SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chát lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chát lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư cho giáo dục, với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, trường mầm non đảm nhận nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập, phát triển tư duy, hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường Tiểu học (1).

Vì vậy, trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ không chỉ đơn thuần là dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển cơ, bắp, xương, khớp . toàn thân thông qua các động tác, là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt, đồng thời cho trẻ những kiến thức về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội xuang quanh trẻ. Ngoài ra thông qua giáo dục phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ vì giáo dục thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết bản thân, phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chất đạo đức như: ý chí, tính tập thể, hứng thú với hoạt động chung, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, khiêm tốn, tính trung thực, công bằng .

Trẻ được giáo dục thể chất đầy đủ và khoa học sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối cả về chiều cao và cân nặng.

Ngoài ra vận động chăm chỉ sẽ giúp các bé tránh được các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, béo phì.

Khi vận động thường xuyên cơ thể trẻ sẽ được nâng cao sức đề kháng chống lại các bệnh thường gặp do vi rút, vi khuẩn và thời tiết gây ra.

Với một phương pháp giáo dục thể chất chuẩn trẻ cũng sẽ được phát triển hệ cơ, xương từ đó có thể có một cơ thể cân đối.

 

doc 22 trang thuychi01 8061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chát lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẮT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
 Người thực hiện: Đỗ Thị Ngọc Thu
	Chức vụ : Giáo viên
	Đơn vị công tác : Trường Mầm non TT Lam Sơn – Thọ Xuân
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Giáo dục phát triển thể chất
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HÓA NĂM 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẮT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
 Người thực hiện: Đỗ Thị Ngọc Thu
	Chức vụ : Giáo viên
	Đơn vị công tác : Trường Mầm non TT Lam Sơn – Thọ Xuân
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Giáo dục phát triển thể chất
 THANH HÓA NĂM 2018
 Mục lục
Tên mục lục
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
* Thuận lợi
4
* Khó khăn
4
2.3. Các biện pháp 
5
2.4. Hiệu quả của sáng 
16
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1 Kết luận
19
3.2. Kiến nghị 
19
 1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư cho giáo dục, với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, trường mầm non đảm nhận nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập, phát triển tư duy, hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường Tiểu học (1).
Vì vậy, trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ không chỉ đơn thuần là dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển cơ, bắp, xương, khớp ... toàn thân thông qua các động tác, là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt, đồng thời cho trẻ những kiến thức về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội xuang quanh trẻ. Ngoài ra thông qua giáo dục phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ vì giáo dục thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết bản thân, phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chất đạo đức như: ý chí, tính tập thể, hứng thú với hoạt động chung, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, khiêm tốn, tính trung thực, công bằng . 
Trẻ được giáo dục thể chất đầy đủ và khoa học sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối cả về chiều cao và cân nặng.
Ngoài ra vận động chăm chỉ sẽ giúp các bé tránh được các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, béo phì. 
Khi vận động thường xuyên cơ thể trẻ sẽ được nâng cao sức đề kháng chống lại các bệnh thường gặp do vi rút, vi khuẩn và thời tiết gây ra.
Với một phương pháp giáo dục thể chất chuẩn trẻ cũng sẽ được phát triển hệ cơ, xương từ đó có thể có một cơ thể cân đối. 
Khi vận động trẻ bị tiêu hao năng lượng nên cũng sẽ ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tinh thần cũng vì vậy mà trở nên vui vẻ hoạt bát hơn. 
Trên thực tế, sau nhiều năm được phân công đứng lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mầm non Thị trấn Lam Sơn tôi thấy việc phát triển thể chất của trẻ còn nhiều hạn chế, nội dung dạy học chủ yếu là thực hiện đúng phương pháp, hình thức tổ chức đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng tích cực của mình, nhiều trẻ tỏ ra ngại vận động, nhất là những trẻ trong lớp thường xuyên ốm vặt và những trẻ bị thừa cân bèo phì  
Là giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục thể chất cho trẻ luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa cao, kỹ năng vận động còn hạn chế, tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi còn cao Vậy làm thế nào? và bằng cách nào? để việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ mang lại hiệu quả cao. Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội là người giáo viên mầm non tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ. Đặc biệt, năm nay tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi. Chính vì vậy , tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chát lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Mục đích nghiên cứu của tôi là nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả nhất trang bị cho trẻ bước đầu có những có kỹ năng nhất định cần thiết về phát triển thể chất, giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
 Giúp giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng, cần thiết phải giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non. Đồng thời bước đầu tháo gỡ những vướng mắc lúng túng về nội dung, biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ. Từ đó cùng các đồng nghiệp tìm ra được một số biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non. 
Giúp cho trẻ ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội,  hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen đúng đắn để giữ gìn sức khỏe của mình.
Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua các kỹ năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
 Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động, nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thị trấn Lam sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp điều tra thực trạng.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến
 2.1. Cơ sở lý luận.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể chất là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển thể chất là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức, sự chú ý, tính kiên trì...Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao... phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:
 Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng.
Khả năng thích ứng của cơ thể đối với  môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh.
Theo Jean Piaget: Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách (2)
Có thể nói, phát triển thể chất là hình thức hoạt động phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Qua những bài tập phát triển vận đông và trò chơi vận động giúp trẻ phát triển về thể lực và phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến phát triển thể chất và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.2.Thực trạng
Trong quá trình giảng dạy năm học 2017- 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Thời gian vừa qua tôi được tiếp xúc gần gũi với trẻ tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và nắm được thực trạng tình hình của trẻ. Để tìm ra được những biện pháp giúp trẻ có kỹ năng vận động trước tiên chúng ta phải nắm bắt được trẻ trong lớp có những kỹ năng gì nổi bật, kỹ năng gì còn thiếu để kip thời tìm ra biện pháp bổ xung. Tôi đã lựa chọn những tiêu chí khảo sát xác định kỹ năng và tình trạng sức khỏe của trẻ cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm
Kỹ năng vận động
TT
Nội dung khảo sát
Số cháu
Kết quả
Đạt
Tỷ lệ
Chưa đạt
Tỷ lệ
1
Kỹ năng vận động bò, trườn 
35
25
71,4%
10
28,5%
2
Kỹ năng vận động đi, chạy 
35
24
68,5%
11
31,4%
3
Kỹ năng vận động tung, ném, bắt 
35
22
62,8%
13
37,1%
4
Kỹ năng vận động bật, nhảy 
35
26
74,2%
9
25,7%
5
Kỹ năng vận động trèo 
35
20
57,1%
15
42,8
6
Trẻ húng thú tham gia vận động 
35
26
74,2%
9
25,7%
7
Trẻ mạnh dạn, tự tin 
35
23
65,7%
12
34,2%
Cân nặng , chiều cao.
Số cháu
Tình trạng dinh dưỡng thể cân nặng
Tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi
35
Bình thường
Tỷ lệ
SDD
Tỷ lệ
Bình thường
Tỷ lệ
SDD
Tỷ lệ
29
82,8%
6
17,1%
28
80%
7
20%
Từ những kết quả trên tôi tiến hành phân tích kết quả điều tra ở các khía cạnh: Tình trạng sức khỏe của trẻ, Kỹ năng vận động, chế độ dinh dưỡng của trẻ ở nhàn và nội dung và hình thức giáo dục trẻ.
* Thuận lợi.
Bản thân nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện cho tôi tích cực tham gia vào các lớp học đào tạo nên trình độ chuyên môn khá vững vàng. 
Được nhà trường lựa chọn làm lớp điểm về chuyên đề phát triển vận động tại điểm trường nên luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của nhà trường về công tác phát triển thể chất cho trẻ. 
Nhà trường luôn đầu tư về cơ sở vật chất: Lớp học và sân tập rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng trực quan khá đầy đủ, đẹp mắt. Đặc biệt đã tạo được phòng tập thể dục cho trẻ, vì vậy đã thu hút trẻ tích cực tập luyện thể dục thể thao. Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các trường để trao đổi kinh nghiệm. 
Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập sức khỏe của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên. Các giáo viên trong trường luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. 
Bản thân đã nhiều năm dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nên phần nào hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở lứa tuổi này. 
* Khó khăn 
Trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng của trẻ còn hạn chế, lại không đồng đều. Đa số trẻ là con nông dân nên phụ huynh nhận thức chưa cao trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng trong các bửa ăn ở nhà của trẻ chưa cao, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thể lực của trẻ. 
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6” mong muốn trẻ lớp tôi có những kỹ năng phát triển vận động.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
Trước thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
* Biện pháp 1: Tăng cường công tác giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe để phát triển thể chất cho trẻ.
Ở thời đại ngày nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển, bữa ăn của người dân Việt nam  nói chung, người dân Thị trấn Lam Sơn nói riêng đã được cải thiện rõ rệt trong thời gian gần đây, nhưng tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em, tỷ lệ chậm tăng trưởng, thiếu vi chất vẫn còn khá phổ biến, một số phụ huynh ít quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ dẫn đến suy dinh dưỡng, một số ít phụ huynh lại quá chú ý đến chất lượng bữa ăn nhưng thiếu cân đối dẫn đến trẻ béo phì.
Trẻ mầm non chưa có nhận thức về dinh dưỡng, trẻ có đầy đủ mọi thứ, muốn gì được nấy, được ba mẹ nuông chiều, lại cho ăn vặt, nhất là những bà mẹ thiếu kiến thức dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ dần đần sẽ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng, đó là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu của trẻ, sự thiếu hụt này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ, làm giảm sút thể lực và khả năng hoạt động tiếp thu kiến thức ở trẻ. Từ đó, tôi luôn chú ý công tác giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động nêu gương và không quên phối hợp phụ huynh cùng giáo dục.
Cho trẻ biết thực phẩm có nhiều cách ăn khác nhau như ăn sống, ăn chín, muối dưa, đóng hộp.mỗi thực phẩm có nhiều dạng chế biến như luộc, xào, kho, làm bánh, nem, chả.
Ví dụ: Quả đu đủ,  khi còn xanh có thể làm gỏi, nấu canh, xào, khi chín có thể cắt miếng để ăn, làm sinh tố, ướp đường
Bên cạnh đó tôi còn dạy trẻ biết lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe con người, giáo dục trẻ biết những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như: Sữa, cơm, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, đậuthực phẩm giúp sáng mắt, da đẹp là các loại trái cây, rau củ đó là những thực phẩm giúp bé nhanh lớn và thông minh.
Cho trẻ biết tháp dinh dưỡng, những thực phẩm nào cần ăn ít, ăn vừa, ăn đủ để trẻ tự biết cách lựa chọn tốt nhất cho cơ thể mình.
Giáo dục trẻ hiểu nếu ăn ít, ăn không đủ các loại thức ăn, thức ăn không sạch sẽ thì trẻ sẽ bị ốm đau, suy dinh dưỡng, mệt mõi, không tham gia cùng bạn những trò chơi vui vẻ ngược lại nếu ăn không đúng cách, ăn nhiều quá sẽ dễ bị béo phì, do đó các con cần ăn sạch, ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau với đầy đủ số lượng và các nhóm thực phẩm.
Ngoài việc giáo dục cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tôi cần giáo dục cho trẻ biết bảo vệ sức khỏe của mình như: Ăn chín, uống sôi tránh được bệnh về tiêu hóa, có hành vi văn minh trong ăn uống, rửa, gọt hoa quả trước khi ăn, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
 Qua biện pháp nêu trên đa số trẻ lớp tôi đã hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể, nhận biết được giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao, sáng mắt, đẹp da.để ăn uống phù hợp. Qua đó trẻ có kiến thức theo yêu cầu về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Biết ăn uống đầy đủ, ăn hết xuất và biết ăn uống văn minh, hợp vệ sinh. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng sâu sắc. Từ đó trẻ đã có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng, trẻ có sức khỏe tốt hơn, chiều cao và cân nặng ngày càng được cải thiện đạt được chỉ tiêu do nhà trường đề ra.
Tuy nhiên muốn phát triển tốt lĩnh vực thể chất cho trẻ ngoài chú trọng về mặt dinh dưỡng chúng ta còn phải chú trọng phát triển vận động qua các hoạt động học tập, vui chơi đúng cách, vừa sức với trẻ.
*Biện pháp thứ 2:Lồng ghép giáo dục phát triển thể chất vào các hoạt động có chủ đích. 
Qua việc lồng ghép hoạt động giáo dục thể chất bằng các trò chơi vào các hoạt động có chủ đích sẽ giúp trẻ giảm bớt căng thẳng trong quá trình hoạt động một thời gian dài trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn. 
Ví dụ : Trong giờ hoạt động âm nhạc, tôi sẽ lồng ghép những trò chơi vận động như: Ai nhanh nhất, tôi chuẩn bi 6 chiếc vòng và mời số trẻ nhiều hơn số vòng 2 bạn. Sau đó tôi nêu cách chơi là cô và các con sẽ hát một bài các con sẽ đi xung quanh vòng khi nào nghe hiệu lệnh của cô các con phải nhảy nhanh vào một chiếc vòng. Luật chơi là bạn nào không tìm cho mình một chiếc vòng thì bị nhảy lặc cò cò. 
Ví dụ : Trong giờ Làm quen với toán, tôi sẽ cho trẻ chơi trò chơi tìm đúng số nhà hoặc bật qua vòng thể dục lên gắn tranh theo yêu cầu tương tự trò chơi trên tôi cũng nêu cách chơi luật chơi cho trẻ.
Trong giờ LQ với MTXQ chủ đề nghề nghiệp: Tìm hiểu và trò chuyện về nghề nông tôi cho mô phỏng những động tác của các bác nông dân như: Cuốc đất, cấy lúa, nhổ cỏ, gạt lúa, vãi phân .
 Qua giờ tạo hình tôi động viên, quan sát trẻ thực hiện bài tập tôi thấy đa số trẻ đã hoàn thành bài tập và cũng là lúc tiết học kết thúc tôi có thể ra hiệu cho trẻ bằng cách thực hiện các động tác thể dục đơn giản như làm theo lời ca: Cúi mãi mỏi lưng –viết mãi mỏi tay- thể dục thế này cho người đỡ mỏi. 
Qua việc lồng ghép giáo dục phát triển thể chất vào hoạt động học có chủ đích tôi thấy trẻ trong lớp tôi rất hứng thú , trẻ cảm thấy thư giãn thoải mái học 
tập sôi nổi hơn.
 *Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
Môi trường giáo dục phát triển vận động và đồ dùng, dụng cụ luyện tập đối với sự tích cực vận động thô của trẻ có ý nghĩa rất quan trọng. Sự tích cực vận động của trẻ phụ thuộc vào chế độ vận động, kể cả vận động do giáo viên tổ chức và hoạt động tự vận động của trẻ. Chế độ vận động hợp lí, phù hợp với kinh nghiệm vận động, sở thích, mong muốn của trẻ và khả năng của cơ thể trẻ ở trường mầm non đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Do đó, giáo viên phải quan tâm đến việc tổ chức hoạt động phát động vận động cho trẻ, sự đa dạng của các bài tập cũng như thực hiện các nhiệm vụ cơ bản và yêu cầu về nội dung của các hoạt động đó. Để làm điều này, bản thân đã lựa chọn chính xác các thiết bị luyện tập bởi đây là một phần của môi trường đồ chơi, đồ vật, vận động trong các trường mầm non.
Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Các phương tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ; kích thước, trọng lượng phải phù hợp với cơ thể trẻ. Bất kì hoạt động vận động nào của trẻ cũng nhằm
 đạt mục tiêu phát triển kĩ năng vận động và các tố chất thể lực cho trẻ. 
Ví dụ: Trò chơi ném bóng vào giỏ, đi thăng bằng, bò, trườn trên ghế thể dục, trèo thang, đi xe đạp, bật nhảy, nhảy qua dây, leo dây đều ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức, kĩ năng vận động và các tố chất thể lực, tình cảm, ý chí và sự tích cực của trẻ 
Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống, phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau.
 Ví dụ: Trẻ đi bộ, chạy vượt qua các chướng ngại vật; đi, bò, trườn trên ghế thể dục; chui qua cổng vòng cung...Qua đó, trẻ thể hiện sự linh hoạt, quyết tâm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng, khả năng phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo...
Các bài tập có sử dụng các đồ dùng, dụng cụ như: Bóng, vòng, gậy thể dục, các bài tập đạp xe đạp... có tác động tăng cường phát triển các nhóm cơ bắp khác nhau, đặc biệt cơ chân. 
Các bài tập thể dục trên bảng gai, các bài tập sử dụng các đồ dùng, dụng cụ như: vòng, gậy, bóng, thang chữ A, thang đóng chặt vào tường và nhiều dụng cụ khác có tác dụng rất tốt cho sự phát triển cơ chân, các ngón chân, thúc đẩy sự hình thành tư thế vận động đúng. 
Môi trường đóng một vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Môi trường kích thích, thúc đẩy, làm phong phú quá trình phát triển của trẻ và tạo điều kiện để trẻ sớm bộc lộ những khả năng tiềm ẩn của mình. Sự phát triển phong phú của trẻ là sự phát triển tất cả các năng lực của từng cá nhân. Sự phát triển này đạt được mức độ cao chỉ khi có sự tác động của một môi trường mang tính phát triển, trong đó yếu tố tiện lợi và an toàn luôn được quan tâm trước tiên. 
Trong lớp học nói riêng và trường mầm non nói chung đối vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat.doc