SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong mô hình VNEN

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong mô hình VNEN

 Trong công cuộc đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành theo ba hướng: Đổi mới sách giáo khoa ở tất cả các cấp học phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh. Dạy học theo mô hình VNEN là mô hình đã và đang áp dụng tại Việt Nam là một phần của công cuộc đổi mới này. Ngay tại huyện Yên Định cũng đã và đang áp dung mô hình này tại 5 trường tiểu học trong huyện. Chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động giúp học sinh tự học, chủ động khám phá kiến thức, nó khác hoàn toàn cách tổ chức dạy học trước đây. Để học sinh tiếp thu tốt nhất lượng kiến thức của bài học thì quá trình tự học, tự giáo dục của học sinh giữ vai trò trung tâm, còn giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức. Để đạt được hiệu quả cao khi dạy học mô hình này đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp và vận dụng linh hoạt vào thực tế học sinh lớp mình phụ trách.

Như chúng ta đã biết, trong học tập thì không phải bất cứ một nhiệm vụ học tập nào cũng có thể được hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của cá nhân. Có những câu hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân, cần tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

Việc dạy học theo nhóm có vai trò quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực như vậy song trong thực tế phương pháp dạy học này chưa được phần lớn giáo viên sử dụng một cách thường xuyên, hoặc có sử dụng thì cũng còn mang tính hình thức, thường thì giáo viên chỉ thực hiện khi có thao giảng, dự giờ. Vậy làm thế nào để giáo viên có kĩ năng dạy học theo nhóm và sử dụng nó một cách thường xuyên mang lại hiệu quả cao trong dạy học? Đây là vấn đề làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong mô hình VNEN”

 

doc 20 trang thuychi01 17032
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
 MỞ ĐẦU
3
Lí do chon đề tài 
3
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
 NỘI DUNG
5
2.1
Cơ sở lí luận 
5
2.2
Thực trạng 
6
2.3
Các giải pháp đã sử dụng
9
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
3.1
Kết luận
20
3.2
Kiến nghị
20
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 Trong công cuộc đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành theo ba hướng: Đổi mới sách giáo khoa ở tất cả các cấp học phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh. Dạy học theo mô hình VNEN là mô hình đã và đang áp dụng tại Việt Nam là một phần của công cuộc đổi mới này. Ngay tại huyện Yên Định cũng đã và đang áp dung mô hình này tại 5 trường tiểu học trong huyện. Chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động giúp học sinh tự học, chủ động khám phá kiến thức, nó khác hoàn toàn cách tổ chức dạy học trước đây. Để học sinh tiếp thu tốt nhất lượng kiến thức của bài học thì quá trình tự học, tự giáo dục của học sinh giữ vai trò trung tâm, còn giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức. Để đạt được hiệu quả cao khi dạy học mô hình này đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp và vận dụng linh hoạt vào thực tế học sinh lớp mình phụ trách. 
Như chúng ta đã biết, trong học tập thì không phải bất cứ một nhiệm vụ học tập nào cũng có thể được hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của cá nhân. Có những câu hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân, cần tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. 
Việc dạy học theo nhóm có vai trò quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực như vậy song trong thực tế phương pháp dạy học này chưa được phần lớn giáo viên sử dụng một cách thường xuyên, hoặc có sử dụng thì cũng còn mang tính hình thức, thường thì giáo viên chỉ thực hiện khi có thao giảng, dự giờ. Vậy làm thế nào để giáo viên có kĩ năng dạy học theo nhóm và sử dụng nó một cách thường xuyên mang lại hiệu quả cao trong dạy học? Đây là vấn đề làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong mô hình VNEN” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Tôi nghiên cứu vấn đề đưa ra trong SKKN này nhằm:
Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên nắm vững một số kỹ năng dạy học theo nhóm trong học sinh ở trường tiểu học qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo nhóm ở các trường đang áp dụng mô hình VNEN và nhân rộng ở các lớp, các trường trong huyện. Góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
1.3.  Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng dạy học theo nhóm ở lớp Ba các trường dạy VN huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện SKKN này chủ yếu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy trường học mới Việt Nam theo mô hình VNEN và dạy học theo nhóm.
 	b)  Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
	- Phương pháp quan sát
Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo dõi trong những giờ thảo luận nhóm của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo nhóm.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho một số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
 - Phương pháp thống kê toán học 
 Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp ngiên cứu sản phẩm
Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Qua các hoạt động giáo viên ghi chép để đúc rút kinh nghiệm được chưa được tổng hợp đi đến kết luận.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Quan niệm về dạy học theo nhóm
Về mặt thuật ngữ, dạy học theo nhóm được các tác giả nêu ra dưới những cách gọi khác nhau: là phương pháp dạy học; là hình thức tổ chức dạy học hoặc là phương tiện theo nghĩa rộng (Trần Thu Mai, Ngô Thu Dung, Trần Duy Hưng, Vũ Sơn, Nguyễn Thị Hồng Nam...)
Tuy có những quan niệm rộng, hẹp khác nhau nhưng các tác giả đều đưa ra những dấu hiện chung của dạy học theo nhóm là mối quan hệ giúp đỡ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm.
Trên cơ sở những quan niệm khác nhau, họ đã đưa ra định nghĩa sau: Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. 
Định nghĩa này nhấn mạnh một số điểm sau
Dạy học theo nhóm ở đây được coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS. HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm.
	2.1.2. Dạy học theo nhóm đối với VNEN
Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy HS làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Chuyển việc truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Ở đây được coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS. HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm. Học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. HS có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng... giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh.
2. 2. THỰC TRẠNG
2.2.1 Về giáo viên
* Ưu điểm
Dạy học theo nhóm đã được GV sử dụng khá phổ biến. Từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia của HS, phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của các em thì dạy học theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu hiệu và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm. GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS; mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v... và phát triển những kĩ năng xã hội cho HS. Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn.v.v....
GV đã có kiến thức và một số kỹ năng để tiến hành dạy học theo nhóm: Qua dự giờ và qua một số công trình nghiên cứu đều cho thấy về cơ bản GV biết sử dụng phương pháp dạy học nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung bài học. GV bước đầu đã biết lựa chọn hình thức và cơ cấu nhóm tương đối phù hợp; đã nêu được các bước dạy học theo nhóm. Khâu chuẩn bị của GV cho HS làm việc theo nhóm cũng tương đối tốt.
* Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định, cụ thể là:
 - Kinh nghiệm dạy học theo nhóm của giáo viên chưa nhiều
Vấn đề kinh nghiệm trong dạy học là vấn đề tạo nên sự thành công, mang lại chất lượng giáo dục cao. Đòi hỏi phải có thâm niên dạy học nhiều, học hỏi nhiều. Không có kinh nghiệm dạy học tức là chưa có kĩ năng tổ chức, xử lí các tình huống sư phạm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh.
- Chưa hiểu được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm mang lại
Chưa hiểu rõ hoạt động nhóm giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn; các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển. Chưa hiểu được thông qua hoạt động nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Thông qua hoạt động nhóm, GV có thể hỗ trợ các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp.
- Chưa hiểu được các cách chia nhóm và tổ chức nhóm
 Thông thường giáo viên chia nhóm theo kiểu bàn trên quay xuống bàn dưới hay những học sinh ngồi cùng bàn với nhau cùng nhau thảo luận.
 Chưa biết nhiều về cách chia, kiểu nhóm, cách hình thành nhóm 
 Giáo viên cho rằng tổ chức làm việc theo nhóm làm cho tiết học lộn xộn, mất trật tự. 
 Khi tổ chức dạy học theo nhóm phải chuẩn bị đồ dùng: (bảng phụ, phiếu học tập, tốn kém thời gian, kinh phí)
- Cơ sở vật chất
Vẫn còn nhiều phòng học bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp chổ ngồi theo nhóm.
Trang thiết bị dạy học còn ít, không đồng bộ.
Tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn kĩ năng dạy học vẫn chưa đồng bộ, nội dung còn chung chung.
Phòng học thiếu không gian
Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm chưa được GV thực hiện đầy đủ: Sự không đầy đủ được thể hiện ngay từ khâu thiết kế họat động nhóm khi soạn giáo án. GV chủ yếu chỉ chú ý đến việc chuẩn bị phiếu học tập cho nhóm, chú ý đến kích cỡ nhóm làm việc là bao nhiêu. Khi tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nhóm trên lớp, GV cũng chủ yếu chú trọng đến việc giao nhiệm vụ học tập cho nhóm, sau đó theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả làm việc của nhóm. GV chưa hiểu đúng bản chất, tính đa mục đích của dạy học theo nhóm nhỏ: Khi tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, GV chủ yếu hướng HS nhằm vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể mà nhóm HS cùng nhau thực hiện chứ chưa chú trọng GD cho HS những kĩ năng xã hội quan trọng mà làm việc nhóm có ưu thế.
GV đã "hành chính hóa" nhóm trưởng và thư kí: Do không hiểu hết những ích lợi xã hội mà dạy học nhóm mang lại, nên trong thực tiễn triển khai vô hình chung GV đã "hành chính hóa" nhóm trưởng và thư kí và thường là những em học khá, nhanh nhẹn hơn và như vậy cơ hội cho những em khác được hưởng những lợi thế của làm việc nhóm sẽ không có.
Chưa linh hoạt, còn đơn điệu khi giao nhiệm vụ nhóm: Sau khi các nhóm thảo luận GV ít quan tâm chốt lại những kiến thức, kết luận chung làm cho HS không biết ý kiến nào là phù hợp. Dạy học nhóm chưa được sử dụng đồng đều ở tất cả các môn học. Còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành và nhiệm vụ giao cho nhóm. Nhiệm vụ giao cho nhóm còn đơn giản, ít phương án trả lời, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân và thiếu định hướng để HS buộc phải phân chia công việc hay phải trưng cầu ý kiến riêng của từng người trong nhóm.
Đó là những nguyên nhân làm cho giáo viên ngại tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm.
2.2.1 Về học sinh
- Ưu điểm
HS bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí; bước đầu biết bày tỏ quan điểm/ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm.
Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề
Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ
-Nhược điểm
Hơn 70 % học sinh là học sinh vốn từ vựng còn nghèo nàn, sự rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp ngôn ngữ diễn ra còn phổ biến.
Học sinh còn lúng túng, nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động nhóm nhất là học sinh yếu còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm. 
	2.2.3. Thực trạng dạy học theo nhóm ở 5 trường tiểu học huyện Yên Định
	Để xác định của việc dạy học theo nhóm, ngay từ đầu năm học 2018-2019 (vào tuần 2) tôi đã khảo sát hai lớp 3A trường Tiểu học Định Liên (lớp thực nghiệm) và lớp 3B lớp đối chứng. 
	Đề bài: 
	1. Tìm các từ
	a) Chỉ trẻ em
	b) Chỉ tính nết của trẻ em
	c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
	2. Tìm các bộ phận của câu
	- Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?
	- Trả lời câu hỏi “Là gì?”
	a) Thiếu nhi là măng non của đất nước.
	b) Chúng em là học sinh tiểu học.
	c) Chích bông là bạn của trẻ em.
Kết quả như sau: 
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3A
37
3
8.1
8
21.6
21
56.8
5
13.5
3B
37
5
13.5
10
27
20
54.1
2
5.4
 Nhằm để khắc phục thực trạng trên đồng thời rèn kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục theo mô hình VNEN, tôi đã áp dụng vào lớp 3A Trường Tiểu Định Liên và chia sẻ kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp. Đến nay toàn Trường Tiểu học Định Liên có 18 lớp/ 18 lớp, có 13 lớp giáo viên có tổ chức dạy học theo hoạt động nhóm trong tất cả các tiết học, trong đó các lớp này đều dạy theo mô hình trường học mới VNEN và dạy học nhóm phát huy tốt những vấn đề bất cập nêu trên.
	2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Giáo viên cần tìm hiểu về dạy học nhóm và trang bị kĩ năng dạy học nhóm 
* Trước hết giáo viên cần biết và nắm vững được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm
- Tầm quan trọng của việc hoạt động nhóm
Là giúp học sinh tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy.
 - Ích lợi khi tổ chức hoạt động nhóm đó là:
+ Hoạt động nhóm giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn
+ Các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển.
+ Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
+ Thông qua hoạt động nhóm, GV có thể hỗ trợ các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp.
- Học sinh được làm việc nhiều dần dần tự tin hơn.
Điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để có hiệu quả, biến những lý thuyết trên thành các hoạt động cụ thể, mang tính thường xuyên. Đó chính là biết và thành thạo công việc.
* Nhận thức đầy đủ một cách có hệ thống về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm: Là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học, tạo cơ hội tới mức tối đa để HS được tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động trên lớp. Đây cũng chính là cách học có hiệu quả nhất.
Học qua các hình thức sau:
- Trải nghiệm: Học qua thực tế, học từ những kinh nghiệm thông qua việc làm và qua khám phá tìm tòi của các em.
- Giao tiếp: Thông qua trao đổi, tranh luận các em có thể chia sẻ cho nhau những gì mình biết được, học được và cách học của mình cho bạn bè. “ Học thầy không tày học bạn”.
- Học qua tương tác: (Sự qua lại) chia sẻ với bạn bè những kinh nghiệm của mình và học kinh nghiệm từ bạn bè cũng như người lớn.
- Rút kinh nghiệm: Sau những lần thất bại, các em cố gắng làm lại lần nữa, lần sau sẻ tốt hơn lần trước. Từ những kinh nghiệm học tập đó, các em có thể áp dụng vào các tình huống khác.
Bốn hình thức trên chính là biểu hiện của quan điểm dạy học này.
Để thực hiện được điều đó thì giáo viên cần phải biết hình thức đặc trưng cho từng cách học. 
2.3.2. Nắm vững cách chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm sao cho hiệu quả.
* Kiểu nhóm:
Nhóm theo biểu tượng
Nhóm theo tên các loài hoa
Nhóm theo mã màu
Nhóm theo đếm số
CÁC CÁCH 
CHIA NHÓM
Nhóm theo trình độ
Nhóm cặp
Nhóm theo tháng sinh nhật
Nhóm tương trợ
Nhóm theo ghép hình
Bàn trên quay xuống bàn dưới
Nhóm theo sở thích
Tuy nhiên trong thực tế thì có nhiều kiểu nhóm khác, nhưng tôi nêu ra 11 kiểu điển hình trên và hướng dẫn cách chia và các hình thức chia các nhóm này.
Cách chia như sau:
Nhóm đếm số: Muốn chia lớp thành 5 nhóm thì điểm số từ 1 đến 5 rồi quay lại 15.
Ví dụ lớp bạn có 25 học sinh, bạn muốn chia thành 5 nhóm thì yêu cầu học sinh đếm 1, 2, 3, 4, 5; - 1, 2, 3, 4, 5; - 1, 2, 3, 4, 5 - 1, 2, 3, 4, 5;  
Bạn yêu cầu những học sinh có số đếm là 1 thì về nhóm 1, những học sinh có số 2 về nhóm 2  
Khi chuyển nhóm có thể cho học sinh vừa đi vừa hát 
* Ưu điểm : Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, phong cách nhanh nhẹn, áp dụng được cho tất cả các môn học.
Nhóm biểu tượng
-Biểu tượng có thể là : (con vật, cây cối, hình ảnh, các bông hoa)
Muốn chia lớp thành 5 nhóm thì bạn phải chuẩn bị 5 biểu tượng .
Ví dụ: Lớp bạn có 30 học sinh, bạn muốn chia thành 5 nhóm theo biểu tượng là con vật, bạn phải chuẩn bị các con vật như: chào mào, vành khuyên, thỏ ngọc, sơn ca, hoàng yến chẳng hạn. Mỗi con vật bạn phải có 6 biểu tượng. Ngoài ra bạn phải chuẩn bị 5 biểu tượng của 5 con vật trên có kích thước lớn hơn để đặt lên bàn cho mỗi nhóm. Sau khi phát biểu tượng hoặc cho học sinh chọn biểu tượng xong, HS nào có biểu tượng con vật nào sẽ về bàn có con vật đó.
Tương tự như thế với biểu tượng là: (cây cối, hoa, hình)
* Ưu điểm : Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, lớp học sinh động, áp dụng được cho tất cả các môn học nhất là các môn học có chủ đề. Lớp học sôi nổi hứng thú cho tất cả học sinh.
* Nhược điểm : GV phải chuẩn bị nhiều, gây tốn kém.
Nhóm mã màu: Hình thức chia như nhóm biểu tượng.
Nhóm cặp: Xếp 2 học sinh vào một cặp .
Nhóm sở thích: Những học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một nhóm.
“Những người cùng sở thích thì sự thống nhất sẽ cao hơn.”
Nhóm tương trợ: Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác nhau (Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành) vào một nhóm, để học sinh hoàn thành tốt có thể hỗ trợ cho học sinh chưa hoàn thành.
Nhóm theo ghép hình: Cắt hình ra thành nhiều mảnh, cho học sinh nhận mỗi em mỗi mản

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_theo.doc