SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn

Như chúng ta đã biết, kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày, kỹ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng không phải chỉ là những kỹ năng để sống mà là công cụ để một người đạt đến thành công trong cuộc sống cá nhân, công việc và cuộc sống xã hội.[1]

Nhà tâm lý W.Mthackeray đã nói: “Gieo hành vi, gặt được thói quen” Ở lứa tuổi mầm non hành vi nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực thì phải thông qua hoạt động trải nghiệm và thích nghi. Ngày nay cuộc sống tấp nập hơn cha mẹ mải lo kiếm thật nhiều tiền mà họ đã quên mất đến việc chăm sóc và dạy con cái. Họ thuê giúp việc chăm sóc con họ và yêu cầu giúp việc bón cơm, tắm rửa mặc quần áo. mặc dù những công việc đó con họ có thể tự làm được. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra.

 Chúng ta muốn con trẻ lớn lên trở thành những con người tốt, sống có sức khỏe, bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc, trước hết chúng ta cần quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục con trẻ ngay ở độ tuổi mầm non. Không chỉ dạy cho con trẻ những kiến thức về tự nhiên và xã hội mà chúng ta cần phải dạy cho con những kỹ năng sống đơn giản ngay từ tuổi mầm non. Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào, thích cái gì và địa chỉ nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu khuyết điểm của bản thân. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cánh lắng nghe mọi người và đối đáp. Nhận biết những hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng (trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố, khi gặp người lạ, )

Nhận thức được vấn đề bồi dưỡng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm Non nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ một cách toàn diện là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy trong thời gian tới lớp tôi sẽ có những cách làm mới, nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và đây là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng của trẻ trong lớp được tốt hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên nên bản thân tôi là giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ rằng việc dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết và cực kỳ quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2016-2017.

 

doc 18 trang thuychi01 24705
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày, kỹ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng không phải chỉ là những kỹ năng để sống mà là công cụ để một người đạt đến thành công trong cuộc sống cá nhân, công việc và cuộc sống xã hội.[1] 
Nhà tâm lý W.Mthackeray đã nói: “Gieo hành vi, gặt được thói quen” Ở lứa tuổi mầm non hành vi nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực thì phải thông qua hoạt động trải nghiệm và thích nghi. Ngày nay cuộc sống tấp nập hơn cha mẹ mải lo kiếm thật nhiều tiền mà họ đã quên mất đến việc chăm sóc và dạy con cái. Họ thuê giúp việc chăm sóc con họ và yêu cầu giúp việc bón cơm, tắm rửa mặc quần áo..... mặc dù những công việc đó con họ có thể tự làm được. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. 
 Chúng ta muốn con trẻ lớn lên trở thành những con người tốt, sống có sức khỏe, bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc, trước hết chúng ta cần quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục con trẻ ngay ở độ tuổi mầm non. Không chỉ dạy cho con trẻ những kiến thức về tự nhiên và xã hội mà chúng ta cần phải dạy cho con những kỹ năng sống đơn giản ngay từ tuổi mầm non. Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào, thích cái gì và địa chỉ nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu khuyết điểm của bản thân. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cánh lắng nghe mọi người và đối đáp. Nhận biết những hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng (trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố, khi gặp người lạ,)
Nhận thức được vấn đề bồi dưỡng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm Non nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ một cách toàn diện là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy trong thời gian tới lớp tôi sẽ có những cách làm mới, nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và đây là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng của trẻ trong lớp được tốt hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên nên bản thân tôi là giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ rằng việc dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết và cực kỳ quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2016-2017. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở kỹ năng sống của trẻ trong độ tuổi mầm non hiện nay ảnh
hưởng lớn đến việc phát triển toàn diện của trẻ sau này, bản thân tôi đã tìm tòi 
ra các giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm rèn luyện và hình thành kỹ năng sống cho trẻ và thông qua đó nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp luyện tập, thực hành.
 - Phương pháp thống kê, sử lý số liệu.
	 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp sử dụng tình huống.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn.
Trong hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.Vì vậy giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO 2003), đó là “Kỹ năng mang tính tâm lí xã hội, là các khả năng thích ứng và là hành vi tích cực cho phép các cá nhân giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày”.[2]
Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho trẻ. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. 
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình biết được những điều nên làm và không nên làm trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống [1]. Các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian
Ví dụ: như trẻ em vùng biển thì có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờKỹ năng sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.
Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học[5]. Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ....... Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết cách tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi Mầm non vô cùng cần thiết và quan trọng hàng đầu.
2.2. Thực trạng chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn.
	2.2.1. Thuận lợi: 
	Là trường Mầm Non nằm ở địa bàn thị trấn nên thuận lợi cho trẻ đi lại và đảm bảo các điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, trải nghiệm...
	Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ theo quy định cho độ tuổi.
	Cô giáo được tham gia các lớp chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
	Giáo viên xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, lồng ghép chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống vào kế hoạch dạy trẻ cụ thể
	2.2.2. Khó khăn:
Số học sinh tương đối đông nên ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động học tập của trẻ 
Học sinh đa số được phụ huynh nuông chiều quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ.
Giáo viên cùng lớp còn trẻ nên chưa mạnh dạn, chưa dám đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ về kỹ năng sống.
Một số phụ huynh chỉ quan tâm đến việc học văn hoá của con mà không quan 
tâm đến việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ nên một số trẻ rất ương bướng và khó bảo.
2.2.3. Khảo sát thực trạng chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi có làm một 
cuộc khảo sát nhằm đánh giá vốn kỹ năng sống hiện tại của trẻ lớp tôi trước khi thực hiện đề tài 
* Kết quả khảo sát trẻ về vốn kỹ năng sống đầu năm học (Khi chưa áp dụng các biện pháp)
STT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ được khảo sát
Đầu năm ( tháng 9)
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Kỹ năng mạnh dạn, tự tin
35
20
57%
15
43%
2
Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
35
19
54%
16
46%
3
Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép
35
20
57%
15
43%
4
Kỹ năng vệ sinh cá nhân 
35
20
57%
15
43%
5
Kỹ năng thích khám phá học hỏi 
35
18
51%
17
49%
6
Kỹ năng lao động tự phục vụ
35
18
51%
17
49%
7
Kỹ năng bảo vệ bản thân
35
16
46%
19
54%
8
Kỹ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh
35
20
57%
15
43%
9
Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội
35
18
51%
17
49%
10
Kỹ năng thích nghi với môi trường sống
35
21
60%
14
40%
Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy số trẻ đến lớp chưa thật sự tự tin, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, các kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng tự lập ( Kỹ năng tự phục vụ còn hạn chế rất nhiều)
Đứng trước tình hình thực trạng của lớp tôi. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục kỹ năng sống( Đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ cho trẻ) Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn”.
2.3. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn.
Sau khi được đồng chí Ngô Ngọc Phượng chủ tịch công đoàn ngành giáo dục huyện Triệu Sơn triển khai hội thảo kỹ năng sống và được ban giám hiệu trường bồi dưỡng về nội dung hướng dẫn trẻ kỹ năng tập làm một số công việc tự phục vụ trong đó có 31 kỹ năng cơ bản cần có trong trường mầm non. Tôi đã đưa ra các giải pháp thực hiện sau.
2.3.1. Tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về kỹ năng sống:
Việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về kỹ năng sống nói riêng và nâng cao trình độ nói chung là việc làm thường xuyên, liên tục không thể thiếu của mỗi giáo viên để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.[5]
Ngay từ khi bước vào năm học, nắm được nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong đó nhấn mạnh việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bản thân tôi xác định được việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì trước tiên giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung dạy trẻ kỹ năng sống. Để giúp bản thân có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm không thể thiếu. Chính vì vậy tôi tự lên kế hoạch bồi dưỡng cho bản thân như sau:
+ Tìm tài liệu tham khảo về những hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống trong trường mầm non.
+ Bồi dưỡng về lý thuyết: Qua khảo sát học sinh về các kỹ năng sống. 
Tôi nhận thấy trẻ của lớp mình một số kỹ năng còn hạn chế . Vì vậy tôi đã tập trung bồi dưỡng về lý thuyết những nội dung mà trẻ còn yếu để bản thân có kiến thức dạy trẻ.
Hiểu rõ thế nào là dạy kỹ năng sống. Kỹ năng sống là dạy cho trẻ những kỹ năng gì? Dạy kỹ năng sống là dạy trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất[4].Đặc biệt nhấn mạnh đến nhưng kỹ năng:
 Kỹ năng lao động tự phục vụ
 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
 Kỹ năng giao tiếp lịch sự ,lễ phép 
 Kỹ năng thích tìm tòi khám phá và học hỏi
 Kỹ năng mạnh dạn tự tin
 Kỹ năng bảo vệ bản thân
Tôi đã cụ thể hóa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non gồm có các nội dung sau:
+ Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Ngày từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích, động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp . Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu trẻ không mạnh dạn tự 
tin thì sẽ rất khó khăn trong việc giao tiếp sau này.
+ Kỹ năng lao đông tự phục vụ: Đối với trẻ Mầm non trước khi trẻ học cách tự phục vụ thì trẻ đang còn rất vụng về, khi cho trẻ ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi,hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởi bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Vì thế giáo viên phải xác định rằng phải dạy cho trẻ có kỹ năng đó là cách trẻ học làm người lớn. 
Ví dụ: để cho trẻ tự cần thìa xúc cơm ăn,tự mặc quần áo, ....... lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống. Biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, biết cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa.. 
+ Kỹ năng vệ sinh cá nhân: giáo viên dạy trẻ có thể tự súc miệng, đánh răng và rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, việc chải chuốt làm điệu cũng rất quan trọng. Giáo viên phải biết để dạy trẻ thói quen tóc tai luôn gọn gàng và chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh, hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
+ Kỹ năng sống hợp tác: giáo viên hiểu kỹ năng hợp tác chia sẻ là một kỹ năng không kém phần quan trong. Khi day trẻ kỹ năng hợp tác giúp trẻ hiểu có những công việc một mình sẽ không thể làm được.
Ví dụ: Giờ ăn cô cho 2-3 trẻ cùng khiêng một chiếc bàn dể kê bàn ăn....
Chính vì vậy phải có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm.Hoặc dạy kỹ năng hợp tác chia sẻ thông qua các việc dạy trẻ các trò chơi, câu chuyện, bài thơ, bài hát.
	Ví dụ: trò chơi chiếc tháp tập thể, cô yêu cầu trẻ ngồi xung quanh một cái bàn và đưa cho trẻ những khối đồ chơi có hình dáng và kích thước khác nhau. Nhiệm vụ của trẻ là xếp những khối đó thành cái tháp càng cao càng tốt. 
Qua đó giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, hợp tác với mọi người trong quá trình chơi, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Giúp trẻ hiểu dược tầm quan trong khi làm việc có sự chia sẻ và ủng hộ của người khác Đối với trẻ mầm non có thể hợp tác để có thể làm được những công việc đơn giản như tự xếp gọn đồ chơi của mình thật ngăn nắp. Mục đích của việc này chính là dạy trẻ cách trân trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách nhiệm với những thứ là của mình và của bạn. 
+ Kỹ năng thích khám phá, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, được tìm hiểu, thích khám phá, tìm tòi, trẻ thích được trải nghiệm để có thể phát hiện ra nhiều điều mới lạ ở xung quanh trẻ [2]. Do đó cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể 
đoán trước được. 
+ Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối
với trẻ. Kỹ năng này có vị trí chính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Giáo viên cần phải dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ. 
+ Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên là giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể. 
Ví dụ: khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn
+Tạo tình huống cho trẻ thực hành trải nghiệm một số nội dung sau:
Đưa nội dung dạy kỹ năng sống vào lớp lựa chon nội dung phù hợp với lứa tuổi để thiết kế giáo án dạy học có nội dung về dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Thực hành: Hướng dẫn trẻ 31 kỹ năng tập làm một số công việc tự phục vụ [2]
Đi cầu thang
Cách đóng mở cửa
Cởi giầy và đi giầy, cất dép
Cất ba lô
Cách đứng lên và ngồi xuống ghế
Cách bê ghế
Cách rửa tay
Cách xúc miệng nước muối
Cách lấy nước uống 
Cách xử lý khi ho
Cách xử lý hỉ mũi
Cách mặc áo, cởi áo (móc quần áo)
Cách mặc áo, cởi áo (gấp áo)
Cách cài khuy áo
Cách cầm dao, kéo, đĩa
Cách sử dụng kéo
Cách gấp khăn lại
Cách rót nước
Cách sử dụng thìa
Chải tóc
Cách sử dụng đũa
Khóa kéo
Cách cắt móng tay
Cách quét rác trên sàn
Cách lau chùi nước
Đóng mở đai da
Chuẩn bị đồ ăn nhẹ
Cách mời trà và rửa cốc
Cách cắt dưa chuột
Vắt khăn ướt 
Đánh giầy
2.3.2.Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống vào các chủ đề trong năm học
- Lập kế hoạch dạy trẻ kỹ năng sống cho phù hợp với độ tuổi, đưa ra, bàn bạc với giáo viên cùng nhóm lớp để thống nhất . Lên kế hoạch dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ theo năm, theo tháng và theo tuần đưa vào dạy trẻ
KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI LỚP MẪU GIÁO A2
Chủ đề
Kỹ năng
Trường mầm non
- Cất ba lô,
- Cất giày dép
- Đi cầu thang ( Mức độ 2: Bước 1 chân vào từng bậc một)
- Cách cầm thìa , cách xúc cơm, cách bê bát , cất bát(Mức độ 2 xúc gọn gàng không phát ra tiếng động)
 Bản thân
- Vệ sinh bàn ăn( Mức độ 2)
- Cách đóng mở cửa
- Cách bê ghế( Mức độ 2)
- Cách xúc miệng nước muối( Mức độ 2)
- Cách đứng lên ngồi xuống
- Cách cuộn thảm
- Cách chuyền hạt bằng thìa
- Cách cầm kéo, dao
- Cách sử dụng kéo cắt trên đường cong
- Cách rót khô( Bình có vòi, hạt tròn)
 Gia đình
- Trẻ chải tóc, buộc tóc
- Trẻ tập đánh răng của mình
- Cách rót ướt(Bình có vòi sứ, nước)
- Cách sử lý ho
- Cách cài khuy áo, cúc áo( Bằng áo trẻ em)
- Sử lý hỉ mũi
- Gắp bằng các loại kẹp
- Chuyển nước bằng mút
 Nghề nghiệp 
- Tập quyét rác trên sàn 
- Sử dụng kẹp , kẹp đồ vật lên giá( Kẹp quần áo bằng giấy, kẹp đồ vật lên giá kẹp theo số lượng đánh trên kẹp và trên số)
- Gấp khăn
- Cách kéo khóa bằng bộ học cụ và kéo áo khoác nhẹ của trẻ
- Cách luồn dây bằng bộ học cụ
- Cách rót nước bằng lọ miệng tròn to
 Giao thông 
 Thế giới thực vật
- Cách sử dụng dao cắt dưa chuột
- Rót khô ra bình (không có vòi)
- Luồn dây( qua khuyết)
- Cách sử dụng nhíp 
- Cách sử dụng chổi đót( bé quét rác trên sàn)
- Cách rót ướt bằng bình sứ có vòi( rót ra bát
- Cách cài khuy ( cúc bấm ) bằng bộ học cụ
- Cách vắt khăn ( Khăn mặt bông)
- Xâu dây qua các đối tượng có khuyết nhỏ
- Cách đóng mở đai da
- Cách mặc áo cài khuy
- Chuyền hạt từ một bát sang nhiều bát
Thế giới động vật
- Cách đóng mở đai nhựa
- Rót nước bằng lọ miệng tròn nhỏ
- Xâu khuy áo có lỗ nhỏ bằng bộ học liệu
- Rót nước bằng phễu( bình thủy tinh)
- Đan nong mốt 5
Nước và hiện tượng tự nhiên
- Chuẩn bị giờ ăn nhẹ
- Cách lau bàn ăn
- Cách sử dụng đĩa
- Cách đánh giầy
- Cách đóng mở khuy bằng bộ học cụ
- Tự tết tóc cho bạn và mình
- Cách gắp bằng đũa
- Sử dụng kéo cắt hình tròn không có hình mẫu
Quê hương đất nước – Bác Hồ
- Cách đóng mở áo cài gim băng bằng bộ học cụ
- Cách lau nhà
- Cách đan nong mốt 7 nan
- Cách mời trà, rửa cốc
2.3.3. Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
Việc xây dựng môi trường giáo dục rất quan trọng, góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra của lớp. Tôi đã chú trọng đến công tác xây dựng môi trường nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Ví dụ: Trước lớp học có góc tuyên truyền các bậc cha mẹ với tiêu đề “Những điều phụ huynh cần biết” trong đó g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_n.doc