học sinh không chỉ biết mà còn phải hiểu và phải biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Hơn nữa, do đặc điểm của hiện thực lịch sử (chỉ xảy ra một lần không lặp lại) chi phối nhận thức lịch sử (không thể trực quan sinh động) nên học tập lịch sử càng phát huy tính tích cực của học sinh để đạt được những mục tiêu bộ môn về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện các em.
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu bộ môn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở trường phổ thông được nhiều giáo viên quan tâm giải quyết. Những giờ dạy tốt, học tốt xuất hiện ngày càng nhiều trong đó việc vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY CHƯƠNG III: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT Người thực hiện: Đoàn Văn Mùi Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Lịch sử THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC 1. Mở đầu....... Trang 1 1.1. Lý do chọn đề tài..... Trang 1 1.2. Mục đích nghiên cứu...... Trang 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. ... Trang 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu.... Trang 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....... Trang 3 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm... Trang 3 2.1.1. Quan niệm về đổi mới phương pháp.... Trang 3 2.1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT Trang 4 2.1.3. Thực tiễn giảng dạy lịch sử ở trường THPT ... Trang 5 2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - lớp 12 chương trình chuẩn...... Trang 6 2.2.1. Trao đổi đàm thoại kết hợp với các đoạn miêu tả.... Trang 6 2.2.2. Trao đổi đàm thoại kết hợp với xây dựng bài tường thuật hoặc lược thuật về các sự kiện hiện tượng lịch sử đang học .. Trang 7 2.2.3. Dạy học nêu vấn đề..... Trang 9 2.2.4. Kết hợp các dạng tổ chức học tập của học sinh trong dạy học.. Trang 11 2.2.5. Sử dụng tài liệu lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ...... Trang 13 2.2.6. Khai thác tư liệu lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh .. Trang 14 2.2.7. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học lịch sử: . Trang 15 2.2.8. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy ... Trang 16 2.2.8.1. Hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy.... Trang 16 2.2.8.2. Tổ chức dạy học bằng sơ đồ tư duy.... Trang 16 2.3 Thực nghiệm sư phạm.... Trang 17 2.3.1. Mục đích của thực nghiệm. Trang 17 2.3.2. Nội dung của thực nghiệm: ... Trang 18 2.3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm..... Trang 17 3. Kết luận, kiến nghị .. Trang 19 - Kết luận ..... Trang 19 - Kiến nghị ...... Trang 20 Tài liệu tham khảo...... Trang 21 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nền giáo dục nước ta không ngừng được đổi mới toàn diện từ chương trình, nội dung , sách giáo khoa cho đến phương pháp dạy học. Trong các yếu tố đó, đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố cấp thiết nhằm tạo ra những con người năng động, thông minh biết làm chủ tình thế để đáp ứng được yêu cầu xã hội hiện nay. Chính vì thế, nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Tư tưởng chủ đạo này đã được thể chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, cảm xúc đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, khoa học về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Học tập lịch sử yêu cầu học sinh không chỉ biết mà còn phải hiểu và phải biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Hơn nữa, do đặc điểm của hiện thực lịch sử (chỉ xảy ra một lần không lặp lại) chi phối nhận thức lịch sử (không thể trực quan sinh động) nên học tập lịch sử càng phát huy tính tích cực của học sinh để đạt được những mục tiêu bộ môn về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện các em. Việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu bộ môn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở trường phổ thông được nhiều giáo viên quan tâm giải quyết. Những giờ dạy tốt, học tốt xuất hiện ngày càng nhiều trong đó việc vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954, lớp 12 THPT có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc có nhiều sự kiện tiêu biểu, nhân vật quan trọng, điển hình, nhiều khái niệm và bài học kinh nghiệm quý báu thể hiện sáng ngời truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Tuy nhiên, khi giảng dạy phần lịch sử này không phải không có những khó khăn. Qua quá trình giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp và nghe ý kiến phản hồi từ các em học sinh, cá nhân tôi nhận thấy có những khó khăn sau. Trước hết, đây là giai đoạn lịch sử Việt Nam từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi nên lượng kiến thức rất lớn. Làm thế nào để học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, phong phú mang tính khái quát mà lại hết sức cụ thể về giai đoạn lịch sử này quả là một điều khó khăn. Thứ hai, làm thế nào để học sinh hiểu được truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh quật cường của dân tộc khi không thể trực quan sinh động. Tư liệu cho chương này cũng hết sức phong phú nhưng lựa chọn thế nào cho đúng cho phù hợp và khai thác như thế nào là một vấn đế khó. Với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học, tôi chọn giai đoạn này để vận dụng nghiên cứu và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa khi dạy chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 cho học sinh lớp 12 THPT” là đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên - Trần Văn Vị (chủ biên) xuất bản các năm 1976 (tập 1), năm 1980 (tập 2), tái bản vào năm 1998, 1999, 2000, 2001 đã dành hẳn một phần đề cập đến vấn đề phát triển các năng lực nhận thức và năng lực hành động của học sinh trong dạy học lịch sử. Đặc biệt là cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” (tập 1,2: NXB ĐHSP Hà Nội 2002) do GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên), tái bản và có sửa chữa năm 2009, đã hoàn chỉnh hơn vấn đề sử dụng SGK, tài liệu tham khảo và phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử. Các tác giả trong cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” do Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng chủ biên (NXB giáo dục 1998) đã đưa ra cơ sở lý luận thực tiễn của việc phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Cuốn “Đổi mới dạy học lịch sử lấy học sinh ra làm trung tâm” do GS Phan Ngọc Liên chủ biên (NXB ĐHQG 1996) đã đề cập đến những phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát huy năng lực tư duy học sinh. Cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” (NXB ĐHQG Hà Nội 2002) do Phan Ngọc Liên (chủ biên), “các con đường, biện pháp nâng cao hiệu của bài học lịch sử ở trường phổ thông” của GS.TS Nguyễn Thị Côi (NXB ĐHSP 2006) đã nhấn mạnh đến vai trò của việc phát triển nhận thức, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và đề xuất các con đường, biện pháp phát triển tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá. Như vậy, các tác giả trên đầu khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát huy tích cực học tập của học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của việc phát huy tính tích cực độc lập trong nhận thức đặc biệt là tư duy của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là một yêu cầu cấp thiết để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học. Việc sử dụng nhần nhuyễn các phương pháp dạy học nói chung, theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh có tầm quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: lớp 12C1 và lớp 12C5 trường THPT Hoằng Hóa 3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn ở phần lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 cho học sinh lớp 12 THPT. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận + Quan điểm chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng + Lý luận về tâm lý học và giáo dục học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà khoa học giáo dục và giáo dục lich sử Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống khái quát những tài liệu có liên quan đến giải pháp như: Nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển các công trình khoa học của giáo dục học lịch sử và các tài liệu lịch sử có liên quan. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp thực nghiệm: Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm trong thực tế hiệu quả của những biện pháp sư phạm mà giải pháp đề xuất. + Sử dụng thống kê toán học: Thống kê số liệu điều tra kết quả học tập làm căn cứ khẳng định tính khả thi, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Quan niệm về đổi mới phương pháp Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường trung học phổ thông đòi hỏi chúng ta phải chuyển từ mô hình dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang mô hình lấy học sinh làm trung tâm . Vậy thực chất của việc lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình học là gì? Các nhà giáo dục đã khẳng định rằng, quá trình nhận thực của học sinh là quá trình mà trong đó học sinh là chủ thể phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình, nắm bắt được bản chất quy luật của nó và vận dụng những quy luật đó đề biến đổi nó, cải tạo nó. Đó chính là quá trình đi từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính và nhận thức lý tính lại trở lại với thực tiễn. Quá trình này chỉ có thể hoàn thành khi học sinh hình thành được các phẩm chất nhất định như tự giác, tích cực, độc lập. Theo từ điển Tiếng Việt, tích cực là: “chủ động, hướng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển”; “hăng hái, năng nổ với công việc”. “Tích cực hoá là tập hợp các hoạt động làm chuyển biến vị trí của người học từ bị động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập” Tính tích cực nhận thức là ý thức, thái độ học tập tích cực của mối người trong qúa trình nhận thức nhằm nâng cao hiệu quả những mục đích đã đề ra. Do đó, tính tích cực là cơ sở thuận lợi để phát triển các năng lực nhận thức khác nhau trong quá trình nhận thức của mỗi người. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, tạo cơ hội cho người học phát huy được tư duy, óc sáng tạo của mình, giúp học sinh có phương pháp tự học và lòng ham học. Đây là cơ sở quan trọng, biện pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước. Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một việc quan trọng và cần thiết. Mọi hoạt động học tập cần được tiến hành trong sự say mê, hứng thú, ý thức trách nhiệm của học sinh dưới sự hướng dẫn kịp thời của giáo viên. Có thể nói, đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay. 2.1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT Việc đổi mới sách giáo khoa hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Đảng ta đã tổng kết trong nghị quyết Trung ương khoá VIII về hạn chế của giáo dục nước nhà: “Chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo còn thấp, trình độ kỹ thuật, năng lực thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu. Ở nhiều trường, khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống còn hạn chế”. Vài năm gần đây, tại các trường phổ thông đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Song qua tìm hiểu việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, còn tồn tại những nhược điểm cơ bản như: nhiều giáo viên chưa nhận thức được việc kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh nên chưa khắc phục được hoàn toàn những yếu kém cố hữu trong giảng dạy. Họ chưa nắm rõ quan điểm của đổi mới phương pháp, khi áp dụng mang tính hình thức, rườm rà, cứng nhắc. Giờ học trở nên căng thăng, khô khan khi giáo viên liên tục hỏi đáp học sinh và cho rằng như thế là đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp dạy học một chiều, thầy đọc trò chép làm hạn chế năng lực làm việc chủ động, độc lập, chủ động lĩnh hội kiến thức của các em, không phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh. Nội dung sách giáo khoa và cách biên soạn theo hướng đổi mới, song giáo viên chưa có đủ độ sâu về kiến thức để hướng dẫn học sinh tìm ra nhũng kiến thức chìm trong sách giáo khoa. Đặc biệt, nhiều giáo viên lịch sử khi dạy giống hệt sách giáo khoa mà không sử dụng tài liệu tham khảo. Nhiều giáo viên có sử dụng tài liệu tham khảo nhưng lại chỉ mang tính chất minh hoạ làm cho học sinh không nắm được kiến thức cơ bản, sa đà vào những câu chuyện không nhằm khắc sâu kiến thức Những hạn chế đó không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay, cũng như chưa hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là khuyến khích chúng ta chuyển từ mô hình dạy học lấy “giáo viên là trung tâm” sang dạy học lấy “học sinh làm trung tâm”. Bản chất của dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phát huy một cách cao nhất tinh tích cực, độc lập nhận thức trong đó đặc biệt là tư duy của học sinh trong học tập dưới sự điều khiển của giáo viên để các em tự lĩnh hội tri thức. Để làm được điều đó giáo viên cần phải nắm vững về các phương pháp dạy học và có cách kết hợp nhuần nhuyễn để đạt kết quả cao nhất trong quá trình hướng dẫn học sinh tự lĩnh hội tri thức. Mối phương pháp dạy học có ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng nhất là người giáo viên cần biết ở mỗi đơn vị kiến thức phương pháp nào sẽ đem lại hiều quả cao nhất. Từ đó sẽ hình thành con đường, biện pháp để hướng dẫn học sinh khai thác và tìm hiểu. Hơn nữa trong một bài học, một phương pháp không thể đem lại hiệu quả tối ưu nên giáo viên cần phải biết kết hợp nhuẫn nhuyễn các phương pháp dạy học. Điều này sẽ tao cho giờ học thực sự thú vị và học sinh là người chủ động nắm lấy tri thức. 2.1.3 Thực tiễn giảng dạy lịch sử ở trường THPT Những năm gần dây, việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông đã có nhiều tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều vấn đề yếu kém, những sai sót tập trung ở những điểm sau: Thứ nhất, nhiều giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học và hướng đổi mới là phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình dạy học. Để thực hiện điều này giáo viên đã kết hợp các phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp trao đổi đàm thoại. Nhưng không ít giáo viên chưa nhận thức đúng vấn đề này. Thứ hai, một số giáo viên nhận thức được điểm mấu chốt của đổi mới phương pháp dạy học là phải thay đổi quan niệm trước đây: chuyển từ vai trò thầy giáo làm trung tâm sang trò làm trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên là người hướng dẫn điều khiển qua trình nhận thức của học sinh. Muốn vậy giáo viên phải phát huy được hết các năng lực nhận thức độc lập, phát huy tính tích cực học tập của các em, xong về biện pháp để phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì chưa tốt. Nhiều giáo viên quan niệm rằng, đặt nhiều câu hỏi là đổi mới phương pháp theo hướng tích cực. Vì vậy giờ học biến thành một giờ hỏi-đáp quá căng thẳng, khô khan làm học sinh không hứng thú học tập. Bởi, hỏi- đáp chỉ là một cách, muốn phát huy cách học này thật sự hiệu quả phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác, đặc biệt là những phương pháp bộ môn. Thứ ba, không ít giáo viên ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ít được cập nhật thông tin khoa học chưa thấy được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp và chưa hiểu rõ nội dung của công việc này. Vì vậy trong giờ học, thầy giáo làm việc là chủ yếu, trong thụ động ghi chép là khá phổ biến. Thậm chí hiện tượng đọc chép là khá tràn lan. Mặt khác một số giáo viên nhận thức được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng nhưng lại lấy nguyên nhân học sinh yếu kém không thể vận dụng các biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, cũng chỉ đọc chép nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Cho nên, không rèn luyện cho học sinh năng lực độc lập chiếm lĩnh kiến thức và trang bị phương pháp học tập tốt. Đây là một thực tế đáng buồn hiện nay khiến cho học sinh không thích học lịch sử Thứ tư, hiện nay sách giáo khoa đã được biên soạn theo tinh thần đổi mới. Thực tế sử dụng sách giáo khoa mới ở các trường phổ thông cho thấy giáo viên chưa theo kịp nội dung đổi mới sách giáo khoa. Bài viết trong sách trình bày ngắn gọn có tính gợi mở thì giáo viên chưa đủ độ sâu kiến thức để hướng dẫn học sinh tìm ra những kiến thức chìm sâu trong sách (ví như: nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của sự kiện, hiện tượng, đánh giá nhân vật). Kênh hình tăng lên so với sách cũ nhiều nhằm làm đa dạng nguồn nhận thức và bài học sinh động song nhiều giáo viên chưa khai thác hết hiệu quả của kênh hình nên hiệu quả chưa cao. Thứ năm, ở các trường trung học phổ thông hiện nay, giáo viên mới chỉ tập trung vào các giờ lên lớp chú chú trọng đến các hoạt động ngoài lớp Như vậy, phương pháp dạy học lịch sử đang được chú trọng đổi mới nhằm nâng cao hiện quả, chất lượng dạy học bộ môn nhưng nhìn chung vẫn chưa mạnh mẽ và chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Do đó cần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông hơn nữa. 2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 cho học sinh lớp 12 THPT 2.2.1. Trao đổi đàm thoại kết hợp với các đoạn miêu tả Trao đổi đàm thoại là công việc mà giáo viên nêu ra câu hỏi để học sinh trả lời đồng thời các em có thể trao đổi với nhau dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Qua đó đạt được mục đích dạy học. Trong dạy học lịch sử có thể vận dụng nhiều dạng trao đổi đàm thoại tuỳ vào nội dung của bài học cụ thể “Trao đổi, đàm thoại, rất có ưu thế trong việc hình thành kiến thức” trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực độc lập của học sinh. Qua trao đổi, các phẩm chất cần thiết của hoạt động nhận thức: Tính tích cực, độc lập, sáng tạo, óc phê phán được hình thành ở học sinh. Mặt khác, còn rèn luyện cho các em tính kiên nhẫn trong lao động hơn nữa trao đổi đàm thoại tạo không khí lớp học sôi nổi cuốn hút, hứng thú học sinh. Chính vì vậy, học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc hơn. Do vậy trong quá trình dậy giáo viên cần biết kết hợp trao đổi đàm thoại với các đoạn miêu tả khái quát có phân tích và hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận. Đây là cơ hội để các em chủ động lĩnh hội kiến thức, bài giảng trở nên sinh động, sâu sắc và có tác dụng truyền cảm lớn. Ví dụ, khi dạy mục 2, phần II bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954), giáo viên dựa vào các tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ, Những tháng năm không thể nào quên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông của GS.TS Nguyễn Thị Côi đồng thời kết hợp với hình 54: Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ để xây dựng đoạn miêu tả vị trí, cách bố phòng của địch ở Điện Biên Phủ và hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận bằng các câu hỏi gợi mở: - Tại sao thực dân Pháp lại chọn Điện Biên Phủ là nơi diễn ra trận tiến công quyết định cuối cùng trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta? - Thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ như thế nào để nó được gọi là “Con nhím khổng lồ” và “Pháo đài không thể công phá”? Sau khi quan sát lược đồ, trao đổi thảo luận, học sinh sẽ hiểu được thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ là nơi diễn ra cuộc tiến công quân sự quyết địn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_khi_day_chuong.doc