SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm văn học nước ngoài cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm văn học nước ngoài cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản

Đổi mới phương pháp dạy học đang là một đòi hỏi bức thiết, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của giáo dục nước ta. Phương pháp dạy học hiệu quả sẽ quyết định trực tiếp đến sản phẩm giáo dục. Ngay từ Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nêu lên yêu cầu: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” (1, tr 41). Cùng với xu thế chung của đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học Văn học cũng được đặt ra như một đòi hỏi mang tính cấp bách.

Quan điểm giáo dục của Việt Nam cũng đề cao việc giáo dục toàn diện. Không chỉ cung cấp tri thức mà còn chú trọng đến việc phát triển nhân cách cho người học, rèn luyện những kĩ năng cần thiết để người học có thể khẳng định bản thân và hòa nhập tích cực. Việc đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) những tác phẩm văn học nước ngoài cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.

Chương trình ngữ văn THPT đã dành một thời lượng không nhỏ cho phần văn học nước ngoài. Những tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa đều là những tác phẩm xuất sắc về nội dung và nghệ thuật; tiêu biểu cho phong cách sáng tác của một tác giả; thể hiện tính đại diện cho đặc điểm văn học của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Với một khối lượng tác phẩm văn học nước ngoài chiếm tỉ lệ giờ đáng kể trong chương trình ngữ văn THPT thì việc trang bị những phương pháp, biện pháp dạy học hiệu quả sẽ tháo gỡ được bài toán thời lượng, về cách thức tiếp cận tác phẩm cho giáo viên đồng thời nâng cao khả năng tự học, khả năng sáng tạo của học sinh.

Thực tế giảng dạy ngữ văn cho thấy còn một số giáo viên lúng túng trong việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, một số giáo viên do chưa dành thời gian nghiên cứu kỹ về tác giả, về thời đại văn học của phần văn học nước ngoài nên chưa khai thác được nét đặc thù của các tác phẩm. Bởi vậy, học sinh cũng có thái độ xem nhẹ hoặc không hứng thú

Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm văn học nước ngoài cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản” với mong muốn đóng góp một số phương pháp để các tiết dạy văn bản đọc thêm có hiệu quả cao hơn.

 

doc 12 trang thuychi01 9912
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm văn học nước ngoài cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1, Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học đang là một đòi hỏi bức thiết, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của giáo dục nước ta. Phương pháp dạy học hiệu quả sẽ quyết định trực tiếp đến sản phẩm giáo dục. Ngay từ Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nêu lên yêu cầu: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” (1, tr 41). Cùng với xu thế chung của đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học Văn học cũng được đặt ra như một đòi hỏi mang tính cấp bách. 
Quan điểm giáo dục của Việt Nam cũng đề cao việc giáo dục toàn diện. Không chỉ cung cấp tri thức mà còn chú trọng đến việc phát triển nhân cách cho người học, rèn luyện những kĩ năng cần thiết để người học có thể khẳng định bản thân và hòa nhập tích cực. Việc đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) những tác phẩm văn học nước ngoài cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. 
Chương trình ngữ văn THPT đã dành một thời lượng không nhỏ cho phần văn học nước ngoài. Những tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa đều là những tác phẩm xuất sắc về nội dung và nghệ thuật; tiêu biểu cho phong cách sáng tác của một tác giả; thể hiện tính đại diện cho đặc điểm văn học của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Với một khối lượng tác phẩm văn học nước ngoài chiếm tỉ lệ giờ đáng kể trong chương trình ngữ văn THPT thì việc trang bị những phương pháp, biện pháp dạy học hiệu quả sẽ tháo gỡ được bài toán thời lượng, về cách thức tiếp cận tác phẩm cho giáo viên đồng thời nâng cao khả năng tự học, khả năng sáng tạo của học sinh.
Thực tế giảng dạy ngữ văn cho thấy còn một số giáo viên lúng túng trong việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, một số giáo viên do chưa dành thời gian nghiên cứu kỹ về tác giả, về thời đại văn học của phần văn học nước ngoài nên chưa khai thác được nét đặc thù của các tác phẩm. Bởi vậy, học sinh cũng có thái độ xem nhẹ hoặc không hứng thú 
Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm văn học nước ngoài cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản” với mong muốn đóng góp một số phương pháp để các tiết dạy văn bản đọc thêm có hiệu quả cao hơn.
2, Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài
3, Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu các văn học nước ngoài trong chương trình SGK THPT lớp 12 ban cơ bản
4, Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận và thực tiễn
Phương pháp so sánh thống kê
Phương pháp xử lí thông tin định tính
NỘI DUNG
I/ Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Lí thuyết đọc – hiểu tác phẩm văn chương
Trong công trình nghiên cứu “Đọc và tiếp nhận văn chương”, tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã khẳng định: “Đọc văn chương là đọc cái phần chủ quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của nó vào trang sách. Đọc là đón đầu những gì mà mình đọc qua từng chữ, từng câu, từng đoạn, rồi quay về những gì đọc đã qua để chứng kiến và đi tìm hợp lực của tác giả, để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng tượng” [4, tr. 29]
Như vậy, đọc – hiểu tác phẩm văn chương có nét khu biệt so với hoạt động đọc đại trà. Đọc – hiểu tác phẩm văn chương không đơn giản là hoạt động tiếp cận ngữ nghĩa đơn thuần. Nó đòi hỏi người đọc phát huy phẩm chất trí tuệ, khả năng tri giác ngôn ngữ và đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng để thấu hiểu chia sẻ, đồng cảm với người viết. Đồng thời, người đọc cũng có thể thể hiện vai trò bạn đọc đồng sáng tạo. Đọc – hiểu tác phẩm văn chương dù ở hình thức đơn giản hay sâu sắc cũng đòi hỏi sự đắm mình vào tác phẩm, đọc nó bằng cả vốn văn hóa và trái tim để hiểu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, để chuyển mã văn bản nghệ thuật thành bức tranh đời sống.
Thực tế, đọc văn chương là một hoạt động thẩm mĩ thông qua hai phương diện: 
Thứ nhất: kĩ thuật đọc: gồm phát âm, ngữ điệu, nhịp điệu, điệu bộ để có những ấn tượng ban đầu về tác phẩm.
Thứ hai: nội dung đọc: đọc để thông hiểu nội dung ý nghĩa trên cơ sở tri giác văn bản.
Quá trình đọc – hiểu tác phẩm văn chương cần trải qua những kĩ năng cơ bản: đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm và hiểu cặn kẽ những điều mình đọc. 
1.2. Đọc hiểu các tác phẩm văn chương trong nhà trường
Một trong những khái niệm cơ bản để xây dựng chương trình môn ngữ văn là khái niệm đọc – hiểu. Đọc - hiểu giúp học sinh tham gia xây dựng bài một cách chủ động và sáng tạo hơn. Đôi khi chính nhờ đọc – hiểu mà học sinh phát hiện ra những ý nghĩa thẩm mĩ mới mẻ cho tác phẩm mà chính giáo viên cũng chưa phát hiện được. Vì vậy, đọc - hiểu là phương pháp học văn tích cực hơn so với phương pháp bình giảng, giảng nghĩa thường thấy trong cách dạy văn trước kia. Tác giả Trần Đình Chung khẳng định: “Giảng nghĩa, bình văn cũng là đọc – hiểu, nhưng đó là đọc – hiểu của người dạy, còn đọc – hiểu của người học sẽ là chiếm lĩnh văn học bằng đối thoại, lấy câu hỏi do thầy thiết kế là phương tiện” [3, tr. 5]. 
Tác phẩm văn học chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn đọc biến nó thành sự kiện trong tâm hồn mình. Cũng vậy, một tác phẩm văn chương trong nhà trường (bao gồm cả tác phẩm văn học trong nước và văn học nước ngoài) phải được học sinh chủ động tìm hiểu mới có thể trở thành một một sự kiện trong tâm hồn người học. Từ đó học sinh mới có thể say mê và hứng thú với các tác phẩm văn chương.
Đọc – hiểu tác phẩm văn học không thể phát huy đầy đủ tính tích cực của nó nếu người đọc chỉ chú ý đến phần văn bản văn học. Trong quá trình đọc – hiểu, người đọc cần đặt văn bản văn học trong thời đại văn học và trong đặc trưng sáng tác của tác giả... mới có thể hiểu thấu đáo cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của một tác phẩm.
1.3. Đặc điểm của các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn lớp 12 – ban cơ bản
Ở một phương diện nhất định, văn học chính là tiếng nói của dân tộc. Việc học các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình THPT sẽ mang đến cho học sinh cái nhìn tổng thể về tinh hoa văn học thế giới. Trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng các tác phẩm văn học nước ngoài chiểm khoảng 17,5% khung chương trình.
Chương trình ngữ văn lớp 12 – ban cơ bản có 6 tác phẩm văn học nước ngoài gồm: Đô-xtôi-ép-xki (trích) – Xvai – gơ; Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12 –2003 - Cô – phi An- nan; Tự do - P. Ê-luy-a; Thuốc – Lỗ Tấn; Số phận con người (trích) - Sô-lô-khốp và Ông già và biển cả (trích) - Hê-ming-uê. Trong đó có 4 tác phẩm học chính thức và 2 tác phẩm đọc thêm.
Các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn lớp 12 – ban cơ bản đều là những tác phẩm xuất sắc của thế kỷ XX. Các tác phẩm được lựa chọn gồm nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, chân dung văn học, văn chính luận... Những tác phẩm này giúp người đọc tiếp cận với văn học các nước: Áo, Pháp, Trung Quốc, Nga, Mĩ... 
II/ Thực trạng vấn đề
2.1. Khảo sát tư liệu dạy học
Khảo sát: sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, sách giáo viên Ngữ văn 12 chương trình cơ bản và phân phối chương trình có thể nhận thấy:
Trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 chương trình cơ bản, Phan Trọng Luận tổng chủ biên - NXB Giáo dục, 2012, phần văn học nước ngoài được biên soạn với các nội dung sau: 
- Kết quả cần đạt: định hướng mục tiêu cần đạt được sau khi tìm hiểu tác phẩm. 
- Tiểu dẫn: giới thiệu những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả và xuất xứ của tác phẩm.
- Phần văn bản: có thể là toàn bộ văn bản hoặc trích văn bản 
- Phần hướng dẫn học bài: nêu các câu hỏi về bố cục, cảm xúc, nhân vật, nội dung tư tưởng, nghệ thuật nhằm định hướng cho người học tìm hiểu tác phẩm.
- Phần ghi nhớ: chốt lại những đơn vị kiến thức trọng tâm của tác phẩm
Đối với các văn bản văn học nước ngoài được phân phối đọc thêm, không có mục kiến thức cần đạt và ghi nhớ.
Điều đáng lưu ý là các tác phẩm văn học nước ngoài sắp xếp phù hợp về đặc trưng thể loại với các tác phẩm trong nước. Điều này là một dụng ý của người biên soạn sách giáo khoa nhằm giúp học sinh có sự liên hệ giữa các tác phẩm cùng thể loại ở trong nước và nước ngoài.
Trong Sách giáo viên Ngữ văn 12 chương trình cơ bản, Phan Trọng Luận tổng chủ biên - NXB Giáo dục, 2012 phần văn học nước ngoài được viết thành 2 mục:
 - Mục A: Nêu mục tiêu bài học, giúp giáo viên xác định rõ mục đích cần đạt sau khi hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu văn bản.
- Mục B: Nêu những điểm cần lưu ý về nội dung; phương pháp và tiến trình dạy học; cách kiểm tra, đánh giá; gợi ý giải các bài tập; thiết bị dạy học và chú giải về tài liệu tham khảo. Trong đó người biên soạn dành sự quan tâm đặc biệt cho phần hướng dẫn tiến trình tổ chức dạy học, định hướng cho người dạy về cách thức trả lời những câu hỏi của phần hướng dẫn đọc bài trong sách giáo khoa (SGK).
Đối với các tác phẩm văn học nước ngoài được đọc thêm, Sách giáo viên Ngữ văn 12 chương trình cơ bản chỉ định hướng theo 3 mục nhỏ
- Mục I: Nêu ra những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm liên quan tới quá trình tiếp nhận văn bản.
- Mục II: Gợi ý đáp án của các câu hỏi trong SGK.
- Mục III: Nêu những tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho bài giảng.
Dựa trên phân phối chương trình của bộ giáo dục đối với môn văn, và việc áp dụng phân phối trường trình trong trường THPT chuyên Lam Sơn, thời lượng cụ thể cho từng bài văn học nước ngoài được phân phối như sau:
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
Thời lượng
12
- Đôt–xtôi-ép-xki
1/2 tiết 
16
- Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12 – 2003;
1 tiết
41
- Tự do 
1/2 tiết 
77- 78
- Thuốc
2 tiết
80 - 81
- Số phận con người (trích).
2 tiết
82 - 83
- Ông già và biển cả (trích);
2 tiết
Như vậy vị trí quan trọng của phần văn bản văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn là không thể phủ nhận. Tuy nhiên phần lớn các tác phẩm văn học nước ngoài được sắp xếp vào cuối các kì học. Vì vậy, để có thể lôi cuốn học sinh trong những tiết này đòi hỏi giáo viên phải có cách thức triển khai bài giảng phù hợp. Đặc biệt phải phát huy cao độ khả năng đọc – hiểu một cách chủ động của học sinh.
2.2. Thực tiễn dạy học các văn bản văn học nước ngoài trong nhà trường THPT
	Với việc quan sát những tiết dạy - học các văn bản văn học nước ngoài và tham khảo các giáo án dạy – học các văn bản này, tôi nhận thấy một số thực tế như sau:
	Về phía giáo viên
	Giáo viên không dành trọng tâm trong việc dạy học các tác phẩm văn học nước ngoài. Một số giáo chỉ yêu cầu học sinh đọc văn bản và định hướng qua loa một số ý chính. Điều này khó có thể giúp học sinh nhận ra cái hay, cái đẹp, sự thú vị của tác phẩm văn học.
	Giáo viên rất ít quan tâm đến vấn đề thể loại, giai đoạn văn học, vấn đề dân tộc, thời đại khi tìm hiểu các văn bản văn học nước ngoài, cũng ít liên hệ tác phẩm được học với các tác phẩm khác cùng thời đại hoặc cùng tác giả. Thậm chí, đối với những văn bản trích, có những giáo viên còn chưa đặt văn bản trích trong toàn văn tác phẩm. Những điều này sẽ khiến việc tìm hiểu văn bản mất đi tính chỉnh thể cần thiết.
	Cách soạn giáo án giảng dạy các văn bản nước ngoài không khác so với cách soạn giáo án các văn bản dạy các tác phảm trong nước.
	Về phía học sinh
	Học sinh chưa chú tâm học phần văn học nước ngoài. Một mặt vì các tác phẩm này chú yếu được biên soạn vào cuối các kì học; mặt khác các tác phẩm văn học nước ngoài không xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây, dẫn đến thái độ xem nhẹ phần văn học này.
	Có thể khẳng định, hiện nay cả người dạy và người học đều chưa có sự quan tâm đúng mức đến phần văn học nước ngoài. Điều này đặt ra những câu hỏi bức thiết: Cần tiếp cận tác phẩm văn học nước ngoài như thế nào để có thể hiện thấu đáo về nó?; làm sao để mỗi giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học nước ngoài có thể để lại những ấn tượng sâu sắc cho học sinh?; bài toán thời cần được giải quyết như thế nào?
III/ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm văn học nước ngoài cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản.
Trên cơ sở tìm hiểu lí thuyết về đọc – hiểu tác phẩm văn chương và đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường đồng thời dựa vào kinh nghiệm giảng dạy văn của bản thân ở bậc THPT, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm văn học nước ngoài cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản. Những biện pháp này chủ yếu áp dụng cho phần văn bản văn học nước ngoài được học trong chương trình chính thức. Đối với những tác phẩm đọc thêm, do thời lượng rất hạn chế (1/2 tiết/ bài), cần có các biện pháp riêng để tiếp cận, khai thác.
3.1. Đổi mới cách chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh
Về phía giáo viên: Cần đọc thêm những kiến thức liên quan đến thời đại văn học (các giai đoạn văn học, những đặc điểm lớn về nội dung, những đặc trưng về nghệ thuật) và tác giả văn học (những yếu tố về tiểu sử, cuộc đời có liên quan đến sự nghiệp văn học, các chặng đường sáng tác, những tác phẩm chính, phong cách sáng tác...). Những kiến thức này sách giáo khoa và sách giáo viên chỉ giới thiệu vắn tắt. Khi nắm vững kiến thức về thời đại văn học và tác giả văn học, giáo viên sẽ rất chủ động về kiến thức. Đặc biệt là khi hướng dẫn học sinh phát hiện những nét độc đáo, riêng biệt của các tác giả, tác phẩm ở những đất nước khác nhau.
Cần tìm đọc toàn văn tác phẩm văn học nước ngoài được học trong chương trình. Điều này cũng giúp người dạy chủ động trong quá trình dạy học phần văn bản được trích trong SGK.
Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi ngắn để học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Những câu hỏi này phải kiểm tra được việc đọc, chuẩn bị bài của học sinh nhưng không gây áp lực soạn bài cho người học. Chỉ nên đặt những câu hỏi cấp độ nhận biết, thông hiểu.
Về phía học sinh: Nhất thiết phải đọc trước phần tiểu dẫn và phần văn bản. Chuẩn bị bài theo các câu hỏi được giáo viên đặt ra hoặc theo phần hướng dẫn học bài.
3.1. Đổi mới cách tiếp cận phần tiểu dẫn 
Trước khi tiếp xúc với tác phẩm, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản, nắm được những tri thức chung về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, vị trí, thể loại...). Những tri thức này phần lớn đã được trình bày ở phần tiểu dẫn. Một số các giáo viên chọn cách thuyết trình cho học sinh về phần này. Tuy nhiên cách làm như vậy thường ít gây được hứng thú cho người học, người học không chủ động đọc – hiểu phần tiểu dẫn nên hiệu quả không cao. Hơn thế cách làm này sẽ khiến việc tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản chiếm một thời lượng đáng kể. Tôi cho rằng, cần phải có cách thức hợp lí hơn để hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản. Trước hết, giáo viên chỉ cần đưa ra những câu hỏi gợi mở để học sinh tự tìm thông tin, những câu hỏi này có thể trình bày dưới hình thức trắc nghiệm. Biện pháp này vừa giúp học sinh đọc – hiểu kiến thức phần tiểu dẫn một cách chủ động vừa tiết kiệm thời gian. Sau đó giáo viên bổ sung những kiến thức về thời đại, về tác giả giúp học sinh nhận ra được nét riêng của một thời đại văn học ở một quốc gia, đồng thời thấy được sự nổi bật, tiêu biểu, độc đáo trong phong cách của tác giả và vị trí của tác phẩm đang tìm hiểu. Điều này sẽ gợi hứng thú, tò mò cho học sinh. Gợi mong muốn tìm hiểu phần văn bản để làm sáng tỏ những điểu được giáo viên giới thiệu.
3.2. Đổi mới cách tiếp cận tác phẩm
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp xúc bước đầu với văn bản bằng hình thức đọc văn bản (đối với tác phẩm trữ tình) hoặc tóm tắt văn bản (đối với tác phẩm tự sự). Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc (tóm tắt) văn bản trước, sau đó nhận xét, bổ sung. Đối với tác phẩm trữ tình, giáo viên có thể đọc lại văn bản. Việc đọc văn bản (đối với tác phẩm trữ tình) hoặc tóm tắt văn bản (đối với tác phẩm tự sự) là rất quan trọng trong việc tạo nên những ấn tượng ban đầu cho học sinh về tác phẩm văn học.
Sau khi tạo được trong học sinh những ấn tượng ban đầu về tác phẩm, giáo viên hướng dẫn học sinh thâm nhập vào cấu trúc hình tượng nghệ thuật. Đây chính là phần đọc – hiểu nội dung văn bản, nhằm đi sâu vào văn bản văn học để phát hiện, phân tích, đánh giá văn bản từ các chi tiết, hình ảnh. Tầng hình tượng thường được tổ chức thành các mối quan hệ rất phức tạp giữa cái hiển ngôn và cái vô ngôn, giữa cái ổn định và cái biến đổi, giữa nghĩa thực và nghĩa biểu trưng... Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh thâm nhập vào cấu trúc hình tượng nghệ thuật trong những tác phẩm văn học nước ngoài cần dịnh hướng cho người học xác định những dấu hiệu nghệ thuật cơ bản (thể loại, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, yếu tố thời đại...) và khám phá chủ đề tư tưởng của tác phẩm (vấn đề đặt ra trong tác phẩm là gì? Những nhân vật chính trong tác phẩm là ai? Tính cách, tình cảm, phẩm chất của các nhân vật thể hiện như thế nào?, Vấn đề mà tác giả gửi gắm qua các nhân vật chính?...). Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thâm nhập vào cấu trúc hình tượng nghệ thuật bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở để học sinh suy nghĩ trả lời.
Từ những hiểu biết cơ bản về nội dung và nghệ thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh bình luận những vấn đề liên quan đến tác phẩm nhằm giúp người học có được những hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm đồng thời có tư duy tổng hợp vấn đề. Giáo viên có thể định hướng để học sinh bình luận về tính chất tiêu biểu của tác phẩm trong thời đại văn học của nó; bình luận về tính đại diện của tác phẩm cho phong cách sáng tác của tác giả; bình luận về điều mà học sinh ấn tượng nhất khi tiếp xúc với văn bản. Giáo viên có thể để học sinh trả lời cá nhân hoặc yêu cầu học sinh hoạt động nhóm. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chỉnh sửa, bổ sung. Việc khắc sâu những ấn tượng trong tác phẩm là điều vô cùng quan trọng giúp học sinh đọc – hiểu văn bản văn học một cách chủ động, phù hợp với bản chất của đọc – hiểu tác phẩm văn chương.
Sau khi học sinh đã có những hiểu biết khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời cũng thể hiện được những ấn tượng sâu đậm của mình về tác phẩm văn học nước ngoài, giáo viên nên liên hệ những vấn đề trong tác phẩm văn học nước ngoài với những tác phẩm trong nước cùng giai đoạn hoặc cùng thể loại. Như đã trình bày, các tác phẩm văn học nước ngoài được sắp xếp phù hợp với đặc trưng thể loại và giai đoạn văn học với các tác phẩm trong nước. Việc liên hệ này vừa làm phong phú kiến thức của mỗi tác phẩm vừa tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên hệ những vấn đề trong tác phẩm văn học nước ngoài với những tác phẩm trong nước bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở hoặc bằng hình thức trắc nghiệm.
3.3. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá
Giáo viên nên có sự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học của học sinh để kịp thời uốn nắm bổ sung. Bên cạnh hình thức kiểm tra miệng, giáo viên có thể kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. Hình thức kiểm tra này có ưu điểm là trong một thời gian ngắn giáo viên có thể kiểm tra được nhiều lượng kiến thức nhất, vừa đảm bảo tính vừa sức vừa khắc phục lối học vẹt của học sinh.
3.4. Đổi mới cách soạn giáo án 
Có một thực tế là một số giáo viên soạn giáo án giảng dạy các văn bản văn học nước ngoài không khác so với cách soạn giáo án các tác phẩm trong nước. Điều này làm giảm sự thú vị, độc đáo của bài giảng. Thiết nghĩ giáo án dạy phần văn học nước ngoài cần có phẩn bổ sung tri thức về thời đại và về tác giả so với phần tiểu dẫn SGK. Giáo án cũng cần có phần đọc – liên hệ, vận dung để kiển tra khả năng bình luận tổng hợp vấn đề của học sinh. Giáo án dạy học cũng nên thể hiện những sự kết hợp các phương pháp (phương pháp hỏi – trả lời, phương pháp làm việc nhóm...). Hơn hết, giáo án phải thể hiện rõ quan điểm dạy học tích cực, phải để học sinh chủ động đọc – hiểu tác phẩm, để tác phẩm thực sự trở thành một dấu ấn tâm hồn của người học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, tuyệt đối không đọc – hiểu thay học sinh. 
Giáo viên cũng nên sử dụng giáo án điện tử, các phương tiện hỗ trợ để bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. 
IV/ Kết quả bước đầu trong

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_doc_hieu_tac_ph.doc