SKKN Một số biện pháp nhằm “cảm hoá” học sinh chưa ngoan ở lớp 10B7, trường THPT Lê Lai, năm học 2017 - 2018
Giáo viên chủ nhiệm nào đã từng thở dài trong bất lực vì đã áp dụng nhiều cách mà tình trạng học sinh nghỉ học, trốn tiết vẫn xảy ra thường xuyên? Thầy, cô nào đã từng “bó tay” vì nhiều khi bước vào lớp mà khói thuốc phả nồng nặc khi không thể tìm ra một biện pháp triệt để? Khi gặp phải những trường hợp học sinh như vậy, nhiều thầy, cô đã nghĩ đến việc sẽ giải quyết bằng cách KỈ LUẬT. Nhưng thiết nghĩ, khi chúng ta đưa học sinh vi phạm ra để kỉ luật cũng là khi chúng ta thừa nhận bản thân mình thất bại trong công tác chủ nhiệm. Vì sau đó, mỗi học sinh bị kỉ luật các em sẽ phải mang một cái “án” trong cả năm học, thậm chí có khi còn bị ghi vào học bạ. Điều đó vô tình tạo tâm lý bất mãn, chán nản, không muốn cố gắng trong các em. Trong khi chúng ta kỉ luật các em cũng nhằm tới mục đích quan trọng nhất là răn đe, giúp các em tiến bộ. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, kỉ luật học sinh lại là một biện pháp phản tác dụng. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, đã được làm quen với công tác chủ nhiệm lớp từ giảng đường Đại học rồi đến khi ra trường nhận nhiệm vụ, tôi nhận thấy khó khăn nhất trong công tác chủ nhiệm là tìm ra biện pháp thật sự hiệu quả để “cảm hoá” học sinh chưa ngoan. Có đôi lúc tôi cảm thấy bế tắc vì loay hoay trong những quy định và xử phạt học sinh Nhưng vì ánh mắt gửi trao đầy tin cẩn của các bậc phụ huynh, vì câu nói “tất cả nhờ cậy thầy” của họ đã thôi thúc bản thân tôi nỗ lực tìm ra giải pháp để “cảm hoá” học sinh chưa ngoan. Từ những khó khăn ban đầu, tôi đã có được những kinh nghiệm cộng với sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi của bản thân, tôi đã có những bước đi đúng đắn. Điều đó được thể hiện qua sự tiến bộ hằng ngày của các em, qua lời cảm ơn đầy phấn khởi mà tôi nhận được từ cha mẹ các em. Chính vì lẽ đó mà tôi có động lực hơn với công tác chủ nhiệm. Và thậm chí tôi thấy hứng thú khi được giao nhận lớp có học sinh chưa ngoan thay vì sự miễn cưỡng, nề hà như trước đây.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LÊ LAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM “CẢM HOÁ” HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở LỚP 10B7, TRƯỜNG THPT LÊ LAI, NĂM HỌC 2017 - 2018 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Huân Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Mở đầu 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3 2 Nội dung nghiên cứu của đề tài 3 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 3 2.2 Thực trạng việc thực hiện nề nếp và tình trạng học sinh chưa ngoan lớp 10B7, trường THPT Lê Lai, năm học 2017-2018 4 2.3 Một số biện pháp cụ thể nhằm “cảm hoá” học sinh chưa ngoan lớp 10B7, trường THPT Lê Lai, năm học 2017 -2018 7 2.3.1 Xác định “học sinh chưa ngoan – vấn đề đặt ra với cả hội đồng giáo dục” 7 2.3.2 Ghi nhớ thói quen vi phạm của học sinh chưa ngoan 8 2.3.3 Thăm gia đình học sinh để xây dựng gia đình 10B7 9 2.3.4 Sử dụng “mật thám” 10 2.3.5 “Luôn luôn lắng nghe - luôn luôn thấu hiểu” 11 2.3.6 Áp dụng nguyên tắc “Ai cũng có thể” 12 2.3.7 Sức hấp dẫn đến từ những buổi sinh hoạt lớp 12 2.3.8 Ứng dụng công nghệ thông tin 13 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15 3 Kết luận, kiến nghị 18 3.1 Kết luận 18 3.2 Những kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Giáo viên chủ nhiệm nào đã từng thở dài trong bất lực vì đã áp dụng nhiều cách mà tình trạng học sinh nghỉ học, trốn tiết vẫn xảy ra thường xuyên? Thầy, cô nào đã từng “bó tay” vì nhiều khi bước vào lớp mà khói thuốc phả nồng nặc khi không thể tìm ra một biện pháp triệt để? Khi gặp phải những trường hợp học sinh như vậy, nhiều thầy, cô đã nghĩ đến việc sẽ giải quyết bằng cách KỈ LUẬT. Nhưng thiết nghĩ, khi chúng ta đưa học sinh vi phạm ra để kỉ luật cũng là khi chúng ta thừa nhận bản thân mình thất bại trong công tác chủ nhiệm. Vì sau đó, mỗi học sinh bị kỉ luật các em sẽ phải mang một cái “án” trong cả năm học, thậm chí có khi còn bị ghi vào học bạ. Điều đó vô tình tạo tâm lý bất mãn, chán nản, không muốn cố gắng trong các em. Trong khi chúng ta kỉ luật các em cũng nhằm tới mục đích quan trọng nhất là răn đe, giúp các em tiến bộ. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, kỉ luật học sinh lại là một biện pháp phản tác dụng. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, đã được làm quen với công tác chủ nhiệm lớp từ giảng đường Đại học rồi đến khi ra trường nhận nhiệm vụ, tôi nhận thấy khó khăn nhất trong công tác chủ nhiệm là tìm ra biện pháp thật sự hiệu quả để “cảm hoá” học sinh chưa ngoan. Có đôi lúc tôi cảm thấy bế tắc vì loay hoay trong những quy định và xử phạt học sinh Nhưng vì ánh mắt gửi trao đầy tin cẩn của các bậc phụ huynh, vì câu nói “tất cả nhờ cậy thầy” của họ đã thôi thúc bản thân tôi nỗ lực tìm ra giải pháp để “cảm hoá” học sinh chưa ngoan. Từ những khó khăn ban đầu, tôi đã có được những kinh nghiệm cộng với sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi của bản thân, tôi đã có những bước đi đúng đắn. Điều đó được thể hiện qua sự tiến bộ hằng ngày của các em, qua lời cảm ơn đầy phấn khởi mà tôi nhận được từ cha mẹ các em. Chính vì lẽ đó mà tôi có động lực hơn với công tác chủ nhiệm. Và thậm chí tôi thấy hứng thú khi được giao nhận lớp có học sinh chưa ngoan thay vì sự miễn cưỡng, nề hà như trước đây. Mặt khác, bản thân tôi luôn nghĩ: Dạy học sinh thành TÀI là không dễ, uốn nắn các em nên NGƯỜI sẽ khó khăn hơn rất nhiều.“Tiên học lễ, hậu học văn”, trước khi thầy cô dạy để các em trở thành người một bác sĩ, một kĩ sư, hay một nhà báo thì thầy cô nên trau dồi cho các em những phẩm chất cần thiết của một con người chân chính: nhân hậu, bao dung, trách nhiệm, lý tưởng, khiêm tốn, kỉ luật, biết cảm ơn, biết xin lỗi.... Vậy nên, việc “cảm hoá” những học sinh chưa ngoan để các em trở thành học sinh ngoan là trách nhiệm đầu tiên của mỗi giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, đây cũng là một công việc khá gian nan, vất vả, đòi hỏi người giáo viên phải có trái tim yêu nghề, yêu trò và nhiệt huyết với công tác chủ nhiệm. Với lý do trên, bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp “cảm hoá” học sinh chưa ngoan ở lớp 10B7 trường THPT Lê Lai, năm học 2017-2018”. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng ít nhiều sẽ góp phần chia sẻ với đồng nghiệp một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan, giúp các em học sinh chưa ngoan sớm tìm thấy niềm vui trong học tập và rèn luyện cũng như ý thức được vai trò, bổn phận của mình với gia đình và xã hội. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Lớp 10 là lớp đầu tiên của ngưỡng của trường THPT, cũng là lớp chuyển giao của hai cấp học nên sẽ có nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm khi chưa nắm được đặc điểm tình hình cụ thể từng học sinh. Vì vậy, sáng kiến này đưa các giải pháp giúp học sinh nói chung và học sinh chưa ngoan từng bước nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và tu dưỡng cũng như tự xây dựng cho mình một kế hoạch học tập nghiêm túc và hiệu quả. Bên cạnh đó, với mong muốn phần nào giúp cho các thầy cô bớt đi sự trăn trở về công tác chủ nhiệm cũng như nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh chưa ngoan, tôi đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng môi trường học tập “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, để các em thực sự cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp 10B7 trường THPT Lê Lai, năm học 2017 -2018; tạo cơ sở, tiền đề cho các năm học tiếp theo. 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Trong đề tài này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu về những giải pháp mà bản thân đã rút ra qua các năm học được giao chủ nhiệm và tiến hành áp dụng có hiệu quả ở lớp 10B7, trường THPT Lê Lai trong năm học 2017 -2018. Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến những học sinh chưa ngoan, với những biểu hiện cơ bản là vi phạm nội quy trường, lớp. 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp thống kê, phân loại đối tượng học sinh để nắm bắt số lượng, tỷ lệ từng đối tượng học sinh của lớp: Học sinh nam/nữ, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh ngoan/chưa ngoan. - Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung. - Dự giờ giáo viên bộ môn để sát sao, tìm hiểu những biểu hiện chưa ngoan của học sinh . 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài. Khổng Tử đã dạy: “Nhân chi sơ tính bản thiện ”. Thật vậy, không có ai sinh ra đã dữ dằn, bất lương ngay mà trong quá trình trưởng thành con người chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường như bạn bè, gia đình, xã hội. Tục ngữ có câu:“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” cũng nhằm để nhấn mạnh về sự ảnh hưởng của môi trừơng tới mỗi con người. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, giáo dục đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân . Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy : “Khi ngủ ai cũng như lương thiện Thức dậy mới phân biệt dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Đúng vậy, giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của học sinh. Đối với học sinh chưa ngoan, người giáo viên chủ nhiệm không chỉ giáo dục thông qua sách vở hay những quy định chung mà còn cần sự “cảm hoá” bằng cả trái tim yêu thương học trò, bằng sự lắng nghe và thấu hiểu hơn là những biện pháp trách phạt. Qua đó, giúp các em trở thành những học sinh ngoan, có nhận thức đúng đắn về mục đích học tập. Và sau nữa, chính những niện pháp “cảm hoá” của thấy cô hôm nay lại là những hành trang vững chắc để các em tụ tin bước vào đường đời, trở thành những con người có ích cho xã hội. Đảng và nhà nước ta luôn đề cao “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư lâu dài cho tương lai. Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang, cao cả của người giáo viên, không có lí do gì mà chúng ta bất lực hay đầu hàng trước một học sinh chưa ngoan; có chăng là chúng ta đã giáo dục đúng cách chưa? Phương pháp giáo dục có phù hợp hay không? Các thầy cô đã thực sự quyết tâm như thế nào? 2.2. Thực trạng việc thực hiện nề nếp và tình trạng học sinh chưa ngoan lớp 10B7, trường THPT Lê Lai, năm học 2017 -2018. Đầu năm học 2017 – 2018, lớp 10B7 được biên chế 42 học sinh. Trong đó tỉ lệ học sinh nam khá cao. Mặt khác các em hầu hết là người dân tộc thiểu số như: Mường, Thái, Dao.... Theo nhận xét ban đầu của bản thân tôi, nhiều em có lối sống, thói quen không nghiêm túc, buông thả, không chấp hành tốt nội quy trường , lớp... Ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên, tôi đã chứng kiến, một nhóm 4,5 tự ý đi vào lớp mà không xin phép, không chào hỏi ngay cả khi tôi đang đứng trên bục giảng. Hay, không khó khăn gì khi nhìn xuống dưới lớp, tôi bắt gặp ngay một vài em “vô tư”, “hồn nhiên” uống sữa, nhai kẹo Các em coi đó là việc rất bình thường mà bản thân vẫn quen làm khi đi học. Còn việc liên tục nhắc các em trật tự trong giờ là việc vẫn diễn ra trong các giờ học. Đơn vị tính Sĩ số Học sinh nam Học sinh nữ Học sinh là người dân tộc thiểu số Học sinh chưa ngoan Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt Học sinh trọ học Học sinh 42 29 13 40 11 18 16 % 100 69 31 95 26 43 39 Bảng thống kê các đối tượng học sinh lớp 10B7, năm học 2017 -2018, trường THPT Lê Lai Dễ dàng nhận ra một trong những biểu hiện của học sinh chưa ngoan lớp 10B7 qua Camera là không tập trung trong giờ học hay gục mặt trên bàn. Một số khác lại “phá bĩnh” bằng cách nói chuyện riêng. Trong thực tế năm học 2017 -2018, theo thống kê của bản thân tôi làm giáo viên chủ nhiệm, lớp 10B7, trường THPT Lê Lai có 11 học sinh chưa ngoan. 11 học sinh này là con em của các gia đình ở hầu khắp các xã của huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân, từ xã xa nhất như Vân Am, Minh Sơn đến những xã gần trường như Kiên Thọ, Phúc Thịnh, Xuân Lam... Đây cũng là một khó khăn của giáo viên chủ nhiệm. Vì nhiều khi để đến được gia đình hai em tôi phải đi trong hai buổi do đường xa và giao thông không thuận lọi. Bên cạnh đó, các em lại là những học sinh có hoàn cảnh khá đặc biệt. Những học sinh chưa ngoan, thường có biểu hiện trong hành vi và thái độ như sau: Về nề nếp, tác phong Về học tập Về việc tham gia các hoạt động tập thể - Không đồng phục, phù hiệu, sơ vin theo quy định. - Đầu tóc, tác phong không phù hợp với quy định của nhà trường. - Không giữ vệ sinh trường lớp - Hút thuốc lá, uống rượu bia, gây gỗ đánh nhau. - Tạo scandan trên các trang mạng xã hội. - Có những hành động, lời nói thiếu văn hóa, thiếu lịch sự (nói tục, chửi thề). - Nghiện chơi game, lôi kéo, rủ rê bè bạn. - Về nhà không đúng giờ hoặc không về nhà. - Thường nói dối, gian lận, thiếu trung thực - Bỏ học, trốn tiết, thường đi học muộn. - Mất trật tự, làm việc riêng, ngủ trong giờ học. - Không chú ý nghe thầy cô giảng dạy. - Sách vở, đồ dùng không đầy đủ, thường xuyên không ghi chép bài hoặc làm việc riêng trong giờ học. - Không học bài, thường xuyên bị điểm kém. - Không tham gia các hoạt động phong trào, hoặc tham gia không nhiệt tình, kiểu đối phó. - Thường trốn tránh, tìm cách thoái thác khi dược giao nhiệm vụ. - Đi muộn về sớm. Vậy nguyên nhân đâu là nguyên nhân? Phải kể đến nguyên nhân từ bản thân học sinh chưa ngoan và do sự tác động từ các yếu tố khách quan. Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan Từ gia đình Từ nhà trường Từ xã hội - Các em có học lực yếu kém. - Các em không xác định được mục tiêu và động lực học tập. - Học sinh có lối sống buông thả, tự do, không có nề nếp. - Kết bạn, chơi thân với những học sinh hư. - Bất mãn với hoàn cảnh thực tại của bản thân. - Một số em đua đòi, thích chơi trội, thích khẳng định mình qua những hành vi khác người, kì dị. - Các em đi học do gia đình ép buộc. - Chưa có sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái. - Do gia đình khá giả, chỉ biết cung cấp tiền cho con mà không quan tâm đến kết quả học tập của con mình, dẫn đến tính ỷ lại. - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải làm thêm giúp gia đình nên thường xuyên bỏ học, học lực sa sút. - Do cha mẹ ly hôn, dẫn đến buồn chán, mất niềm tin - Một số hoạt động do nhà trường tổ chức chưa có tính lôi cuốn, hấp dẫn. - Một số biện pháp ban đầu của giáo viên chủ nhiệm còn chưa phù hợp. - Đôi khi giáo viên bộ môn chưa linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá với học sinh chưa ngoan. - Do lớp học có quá nhiều học sinh yếu, kém - Do tác động của xã hội, bị bè bạn không tốt lôi kéo, rủ rê. - Sự kích động của phim ảnh, các trò chơi bạo lực từ game. - Do sự phát triển nhanh chón của các trang mạng xã hội như Facebook, Vber, Zalo. 2.3. Một số biện pháp cụ thể nhằm “cảm hoá” học sinh chưa ngoan ở lớp 10B7 trường THPT Lê Lai, năm học 2017 – 2018. 2.3.1. Xác định “học sinh chưa ngoan – vấn đề đặt ra với cả hội đồng giáo dục”. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh có biểu hiện chưa ngoan là các em không ham học, không có động lực học tập, kết quả học tập yếu kém. Thực tế là học sinh khá giỏi luôn là học sinh ngoan, và ngược lại những học sinh chưa ngoan lại thường hay vi phạm. Đây là điều dễ hiểu. Vì do không có hứng thú học tập, không hiểu bài nên các em thường làm việc riêng. Do đó, muốn cảm hoá học sinh chưa ngoan thì trước hết phải từ phía nhà trường và thầy cô. Chúng ta cần tạo cho các em niềm vui, sự hứng khởi trong từng môn học, trong các hoạt động tập thể. Điều này cần có sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. Vì thế, ngay đầu năm học 2017 -2018, tôi đã có buổi gặp gỡ và trao đổi thẳng thắn, cởi mở với giáo viên bộ môn, ban chấp hành Đoàn thanh niên để thống nhất trong cách “cảm hoá” học sinh chưa ngoan. Qua đó, chúng tôi cũng bàn bạc để tìm giải pháp hữu ích giúp học sinh có hứng thú trong các tiết học. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn mà tình trạng học sinh làm việc riêng, mất tập trung trong các giờ học của lớp 10B7 ngày càng giảm dần. Về cuối năm học tình trạng này gần như đã chấm dứt hoàn toàn. Họp giữa Ban giám hiệu cùng giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp 10B7 để tìm giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học. Một tiết học lịch sử hăng say của học sinh lớp 10B7, trường THPT Lê Lai, năm học 2017 -2018 2.3.2. Ghi nhớ thói quen vi phạm của học sinh chưa ngoan Bằng một số kinh nghiệm của bản thân, những ngày đầu của năm học 2017 -2018, tôi đã nhanh chóng nắm được danh sách những học sinh với những biểu hiện chưa ngoan của lớp 10B7, trường THPT Lê Lai như sau. STT Họ tên Biểu hiện Ghi chú 1 Nguyễn Văn Đ Đi chậm Bỏ giờ Hay ăn quà vặt 2 Nguyễn Văn Q Trang phục, đầu tóc không đúng quy định. Hay nói dối, quanh co. Bố mẹ làm ăn xa, ở với ông bà. 3 Bùi Văn T Trốn học , chơi game. Gây gổ, Đánh nhau. 4 Phạm Thị H Hay ngủ trong giờ. Trang điểm, nhuộm tóc. Bỏ giờ đi chơi. Bố mẹ làm ăn xa, ở với anh, chị 5 Lê Xuân H Nghỉ học thường xuyên. Thường xuyên không học bài. Bố mẹ ly hôn, ở với ông bà. Nhà xa, trọ học. 6 Lê Anh T Nghỉ học thường xuyên. Nói tục, chửi bậy. Bố mẹ ly hôn, ở với chú dì, mẹ đi làm xa 7 Nguyễn Đình Ngh Thường xuyên đi chậm. Thường xuyên không học bài. 8 Lê Quốc C Phát ngôn tuỳ tiện. Ngủ trong giờ học 9 Nguyễn Thị H Trang điểm, nhuộm tóc. Trốn học đi chơi. Có mối quan hệ phức tạp với học sinh ngoài trường 10 Bùi Dược H Trang điểm, nhuộm tóc. Có mối quan hệ phức tạp với học sinh ngoài trường Ở với bà, mồ côi bố, mẹ đi làm xa. 11 Lê Văn H Thường xuyên đi muộn Không ghi chép bài. Làm việc riêng trong các giờ học. Bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà. Sau khi có được danh sách, giáo viên chủ nhiệm sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp “cảm hoá”, giáo dục tiếp theo. 2.3.3. Thăm gia đình học sinh để xây dựng gia đình 10B7 Thăm hỏi gia đình học sinh là một biện pháp tưởng như đã cũ. Nhưng đối với học sinh lớp 10B7 nói riêng và học sinh trường THPT Lê Lai nói riêng thì đây là một biện pháp rất có hiệu quả và vô cùng quý báu. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc điều hành, quản lí lớp của giáo viên chủ nhiệm trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều. Nhờ có điện thoại thông minh cùng với các dịch vụ mạng, giáo viên chủ nhiệm có thể không mất nhiều công sức để liên lạc, trao đổi với phụ huynh học sinh. Nhưng vì hiện đại nên có khi người ta lại quên mất một số biện pháp truyền thống. Trong đó có việc trực tiếp đến thăm nhà học sinh. Với tâm lí người miền núi, phụ huynh học sinh cảm thấy trân trọng và “quý hoá” khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà. Họ lại càng nể phục hơn khi thầy cô vượt hơn 30km đường đất để đến tận gia đình các em chỉ để tâm sự, chuyện trò và động viên các em. Một việc làm tưởng như đơn giản ấy nhưng có sự tác động sâu sắc đến tâm lý của học sinh chưa ngoan lẫn gia đình các em. Từ sự thay đổi trong nhận thức ấy, các em sẽ có những chuyển biến tích cực trong hành động. Năm học 2017 -2018, lớp 10B7, trường THPT Lê Lai có em Bùi Dược H, Lê Anh T, hay Nguyễn Thị H là em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Các em là những học sinh ngang bướng, khó bảo từ ngày học lớp 8,9. Các em thường bỏ giờ, nghỉ học để tụ tập quán xá, hoặc có những kiểu phục trang và hành động không phù hợp với môi trường học đường. Hiểu rõ hoàn cảnh mà ngay trong những ngày đầu năm học 2017 - 2018, giáo viên chủ nhiệm cùng ban cán sự lớp đã đến thăm hỏi và động viên các em. Thấy cô giáo lặn lội đường xa đến, gia đình các em rất xúc động, bản thân các em rất ngạc nhiên. Sự quan tâm ân cần, giản dị ấy có tác động sâu sắc đến bản thân học sinh. Chính thầy cô đã làm các em cảm nhận được tình cảm chân thành của cô giáo và các bạn, cũng như thấy gắn bó hơn với tập thể. Từ đó, các em có chuyển biến tích cực trong hành động. Các em tự giác hơn, có trách nhiệm hơn và đặc biệt là gần gũi, hoà đồng hơn với mọi người. 2.3.4. Sử dụng “mật thám” Ngoài ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm còn thành lập Đội xung kích của lớp bao gồm ba học sinh. Đây là những em gia đình ngay gần trường, có kết quả học tập và hạnh kiểm tốt, có ý thức tự giác, tích cực trong công việc chung. Mục đích hoạt động của Đội xung kích của lớp là trong các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các giờ hoạt động tập thể, các buổi lao động tập trungCác em sẽ đi kiểm tra, theo dõi một số tụ điểm, quán xá gần trường để phát hiện và động viên một số các bạn chưa ngoan trốn học, bỏ giờ để chơi bời, la cà, hút thuốc Giao việc này cho học sinh sẽ dễ dàng hơn giáo viên chủ nhiệm tự làm. Hơn nữa, vì gia đình các em trong Đội đều ở gần trường, có mối quan hệ xóm giềng thân thiết nên việc tiếp cận các tụ điểm sẽ dễ dàng hơn. Khi sự can thiệp của Đội xung kích không có tác dụng thì Giáo viên chủ nhiệm mới vào cuộc. Qua thực tế tiến hành, hiện nay Đội xung kích của lớp 10B7 vẫn đang hoạt động rất tích cực và có hiệu quả. Cùng với ban cán sự lớp, Đội xung kích đang góp phần nâng cao ý thức xây dựng tập thể tự giác, đoàn kết và ngày càng vững mạnh. Nguyễn Văn Q, Bùi Văn T và Nguyễn văn Đ là ba học sinh nghiện game của lớp, hay nói dối bố mẹ bạn bè để mượn tiền ăn chơi. Ba học sinh này còn hay gây gổ, xích mích với học sinh lớp khác. Đội xung kích của lớp phải thường xuyên theo dõi trong các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ và các giờ ra chơi để phối hợp với bộ phận bảo vệ nhà trường ngăn chặn kịp thời việc các bạn trèo tường ra ngoài. Có thể nói, ban đầu, đội xung kích khá vất vả do chưa quen với công việc nhưng dần dần đội làm việc chuyên nghiệp hơn. Cùng với sự hỗ trợ từ thầy cô và những học sinh khác mà đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm giao cho. Không những thế, các bạn ấy không chỉ “cảm hoá” những bạn chưa ngoan mà còn trở nên thân thiết với nhau. Cá biệt em Nguyễn Văn Q từ một học sinh cần “cảm hoá” đã xin được ra nhập đội xung kích, vì theo em nói: Em hiểu “tường tận” các bạn hay bỏ giờ đi chơi. Vì vậy cuối năm học 2017 – 2018, đội xung kích của lớp là bốn học sinh, tăng một học sinh so với lúc mới thành lập. 2.3.5. “Luôn luôn lắng nghe - luôn luôn thấu hiểu” Điều này thật sự cần thiết đối với học sinh trọ học xa nhà. Trong năm học 2017 -2018, lớp 10B7 có 16 học sinh trọ học ở khu vực gần trường. Các em đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_cam_hoa_hoc_sinh_chua_ngoan_o_lop.doc