SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5

 Dạy môn Lịch sử ở Tiểu học là cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về : các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay đồng thời

 - Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng ; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau như sách giáo khoa, lịch sử địa phương, trên các phương tieenj thong tin đại chúng, mạng Intenet. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp .Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Thông báo những kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen ,ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh. Yêu thiên nhiên, con người, đất nước. Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá, di tích lịch sử , nhân vật lịch sử. Học sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng, mà học sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học sử để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và hành. Đối với bậc Tiểu học, theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động các phong trào thi đua đã có từ năm học trước như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Trong giảng dạy, người giáo viên cần phải lưu ý dạy tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, tiết kiệm năng lượng, . đặc biệt việc tích hợp lồng ghép giáo dục học sinh về chủ quyền biển đảo hiện đang là vấn đề nóng, cấp thiết bởi gần đây, tình hình Biển Đông không chỉ là vấn đề cần quan tâm của các nước châu Á mà còn là vấn đề quan tâm của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, của các nước có mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-líp-pin. như Mĩ, Ốt-trây-li-a. Ở cấp Tiểu học, các môn học chính khóa hiện nay có rất ít bài có thể tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh các môn học chính khóa thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể lồng ghép được nội dung này. Trẻ em Tiểu học dù còn rất nhỏ cũng rất cần có sự hiểu biết về biển đảo, cần có những hành động theo bước cha anh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Vì vậy, giáo dục về chủ quyền biển đảo cho các em học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường.

 

doc 26 trang thuychi01 9294
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT
 Mục lục
Trang
1
 1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
02
02
03
03
03
2
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1:Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2:Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3:Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4:Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
03
03
04
07
14
 3
 3.Kết luận và kiến nghị
 3.1 Kết luận
 3.2 Kiến nghị
21
21
21
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài: 
 Dạy môn Lịch sử ở Tiểu học là cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về : các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay đồng thời
 - Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng ; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau như sách giáo khoa, lịch sử địa phương, trên các phương tieenj thong tin đại chúng, mạng Intenet....   Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp  .Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.  Thông báo những kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,...    Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen ,ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh. Yêu thiên nhiên, con người, đất nước. Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá, di tích lịch sử , nhân vật lịch sử... Học sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng, mà học sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học sử để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và hành. Đối với bậc Tiểu học, theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động các phong trào thi đua đã có từ năm học trước như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”... Trong giảng dạy, người giáo viên cần phải lưu ý dạy tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, tiết kiệm năng lượng, ... đặc biệt việc tích hợp lồng ghép giáo dục học sinh về chủ quyền biển đảo hiện đang là vấn đề nóng, cấp thiết bởi gần đây, tình hình Biển Đông không chỉ là vấn đề cần quan tâm của các nước châu Á mà còn là vấn đề quan tâm của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, của các nước có mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-líp-pin... như Mĩ, Ốt-trây-li-a... Ở cấp Tiểu học, các môn học chính khóa hiện nay có rất ít bài có thể tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh các môn học chính khóa thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể lồng ghép được nội dung này. Trẻ em Tiểu học dù còn rất nhỏ cũng rất cần có sự hiểu biết về biển đảo, cần có những hành động theo bước cha anh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Vì vậy, giáo dục về chủ quyền biển đảo cho các em học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường.
 Năm học này, tôi trực tiếp giảng dạy thực nghiệm tại lớp 5B. Đó là một lớp học có chất lượng học sinh khá cao, các em luôn say mê học tập, tích cực tham gia các hoạt động khám phá kiến thức mới do giáo viên tổ chức và các hoạt động ngoại khóa. Tôi quyết tâm tìm ra những biện pháp hiệu quả giáo dục các em không chỉ chăm học, chăm làm mà còn hướng các em ngay từ khi còn là học sinh tiểu học đã trở thành những thiếu niên dũng cảm, góp công sức của mình cho sự nghiệp đấu tranh giữ vững chủ quyền độc lập dân tộc. Biển đảo quê hương 
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Ngay đầu năm học, tôi đã nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa lớp 5 đồng thời tham khảo các tư liệu giáo dục về biển đảo cho học sinh Tiểu học trên các website, đọc các cuốn sách viết về vùng biển Việt Nam, lắng nghe tâm sự của các em học sinh nhằm có đầy đủ vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm về giáo dục để có thể đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp mang lại hiệu quả cao sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5” 
1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 
 a. Đối tượng nghiên cứu:
 - Sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp dạy học tích hợp lồng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5” Đối tượng nghiên cứu là các trang thiết bị dạy học và chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 5, SGK Tiếng Việt lớp .
 - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5. Nhà xuất bản giáo dục năm .
 - Báo giáo dục thời đại , tạp chí GD Tiểu học.
 b . Khách thể nghiên cứu: - Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Quý Lộc.
 - Lớp đối chứng: lớp 5A cùng trường.
 c. Phạm vi nghiên cứu:
 Đề tài nghiên cứu được tiến hành thực nghiệm bắt đầu từ tháng 9 năm 2017, đúc rút kinh nghiệm vào cuối tháng 3 năm 2018. Nội dung nghiên cứu là các bài dạy thuộc chương trình sách giáo khoa lớp 5, các tư liệu tham khảo nói về biển đảo phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp quan sát điều tra, thống kê.
 - Phương pháp phân tích.
 - Phương pháp thảo luận.
 - Phương pháp thực hành.
 2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Việt Nam là một quốc gia có hơn 3260 km bờ biển và khoảng 4000 hòn đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ. Hệ thống đảo ven bờ chiếm hơn tổng số đảo, phân bố suốt từ biên giới cực Bắc của vùng biển Tổ quốc tại tỉnh Quảng Ninh cho đến sát biên giới phía Tây tỉnh Kiên Giang. Một số đảo có diện tích khá lớn và dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo. Còn lại, phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ. Các đảo xa bờ gồm Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông – một giao lộ hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Rất nhiều các hoạt động giáo dục đã được tổ chức dành cho thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam nhằm giáo dục cho các em hiểu về chủ quyền của đất nước, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của mình để cùng các lớp cha anh bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.Yêu cầu cơ bản về việc nắm được nội dung của phân môn Lịch sử lớp 5. Đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ về cơ bản về lịch sử , có kiến thức sâu rộng , có trình độ sư phạm cao, biết tự học, tự nghiên cứu nâng cao kiến thức Thực trạng ở trường Tiểu học Quý Léc, đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định, yên tâm công tác, có nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn, có trình độ sư phạm, có ý thức vươn lên, tự học, tự bồi dưỡng. Còn về học sinh ý thức học tập của các em chưa cao .
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 a/. Thực trạng lớp học: Tháng 9 năm 2017, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng lớp học thực nghiệm của mình và lớp đối chứng để nắm được hiểu biết của các em về biển đảo cũng như những việc làm mà các em đã tham gia để giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương. Nội dung phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi. Các câu hỏi bao gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự luận ngắn. Nội dung phiếu điều tra như sau:
 PHIẾU ĐIỀU TRA CÁ NHÂN.
Câu 1: Biển nước ta thuộc vùng biển :
 A.Biển Bắc Hải B. Biển Đông C. Biển Ca-ri-bê
Câu 2: Biển mang lại những lợi ích gì?
 A. Cung cấp nguồn hải sản, khoáng sản B. Biển điều hòa khí hậu
 C. Biển là đường giao thông quan trọng D.Tất cả các ý trên
Câu 3: Ghi tên hai quần đảo lớn nhất của nước ta:
 1.............................................. 2 .......................................................
Câu 4: Năm 1974, Trung Quốc đã chiếm quần đảo nào của nước ta?
 A. Hoàng Sa B. Trường Sa C. Cả hai quần đảo trên. 
Câu 5 : Năm 1988, Trung Quốc đã cưỡng chế và chiếm đoạt được đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa?
 A.Gạc Ma B. Cô Lin C. Len Đao
Câu 6: Trung Quốc đã xuất bản bản đồ xuyên tạc nội dung đòi minh chứng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc vào năm nào? 
 A. Năm 2014 B. Năm 2015 C. Năm 2016 
Câu 7 : Năm 2014, Trung Quốc lại tiếp tục có hành động quá khích gì thuộc vùng biển của Việt Nam?
A. Hạ đặt trái phép giàn khoan 981 B. Đâm chìm tàu cá của Việt Nam C. Cả hai hành động trên. 
Câu 8: Hiện tại Trung Quốc đã cho xây dựng các căn cứ quân sự tại các đảo nào mà Trung Quốc đã chiếm đoạt trái phép của Việt Nam?
 A. Đảo Phú Lâm (Hoàng sa) B. Đảo Gạc Ma (Trường Sa)
 C. Cả hai đảo trên
Câu 9 : Theo em, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam là trách nhiệm của:
 A. Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.
 B. Lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam. 
 C. Tất cả mọi người dân Việt Nam. 
Câu 10: Theo em, để ổn định hòa bình ở Biển Đông, chúng ta nên lựa chọn giải pháp nào:
A. Chống trả quyết liệt nếu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta.
B .Lựa chọn giải pháp thương lượng, đàm phán yêu cầu Trung Quốc từ bỏ dã tâm xâm lược biển đảo của ta.
C.Vận dụng linh hoạt cả hai giải pháp trên.
 Với nội dung 10 câu hỏi trên, tôi chỉ thu phiếu các em đã điền, không công bố đáp án bởi đơn giản, tôi áp dụng thực nghiệm đề tài này không phải chỉ để các em học sinh của mình trả lời đúng được nội dung 10 câu hỏi nêu trên mà tôi mong muốn sau thời gian trải nghiệm, tự các em sẽ tìm được ra câu trả lời đồng thời các em sẽ hiểu biết nhiều hơn nữa về biển đảo Việt Nam, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn chủ quyền lãnh hải của đất nước theo khả năng của mình. 
 Kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Trả lời đúng
5 - 6 câu hỏi
7 - 8 câu hỏi
9 - 10 câu hỏi
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp 5B thực nghiệm
30
 20
 66,7
 9
 30
1
 3,3
Lớp 5A
 đối chứng
32
19
59,3
 10
 34,5
 2
6,2
 Nhìn vào bảng số liệu thống kê, tôi nhận thấy các em học sinh cả hai lớp đều có đôi chút hiểu biết về biển đảo, phần đa các em đều trả lời đúng câu hỏi 1, 2, 3,7,9. Em Lê Ngọc phương Linh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Gia Hân . Tuấn Anh , Tuấn Cường...Tuy nhiên những hiểu biết về các cuộc chiến phi nghĩa mà Trung Quốc đã tạo ra để cưỡng chế, chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), đảo Gạc Ma (năm 1988) thì không một học sinh nào biết. Vì là trẻ em nên các em cũng trả lời câu hỏi số 10 theo phong cách của mình, đa số các em đều chọn đáp án A: Chống trả quyết liệt nếu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta. Học sinh duy nhất trả lời đúng cả 10 câu hỏi đó là em học sinh lớp 5B em Lê Tuấn Anh . Tôi đã dành thời gian lắng nghe tâm sự của em, sở dĩ em có thể trả lời được các câu hỏi nêu trên là vì trong gia đình em, cả bố và mẹ của em đều là những người luôn quan tâm đến thời sự trong nước. Ông em là người lính Trường Sơn năm xưa. Hiện nay chú của em đang đóng quân tại quần đảo Trường Sa. Biển đảo luôn là chủ đề được ông, bố ,mẹ em đưa ra tranh luận trong các buổi tối sum họp gia đình. Trái ngược với em , đa số các em học sinh không quan tâm nhiều đến tình hình biển đảo. Các em chỉ biết được tên biển Việt Nam, tên hai quần đảo lớn của nước ta từ tài liệu sách giáo khoa Địa lí – Lịch sử lớp 5. Một số em cũng xem được các tin tức thời sự nên cũng hiểu đôi chút về tình hình thời sự biển Đông năm 2014 nhưng rất ít em biết được Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ mới xuyên tạc sự thật: tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của nước này. Trong số các em học sinh có hai em học sinh chỉ trả lời đúng 3 câu hỏi đó là em (lớp 5B) và em (lớp 5A). Khi tôi muốn cùng các em chia sẻ về trận chiến đấu bảo vệ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao của hải quân ta thì cả lớp đều im lặng. Không một em nào có thể nói được về trận chiến đấu ác liệt đó. Cả hai lớp học chỉ rất ít học sinh trả lời đúng các câu hỏi do tôi đưa ra, rất ít em quan tâm tới những gì đang diễn ra tại vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, các em không biết mình nên làm gì để tham gia giữ gìn biển đảo quê hương. Đó là thực trạng của học sinh hai lớp 5B và 5A tháng 9 năm 2017 . Tôi tiến hành điều tra và tìm ra các nguyên nhân sau:
 b/ .Nguyên nhân: 
 - Hiện nay nhiều tiết dạy GV vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tài liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kỹ bài học”. Điều này dẫn đến hệ quả nhiều em nắm lơ mơ về truyền thống lịch sử cha ông hay nhầm lẫn khái niệm, con số... học tập lịch sử theo quan điểm hiện đại không phải là cách học phụ thuộc, nạp vào trí nhớ học sinh theo kiểu thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe bài học.
 - Các em có thói quen tham gia các hoạt động học tập chủ yếu theo chương trình sách giáo khoa quy định. Trong chương trình sách giáo khoa lớp 5, phân môn Bản thân cha mẹ các em cũng ít quan tâm đến tình hình thời sự biển Đông, ít có những hành động bày tỏ ý kiến khi xem các chương trình thời sự về biển đảo nên các em cũng có thói quen không quan tâm nhiều đến chủ đề này.
 - Ở trường, lớp của các em, phong trào “Hướng về biển Đông” chưa thực sự sôi nổi nên các em ít có dịp bày tỏ ý kiến của mình cũng như chưa có dịp để thể hiện thành hành động những việc làm có ích góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. 
 - Hiện nay nhiều tiết dạy GV vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tài liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kỹ bài học”. Điều này dẫn đến hệ quả nhiều em nắm lơ mơ về truyền thống lịch sử cha ông hay nhầm lẫn khái niệm, con số.
 - Bản thân các giáo viên cũng có vốn hiểu biết còn hạn chế về lịch sử, địa lí nên những nội dung dạy tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục về biển đảo còn chưa rộng dẫn đến hiệu quả chưa cao.
 Sau khi tiến hành điều tra nguyên nhân, tôi đề ra một số biện pháp giáo dục phù hợp áp dụng nhằm khắc phục tình trạng trên như sau: 
 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
 2.3.1. Thực hiện nghiêm túc việc dạy học tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về chủ quyền biển đảo cho các em học sinh thông qua các môn học:
 a/.Giúp học sinh hiểu biết được vị trí, giới hạn của vùng biển Việt Nam:
Theo tài liệu sách giáo khoa lớp 5 phân môn Lịch sử Địa lí chỉ cung cấp cho học sinh tên biển Việt Nam, tên hai quần đảo lớn của nước ta nhưng để giúp học sinh có hiểu biết sâu hơn về vị trí, giới hạn địa lí của vùng biển Việt Nam, tôi đã vào mạng tham khảo tư liệu (Công ước Luật biển 1982), đọc các cuốn sách viết về biển đảo để cung cấp thêm thông tin cho các em học sinh như: đường bờ biển dài 3.260 km với khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Trường Sa và Hoàng Sa là hai quần đảo lớn nhất nước ta. Trên bức tường phía trước, bên phải của bảng lớp 5A được gắn một tấm bản đồ Việt Nam luôn để nhắc các em học sinh thường xuyên quan sát và nhớ vị trí, giới hạn vùng biểnViệt Nam đồng thời khẳng định chân lí về chủ quyền biển đảo của đất nước. Tôi đã tìm được nguồn tư liệu vô cùng quý giá, đó là bức ảnh chụp tấm bản đồ cũ của Trung Quốc vào thời nhà Thanh, minh chứng rằng Hoàng sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của nước này: 
Bản đồ của Trung Quốc chỉ minh họa đến hết đảo Hải Nam
(không có Hoàng Sa và Trường Sa)
 b/.Dựa theo các bài học có liên quan đến biển đảo để đưa vào các nội dung giáo dục phù hợp:
Căn cứ vào nội dung các bài học có liên quan, tôi đã phối hợp , soạn thảo nội dung tích hợp giáo dục phù hợp cho các em với từng bài học. Ở chương trình sách giáo khoa lớp 5, những bài học liên quan đến biển đảo chủ yếu nằm trong các môn: Lịch sử - Địa lí, Tiếng Việt, Đạo đức. Nội dung tích hợp lồng ghép được chia theo các mức độ khác nhau: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. 
Sau đây là thống kê các bài học có thể tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về chủ quyền biển đảo cho các em học sinh:
Môn
Bài
Mức độ 
tích hợp
Tiếng Việt
Tập đọc
1.Thư gửi các học sinh
2. Lòng dân
3.Những con sếu bằng giấy
4. Bài ca về trái đất
5.Ê-mi-li, con...
6. Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
7. Người công dân số Một
8. Hộp thư mật
9. Lập làng giữ biển
10. Cao Bằng
11. Phong cảnh đền Hùng
12. Đất nước
13. Công việc đầu tiên
14. Bầm ơi
15. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Chính tả
1.Việt Nam thân yêu
2.Lương Ngọc Quyến
3. Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
4.Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Kể chuyện
1.Lí Tự Trọng
2.(Một số bài kể chuyện đã nghe, đã đọc về chủ đề Hòa bình, về anh hùng dân tộc...)
Liên hệ
Liên hệ
Luyện từ và câu
1. Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc
2. Mở rộng vốn từ: Hòa bình
3. Mở rộng vốn từ:Hữu nghị-Hợp tác
4. Mở rộng vốn từ: Công dân
5. Mở rộng vốn từ : Truyền thống
6. Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
7: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Tập làm văn
1.Luyện tập tả cảnh (Tiết 14)
2.(Một số bài văn tả về cảnh đẹp của đất nước)
Liên hệ
Liên hệ
 Đạo đức
1.Em là học sinh lớp 5
2.Em yêu hòa bình
3.Em yêu Tổ quốc Việt nam
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Lịch sử 
Địa lý
Lịch sử
1. Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
Liên hệ
 Địa lí
1.Việt Nam-Đất nước chúng ta
2.Vùng biển Việt Nam
3.Các nước láng giềng của Việt Nam
Bộ phận
Bộ phận
Liên hệ
 Ví dụ: Với bài học Vùng biển nước ta (phân môn Địa lí), tôi đưa nội dung giáo dục theo mức độ toàn phần. Với bài học này, học sinh sẽ nhận biết được vị trí giới hạn địa lí của vùng biển Việt Nam, nắm được lợi ích của biển, từ đó thấy được trách nhiệm của mình cần phải tham gia bảo vệ vùng biển của Tổ quốc thân yêu. Với bài học Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay (phân môn Lịch sử), tôi cho học sinh liên hệ với câu hỏi: Ngoài những sự kiện lịch sử các em đã được học trong sách giáo khoa, trong thực tế, chúng ta còn thấy những sự kiện lịch sử nào đáng ghi nhớ khi quân và dân ta phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm? Với câu hỏi này, tôi sẽ hướng các em chia sẻ tới hai cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 (tại Biên giới Việt - Trung) và năm 1988 (tại Quần đảo Trường Sa). Những bài học của môn Đạo đức: Em yêu Tổ quốc Việt Nam, Em yêu hòa bình, giáo viên có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo theo mức độ bộ phận (phần thực hành: những việc làm thể hiện lòng yêu Tổ quốc, yêu hòa bình
 2.3.2/ Tuyên truyền giáo dục các em thông qua các hoạt động tập thể:
 a/ Tiết sinh hoạt lớp: 
 Mỗi tuần, các em học sinh sẽ có một tiết sinh hoạt lớp hoặc một tiết sinh hoạt Đội. Thông thường sau khi học sinh đã được nghe nhận xét tuần cũ và đề ra phương hướng tuần mới, các em sẽ dành phần III biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Nhưng đối với lớp 5B – lớp mà tôi đã chọn để thực nghiệm đề tài của mình, mỗi tháng một lần dành thời gian cho các em đội Tuyên truyền Măng non tổ chức tuyên truyền về biển đảo. Phần này thường kéo dài 20 phút, các em trong đội tuyên truyền Măng non sẽ sưu tầm tài liệu về biển đảo để chia sẻ cùng các bạn. . Bên cạnh sự trợ giúp các em học sinh, giáo viên có thể sưu tầm thêm tài liệu về những câu chuyện lịch sử do các nhân chứng kể lại. Kể cho các em nghe những câu chuyện lịch sử có thật không phải để gợi lại những giờ phút đau thương trong quá khứ mà gợi nhắc các em kẻ thù luôn không từ bỏ dã tâm xâm chiếm biển đảo của ta. Là những học sinh dù còn nhỏ, các em cũng cần phải có trách nhiệm góp phần bảo vệ quê hương của mình. Tôi còn gợi mở để các em học sinh của mình cùng nhau bàn bạc, đề ra những việc làm hướng về biển đảo quê hương. Trong các buổi tuyên truyền đó, tôi khích lệ các em học sinh cả lớp đều có thể đưa ra ý kiến thảo luận, cùng nhau thống nhất và lựa chọn những việc làm thiết thực nhất. Đúng như niềm mong đợi của tôi, các em học sinh lớp 5B dưới sự dẫn dắt của tôi đã

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tich.doc