SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam theo đặc trưng thi pháp

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam theo đặc trưng thi pháp

Hiện nay, ở cấp THPT có 2 bộ sách giáo khoa Ngữ văn dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Ngoài việc biên soạn các phần văn học, tiếng Việt và làm văn theo hướng tích hợp, về cơ bản, các văn bản đọc hiểu được sắp xếp theo chủ đề. Để đáp ứng mục tiêu giúp học sinh hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên : “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học”. Trong đó, việc hướng dẫn xây dựng bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề rất quan trọng.Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy mặc dù trong hướng đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn bài học theo chuyên đề ( chủ đề) việc dạy – học tác phẩm truyện ngắn lãng mạn trong chương trình Ngữ Văn 11- “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam) tại đơn vị chưa thật bám sát đặc trưng thi pháp của truyện. Điều đó khiến học sinh thiếu đi kĩ năng: tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thi pháp,vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản truyện lãng mạn nói chung để tìm hiểu nhóm văn bản hay một văn bản cụ thể.Chính vì vậy, chưa thấy hết được giá trị của truyện lãng mạn cũng như những ý đồ mà nhà văn muốn gửi gắm.

Trước thực tế đó tôi xin đưa ra sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "HAI ĐỨA TRẺ" CỦA THẠCH LAM THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP.

 

doc 18 trang thuychi01 6751
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam theo đặc trưng thi pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "HAI ĐỨA TRẺ" CỦA THẠCH LAM THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP
Người thực hiện: Trần Thị Thủy
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC 
TT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
3
1.1.
Lí do chọn đề tài
3
1.2.
Mục đích nghiên cứu
3
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3.
Các giải pháp để giải quyết vấn đề
4
2.3.1.
Lựa chọn các lớp đối chứng và thực nghiệm
4
2.3.2.
Giảng dạy thực nghiệm
5
2.4.
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
14
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
3.1.
Kết luận.
15
3.2.
Kiến nghị.
15
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Hiện nay, ở cấp THPT có 2 bộ sách giáo khoa Ngữ văn dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Ngoài việc biên soạn các phần văn học, tiếng Việt và làm văn theo hướng tích hợp, về cơ bản, các văn bản đọc hiểu được sắp xếp theo chủ đề. Để đáp ứng mục tiêu giúp học sinh hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên : “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học”. Trong đó, việc hướng dẫn xây dựng bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề rất quan trọng.Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy mặc dù trong hướng đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn bài học theo chuyên đề ( chủ đề) việc dạy – học tác phẩm truyện ngắn lãng mạn trong chương trình Ngữ Văn 11- “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam) tại đơn vị chưa thật bám sát đặc trưng thi pháp của truyện. Điều đó khiến học sinh thiếu đi kĩ năng: tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thi pháp,vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản truyện lãng mạn nói chung để tìm hiểu nhóm văn bản hay một văn bản cụ thể.Chính vì vậy, chưa thấy hết được giá trị của truyện lãng mạn cũng như những ý đồ mà nhà văn muốn gửi gắm.
Trước thực tế đó tôi xin đưa ra sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "HAI ĐỨA TRẺ" CỦA THẠCH LAM THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
 Giúp học sinh nắm vững đặc trưng thi pháp truyện ngắn lãng mạn. Hiểu hết giá trị tác phẩm và những ý đồ mà nhà văn kí thác . Đồng thời giúp học sinh dễ dàng hơn khi vận dụng những đặc trưng thi pháp để tìm hiểu truyện ngắn lãng mạn trong chương trình Ngữ văn 11.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. Phương pháp dạy học môn ngữ văn: phần đặc trưng thi pháp truyện và tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu
-Thực nghiệm sư phạm .
- Thống kê,xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sở dĩ, tôi đưa ra sáng kiến này là thực hiện theo nội dung của đợt tập huấn: “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” do Bộ Giáo dục tổ chức vào tháng 7/2017 tại Hà Nội và các giáo viên đã được các báo cáo viên phổ biến vào tháng 9/ 2017. Trong đó, nhấn mạnh vào việc biên soạn bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh và lựa chọn dạy học theo đặc trưng thi pháp là một giải pháp được ưu tiên.
 – “Từ điển tiếng Việt” có giải thích: “Thi pháp: Phương pháp, quy tắc làm thơ.”(Hoàng Phê; Từ điển tiếng Việt, Nxb, Đà Nẵng. 1998).
– Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, tác giả Lại Nguyên Ân có viết:
“Thi học, thi pháp là ngành học thuật nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện trong các tác phẩm văn học; một trong những bộ môn lâu đời nhất của nghiên cứu văn học...”.(Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 1999, tr.307-308).
 Như vậy chúng ta có thể hiểu thi pháp là: hệ thống các yếu tố hình thức tạo nên tác phẩm, cách thức hoặc quy tắc sáng tác một tác phẩm văn học theo một loại thể nhất định.
 Thi pháp truyện lãng mạn là tập hợp những yếu tố, những quy tắc sáng tác truyện lãng mạn. Trong phạm vi của sáng kiến, chúng tôi chủ yếu bàn đến truyện ngắn lãng mạn là: “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam) .
-“Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn, truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền mạch, . Truyện ngắn
 hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn, cốt truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế”. ( Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi.) Truyện ngắn lãng mạn Ngữ văn 11 bao gồm những truyện viết theo xu hướng văn học lãng mạn thời kì 1930 – 1945 với những đặc trưng thi pháp riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 - Hiện nay, đã có các tài liệu hướng người dạy theo cách hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thi pháp như: “Những vấn đề thi pháp của truyện” ( Nguyễn Thái Hòa) – Nhà xuất bản GD, “Thi pháp hiện đại” ( Đỗ Đức Hiểu), “ Thi pháp học” (Phạm Ngọc Hiền). Tuy nhiên những công trình này chủ yếu hướng người đọc đến nhiều thuật ngữ chuyên sâu của thi pháp, mang tính chất khái quát. Còn những công trình cụ thể thì chưa nhiều. Nhất là cách xây dựng bài học bằng cách vận dụng đặc trưng thi pháp thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể. Do vậy, giáo viên và học sinh còn nhiều lúng túng trong việc tiếp nhận tác phẩm và dẫn đến thực trạng: không hứng thú với việc tìm hiểu văn bản truyện lãng mạn cho dù đó là tác phẩm có giá trị.
 Bởi vậy việc đưa ra sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản" Hai đứa trẻ"của Thạch Lam theo đặc trưng thi pháp là cần thiết và góp phần đổi mới phương pháp dạy học cũng như chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Lựa chọn các lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
 -Trong năm học 2017-2018 tôi được phân công giảng dạy khối 11, trong đó có lớp 11B3 và 11B4 là hai lớp học ban cơ bản và có lực học tương đương nhau.Do đó tôi chọn lớp 11B4 là lớp thực nghiệm và lớp 11B3 là lớp đối chứng.
- Trước khi nghiên cứu và đưa vào giảng dạy phần sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi tiến hành cho 2 lớp cùng làm bài kiểm tra 15 phút ở tiết liền kề trước đó với cùng câu hỏi.
Kết quả kiểm tra như sau:
Lớp đối chứng 11B3: sĩ số 38 học sinh
Điểm 1,2,3
Điểm 4
Điểm 5,6
Điểm 7,8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
7,8
2
5,2
17
45
14
36,8
2
5,2
Lớp thực nghiệm 11B4: sĩ số 36 học sinh
Điểm 1,2,3
Điểm 4
Điểm 5,6
 Điểm 7,8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
8,3
3
8,3
14
38,8
14
38,8
2
5,6
2.3.2.Giảng dạy thực nghiệm:
 Để giải quyết thực trạng trên tôi đã đưa ra giải pháp sau: các đặc trưng thi pháp của truyện ngắn lãng mạn được lồng ghép vào bài học "Hai đứa trẻ" để dạy ở lớp 11B4. Còn lớp 11B3 không đưa vào giảng dạy.
Sau đây là các nội dung cụ thể :
 a.Đọc hiểu không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
 Không gian trong văn học lãng mạn thường là không gian nơi xa, viễn xứ là không gian khát vọng. Cũng có thể là không gian tù túng, chật hẹp để thấy sự bế tắc của cả một trào lưu.
 Thời gian trong văn học hiện đại thường gắn với việc thể hiện cá nhân, cá thể là thời gian nhân vật rất cụ thể. Trong văn học lãng mạn, nhân vật thường được miêu tả trong cuộc sống quẩn quanh, bế tắc. Sự lặp lại thể hiện cái nhìn bế tắc với cuộc đời những con người bé nhỏ. Trong văn học lãng mạn gắn với không gian viễn xứ là thời gian tương lai, khát vọng nhưng rất mơ hồ.
 Từ đặc điểm thi pháp này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các tác phẩm truyện lãng mạn theo hướng không gian và thời gian nghệ thuật nói trên.
 Truyện Hai đứa trẻ - Thạch Lam, không gian là phố huyện quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn. Hằng ngày cũng chỉ từng ấy khuôn mặt, từng ấy việc làm: Liên với tiệm tạp hóa nhỏ xíu, chị Tí ngày mò cua bắt ốc đêm với gánh hàng nước chả bán được là bao, bác Siêu bán phở nhưng với phố huyện nó là một thức quà xa xỉ, bác xẩm với manh chiếu, đứa con bò ra cả ngoài đất
 Thời gian nghệ thuật là lúc chiều tàn, đêm xuống và tối khuya với bóng tối bao trùm bên cạnh là ánh sang yếu ớt, nhỏ bé không vượt được khỏi bóng tối. Và thời gian đoàn tàu đêm đi qua chính là điểm sáng nhất của tác phẩm nó vừa là thời gian thực vừa là thời gian của tương lai, khát vọng, Liên và người dân phố huyện có một ước mơ mơ hồ về sự đổi đời về mong muốn thoát ra khỏi ao tù – phố huyện nghèo.
b. Đọc hiểu tình huống truyện
Có thể hiểu: 
 Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
Hoặc:
 Tình huống truyện là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
 Khi đọc hiểu truyện hiện đại không thể bỏ qua tình huống truyện
 Trong truyện: “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam) cốt truyện không thật rõ ràng, truyện như bài thơ trữ tình đầy thương xót. Tuy nhiên, không phải là không có tình huống, ở đây: Thạch Lam đã xây được các tình huống tâm lí rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Đầu tiên là tình huống khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn, khung cảnh rất đỗi bình dị, quen thuộc, đẹp, yên bình nhưng lại rất vắng lặng. Thêm vào đó là cảnh chợ tàn, những kiếp người tàn tạ khi chiều xuống đã làm Liên – cô thôn nữ nhỏ tuổi có những cảm xúc mơ hồ không hiểu, Liên cảm thấy động lòng thương khi không có tiền cho những đứa trẻ nghèo.
 Hay tình huống Liên nhìn thấy gánh phở bác Siêu, cuộc đời chị Tí, bác xẩm đã làm Liên nhớ lại quá khứ, nhớ lại thời gian Liên sống ở Hà Nội, được đi chơi, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, gia đình có cuộc sống sung túc.
 Tình huống đắt giá nhất cũng như thể hiện rõ chủ đề, khao khát của nhà văn trong tác phẩm phải kể đến tình huống đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Mặc dù, tình huống này không phải là gay cấn hoặc kịch tính, thậm chí là đã biết trước (vì ngày nào chị em Liên cũng chờ đoàn tàu đi qua mới đóng cửa quán đi ngủ mặc dù buồn ngủ ríu cả mắt). Tuy nhiên qua “khoảnh khắc” có mỗi cuối ngày này lại thấy khao khát, ước mơ đổi đời của Liên của người dân phố huyện lại bền bỉ, dai dẳng mặc dù nhỏ nhoi, đáng thương, tội nghiệp hơn bao giờ hết ! Đồng thời cũng thể hiện sự cảm thương, thấu hiểu của Thạch Lam với những người dân phố huyện đó chính là gí trị nhân đạo của tác phẩm.
c.Tìm hiểu điểm nhìn trần thuật.
 Điểm nhìn trần thuật có vai trò dẫn dắt người đọc quan sát các chi tiết và diễn biết có ý nghĩa đặc biệt của truyện. Điểm nhìn trần thuật hay chọn cách trần thuật (ngôi kể) như thế nào cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn, điều đó đòi hỏi chúng ta phải giúp học sinh nhận diện điểm nhìn trần thuật của từng tác phẩm và tác dụng của nó. 
 Trong truyện lãng mạn của Ngữ Văn 11, điểm nhìn không quá đặc biệt, tác giả đều chọn ngôi kể là ngôi thứ 3, gọi là người kể giấu mặt. Điều này giúp các nhân vật hiện lên thật rõ, thật đầy đủ. Người đọc có thể nhìn thấu cả những biến thái tinh vi trong tâm lí của cô bé Liên.
d. Đọc hiểu nhân vật theo diễn biết cốt truyện, tức là theo các tình tiết, sự kiện, biến cố đang diễn ra.
Đọc hiểu hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật.
 Ở tác phẩm “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam), nhân vật ít được miêu tả ở hành động, ngôn ngữ mà chủ yếu là ở nội tâm. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh khai thác văn bản theo hướng: diễn biến tâm trạng Liên ở mỗi khung cảnh của phố huyện, từ đó khái quát lên được quan niệm cũng như ý đồ của Thạch Lam, đó là: Tâm trạng Liên lúc chiều tàn, tâm trạng Liên lúc đêm xuống và tâm trạng Liên lúc chờ đoàn tàu đêm đi qua.
 e. Đọc hiểu quan niệm nghệ thuật về con người
 Trong văn học lãng mạn nói chung và truyện ngắn lãng mạn nói riêng, con người cá nhân thường là những con người đau khổ, bất hạnh, bế tắc. Từ đó họ có khao khát được giải phóng, muốn vượt thoát ra khỏi cái bế tắc, quanh quẩn của đời người.
 Con người trong truyện lãng mạn cũng biết khẳng định giá trị của mình nhưng hầu hết họ đều không thoát ra được cuộc sống tù đọng, tăm tối, bế tắc.
 Không nằm ngoài quan niệm chung đó, tác phẩm truyện: Hai đứa trẻ ( Thạch Lam) cũng có những quan niệm nghệ thuật về con người như trên.
 Trong Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), các nhân vật của phố huyện nghèo họ đều trông mong, đều khao khát thoát ra khỏi cuộc sống nghèo nàn, quẩn quanh, nhàm chán nơi phố huyện thế nhưng dường như chẳng ai giúp họ, họ không thể vượt ra được phố huyện nghèo đó. Vẫn là những bóng đêm bao trùm, vẫn là những cảnh đời đáng thương chìm trong bóng tối. ước mơ của họ gửi gắm qua đoàn tàu đêm sáng rực và huyên náo nhưng rồi đoàn tàu cũng mất hút và chìm trong đêm tối. Kết thúc là hình ảnh: “ Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối”.
f. Thiết kế bài học minh họa: Văn bản "HAI ĐỨA TRẺ"- Thạch Lam.
Bước 1. (xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học): 
Kĩ năng đọc hiểu truyện lãng mạn trong văn học hiện đại Việt Nam
Bước 2. (xây dựng nội dung bài học):
– Gồm văn bản truyện:  Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
– Tích hợp bài  LLVH: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
– Huy động kiến thức của các bài:
+ Văn học sử: Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Tiếng Việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
+ Làm văn: Thao tác lập luận phân tích, kĩ năng viết đoạn văn
Bước 3. (xác định mục tiêu bài học):
* Kiến thức:
– Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
– Đặc điểm thi pháp tiêu biểu của truyện lãng mạn trong văn học hiện đại Việt Nam.
* Kĩ năng:
– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
– Rèn kĩ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích.
– Vận dụng những kiến thức và kĩ năng để đọc những truyện ngắn hiện đại theo khuynh hướng lãng mạn khác của văn học Việt Nam (không có trong SGK); nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những tác phẩm đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ những tác phẩm đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
* Thái độ:
– Cảm thông, trân trọng những ước mong của con người về cuộc sống tươi đẹp.
– Trân trọng cái đẹp.
* Định hướng góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học, sáng tạo
Bước 4. (xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học):
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao
– Nêu những nét chính về tác giả.
– Chỉ ra những biểu hiện về con người tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
– Tác phẩm giúp cho em hiểu thêm gì về tác giả?
– Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
– Nêu xuất xứ của tác phẩm.
– Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm?
– Nếu ở cùng hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì?
– Nhan đề của tác phẩm
– Giải thích ý nghĩa của nhan đề.
– Tại sao tác giả không lấy tên nhân vật chính để đặt cho tác phẩm?
– Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
– Chỉ ra những đặc điểm về kết cấu, bố cục, cốt truyện,và cắt nghĩa những sự việc, chi tiết, hình ảnh,trong các tác phẩm.
– Em thấy việc sử dụng thể loại  truyện ngắn có hợp lý không? Vì sao?
-Xác định tình huống truyện ? 
-Tình huống truyện diễn biến như thế nào ?
-Ý nghĩa của tình huống truyện ?
-Nhân vật xuất hiện trong khoảng không gian, thời gian nào ?
-Không gian, thời gian đó có đặc điểm gì ?
-Ý nghĩa của việc chọn không gian, thời gian đó.
– Nhân vật trong tác phẩm là ai? Kể tên các nhân vật đó?
– Chỉ ra các dẫn chứng thể hiện tâm trạng, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của nhân vật?
– Mối quan hệ giữa các nhân vật như thế nào?
– Khái quát về phẩm cách và số phận của các nhân vật.
– Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các nhân vật?
– Nhận xét về phẩm cách, số phận của các nhân vật.
– Tác phẩm xây dựng hình tượng nghệ thuật nào?
– Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật đó.
– Hình tượng nghệ thuật giúp nhà văn thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người như thế nào?
– Theo em, sức hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật đó là gì?
– Quan niệm của nhà văn về con người trong tác phẩm được thể hiện rõ nhất trong những câu văn/ đoạn văn  nào?
– Lí giải quan niệm đó của nhà văn trong các câu văn/ đoạn văn đó.
– Em có nhận xét gì về quan niệm của tác giả về con người được thể hiện trong tác phẩm?
Bước 5.(biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả):
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao
– Nêu những nét chính về tác giả Thạch Lam.
– Chỉ ra những biểu hiện về con người, đặc điểm sáng tác của Thạch Lam được thể hiện trong tác phẩm.
– Tác phẩm giúp cho em hiểu thêm gì về tác giả?
– Tác phẩm “Hai đứa trẻ” được viết trong hoàn cảnh nào?
– Xuất xứ của tác phẩm?
– Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm?
– Nếu ở cùng hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì?
– Nhan đề của tác phẩm là gì?
– Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó.
– Tại sao tác giả không lấy tên nhân vật chính để đặt cho tác phẩm?
– Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
– Chỉ ra những đặc điểm khác biệt về cốt truyện của tác phẩm “Hai đứa trẻ” so với các truyện ngắn khác đã học hoặc đã đọc.
– Em thấy việc sử dụng cốt truyện, ngôn ngữ của tác phẩm có phù hợp với thể loại truyện ngắn không? Vì sao?
-Có những không gian, thời gian nào được nhắc đến trong bài: “Hai đứa trẻ” ?
- Không gian, thời gian đó có đặc điểm gì ?
-Mục đích của việc sử dụng không gian và thời gian đó ?
– Nhân vật trong tác phẩm là ai? Kể tên các nhân vật đó?
– Chỉ ra các dẫn chứng thể hiện tâm trạng, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của nhân vật Liên và An?
– Mối quan hệ giữa các nhân vật như thế nào?
– Ngôn ngữ, tâm trạng của các nhân vật trong tác phẩm có đặc điểm gì?
– Khái quát về phẩm cách và số phận của các nhân vật.
– Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các nhân vật?
– Nhận xét về phẩm cách, số phận của các nhân vật.
– Tác phẩm xây dựng hình tượng nhân vật nào?
– Phân tích những đặc điểm của hình tượng nhân vật Liên.
– Hình tượng nhân vật Liên giúp nhà văn thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người như thế nào?
– Theo em, sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật Liên là gì?
– Quan niệm của nhà văn về con người 
 được thể hiện rõ nhất trong những câu văn/ đoạn văn  nào?
– Lí giải quan niệm của nhà văn về nhân vật trong các câu văn/ đoạn văn đó.
– Em có nhận xét gì về quan niệm về các nhân vật trong tác phẩm c của tác giả được thể hiện trong tác phẩm?
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS 
 NỘI DUNG BÀI HỌC
I.Hoạt động 1 – Khởi động:
Trò chơi:
* Thể lệ: Trong vòng 30 giây, đội nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ nhận được phần thưởng là 1 hộp bút.
GV nhận xét và trao thưởng.
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức:
Tìm hiểu tâm trạng Liên trước giờ khắc ngày tàn. 
? Ngày tàn ở phố huyện được tác giả miêu tả với những âm thanh và hình ảnh như thế nào.
HS tìm các chi tiết nêu và nhận xét.
? Phiên chợ tàn được tác giả miêu tả như thế nào, ý nghĩa của chi tiết phiên chợ tàn.
? Tại sao tác giả không chọn ngày khác mà lại chọn 1 ngày chợ phiên.
? Chiều buông xuống xuất hiện những kiếp người tàn, đó là những ai, cuộc sống họ như thế nào.
Tích hợp giáo dục môi trường: Khung cảnh phố huyện nghèo và phiên chợ nghèo.
? Tâm trạng của Liên trước khung cảnh đó.
Tìm hiểu tâm trạng chị em Liên lúc đêm xuống. 
? Khung cảnh phố huyện khi đêm xuống xuất hiện hai hình ảnh đối lập nhau đó là những hình ảnh nào, ý nghĩa của những hình ảnh đó.
? Những cảnh đời bóng tối là những cảnh đời nào, cuộc sống họ ra sao.
HS dưới sự hướng dẫn của GV tìm và nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_doc_hieu_van_ba.doc