SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Nhân
Như chúng ta đã biết đất nước Việt Nam có rất nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng, có một chữ viết riêng, song tựu chung lại tiếng việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi người dân Việt Nam. Qua ngôn ngữ, qua chữ viết đó con người thể hiện những tâm tư, tình cảm những ước mong về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đất nước ta với bề dày văn hóa và lịch sử đã sáng tạo ra chữ viết riêng, ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình, là niềm tự hào cho mỗi người Việt khi được nói tiếng việt. “Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay của cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước,yêu dân tộc mình của người Việt Nam”[1].
Ông cha ta đã từng nói nét chữ là nét người. Đúng như vậy, có những nét chữ thể hiện được tính cách con người cẩn thận, ngay ngắn, có những nét chữ thể hiện con người phóng khoáng tài hoa. Đối với trẻ mầm non giai đoạn nhạy cảm nhất là ngôn ngữ, ở giai đoạn này cần hình thành cho trẻ cả về ngôn ngữ như phát âm, phát triển từ, cấu tạo câu và diễn đạt mạnh lạc, người giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp một.
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi việc dạy trẻ làm quen với chữ viết là hết sức quan trọng. Bởi vì việc cho trẻ làm quen với chữ viết giúp trẻ bước đầu nhận biết được 29 chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ những kỹ năng, giúp trẻ học đọc, viết sau này, chuẩn bị hành trang vững chắc cho trẻ vào lớp 1. Mặt khác thông qua hoạt động làm quen với chữ viết còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh tổng hợp, khát quát hóa và trừu tượng hóa và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc khi làm quen với chữ viết, phát triển các cơ ngón tay, cơ bàn tay, trẻ được hoạt động nhiều hơn qua đó giúp trẻ phát triển thể lực tốt hơn.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN TRƯỜNG MẦM NON NGA NHÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA NHÂN Họ và tên: Hoàng Thị Hải Hà Đơn vị: Trường Mầm non Nga Nhân SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn Nga Sơn, năm 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3-.Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nhiệm 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1.Tạo môi trường chữ viết phong phú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động 4 2.3.2. Thay đổi hình thức dạy trẻ làm quen với chữ cái trong hoạt động học 7 2.3.3: Tích hợp vào các hoạt động khác giúp trẻ khắc sâu kiến thức 9 2.3.4. Dạy trẻ làm quen chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi và thông qua ngày hội, ngày lễ 11 2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái. 15 2.3.6. Tích cực phối kết hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ để tổ chức cho trẻ làm quen chữ viết đạt hiệu quả 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 17 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18 3.1- Kết luận: 18 3.2- Kiến nghị: 19 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết đất nước Việt Nam có rất nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng, có một chữ viết riêng, song tựu chung lại tiếng việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi người dân Việt Nam. Qua ngôn ngữ, qua chữ viết đó con người thể hiện những tâm tư, tình cảm những ước mong về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đất nước ta với bề dày văn hóa và lịch sử đã sáng tạo ra chữ viết riêng, ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình, là niềm tự hào cho mỗi người Việt khi được nói tiếng việt. “Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay của cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước,yêu dân tộc mình của người Việt Nam”[1]. Ông cha ta đã từng nói nét chữ là nét người. Đúng như vậy, có những nét chữ thể hiện được tính cách con người cẩn thận, ngay ngắn, có những nét chữ thể hiện con người phóng khoáng tài hoa. Đối với trẻ mầm non giai đoạn nhạy cảm nhất là ngôn ngữ, ở giai đoạn này cần hình thành cho trẻ cả về ngôn ngữ như phát âm, phát triển từ, cấu tạo câu và diễn đạt mạnh lạc, người giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp một. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi việc dạy trẻ làm quen với chữ viết là hết sức quan trọng. Bởi vì việc cho trẻ làm quen với chữ viết giúp trẻ bước đầu nhận biết được 29 chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ những kỹ năng, giúp trẻ học đọc, viết sau này, chuẩn bị hành trang vững chắc cho trẻ vào lớp 1. Mặt khác thông qua hoạt động làm quen với chữ viết còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh tổng hợp, khát quát hóa và trừu tượng hóa và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc khi làm quen với chữ viết, phát triển các cơ ngón tay, cơ bàn tay, trẻ được hoạt động nhiều hơn qua đó giúp trẻ phát triển thể lực tốt hơn. Quá trình cho trẻ làm quen với chữ viết đã góp phần hình thành và phát triển ngay từ tuổi ấu thơ, để phát huy được vai trò đó đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là cô giáo mầm non. Trẻ mầm non mỗi ngày đến trường trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, một cách rất khoa học, ngoài những nội dung mà giáo viên chăm sóc trẻ như ăn, ngủ, ra thì giáo viên còn phải dạy trẻ các hoạt động học, như hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, hoạt động thể dục, hoạt động khám phá khoa học vv. Đặc biệt là hoạt động làm quen với chữ viết, thông qua chữ viết trẻ giúp trẻ phát âm rõ ràng, giao tiếp mạnh dạn và tự tin, làm giàu và phong phú thêm vốn từ cho trẻ. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Nga Nhân” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao trình độ năng lực cho bản thân về tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ đặc biệt là hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ viết. Đề xuất các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng, nâng cao nhận thức và khả năng về phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ, để trẻ có một khả năng phát âm 29 chữ cái tiếng việt, nghe, nói, đọc viết được tốt hơn. Giúp cho cha mẹ trẻ hiểu hơn về phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ viết ở gia đình. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết cho trẻ lớp Hoa Cúc 5-6 tuổi tại trường mầm non Nga Nhân – huyện Nga Sơn 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trực qua minh họa Phương pháp đàm thoại Phương pháp giảng giải Phương pháp thực hành trải nghiệm Phương pháp động viên khích lệ Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp phối kết hợp cha mẹ, người chăm sóc trẻ. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Ngôn ngữ là phương tiện, là điều kiện, để con người giao tiếp, trong quá trình học tập và lao động, con người ngoài giao tiếp bằng ngôn ngữ bằng chữ viết, chữ viết chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập và lao động. Đối với trẻ 5-6 tuổi ngôn ngữ cũng hết sức quan trọng nên việc cho trẻ làm quen với chữ viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động làm quen với chữ viết giúp trẻ rèn luyện việc phát âm đúng, trong hoạt động làm quen với chữ cái, trẻ được luyện phát âm đúng âm của các chữ cái. Nội dung nghe, nói đọc viết đối với trẻ 5 – 6 tuổi gồm: “Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày để diễn đạt thành câu, phát âm rõ các tiếng trong tiếng việt, làm quen với việc đọc viết, cách sử dụng sách, bút, làm quen với chữ viết với việc đọc sách, nguyên tắc đọc và viết tiếng việt. Nhận dạng các chữ cái, sao chép một số ký hiệu, chữ cái tên của mình”[2]. Khi trẻ chơi các trò chơi dân gian kết hợp với ca dao, đồng dao trong hoạt động làm quen với chữ cái giúp trẻ có cơ hội trong việc luyện phát âm đúng. Làm quen chữ viết sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển vốn từ. Trong hoạt động làm quen với chữ cái, trẻ được làm quen với nhiều tranh kèm từ, được trò chuyện với cô về các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh vì vậy trẻ biết thên nhiều tên gọi, nhiều từ chỉ tính chất, công cụ, môi trường sống của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Góp phần giúp trẻ biết cách tạo câu và diễn đạt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Trong hoạt động làm quen với chữ viết trẻ được trò chuyện cùng với cô nên có nhiều cơ hội để luyện nghe đáp, trả lời đũng câu hỏi, biết cách trò chuyện. Các hoạt động trải nghiệm làm cho trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Góp phần giáo dục tình cảm và mở rộng hiểu biết cho trẻ, trong hoạt động làm quen với chữ cái, trẻ được biết tên những con vật, cây cỏ, hoa lá, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử mà trẻ chưa từng được biết qua tranh kèm từ. Trẻ được trò chuyện cùng cô về các sự vật hiện tượng nên trẻ có thêm nhiều hiểu biết mới mẻ, ở trẻ nảy nở tình yêu mến, trẻ có ý thức bảo vệ cây cỏ, hoa lá, các con vật, có ý thức báo vệ môi trường sống. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt động trẻ yêu thích, hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ, trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình, cô chỉ là người hướng lái và gợi mở. Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ được làm quen với chữ cái đơn, nhìn chữ cái trẻ đọc được âm tương ứng, nghe phát âm, trẻ nhận diện được chữ cái, trẻ được dạy cách ngồi vào bàn đúng tư thế, cách cầm bút, cách tô và viết từng chữ cái theo đúng mẫu quy định. Từ đó khả năng nói và hiểu tiếng việt của trẻ được phát triển, đó chính là nền tảng là cơ sở chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một sau này. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN: a, Thuận lợi: Trường mầm non Nga Nhân có đội ngũ quản lý, giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trường được các cấp các nghành của xã quan tâm đầu tư xây dựng ngôi trường khang trang, sạch đẹp, có các phòng học, đồ dùng đồ chơi phong phú về chủng loại để các cháu đến trường được ăn ngủ tại trường nên thuận tiện cho việc tích hợp hoạt động trong việc làm quen với chữ viết cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn học và chữ viết tương đối đầy đủ.Điều này có tác dụng rất lớn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết. Bản thân được phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi, tôi luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình với mọi công việc để hoàn thành nhiệm vụ nhà trường giao. Các cháu trong lớp cùng một độ tuổi, đa số các cháu đều nhanh nhẹn ,phát âm rõ ràng , mạch lạc. Đa số cha mẹ người chăm sóc trẻ trong lớp quan tâm đến việc học tập của con em mình, cùng phối kết hợp với giáo viên trong lớp để thống nhất phương pháp giáo dục trẻ đặc biệt là hoạt động làm quen với chữ viết. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trong việc dạy trẻ hoạt động làm quen với chữ viết tôi còn gặp phải một số khó khăn như sau : Đồ dùng, đồ chơi của nhà trường, cũng như của lớp phần nào còn hạn chế để phục vụ cho hoạt động làm quen với chữ viết như máy tính ,máy chiếu... Khả năng làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo của bản thân còn hạn chế . Một số trẻ trong lớp còn nói ngọng phát âm chưa rõ ràng, nhận thức của trẻ không đồng đều.Nên đôi khi cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức hoạt động của cô. * Kết quả khảo sát đầu năm: Bảng 1.Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm STT Nội dung Kết quả Đạt Chưa đạt Tỉ lệ % Tỉ lệ % 1 Trẻ nhận biết, phát âm chính xác 29 chữ cái,biết so sánh phân biệt được 29 chữ cái in thường và viết thường 22 69 10 31 2 Trẻ biết ghép các chữ cái rời thành các từ 20 62 12 38 3 Trẻ biết gạch chân chữ cái trong các từ, nối chữ cái theo yêu cầu. 19 59 13 41 4 Trẻ biết ngồi đúng tư thế biết cách cầm bút 11 34 21 66 5 Biết tô chữ in rỗng và chữ in mờ theo đúng quy trình 10 31 18 69 6 Trẻ biết thao tác và quy trình dở sách 9 28 23 72 Từ kết quả khảo sát chất lượng trên trẻ tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như thế nào để tìm ra các giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1.Tạo môi trường chữ viết phong phú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động: Môi trường có tác dụng đến quá trình giáo dục trẻ, đặc biệt với trẻ mẫu giáo thì những gì, mới lạ, đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ. Ngoài ra tôi còn trang trí các góc chơi bằng chính sản phẩm của cô và trẻ, góc học tập - sách tôi luôn dành các mảng tường mở với bài tập sáng tạo để trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình như trẻ tô, vẽ các chữ đã học, được ghi tên mình, vẽ các câu chuyện theo trí tượng tượng và sáng tạo Ví dụ: Chủ đề: Trường Mầm Non: Tôi trang trí bằng cách ở tất cả các góc hoạt động trong lớp, đều dán tên các góc lên phía trên như góc Góc họa sỹ tý hon, góc Bé khéo tay, Góc Siêu thị Thỏ Con vv.. tên góc phải rõ ràng và đánh bằng chữ in thường để giúp trẻ dễ nhận ra các chữ cái đã học hoặc chưa học thì trẻ sẽ tò mò và hỏi cô những chữ chưa biết. Mặc dù hoạt động này không phải là hoạt động học chính cho trẻ làm quen với chữ viết mà đây cũng là hình thức cho trẻ hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ biết được sự phong phú, đa dạng của tiếng việt, đây cũng là một cách để trẻ củng cố lại những chữ đã học và làm quen với những chữ chưa học. Vì vậy tôi trang trí cây thần kỳ với 29 chữ cái và cho trẻ làm quen với chữ cái o,ô,ơ nhóm chữ làm quen trong chủ đề trường mầm non. Hình ảnh trẻ làm quen với nhóm chữ o,ô,ơ Ngoài ra những đồ dùng các nhân của trẻ cũng phải có ký hiệu riêng bằng chữ cái in thường như cốc, khăn mặt, ghế, bát ăn cơm, ba lô, bàn chái đánh răng, dép vv.. để cháu nhớ được đồ dùng các nhân của mình mà còn ôn lại được chữ cái. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề giao thông tôi trang trí góc khám phá khoa học phía trên khoảng trời rộng tôi dán tên góc “Bé vui học chữ” tôi trang trí theo chủ đề đang học. Chủ đề: Thế Giới Thực Vật: Tôi cắt xốp màu, giấy màu để tạo thành cây to sau đó cho trẻ vẽ, cắt dán hoặc sưu tầm tranh từ họa báo về các loại lá, hột hạt rồi cho trẻ cắt các chữ cái l.m.n và cho tô màu để trang trí. Hoặc cho trẻ viết chữ còn thiếu trong các từ, sau đó nối các từ dưới hình ảnh có sẵn hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình ảnh có sẵn với các chữ in đậm. Những hình ảnh đó tôi xây dựng theo hướng mở thay đổi theo từng chủ đề, không những góc “Bé vui học chữ” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ như hộp đựng hoa lá, rổ đựng bình. Hoặc dán xung quanh lớp các cụm từ như “Bút chì thông minh, bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó phải vừa tầm nhìn với trẻ, hay là những sản phẩm của trẻ đều viết tên trẻ ở phía dưới, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen với chữ cái, trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi thường cho trẻ tìm xung quanh nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì, bút màu, vở tập tô. Ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt các nét chữ rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ. Khi trang trí góc này tôi thường làm nổi bật các nội dung để kích thích trẻ tò mò, tìm tòi để khám phá. Như vậy với giải pháp này bản thân biết cách xây dựng môi trường chữ viết trong lớp phù hợp, phong phú, sáng tạo phù hợp với nhận thức của trẻ trong lớp . Tất cả các cháu và cha mẹ, người chăm sóc trẻ trong lớp tích cực tìm kiếm nguyên liệu phế thải, tranh ảnh vvđể cùng cô trang trí môi trường học chữ viết và làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái. 100% trẻ trong lớp tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái. 2.3.2. Thay đổi hình thức dạy trẻ làm quen với chữ cái trong hoạt động học: Để hoạt động làm quen với chữ viết được thành công và trẻ hiểu bài yêu cầu đặt ra với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu tránh sự rập khuôn, sáng tạo đổi mới. Vì thế trước khi lên lớp một hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, soạn bài đầy đủ, nội dung của hoạt động nhẹ nhàng, phong phú, hình thức học chủ yếu là trẻ được thực hành trải nghiệm một cách tích cực, chủ động bằng sự hướng dẫn, tạo hứng thú và gợi mở của cô. Ví dụ: Chủ đề: Trường Mầm Non Cho trẻ làm quen nhóm chữ cái o, ô, ơ tôi gây hứng thú bằng bài hát “ Vịt Con Học Chữ” Cô hỏi trẻ trong bài hát Vịt Con không nhớ chữ gì? (Chữ o) Có một câu chuyện cũng kể về bạn Vịt đấy, bây giờ cô sẽ kể cho các nghe câu chuyện “Vịt Con Trong Ngày Khai Trường” sau đó hỏi trẻ ngày đầu tiên đến lớp Vịt Con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ trả lời bảng con, vở, bút màu. Cho trẻ làm quen với chữ O qua từ “bảng con” Cô cho trẻ phát âm, nói cấu tạo chữ O, khi Vịt Con viết trên bảng đẫ thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt Con lấy gi? “Bút màu” Và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ hộp màu “Cho trẻ phát âm chữ Ô và cấu tạo của chữ Ô”. Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái “Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ được tạo như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cánh tay trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O? Trẻ trả lời mắt, đầu. Hay khi tổ chức trò chơi củng cố tôi cho trẻ chơi trò chơi 1 “Tìm nhanh đoán giỏi”. Trẻ nhanh tay tìm thẻ chữ theo hiệu lệnh của cô, giơ thẻ chữ và đọc chữ cái tìm được. Hình ảnh minh họa trẻ chơi trò chơi tìm nhanh đoán giỏi Trò chơi 2: “Tìm đôi”, để chơi trò chơi mỗi trẻ cầm trên tay một thẻ chữ tùy chọn. khi bản nhạc bật lên trẻ vận động thành vòng tròn. Khi nghe hiệu lện tìm đôi, tìm đôi trẻ chạy thật nhanh, tìm bạn có thẻ chữ giống mình để ghép thành đôi tương ứng. Hình ảnh minh họa trẻ chơi trò chơi tìm đôi Sau mỗi lần chơi tôi cho trẻ đổi thẻ chữ cho nhau và lại tiếp tục thực hiện trò chơi. Khi kết thúc trò chơi tôi hỏi trẻ hai bạn có thể tạo thành chữ O không, trẻ cấm tay nhau giang rộng và cùng tạo thành chữ O.Ai có thể tạo thành chữ Ô. Cô muốn cả lớp mình tạo thành chữ Ô thật lớn nào? Trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng trong rộng và cho sáu trẻ làm dấu Ô (Với chữ Ơ cô cũng cho trẻ thực hiện như thế) Hay trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn tôi liên hệ thực tế hỏi trẻ những chữ cái đó giống cái gi? Hay con gì? Để phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ O giống quả trứng, quả cam Song song với việc làm quen với chữ cái tôi còn phải hướng dẫn trẻ cách cầm bút đúng, cách dở sách, cách tô sao cho đúng, tô trùng khít chữ khi tô. Khi tô các con phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng đầu hơi cúi, mắt nhìn thẳng, cầm bút bằng ba đầu ngón tay, mở sách từ từ, nhẹ nhàng không làm quăn mép sách. Ví dụ: Khi tô chữ O các con đặt bút chì từ đỉnh giữa chữ O tô từ trái qua phải theo vệt chấm mờ thành một vòng tròn khép kín. Hình ảnh minh họa trẻ tập tô chữ Qua việc thay đổi hình thức lựa chọn nội dung phù hợp để tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái trong hoạt động học, bước đầu thu được kết quả rất tốt 32 trẻ trong lớp nhận biết được chữ cái, phát âm một cách chính xác 2.3.3: Tích hợp vào các hoạt động khác giúp trẻ khắc sâu kiến thức. Hoạt động làm quen với chữ viết tương đối khô khan so với các hoạt động khác vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia vào học một cách tích cực thì cô giáo phải là người xác định chủ đề và lên kế hoạch tích hợp các hoạt động một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê vào hoạt động học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự khéo linh hoạt sáng tao, ứng xử sư phạm của cô giáo trong một hoạt động phải nhanh nhẹn để mang lại sự chú ý cao cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các hoạt động khác vào hoạt động làm quen với chữ viết sao cho phù hợp với chủ đề. * Tích hợp vào hoạt động âm nhạc Âm nhạc là món ăn tinh thần của con người. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ âm nhạc là tâm hồn tươi vui rộn ràng và hứng khởi, nên tôi thường chọn những bài hát phù hợp với từng chủ đề Ví dụ: Chủ đề Trường Mầm Non Hoạt động dạy trẻ làm quen nhóm chữ O, Ô, Ơ thì tôi tích hợp bài hát “Vịt con học chữ” hay bài Chữ O vv.. Hoặc chủ đề: Thế Giới Động Vật Hoạt động dạy trẻ làm quen nhóm chữ a,ă, â thì tôi tích hợp bài hát “Tôm cá cua thi tài” * Tích hợp với hoạt động làm quen tác phẩm văn học: Để tiết học lôgic và xuyên suốt cả bài học, khi vào tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học.Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen. Ví dụ: Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” Cô làm mô hình. Ở mỗi thân tre cô gắn nhóm các chữ cái “d, c, b” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa mô hình ra cho trẻ lên đọc chữ cái đã học ở mỗi thân cây tre, sau đó cô giới thiệu nhóm chữ hôm nay cô sẽ dạy cho trẻ. Hình ảnh minh họa câu chuyện cây tre trăm đốt Hay cô có thể kể một câu truyện sáng tạo để lồng ghép, ví dụ: chủ đề “Ngành nghề” cô có thể kể câu truyện sáng tạo “Ước mơ”: có 2 anh em ước mơ rằng em lớn lên thích làm nghề lái tàu, còn anh thì thích nghề chữa bệnh và cô cho trẻ quan sát tranh 2 nghề đó, gắn thẻ chữ rời và cho trẻ làm quen 2 chữ u - ư. Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ, ca, hò vè, câu đố để gây hứng thú. Ví dụ:
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi.doc