SKKN Một số biện pháp nhằm khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 - THPT
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Từ đó cho chúng ta thấy rằng Lịch sử là môn học hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Lịch sử giúp cho học sinh biết được về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Học lịch sử để nhắc nhở cho các em biết mình là ai? Mình đang ở đâu và truyền thống của dân tộc là gì? Nếu không biết lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, không hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc và một dân tộc mà không có bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng mà tồn tại được.
Nhưng với chất lượng dạy – học Lịch như sử hiện nay thì thật đáng lo ngại và đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 chỉ 15,3% học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi. Theo thống kê của báo Dân trí ngày 7/3/2016 đưa tin: Có rất nhiều trường không có thí sinh nào đăng ký môn Sử như: trường PTTH Lương Thế Vinh (Hà Nội), Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội). Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Hà Nội, thầy Đặng Đình Đại thông tin, giống như mấy năm gần đây, năm nay cũng chưa thấy học sinh nào của trường chọn Lịch sử là môn thi xét tốt nghiệp. Hay trường THPT Triệu Sơn 5 năm học này cũng chỉ có duy nhất 1/233 học sinh đăng kí môn Lịch sử là môn xét tốt nghiệp. Công bố trên khiến dư luận và xã hội quan tâm đến việc giáo dục Lịch sử nước nhà cho thế hệ trẻ thật đáng buồn và thất vọng. Hay những video clip trắc nghiệm đối với học sinh ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội thì có nhiều học sinh tiểu học cũng không biết được thủ đô Việt Nam tên là gì, đó là một điều đáng báo động của thế hệ trẻ hôm nay đối với lịch sử nước nhà.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Từ đó cho chúng ta thấy rằng Lịch sử là môn học hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Lịch sử giúp cho học sinh biết được về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Học lịch sử để nhắc nhở cho các em biết mình là ai? Mình đang ở đâu và truyền thống của dân tộc là gì? Nếu không biết lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, không hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc và một dân tộc mà không có bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng mà tồn tại được. Nhưng với chất lượng dạy – học Lịch như sử hiện nay thì thật đáng lo ngại và đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 chỉ 15,3% học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi. Theo thống kê của báo Dân trí ngày 7/3/2016 đưa tin: Có rất nhiều trường không có thí sinh nào đăng ký môn Sử như: trường PTTH Lương Thế Vinh (Hà Nội), Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội). Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Hà Nội, thầy Đặng Đình Đại thông tin, giống như mấy năm gần đây, năm nay cũng chưa thấy học sinh nào của trường chọn Lịch sử là môn thi xét tốt nghiệp. Hay trường THPT Triệu Sơn 5 năm học này cũng chỉ có duy nhất 1/233 học sinh đăng kí môn Lịch sử là môn xét tốt nghiệp. Công bố trên khiến dư luận và xã hội quan tâm đến việc giáo dục Lịch sử nước nhà cho thế hệ trẻ thật đáng buồn và thất vọng. Hay những video clip trắc nghiệm đối với học sinh ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội thì có nhiều học sinh tiểu học cũng không biết được thủ đô Việt Nam tên là gì, đó là một điều đáng báo động của thế hệ trẻ hôm nay đối với lịch sử nước nhà. Tôi muốn cýỡi cõn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khõi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sõn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lýng làm tì thiếp cho ngýời. Theo thống kê hiện nay thì đa số học sinh không thích học môn Sử, các em chỉ thích học những môn như: Toán, Văn, Tiếng Anh và thích đọc truyện tranh, thích chơi Game, lướt Facebook... trong khi đó lại rất lúng túng khi được hỏi về kiến thức Lịch sử. Có rất nhiều học sinh không kể nổi tên năm vị anh hùng dân tộc, Hai Bà Trưng đánh giặc gì, Bà Triệu đánh giặc gì nhưng khi được hỏi về Tôn Ngộ Không có bao nhiêu phép thần thông biến hóa thì các em trả lời rất nhanh và rất chính xác. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy - học trong trường phổ thông nói chung và trong bộ môn Lịch sử nói riêng là một nhiệm vụ rất cần thiết trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. Có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú học tập cho học sinh là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học môn Lịch sử. Trong đó, khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh là một nội dung không thể thiếu. Khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 11 trong dạy - học Lịch sử chính là giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh, hoạt động, những sự kiện đặc trưng nhất, điển hình nhất liên quan đến các nhân vật. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 - THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của mình. Với đề tài nghiên cứu này, tôi đã tìm hiểu về cơ sở lí luận cũng như khảo sát thực tiễn của việc dạy - học khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 11. Trên cơ sở đó, tôi xây dựng một số biện pháp giúp học sinh ghi nhớ các nhân vật trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đổi mới phương pháp dạy - học, thay sách giáo khoa, lựa chọn các hình thức, cách thức dạy học đều phục vụ mục đích chung là nâng cao hiệu quả giáo dục. Nếu sáng kiến này được áp dụng thường xuyên, rộng rãi, được chú ý, để tâm thì chắc chắn rằng sẽ khắc phục được phần nào sự khô khan trong giờ dạy Lịch sử, làm cho học sinh có hứng thú, cải thiện tâm lí và chất lượng của việc học sử hiện nay trong nhà trường phổ thông như: - Giúp học sinh nắm được lượng thông tin, kiến thức cơ bản của bài học - Khắc sâu kiến thức về nhân vật lịch sử cũng như tạo hứng thú học tập cho các em hơn. 1.3. Đối tượng - Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực nghiệm làm sáng kiến tôi đã sử dụng các phương pháp như: - Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. - Phương pháp khảo sát thống kê: + Thống kê các nhân vật lịch sử trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp11. + Khảo sát thực trạng dạy - học biểu tượng nhân vật lịch sử ở HS lớp 11 của trường THPT Triệu Sơn 5. + Phương pháp quy nạp: Quy nạp các kết quả thống kê, phân loại trên cơ sở đề xuất một số biện pháp để khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh... 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 nói riêng cho ta thấy: sách giáo khoa Lịch sử 11 phần lịch sử Việt Nam được trình bày không hề khô khan và thiếu hấp dẫn nếu như giáo viên biết cách sử dụng và khai thác nó một cách hiệu quả trong giờ lên lớp. Để làm được việc đó yêu cầu và đòi hỏi ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi hoạt động, mọi khâu trong quá trình lên lớp như: chuẩn bị đồ dùng, tài liệu tham khảo, hướng dẫn học sinh học để nhằm mục đích gây cho các em sự hứng thú trong học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó, gây hứng thú học tập bằng cách khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử là một trong những biện pháp khả thi. Chúng ta biết rằng: sử học Mác – xít đã làm sáng tỏ quan điểm con người chủ thể là nhân vật trung tâm của lịch sử. Các vị thần linh, đức phật, chúa trời tất cả là do con người nghĩ ra mà thôi. Sử học Mác –xit cũng khẳng định một chân lí: quần chúng là người làm nên lịch sử, là chủ thể quyết định sự phát triển của lịch sử, là sức mạnh của lịch sử, nó đã trở thành một quy luật tất yếu khách quan. Nhưng sử học Mác – xít không phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử. Các Mác đã từng khẳng định: “mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại và nếu không có những con người như thế thì thời đại sáng tạo ra con người như thế”. Ở đây chúng ta đề cập đến những con người được xã hội gọi là những "bậc anh hùng", những "bậc vĩ nhân". Trong chương trình và nội dung bài học của Lịch sử lớp 11 phần lịch sử Việt Nam có nhiều nhân vật tiêu biểu. Do đó, khi lên lớp giáo viên cần chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật đó nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời, việc khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giờ dạy không chỉ giúp các em khắc sâu kiến thức, cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học mà bên cạnh đó còn giáo dục cho các em tinh thần biết ơn, học tập, noi theo những đức tính tốt đẹp của nhân vật lịch sử trong bài học. Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lớp 11 hiện hành phần lịch sử Việt Nam có khoảng mười lăm nhân vật như: Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trung Trực, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng...giáo viên cần phải khắc sâu. Đặc biệt là Nguyễn Tất Thành người đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc trong bối cảnh đất nước gặp nhiều đau thương, mất mát khi Pháp xâm lược, nhất là chứng kiến sự thất bại của nhiều bậc tiền bối đi trước. Đây là nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng đối với lịch sử dân tộc nên sách giáo khoa đã có phần bài riêng về nhân vật này. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý chú trọng vì nhân vật này còn liên quan đến lịch sử 12 sau này. Như vậy, học sinh phải ghi nhớ khoảng 15 nhân vật lịch sử cùng với những sự kiện khác, đã gây nên những khó khăn và làm giảm hứng thú học tập của các em, nhất lại là học sinh cấp 3 vì các em còn gánh nặng về việc học thi theo khối để chọn nghề nghiệp sau này cho mình. Do đó, muốn các em nhớ lâu, hiểu sâu các nhân vật lịch sử cũng như sự kiện lịch sử có liên quan, thì yêu cầu của giáo viên phải biết cách khắc sâu nhân vật lịch sử đó vào trong trí nhớ của các em để gây hứng thú học tập. Rồi từ các nhân vật lịch sử đó các em rút ra cho mình những bài học quý báu để học tập. Ngược lại, nếu như giáo viên chỉ giới thiệu một cách qua loa, đại khái thì các em sẽ rất khó nhớ các nhân vật cũng như sự kiện lịch sử có liên quan. Do đó, muốn dạy tốt và học tốt môn Lịch sử thì ngoài những nguyên tắc và phương pháp bắt buộc khi lên lớp đối với giáo viên cần phải biết khắc sâu nhân vật lịch sử để gây hứng thú học tập cho học sinh. Việc khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu ngay trong giờ lên lớp có nhiều cách, xong bản thân tôi xin nêu ra đây một vài kinh nghiệm nhỏ của mình đã thu được trong quá trình dạy học mà tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2015 – 2016. 2.2. Thực trạng vấn đề Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, căn cứ vào tình hình cụ thể của trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng, qua thực tế giảng dạy, dự giờ thăm lớp, trao đổi với các đồng nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu về các phương tiện dạy học ở trường cũng như qua tìm hiểu tâm sinh lí của học sinh và điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì bản thân tôi thấy có một số thực trạng chung là: Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học môn Sử ở nhà trường tuy vài năm gần đây đã được đầu tư tuy nhiên đang còn ít như: các công cụ tái chế về dụng cụ lao động của người nguyên thủy ở chương trình lịch sử lớp 10, bản đồ, lược đồ về các chiến dịch, các cuộc khởi nghĩa, chân dung các nhà yêu nước, các nhân vật lịch sử. Học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 là vùng thuần nông nên gặp nhiều khó khăn về kinh tế, bên cạnh những gia đình quan tâm đến việc học của con em mình thì vẫn còn đó nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em. Nhiều phụ huynh chỉ biết con em mình đến trường đi học chứ không biết con đã học được những gì, học hành ra sao. Xuất phát điểm của trường là bán công nên chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, nhìn chung chưa có tinh thần hiếu học, chưa có ý thức tìm tòi, sáng tạo, ham học hỏi nhất là môn Lịch sử là môn học có nhiều sự kiện chồng chéo, nếu không biết cách dạy và học thì chất lượng và kết quả học tập sẽ không cao. Nhiều học sinh không chọn môn Sử trong kỳ thi THPTQG và thi Đại học nên các em chỉ học môn Sử với hình thức đối phó... Từ những thực trạng trên, bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Lịch sử, thiết nghĩ nếu áp dụng phương pháp khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giảng dạy thì chắc chắn sẽ giúp học sinh cảm thấy thú vị và dễ hiểu bài. Từ đó, khuyến khích các em tính ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ. Chính vì vậy tôi đã thấy được “Một số biện pháp nhằm khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 - THPT” và áp dụng nó vào bài giảng của mình khi lên lớp có tính hiệu quả khá cao. 2.3. Các giải pháp thực hiện Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thì giáo viên phải xác định những đặc điểm của nhân vật lịch sử cần được khắc họa nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua áp dụng biện pháp này, bản thân tôi có các sáng kiến như sau: 2.3.1. Khắc sâu nhân vật lịch sử bằng cách mô tả một số đặc điểm riêng của nhân vật Mỗi nhân vật lịch sử đều có hình dáng riêng của mình, nếu giáo viên chỉ giới thiệu sơ qua thì học sinh không cảm nhận được về nhân vật đó và không có tác dụng giáo dục. Từ thực tế giảng dạy và kinh nghiệm bản thân cho thấy khi dạy đến nhân vật lịch sử nào thì giáo viên phải giới thiệu vài đặc điểm hình dáng của nhân vật, khắc sâu hình dáng riêng, đặc diểm riêng của các nhân vật đó để học sinh dễ hiểu và nhớ lâu về nhân vật. Ví dụ 1: Khi dạy bài 20 “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng” ở mục I.3 ."Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874" và mục II.2 "Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến" thì không thể không kể đến nhân vật nổi tiếng - người có công lớn góp phần làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai đó là Lưu Vĩnh Phúc. nhưng sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 không hề giới thiệu về nhân vật này, vì thế khi dạy giáo viên cần khắc sâu cho học sinh về nguồn gốc xuất thân của ông. Lưu Vĩnh Phúc sinh ra ở vùng cực tây nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Cha mẹ ông nghèo cùng cực, không có nghề nghiệp, nhà cửa, và Lưu Vĩnh Phúc đến tận cuối đời cũng không biết chữ. Cuối năm 1853, khi cả bố mẹ và chú lần lượt qua đời vì bệnh tật và đói kém, Lưu Vĩnh Phúc thậm chí không có nổi chiếc áo quan để chôn họ. Cậu thiếu niên Lưu Vĩnh Phúc phải sống lang thang trên đường phố để kiếm miếng ăn. Năm 21 tuổi, Lưu Vĩnh Phúc xin làm thuộc hạ của Ngô Vương - là dư đảng Thái Bình Thiên Quốc. Do cuộc sống đói khổ, cộng với buồn chán, Lưu Vĩnh Phúc dẫn theo 200 đồng đảng thân tín, dùng một lá cờ màu đen làm kỳ hiệu của mình, vượt biên giới vào Đại Nam năm 1865. Sau khi vào Đại Nam, Lưu Vĩnh Phúc đã dần dần kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm và làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần nhất và lần 2. Hay cũng trong phần này giáo viên có thể khắc sâu nhân vật Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu như sau: Hoàng Diệu sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Gia đình có 7 anh em và họ đều là những người nổi tiếng là thông minh trong vùng. Hoàng diệu nổi trội nhất trong số các anh em. Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm....Khi Pháp đánh chiếm Thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương đã cùng với quân và dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. 2.3.2. Miêu tả phong thái, tính cách của nhân vật. Để khắc sâu trong trí nhớ của học sinh về nhân vật lịch sử, có những nhân vật giáo viên cần phải miêu tả về phong thái, tính cách và đặc điểm riêng của nhân vật. Qua đó có thể cho học sinh thấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử. Ví dụ như khi dạy bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thê kỉ XIX”, mục I. Phong trào Cần Vương thì giáo viên cần phải nhấn mạnh để khắc sâu về đặc điểm tính cách, phong thái của nhân vật Tôn Thất Thuyết như: Cho học sinh quan sát một số tranh và hình ảnh hoạt động của ông, giới thiệu về ông là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn giữ chức Thượng thư Bộ Binh (tương đương Bộ trưởng Bộ quốc phòng hiện nay). Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Thời vua tự Đức, Tôn Thất Thuyết có nhiều công lao nên thăng tiến rất nhanh. sau khi Tự Đức mất, thời vua Dục Đức và Hiệp Hòa thì Tôn Thất Thuyết đã thâu tóm quyền lực trong tay để chuẩn bị cho công cuộc chống Pháp. Việc đưa vua Hàm Nghi lên ngôi cũng xuất phát từ ý đồ của ông nhằm hướng Triều đình theo chủ trương chống Pháp. Ông đã làm hết sức mình để biến triều đình Huế thành trung tâm đầu não chống Pháp... chính vì những lẽ đó mà Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán hàng đầu của Pháp. Sau hai hiệp ước bán nước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), Tôn Thất Thuyết đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình luôn nuôi hy vọng, chờ cơ hội giành lại độc lập dân tộc từ tay Pháp nên sau một thời gian chuẩn bị ông đã chủ động tấn công Pháp ở Đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ với mong muốn giành lại thế chủ động trên chiến trường. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch nên ông quyết định đưa vua Hàm Nghi cùng những người thân lên vùng núi Tân Sở - Quảng Trị. Tại đây, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương. Khi chiếu Cần vương được phát đi đã dấy lên phong trào cần vương yêu nước chống Pháp sôi nổi, rộng khắp cả nước. Chính vì vậy cho nên Tôn Thất Thuyết đã trở thành cái gai trong con mắt người Pháp cần phải nhổ ngay. Người Pháp treo giải, ai nộp được đầu Tôn Thất Thuyết thì sẽ được thưởng 2000 lạng bạc. Người Pháp đã có những nhận xét, đánh giá về Tôn Thất Thuyết như sau: "Lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem các quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc...Tuy nhiên, dù cho sự đánh giá ông của những người cùng thời thiên vị thế nào, một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi hoàn cảnh của đời ông: đó là sự gắn bó lạ lùng của ông với Tổ quốc". (Theo: Mác-xen Gô-chi-ê, Ông vua bị lưu đày). Hay theo Bát-tít, "Cuộc nổi dạy và việc chiếm đóng kinh thành Huế năm 1885" cũng cho rằng: "Rõ ràng là Thuyết không bao giờ muốn giao thiệp với chúng ta (chỉ quân Pháp), ông biểu lộ lòng căm ghét khôn cùng đối với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta có thể nói rằng, ông ta đã căm ghét chúng ta, đó là quyền và có lẽ cũng là bổn phận của ông ta" ... Những nhận xét trên của người Pháp đã khẳng định cho chúng ta thấy rằng Tôn Thất Thuyết là người Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc cao độ và kiên quyết đứng lên chống Pháp, giành độc lập cho dân tộc. Từ việc khắc sâu nhân vật Tôn Thất Thuyết học sinh sẽ nhận thấy những đức tính tốt đẹp mà học tập, rèn luyện bản thân. 2.3.3. Mô tả một số nét chân dung nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc về nhân vật đó. Ví dụ: Khi dạy bài 27. “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)” mục III.2 Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc thì sách giáo khoa chỉ giới thiệu Nguyễn Ái Quốc hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19 - 5 - 1890 tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một quê hương có truyền thống đấu tranh quật khởi... và những hoạt động yêu nước của Người. Sách giáo khoa chỉ giới thiệu sơ qua về thân thế và chung chung về Người mà chưa khắc sâu được nét chân dung của Người cho học sinh nhớ. Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc lại là nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng đối với lịch sử dân tộc nên ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa ra thì giáo viên cần lưu ý chú trọng đến việc miêu tả hình dáng, tính cách của Người vì nhân vật này còn liên quan đến lịch sử 12 sau này. Cho nên khi dạy bài này giáo viên cần mô tả về chân dung và đặc điểm của Người như sau: Trước tiên, giáo viên khi giảng phần này nên soạn giáo án điện tử để trình chiếu chân dung Nguyễn Tất Thành, hoặc cho học sinh xem những thước phim tài liệu về Bác, hoàn cảnh xuất thân, cho học sinh quan sát một số hình ảnh Bác hoạt động ở nước ngoài như: Bức chân dung Bác tại Đại hội toàn quốc Đảng xã hội Pháp ở thành phố Tua vào tháng 12/1920, hay hình ảnh Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô năm 1923, sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 ở Moscow... Từ những hình ảnh đó học sinh đã quan sát giáo viên miêu tả về Bác: Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, vầng trán cao, thông minh, đôi mắt sáng....Với cách tả hình dáng khuôn mặt như vậy nhằm mục đích khắc họa sâu sắc hình ảnh nhân vật Nguyễn Ái Quốc trong đầu óc học sinh, làm cho các em hiểu biết về nhân vật và qua đó giáo dục cho các em lòng kính trọng, yêu quý, biết ơn Nguyễn Ái Quốc 2.3.4. Khắc sâu nhân vật lịch sử bằng cách nêu lên hoàn cảnh riêng. Ví dụ: Khi dạy bài 24 “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)”, ở mục I.1 và I.2. có nhắc đến công ty và nhân vật Bạch Thái Bưởi khi tìm hiểu về những biến động về tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất thì giáo viên không thể không nhắc đến gánh nặng về chính sách thuế má, khai thác thuộc địa của Pháp đối với nhân dân ta. Khi cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: "nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực". ...Chiến tranh đã làm cho hàng hóa nhập khẩu của Pháp sang Đông Dương giảm hẳn. Để giải quyết khó khăn, tư bản Pháp phải nới lỏng độc quyền, cho tư bản Việt được kinh doanh tương đối tự do,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_khac_sau_nhan_vat_lich_su_tieu_bi.doc