SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh 12 phần Địa lí tự nhiên bằng việc sử dụng bài hát trong dạy học

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh 12 phần Địa lí tự nhiên bằng việc sử dụng bài hát trong dạy học

Tiền thân của trường nơi tôi đang công tác là trường bán công, được thành lập năm 2001. Chất lượng đầu vào thấp, cơ sở vật chất lại hạn chế những khó khăn đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy và học. Trong nhiều năm qua mặc dù đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đã cố gắng, chuyên tâm nhưng chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp.

Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục, đào tạo ra đội ngũ thế hệ trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu của thời đại, giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, “lấy học sinh làm trung tâm”. Đặc biệt nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy tại trường. Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức, tìm hiểu và nắm bắt nguyện vọng và vướng mắc của học sinh khi học môn địa lí.

Trong nhiều năm qua môn địa lí ở trường tôi là sự lựa chọn để thi, xét tốt nghiệp và THPT quốc gia của nhiều học sinh

Nhằm góp phần giúp các em yêu thích và hiểu về địa lí tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả trong học tập cho học sinh đó là : Sử dụng bài hát có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy.

Việc sử dụng các bài hát lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, lôi cuốn cho học sinh tự đi tìm kiến thức, giở học không nặng nề, tạo được không khí thoải mái thân thiện. Đặc biệt gắn kiến thức với những bài hát liên quan giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí.

Sử dụng bài hát trong dạy học sẽ là một hướng giải pháp có giá trị thực tiễn, bồi đắp kiến thức, tâm hồn cho các em phát huy hiệu quả môn địa lí trong nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

 Xuất phát từ vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh 12 phần địa lí tự nhiên bằng việc sử dụng bài hát trong dạy học” để ghi lại ý tưởng của bản thân.

 

doc 15 trang thuychi01 16224
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh 12 phần Địa lí tự nhiên bằng việc sử dụng bài hát trong dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 12 PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN BẰNG VIỆC SỬ DỤNG BÀI HÁT TRONG DẠY HỌC 
 Người thực hiện: Trịnh Thị Lệ Thu
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): Địa lý
THANH HOÁ NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tiền thân của trường nơi tôi đang công tác là trường bán công, được thành lập năm 2001. Chất lượng đầu vào thấp, cơ sở vật chất lại hạn chếnhững khó khăn đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy và học. Trong nhiều năm qua mặc dù đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đã cố gắng, chuyên tâm nhưng chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp.
Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục, đào tạo ra đội ngũ thế hệ trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu của thời đại, giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, “lấy học sinh làm trung tâm”. Đặc biệt nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy tại trường. Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức, tìm hiểu và nắm bắt nguyện vọng và vướng mắc của học sinh khi học môn địa lí. 
Trong nhiều năm qua môn địa lí ở trường tôi là sự lựa chọn để thi, xét tốt nghiệp và THPT quốc gia của nhiều học sinh
Nhằm góp phần giúp các em yêu thích và hiểu về địa lí tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả trong học tập cho học sinh đó là : Sử dụng bài hát có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy.
Việc sử dụng các bài hát lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, lôi cuốn cho học sinh tự đi tìm kiến thức, giở học không nặng nề, tạo được không khí thoải mái thân thiện. Đặc biệt gắn kiến thức với những bài hát liên quan giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí. 
Sử dụng bài hát trong dạy học sẽ là một hướng giải pháp có giá trị thực tiễn, bồi đắp kiến thức, tâm hồn cho các em phát huy hiệu quả môn địa lí trong nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 
 Xuất phát từ vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh 12 phần địa lí tự nhiên bằng việc sử dụng bài hát trong dạy học” để ghi lại ý tưởng của bản thân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng bài hát trong dạy học địa lí là hợp lí, có hiệu quả, có giá trị thực tiễn.
- Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các bài hát do giáo viên cung cấp và gợi mở. Học sinh hứng thú học tập, dễ thuộc bài, hiểu bài, nhớ lâu kiến thức. 
- Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm bài hát về quê hương Việt Nam. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	- Học sinh lớp 12 trường THPT Trần Khát Chân
- Chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng các bài hát trong dạy học những phần, nội dung có liên quan bài học địa lí mà tôi đã biết. Không đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu tất cả những bài hát có liên quan đến Địa lí
- Chỉ nghiên cứu phương tiện duy nhất “bài hát” để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Ngoài ra không đề cập đến các phương tiện học tập khác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thử nghiệm thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với chương trình địa lí tự nhiên lớp 12
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, sử dụng phiếu thu thập ý kiến học sinh 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận:
 - Để viết được đề tài này tôi đã đúc rút kinh nghiệm qua 13 năm công tác, tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà trong 4 năm qua trường tôi có tới hơn 90% học sinh chọn môn địa lí làm môn thi để xét tốt nghiệp (2 năm nay là thi THPTQG). Việc lựa chọn và sử dụng một số bài hát liên quan đến nội dung kiến thức của bài học mang lại cho học sinh trước hết là sự hứng thú, yêu thích trong học tập, giờ học không gò bó căng thẳng. Từ đó các em thích học, mong chờ được học, được hát những bài hát có liên quan, học sinh dễ hiểu bài, nhớ bài. 
- Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháo giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, kết quả cao trong học tập cho học sinh’’
+ Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên giáo viên cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
+ Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các bài hát phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí), đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới.
- Chương trình địa lí 12 cơ bản, phần địa lí tự nhiên gồm 13 bài. Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, có nhiều bài hát thể hiện mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên - con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên...được thể hiện dưới góc độ nghệ thuật. 
Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi từ các bài hát mà nó đã trở thành một phần trong kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét. 
Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành (vốn là một kĩ năng còn yếu đối với học sinh khi học môn địa lí) thì việc khai thác ý nghĩa của những bài hát này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiện tượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài.
- Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả học tập địa lí qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình (hay còn gọi đồ dùng trực quan) tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng một số bài hát liên quan trong dạy học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Nếu có cũng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạn trình bày một vài ý tưởng mà tôi sau khi áp dụng ở trường THPT Trần Khát Chân , bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ học địa lí được nâng lên rõ rệt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh 12 phần địa lí tự nhiên bằng việc sử dụng bài hát trong dạy học” mà tôi trình bày ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu các bài hát liên quan đến địa lí, ý nghĩa của nó để giảng dạy phần kiến thức liên quan cụ thể đề cập đến việc áp dụng những bài hát này góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. 
- Đo lường bằng hai cách: kết quả kiểm tra đánh giá về điểm số và tìm hiểu nhận thức - thái độ - hành vi của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng bài hát trong dạy học (từ đó đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh)
- Hiệu quả học tập biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học. Trong giờ học có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nảy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú kết quả sẽ không có gì cả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học)
 - Khi hỏi các em nhân tố quan trọng chủ yếu tạo nên hiệu quả học tập cho học sinh phụ thuộc vào người dạy hay người học, đa số các em cho rằng do người dạy (chiếm 69,7% ý kiến). Khi các em có nhận thức đúng thì các em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí để bài học được phong phú, lôi cuốn.
Bảng phân bố phần trăm ý kiến nghiên cứu về nhân tố quan trọng tạo nên hiệu quả học tập cho học sinh (%)
Ý kiến
Số lượng
%
Người học
25
30,5
Người dạy
57
69,5
Tổng số
82
100,0
- Có nhiều phương tiện để giáo viên nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh như: dùng đồ dùng trực quan, tổ chức tham quan dã ngoại, tổ chức chương trình ngoại khóa, tổ chức trò chơi địa lí, tuy nhiên ngoài những cách trên ra còn một cách cũng không kém phần hữu hiệu đó là dùng bài hát sao cho phù hợp với bài học cũng tạo sự mới lạ và thích thú nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh
- Vì sao sử dụng bài hát trong dạy – học địa lí nâng cao hiệu quả trong học tập? Bản thân của các bài hát có đặc điểm là câu hát có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của bài hát như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những bài hát có liên quan.
Nếu trong tiết học giáo viên không sử dụng phương tiện dạy học nào học sinh sẽ cảm thấy:
Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh được nghiên cứu về hệ quả của việc Giáo viên không sử dụng bất cứ phương tiện dạy học nào (%)
Ý kiến
Số lượng
%
Giờ học nặng nề
22
26,8
Thời gian trôi qua lâu
11
13,4
Ngồi học không tập trung
11
13,4
Hiểu bài mông lung
15
18,3
Buồn ngủ
8
9,8
Lười ghi bài
2
2,4
Lớp học trầm
13
15,9
Tổng số
82
100,0
 	- Trên thực tế những học sinh không thích học môn nào thường là những học sinh không học tốt môn học đó. Không thích nhiều môn thì dẫn đến kết quả học tập cả quá trình sẽ thấp. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh là quan trọng của tất cả các giáo viên bộ môn trong đó có môn địa lí.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để thực hiện : 
 Phương pháp sử dụng các bài hát trong giảng dạy địa lí nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh có thể áp dụng nhiều cấp, chương trình học, nội dung của bộ môn địa lí nhưng vì thời gian có hạn tôi chỉ xin đưa ra một số nội dung và ví dụ cụ thể có thể áp dụng khi dạy phần địa lí tự nhiên 12 sách giáo khoa cơ bản:
* Thứ nhất tôi sử dụng một số bài hát là phương pháp dạy học, không chỉ là ví dụ cho bài học.
 - Bản thân của các lời và nhạc bài hát có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với giai điệu, nội dung bài hát, như vậy sẽ vừa dễ hiểu, dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng nội dung bài học, giáo viên sử dụng những bài hát, những đoạn bài hát liên quan.
- Tuy nhiên, việc sử dụng bài hát vào dạy học yêu cầu giáo viên phải nắm vững nguyên tắc sư phạm, nắm vững lí luận dạy học, đảm bảo tính vừa sức của học sinh. Các bài hát là một kho tàng kiến thức của nhân loại, những cung bậc của cảm xúc, mối quan hệ của con người với con người, với thiên nhiênnhưng lại được thể hiện bằng các giai điệu với các nốt khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng bài hát vào trong dạy học địa lí là một phương pháp dạy học cụ thể chứ không đơn giản chỉ là một ví dụ minh họa cho bài học. Vậy trong quá trình dạy học, ta phải biết cách dùng các bài hát một cách linh động, hiệu quả. Vì vậy, phải để học sinh tự phân tích các lời và ý nghĩa bài hát để tìm lấy tri thức. Đây là phương pháp dạy học nhanh và hiệu quả, đồng thời tạo cho học sinh hứng thú hăng say học tập và ngày càng thích thú hơn môn học.
- Việc lồng ghép sử dụng bài hát như thế nào để đạt được kết quả cao nhất và không sa đà làm mất đi tính đặc thù của bộ môn là một việc rất khó khăn và cần phải cân nhắc, cẩn trọng. Để làm được điều này tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
+ Trong khi soạn bài phải cân nhắc kĩ những nội dung cần đưa vào bài giảng, phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn học sinh đạt được
+ Phải có hệ thống câu hỏi rõ ràng, rành mạch, nghiên cứu “thẩm thấu” âm nhạc, trích đoạn bài hát hay bài hát phải đảm bảo tính chính xác của những nội dung mà mình cần đưa vào bài dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài 2: Vị trí địa lí – phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Giáo viên có thể lòng ghép bài hát “ Tổ quốc nhìn từ biển” của nhạc sĩ Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
.
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
..
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mùa
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
.
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
..
Sau khi nghe xong bài hát giáo viên có thể đặt câu hỏi: Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Giới hạn của từng bộ phận?
Trong bài hát xét về mặt địa lí ở đây nhấn mạnh phạm vi lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: Vùng đất, vùng biển và vùng trời.
 Vùng đất: Có S = 331.212 Km2 gồm phần đất liền và các đảo:
Phần đất liền: Có đường biên giới dài trên 4600 km, tiếp giáp với Trung Quốc,Lào, Căm Pu Chia . Đường bờ biển nước ta có hình chữ S với chiều dài 3260 km, đi qua nhiều tỉnh, thành phố. 
Phần đảo, quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) ngoài khơi biển Đông.
 	 Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu Km2, giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Cămpuchia, Philipin, Brunây, Inđônêxia, Xingapo và Thái Lan.
 	Vùng biển nước ta gồm có các bộ phận: Vùng nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế,vùng thềm lục địa.
 Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, được giới hạn bởi đường biên giới trên đất liền và ranh giới bên ngoài của Lãnh hải và không gian các đảo.	
	* Thứ hai: Sử dụng bài hát để giới thiệu bài, vừa để khắc sâu thêm kiến thức. 
 	- Với phần giới thiệu bài cần phải chọn lựa bài hát có nội dung sát với nội dung bài học, có sự khái quát cao và gợi mở sự hứng thú của học sinh. Việc sử dụng bài hát trong gới thiệu bài có tác dụng rất lớn đối với định hướng nhận thức học sinh. Trong quá trình dạy giáo viên nhắc lại nội dung bài hát để khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh
Ví dụ: Khi dạy bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiết 1)
Mở bài giáo viên cho học sinh nghe đoạn liên khúc trữ tình ngọt ngào “ Gởi nắng cho em” của nhạc sĩ Phạm Tuyên “Sợi nhớ sợi thương” thơ Phan Huỳnh Điểu
 	Giáo viên gợi ý để định hướng nhận thức của học sinh bằng câu hỏi. Trong ca khúc các em nghe được đặc điểm nào của thiên nhiên nước ta?
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấy
Có tình thương tha thiết của trong này
Anh vẫn hiểu sức vươn của những cánh đào
Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày Tết
Như cây thông vững vàng trong giá rét
Em hãy làm cây thông xanh nghe em!”
“Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt bên mưa quây
Em dang tay, em xòe tay
Chẳng thể nào xua tan mây (mà) chẳng thể nào che anh được.”
Hoặc Bài hát:” Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn” của Hoàng Hiệp
 “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn, hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Trường Sơn Tây anh đi
Thương em, thương em bên ấy mưa nhiều
Con đường mà gánh gạo, muỗi bay rừng già cho dài mà tay áo
Hết rau rồi, em có lấy măng không
Còn em thương bên Tây anh mùa đông. Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ, là chắc em lo đường chắn bom thù.
Anh lên xe trời đổ cơn mưa cái gạt nước xua đi nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ, cái nhành cây gạt mối riêng tư
Từ nơi em đưa sang bên nơi anh, những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến
Như tình yêu nối lời vô tận, là Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn”
Khi nghe xong hai đoạn liên khúc học sinh sẽ rất hứng thú trả lời, vì các em hầu hết đều phát hiện ra. Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên đặt vấn đề và vào bài. 
Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở lần lượt để làm rõ nội dung bài học: Dựa vào lời bài hát mà các em vừa nghe và liên hệ thực tế, em hãy chỉ ra sự phân hóa của thiên nhiên theo Bắc- Nam, Đông- Tây? Giải thích vì sao “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông. Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ. Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ?”; “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây. Bên nắng đốt bên mưa quây”?
 	Nếu ta phân tích ở góc độ môn địa lí sẽ thấy tác giả phản ánh rất chính xác, thú vị và chữ tình về sự khác nhau khí hậu giữa hai miền Nam- Bắc. miền Bắc có một mùa Đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc còn miền Nam do nằm gần xích đạo , quanh năm nóng.
Thiên nhiên phân hóa Bắc- Nam. lấy dãy bạch mã làm ranh giới để phân chia lãnh thổ phía Bắc và phía Nam: Phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. Phần lãnh thổ phía Bắc khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa có một mùa Đông lạnh với cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa còn phần lãnh Thổ phía Nam khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa với cảnh quan tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. Để thấy rõ sự phân chia Bắc – Nam ta có thể lồng bài hát để giải thích hiện tượng thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
 	Thiên nhiên phân hóa Đông- Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi 
Sỡ dĩ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa hai hai sườn của dãy Trường Sơn là do khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào Thu- Đông, còn Tây Nguyên là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Khi Tây Nguyên mùa mưa thì bên sườn đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió tây khô nóng (gió phơn).
 	Giáo viên cũng có thể mời một học sinh hoặc tự hát một trong những ca khúc trữ tình, quê hương rất hay và đi vào lòng người ở trên. 
Khi dạy bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước ta rất đa dạng và quan trọng nhất là tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước . Khi dạy bài này giáo viên có thể lòng ghép bài hát “ Yêu quý thiên nhiên” 
Rừng cho ta màu xanh cỏ lá
Sông cho ta nước lã ngọt ngào
Trời cho ta không khí sạch trong
Và đất cho ta nguồn sống vô tận.
Hạnh phúc biết bao, thiên nhiên ban tặng cho chúng ta,
Ở đoạn bài hát này học sinh có thể hiểu rõ được vai trò các loại tài nguyên: rừng cung cấp gỗ, dược phẩm, du lịch sinh thái, chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, tăng mực nước ngầm, điều hoà khí hậu, nước cung cấp cho ta sự sống và trong sản xuất, đất cho ta các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, không khí trong lành để thở ...
“ Cả kho báu vật sướng đuôi suốt đời,
Ta cũng chẳng quý của trời cho chúng ta,
Lòng tham phá hoại môi trường sạch trong...
Chặt rừng, nước cháy ra sông,
Bao khí độc trong không khí lành,
Lật đào, khai thác, quật than,
Tài nguyên cạn kiệt, khô khan rung động,
Thiên nhiên sừng sững ban rộng,
Đổi thay khí hậu nóng tan thế nhiều...
Môi trường hủy hoại bao nhiêu,
Cuộc đời ta gặp nguy hiểm nhiều,
Luật nhân quả phải nghĩ suy,
Chòng chanh chua, mai nếm mùi chua chay,
Nếu mai này dần mất màu xanh, nếu mai trời hết cả không khí trong lành...
Tôi xin người hãy yêu quý thiên nhiên...
............................................................
Chặt rừng, nước cháy ra sông,
Bao khí độc trong không khí lành,
Lật đào , khai thác, quật than,
Tài nguyên cạn kiệt, khô khan rung động,
Thiên nhiên sừng sững ban rộng,
Đổi thay khí hậu nóng tan thế nhiều...
Môi trường hủy hoại bao nhiêu,
Cuộc đời ta gặp nguy hiểm nhiều,
Luật

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_cho_hoc_sinh.doc