SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Chương trình Tiếng Việt tiểu học phát huy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Dạy học tiếng Việt trong trường Tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc Tiểu học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Ở chương trình Tập làm văn lớp 4, các loại bài làm văn đều gắn với các chủ điểm. Quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, cách sử dụng các hình ảnh trong khi viết văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà, tối nghĩa, câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Bởi ở lớp 3, việc viết văn đều dựa trên hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu trong đoạn văn ít, mức độ chưa cao. Lên lớp 4, yêu cầu viết văn ở mức độ cao hơn: không có hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu tăng, phải biết sắp xếp bố cục, dùng từ, hiểu thế nào là văn miêu tả. Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật (mở bài, thân bài, kết bài). Hiểu rõ vai trò của quan sát trong việc miêu tả chi tiết của các bài văn. Biết quan sát bằng nhiều giác quan để phát hiện đặc điểm riêng nhằm phân biệt đồ vật, cây cối, con vật mình đang tả với các đồ vật, cây cối, con vật khác. Biết chọn lọc các chi tiết để miêu tả, nói và viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ? Tôi nhận thấy mình cần phải giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp so sánh, nhân hóa. khi miêu tả. Với những lý do trên, tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học

 sinh, tôi mạnh dạn trình bày “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả viết bài văn

 

doc 20 trang thuychi01 28933
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung 
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................
2
1. Lí do chọn đề tài :.................................................................................
2
2. Mục đích nghiên cứu :...........................................................................
3
3. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................
3
4. Phương pháp nghiên cứu :.....................................................................
3
II. NỘI DUNG...........................................................................................
4
1. Cơ sở lí luận ..........................................................................................
4
2. Thực trạng :............................................................................................
4
3. Các biện pháp vận dụng :..................................................................... .
7
4. Kết quả thực nghiệm..............................................................................
17
III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ..................................................................
19
1. Kết luận: ................................................................................................
19
2. Kiến nghị ...............................................................................................
19
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 1. Lí do chọn đề tài
Chương trình Tiếng Việt tiểu học phát huy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Dạy học tiếng Việt trong trường Tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc Tiểu học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Ở chương trình Tập làm văn lớp 4, các loại bài làm văn đều gắn với các chủ điểm. Quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, cách sử dụng các hình ảnh trong khi viết văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà, tối nghĩa, câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Bởi ở lớp 3, việc viết văn đều dựa trên hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu trong đoạn văn ít, mức độ chưa cao. Lên lớp 4, yêu cầu viết văn ở mức độ cao hơn: không có hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu tăng, phải biết sắp xếp bố cục, dùng từ, hiểu thế nào là văn miêu tả. Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật (mở bài, thân bài, kết bài). Hiểu rõ vai trò của quan sát trong việc miêu tả chi tiết của các bài văn. Biết quan sát bằng nhiều giác quan để phát hiện đặc điểm riêng nhằm phân biệt đồ vật, cây cối, con vật mình đang tả với các đồ vật, cây cối, con vật khác. Biết chọn lọc các chi tiết để miêu tả, nói và viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ? Tôi nhận thấy mình cần phải giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp so sánh, nhân hóa... khi miêu tả. Với những lý do trên, tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học
 sinh, tôi mạnh dạn trình bày “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả viết bài văn 
miêu tả cho học sinh lớp 4”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của sáng kiến này là để giúp học sinh hình thành các kỹ năng quan sát , phân tích , đưa ra nhận xét, chính kiến của bản thân; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung. Các em có cái nhìn hồn nhiên về thế giới xung quanh và có tính chân thực khi miêu tả về con người, cảnh vật, đồ vật, một cách cụ thể, sống động nhưng nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Các em biết sử dụng, vận dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa để bài văn miêu tả được phong phú và sinh động, nâng cao chất lượng khi làm bài. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
Một mục tiêu nữa là kích thích hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Tấp làm văn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đối tượng là học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Cổ Lũng – Năm học 2016 - 2017. 
 - Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4.
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
 4.1. Phương pháp thực hành giao tiếp.
 4.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
 4.3. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
 4.4. phương pháp rèn luyện theo mẫu 
 4.5. Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo. Nghiên cứu rút ra kinh nghiệm từ thực tế của bản thân và học sinh thông qua cách dạy và cách học.
II. NỘI DUNG:
Cơ sở lí luận: 
 Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong 
cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn 
trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vào nhà trường từ rất lâu và ngay từ bậc Tiểu học. Đề tài của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như: chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình yêu thích, những con vật nuôi trong nhà.           
 Bài văn miêu tả nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ. Hơn nữa, bài văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là ngôn ngữ giàu sức gợi cảm và là ngôn ngữ của các biện pháp tu từ. Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm 62 tiết, trong đó văn miêu tả chiếm 30 tiết ( 7 tiết học kì I và 23 tiết học kì II). Trong đó bao gồm: + Kĩ năng miêu tả : 1 tiết
 + Miêu tả đồ vật : 10 tiết
 + Miêu tả cây cối : 11 tiết
 + Miêu tả con vật : 8 tiết	 
Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần cụ thể, giàu hình ảnh và có nét riêng biệt. Chính vì thế để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải biết cách dùng từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học.
Thực trạng:
Đối với giáo viên.
 Qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp ở trường Tiểu học Cổ Lũng, tôi nhận thấy: Giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, biết vận dụng một số hình thức dạy học để học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Song việc vận dụng phương pháp, hình thức dạy lại chưa linh hoạt, giáo viên chưa chủ động trong việc tổ chức các hoạt động, các hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên chỉ chú trọng lí thuyết, coi nhẹ rèn luyện kĩ năng, chỉ hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò.
Như vậy, cách dạy của giáo viên lại thường quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn, hình thức tổ chức dạy học đi theo đường mòn, chưa mang tính sáng tạo, chưa đào sâu suy nghĩ về các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh viết văn một cách có hiệu quả, chưa mạnh dạn đưa những sáng kiến, ý tưởng của mình vào quá trình giảng dạy. Nội dung các bài Tập Làm Văn được gắn liền với các chủ điểm , có sự kết hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt. Để có một bài văn hay , xúc tích đòi hỏi giáo viên phải phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh. Mặt khác, giáo viên chưa tổ chức cho học sinh quan sát thực tế để các em có thể được nhìn tận mắt, sờ tận tay sự vật miêu tả, phát hiện ra những hình ảnh đẹp, những chi tiết cụ thể nổi bật của đối tượng cần tả vì vốn sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động.
Đối với học sinh.
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức các sự vật chưa đầy đủ, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển. Số học sinh trong lớp là dân tộc Thái chiếm 96%, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà nên phần nhiều các em thiếu vốn sống, vốn hiểu biết nên cách diễn đạt câu từ trong nói và viết còn nhiều hạn chế. Tài liệu tham khảo cho môn Tập làm văn lại không có, các em chưa hiểu được bản chất các khái niệm, chưa nắm vững được nội dung, yêu cầu của các kiểu bài miêu tả trong chương trình nên khi làm bài các em miêu tả chung chung, không có sắc thái riêng biệt của đối tượng cần tả.
Năm học 2016-2017, tôi được phân công phụ trách lớp 4A với 25 học sinh. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, qua quá trình giảng dạy nhiều năm và qua việc dự giờ, để trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp. Tôi nhận thấy việc làm văn ở lớp 4 còn gặp nhiều khó khăn. Để biết rõ nhưng khó khăn vướng mắc của học sinh tôi đã tổ chức khảo sát trực tiếp tại 2 lớp để nắm bắt kết quả làm văn miêu tả của học sinh.
Đề bài: Em hãy tả cái bàn học của em.
 Kết quả khảo sát như sau:
Lớp
Số học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 – 6
Điểm < 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4A
(Lớp giảng dạy)
25
1
4%
5
20%
14
56%
5
20%
4B 
(Lớp đối chứng)
14
0
4
28,57%
6
42,86%
4
28,57%
 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Khi thực hiện làm văn miêu tả, các em không biết cách diễn đạt hoặc chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả, về đối tượng cần tả ví dụ: Ở đề bài này học sinh phải xác định được 2 yêu cầu cơ bản đó là: yêu cầu về thể loại là Miêu tả (thể hiện ở từ Tả) và yêu cầu về Nội dung và trọng tâm là Cái bàn học của em . Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng (ví dụ: Cái bàn của em làm bằng gỗ, cái bàn của em có hai ngăn, cái bàn của em đặt ở góc nhà, em rất thích cái bàn của em...). Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt, sắp xếp ý còn lộn xộn (ví dụ: Bàn của em được kê ở một góc nhà ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây, từ khi vào lớp 1 mẹ đã mua cho em một cái bàn ngồi học ở nhà). Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả, từ ngữ khi tả thiếu chính xác, ít có hình ảnh (ví dụ: cái bàn cao khoảng 15cm, mặt bàn rất phẳng không có chỗ nào bị xù xì...). Nhiều bài viết câu không đủ các bộ phận vì các em chưa nắm vững kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết các từ trong câu (ví dụ: bàn rộng, ngồi học thoải, rất chắc viết không bị lung lay...)Bởi vậy, thực tế bài làm của học sinh nhiều câu văn còn mang tính chất sao chép, cứng nhắc, chưa thực tế, không mang tính phát hiện của bản thân. Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về việc làm văn của học sinh lớp 4 năm nay. Trước thực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi và tham khảo: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng làm văn cho học sinh? Cuối cùng tôi cũng tìm được một số biện pháp để nâng cao chất lượng và đã áp dụng những biện pháp đó vào việc dạy dạy học phân môn Tập làm văn nói chung và việc dạy học làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp .
 3. Các biện pháp vận dụng: 
Xuất phát từ thực trạng trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, để nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy Tập làm văn, bản thân tôi đã tìm tòi và thử nghiệm mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: 
 3.1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng và đặc điểm cơ bản về thể loại văn miêu tả:
 a) Kiến thức: 
 * Các kiểu bài văn miêu tả trong chương trình lớp 4.
      - Miêu tả đồ vật
      - Miêu tả cây cối
      - Miêu tả con vật
    * Hiểu thế nào là miêu tả ?
      - Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
    * Cấu tạo chung của đoạn văn trong bài văn miêu tả.
      - Cấu tạo bài văn miêu tả gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cảm, quan hệ của người miêu tả với đối tượng miêu tả.
+ Thân bài: Tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở những góc nhìn nhất định.
+ Kết luận: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp của người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả.
 b) Kĩ năng: 
 * Kĩ năng định hướng hoạt động:
 - Nhận diện loại văn bản.
 - Phân tích đề.
 * Kĩ năng lập chương trình:
 - Xác định dàn ý bài văn đã cho.
 - Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn.
 * Kĩ năng thực hiện hóa hoạt động:
 - Xây dựng đoạn.
 - Liên kết các đoạn văn thành bài văn.
 * Kĩ năng kiểm tra đánh giá.
 - Đối chiếu văn bản viết của bản thân với mục đích và yêu cầu diễn đạt.
 - Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
 c) Đặc điểm cơ bản: 
 - Văn miêu tả mang tính chất thẩm mĩ, dù miêu tả bất kì đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật, hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú.
 - Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải chân thật, giáo viên cần uốn nắn học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng.
 - Trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh.
 3.2. Hướng dẫn học sinh việc quan sát, tìm ý và dựng đoạn: 
 Đối với kiểu bài văn miêu tả, việc quan sát là cơ sở của tìm ý. Vì vậy, tôi thường nghiên cứu trước chương trình để có kế hoạch hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng cần miêu tả, việc học sinh tự quan sát có khi và tìm ý có thể là ở trường, cũng có khi các em quan sát ở nhà. Để quan sát có chất lượng, tôi đã hướng dẫn các em quan sát theo trình tự nhất định (không gian, thời gian, tâm lí) và quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi...). Hành trang cho việc quan sát có hiệu quả là giấy ,bút cộng với tư duy sáng tạo.
 - Tả theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ đối tượng (bao quát) đến quan sát từng bộ phận (chi tiết), tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). 
 - Tả theo trình tự thời gian: Quan sát theo diễn biến của thời gian, cái gì xảy ra 
 trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
 - Tả theo trình tự tâm lí: Khi quan sát nhận thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
 Ví dụ 1: Quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật.  
 Đề bài:  Tả chiếc đồng hồ báo thức
Dàn ý:
1. Mở bài : Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em( Ai mua ? Vào lúc nào ? )
  - Nhân dịp đầu năm học mới
  - Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
2. Thân bài :
 a. Tả bao quát : hình dáng, màu sắc, chất liệu
 - Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
 - Lóp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
 - Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
 - Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
 b. Tả chi tiết : mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, ..
 - Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
 - Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
 - Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
 - Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
 - Phía sau có một cái hộp màu đen chứabộ máy chính.
3. Kết bài :
 - Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
 - Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
 - Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
 * Từ dàn ý liên kết dựng đoạn: VD: “Những con số trên chiếc đồng hồ được đánh dấu bằng chữ số la mã để em biết được lúc này là mấy giờ, mấy phút. Những con số này có màu đen đậm, kể cả những bạn cận thị thì vẫn có thể nhìn thật rõ. Chiếc đồng hồ được làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn. Nhưng nếu để bị rơi có thể nó sẽ hỏng. Bởi vậy mà em bảo quản, giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận và không để bị rơi...”
  Ví dụ 2: Quan sát và lập dàn ý tả cây cối.
 Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.
         Dạy bài này, tôi đã định hướng cho học sinh quan sát trước một cây mà em thích (cây bóng mát, cây  ăn qủa, cây hoa, cây cảnh, ...) và ghi chép ý quan sát được vào giấy nháp. Đến lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu bài tập, sắp xếp các chi tiết đã quan sát được thành một dàn ý chi tiết và liên kết giữa các ý thành đoạn văn.
 Dàn ý:
 1. Mở bài: Giới thiệu cây bàng + quang cảnh sân trường 
 - Sân trường em có rộng không? trồng những cây gì? 
 - Cây bàng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi? 
 2. Thân bài: 
 a. Miêu tả bao quát cây bàng : 
 - Cao khoảng bao nhiêu mét, tán lá có rộng không? 
 - Thân cây có sần sùi không? 
 b. Miêu tả cây bàng trong 4 mùa ;
 + Mùa hè - Bàng lặng lẽ, khoe những chiếc ta to tròn, đợi chờ HS đến,.....
 + Mùa thu - Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những lá bàng, ....
 + Mùa đông - lá bàng rụng, chỉ còn trơ lại thân cây... 
 + Mùa xuân – Những chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,... 
 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây bàng . 
 - Em rất yêu quý cây bàng này, xem cây như người bạn thân của mình. 
 * Từ dàn ý liên kết dựng đoạn: VD: “Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khẳng khiu. Khi mà những chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chịu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa...”   
 Ví dụ 3: . Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (Tuần 29)
Dạy bài này tôi đã sử dụng một số tranh và yêu cầu học sinh quan sát ngay trên lớp trong tiết học. Đến bài Luyện tập, học sinh nêu dàn ý vừa quan sát và ghi nhanh được, tôi kịp thời chỉnh sửa, bổ sung các ý còn thiếu cho học sinh kết hợp cả lời nói và chỉ trên tranh minh họa học sinh vừa quan sát.
 Đề bài: Tả con gà trống.
 Dàn ý:
 1 . Mở bài : Giới thiệu con vật muốn tả : Một chú gà trống lai đã trưởng thành.
 2. Thân bài : 
 - Tả bao quát: toàn thân được bao phủ lớp lông màu vàng rực pha lẫn những chiếc lông đen óng ánh, nặng khoảng 2kg.
 - Tả từng bộ phận
    + Đầu: cổ cao được bao phủ lớp lông mịn như nhung, mắt sáng, mào đỏ chót.
 + Chân: vừa to vừa cao, có lớp vảy sừng vàng sậm, có hai cựa nhọn hoắt.
     + Đuôi : bộ lông đuôi dài, nhiều màu sắc, cong vút về phía sau.
 -Tả đặc tính hoạt động:
     + Thói quen sinh hoạt: Buổi sáng thức dậy sớm, gáy vang.
     + Tính nết: chơi thân với gà mái.
 3. Kết bài : Cảm nghĩ của em về vật nuôi đó: Con gà như chiếc đồng hồ báo thức, coi như một thành viên trong gia đình.
 * Từ dàn ý liên kết dựng đoạn: VD: “Bộ lông đen óng chiếm phần lớn thân hình, còn sắc đỏ và vàng đan vào nhau chạy dài từ chóp đầu xõa xuống như đeo một chiếc khăn quàng trông thật oách làm sao. Cái đầu tròn của chú toát lên một màu đỏ chót dũng mãnh, trên thì có cái mào trông rất đẹp như một chiếc vương miện , dưới thì cái ức như đeo chiếc nơ...”
 Như vậy : Quan sát, tìm ý, xây dựng đoạn là việc làm hết sức cần thiết cho việc dạy thể loại văn miêu tả. Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn, người gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_viet_bai_van_mieu_ta.doc