SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy Lộc

 Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học, mà còn được tham gia vào các hoạt động tập thể. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của trẻ. Tổ chức hiệu quả nhiệm vụ học tập – dạy học và kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cần và đủ để nhà trường tiểu học hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của mình trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

 Như vậy giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Hoạt động này có ý nghĩa bổ trợ cho giáo dục nội khoá, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.

 

doc 23 trang thuychi01 8183
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học, mà còn được tham gia vào các hoạt động tập thể. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của trẻ. Tổ chức hiệu quả nhiệm vụ học tập – dạy học và kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cần và đủ để nhà trường tiểu học hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của mình trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
 Như vậy giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Hoạt động này có ý nghĩa bổ trợ cho giáo dục nội khoá, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.
 Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí...con người tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tường, tình cảm, năng lực, nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh. Do vậy cần phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn kỹ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi – chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. 
 Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến nội dung các môn học, các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động, giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục môi trường,... được thể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, tạo hứng thú khoa học, vui chơi giải trí, ... 
Mặt khác hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng nhằm tham gia vào sự nghiệp giáo dục.
Hoạt động giáo dục NGLL còn trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp sau này của mỗi học sinh, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, con người với môi trường sống. Hoạt động giáo dục NGLL giúp cho học sinh hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng sớm hơn. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia xây dựng trường tốt hơn.
Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục NGLL trong trường tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối với các giáo viên nói chung và đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ trách Chi đội, phụ trách sao nhi đồng và Tổng phụ trách Đội nói riêng. Hoạt động giáo dục NGLL phải phù hợp với lứa tuổi, tránh nhàm chán. Phải tạo được một sân chơi mà ở đó học sinh vừa được chơi, vừa được thể hiện khả năng và vừa nhằm mục đích hình thành nhân cách. Song thực tế hiện nay, hoạt động giáo dục NGLL vẫn chưa được chú trọng. Một phần do giáo viên hoặc phụ huynh học sinh đề cao học các môn văn hóa mà coi nhẹ việc tổ chức các hoạt động noài giờ lên lớp; một phần do tư tưởng ngại khó trong việc thiết kế, tổ chức trò chơi hoặc hoạt động này mất nhiều thời gian, kinh phí. Tất cả những lí do trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy Lộc” nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy lộc cũng như củng cố và nâng cao kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL trong những năm học tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu
 - Tìm ra các hình thức tổ chức và phương pháp chỉ đạo hoạt động giaso dục NGLL ở trường tiểu học. Thông qua các hoạt động giáo dục NGLL nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách cho học sinh.
 - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp trong quản lý giáo dục. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Nghiên cứu nội dung chương trình của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học. 
 - Các phương pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu học Tuy Lộc. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu lý thuyết
 - Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin 
 - Phương pháp quan sát, phỏng vấn 
 - Phương pháp thực nghiệm 
 - Phân tích, tổng hợp
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
 Hoạt động giáo dục NGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần (Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan niệm này thì hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động tự chọn và hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM, sinh hoạt Sao Nhi đồng) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.
Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu sao cho phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học.
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. 
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện học sinh .
 “Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là : 
 - Củng cố, khắc sâu và phát triển ở học sinh tiểu học những kiến thức về tự nhiên , xã hội và con người đã được học qua các môn học trên lớp.
 - Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức,...) Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, bước đầu hình thành cho học sinh các phẩm chất quan trọng như: tinh thần đồng đội, tính mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng, tính tự lập, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, trung thực, kỉ luật, yêu lao động ...và phát triển ở học sinh các năng lực cần thiết, phù hợp với lứa tuổi các em .
 - Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung. Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho các em năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động xã hội, năng lực thích ứng, năng lục hòa nhập... 
 - Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh” [1]
 Mỗi loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Các loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với các hình thức hoạt động của chúng được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động theo chủ điểm (cùng với ngày cao điểm trong tháng), tiết sinh hoạt cuối tuần và tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Ngoài các con đường nói trên, hoạt động đa dạng, phong phú đầy hấp dẫn của Đội TNTP và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh thực sự là một con đường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả giáo dục cao.
Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Nội dung sinh hoạt của dưới cờ thường gắn với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng, ngoài ra có thể có các nội dung và hình thức khác như phát động thi đua; hoạt động văn hoá văn nghệ; sơ kết thi đua; hoạt động giao lưu liên kết hoặc nghe nói chuyện theo chuyên đề văn hoá, xã hội.
Mỗi chủ điểm giáo dục có một ngày hoạt động cao điểm. Đây là dịp để học sinh thể hiện các kết quả hoạt động của chủ điểm. Ngày hoạt động cao điểm tạo cơ hội cho các em mở rộng giao tiếp trong và ngoài nhà trường, trên cơ sở đó rèn luyện cho các em các kỹ năng cơ bản .
 Chương trình hoạt động giáo dục NGLL gồm 2 phần: phần bắt buộc và phần tự chọn. Chương trình bắt buộc yêu cầu mọi học sinh tham gia và được coi là nội dung đánh giá quá trình rèn luyện của mỗi học sinh và tiêu chuẩn của cả tập thể lớp, chương trình này được thực hiện trong suốt 12 tháng nhằm khép kín không gian, thời gian rèn luyện của học sinh, tạo ra quá trình chăm sóc giáo dục liên tục, có hệ thống của toàn xã hội. Phần tự chọn là những hoạt động không bắt buộc, tùy theo điều kiện của từng lớp và khả năng của từng học sinh để lựa chọn nội dung.Thường cho các lớp, khối tổ chức một số hoạt động như: sinh hoạt các câu lạc bộ theo chủ đề với các tên gọi như “câu lạc bộ Toán học”; “câu lạc bộ khoa học”; “Câu lạc bộ yêu thơ” “ Câu lạc bộ Tiếng Việt – Tiếng Anh”......hoặc gia lưu văn hóa giữa cá nhóm, tổ chức thi “Rung chuông vàng”.....hoặc tham gia các hoạt động xã hội với các nội dung khác nhau .....
 “ Để tổ chức tốt các hoạt động NGLL và cho học sinh tham gia các câu lạc bộ cần đảm bảo các yêu cầu sau: 
 - Đảm bảo sự tham gia tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh .
 - Đảm bảo phát huy được vai trò tự quản của học sinh.
 - Tổ chức hoạt động phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
 - Hoạt động NGLL phải đảm bảo kết hợp hài hòa với các hoạt động dạy học các môn học và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khác trong nhà trường .
 - Các hoạt động phải huy động được sự tham gia tích cực của giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng.”[2]
 2. Thực trạng giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy Lộc – Hậu Lộc 
 2.1. Thực trạng chung:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy Lộc trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đã được các cấp giáo dục, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức hoạt động GDNGLL. Năm học 2016 – 2017 nhà trường có 12 lớp với tổng số học sinh là 311 em, trong đó số đội viên là 156 em, còn lại là các em là Sao nhi đồng. Tất cả các em học sinh đều rất thích tham gia hoạt động NGLL. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em đoàn kết gắn bó với nhau hơn và tạo được bầu không khí vui tươi trong nhà trường.
Ngoài ra, hoạt động Ngoài giờ lên lớp giúp cho các em học sinh có điều kiện khẳng định khả năng về kỹ năng học tập, hoạt động tập thể của bản thân mình thông qua các buổi sinh hoạt tập thể.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và BGH nhà trường do đó công tác hoạt động ngoại khoá đã đạt được kết quả tốt hơn. BGH nhà trường cùng với các đoàn thể trong nhà trường và cán bộ giáo viên ở trường cùng phối hợp thực hiện hoạt động NGLL nên kết quả của hoạt động Ngoài giờ lên lớp dần dần đi vào nền nếp.
CBQL nhà trường đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL và thực hiện từng bước đạt hiệu quả. Nhà trường đã có phòng học đa năng tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức các hoạt động NGLL
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác hoạt động NGLL còn gặp những khó khăn đó là:
 * Về công tác quản lý: Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đôi lúc còn bị động hoặc không thực hiện được. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động GDNGLL, đặc biệt là xây dựng các hoạt đông trải nghiệm và các câu lạc bộ chưa thực sự sáng tạo, năng lực tổ chức hoạt động này của một số giáo viên vẫn còn hạn chế. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động ngoại khoá còn quá ít nên hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Các điều kiện phương tiện phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá còn thiếu nhiều như sân bãi, dụng cụ, khả năng của giáo viên.
 * Về phía giáo viên : - Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động giáo dục NGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Giáo viên còn xem nhẹ hoạt động này, chỉ tập trung vào các hoạt động dạy học trên lớp. Còn có giáo viên dành thời gian của hoạt đông giáo dục NGLL để ôn kiến thức, kỹ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học trren lớp. Phần đông cán bộ giáo viên trong nhà trường là nữ nên điều kiện giành thời gian để phối hợp làm công tác ngoại khoá còn nhiều hạn chế. Việc tham gia các hoạt động trải nghiệm và thành lập các câu lạc bộ là loại hình còn mới đối với giáo viên.
- Đ/c Tổng phụ trách Đội làm kiêm nhiệm nên điều kiện thời gian để dành cho lĩnh vực này là chưa nhiều.
* Về phía phụ huynh học sinh: Vẫn còn có phụ huynh có những quan niệm chưa đúng về hoạt động giáo dục NGLL. Họ chưa thấy rằng cùng với hoạt động học tập thì việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là một nhiệm vụ, một quyền lợi để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh. Vì vậy họ chỉ đầu tư nhiều cho hoạt động học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt giáo dục NGLL của trường, lớp.
 2.2- Kết quả của thực trạng.
 Năm học 2015-2016 và đầu năm học 2016-2017, tôi đã khảo sát, phỏng vấn, tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của học sinh và thống kê số liệu như sau:
 Bảng 1: Kết quả khảo sát, tìm hiểu, phỏng vấn nhu cầu hoạt động NGLL của HS
TT
Nội dung
Tổng số
Tỷ lệ
1
Số lần tổ chức hoạt động giáo dục NGLL chung toàn trường
3
2
Học sinh thích tham gia các hoạt động
210/311
67,5 %
3
Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.
125/292
42,8 %
4
Học sinh tự tin, chủ động khi tham gia các hoạt động
60/292
20,5%
5
Học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt
85/292
29,1%
6
Kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm
145/292
49,7%
 Qua số liệu trên cho thấy: Học sinh yêu thích đến trường, yêu thích các hoạt động ngoại khoá. Tỷ lệ học sinh tích cực tham gia và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế. Kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ hay các hoạt động trải nghiệm, tính tự tin chưa cao.
Bảng 2: Kết quả đánh giá xếp loại học sinh năm học 2015 – 2016 
Tổng số học sinh 
Hoàn thành nội dung các môn học
Năng lực
Phẩm chất
HS đạt giải các câu lạc bộ 
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Đạt 
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
292
287= 98,2%
5= 1,8%
287= 98,2%
5 = 1,8%
289=99%
3=1%
25=8,7 %
 Như vậy, số học sinh chưa hoàn thành nội dung các môn học vẫn còn. Năng tự học, tự giải quyết vấn đề của một số học sinh chưa đạt yêu cầu. Một số học sinh chưa chăm học, chưa tích cực tham gia hoạt động giáo dục. Số học sinh đạt giải các câu lạc bộ còn ít. 
 3. Các giải pháp đã sử dụng để chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục NGLL
3.1. Quán triệt nhận thức trong giáo viên về hoạt động giáo dục NGLL
Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho giáo viên học Điều lệ của trường Tiểu học, chương trình giáo dục phổ thông. Giúp cho giáo viên nhận thức rõ về mục tiêu giáo dục của nhà trường là phát triển toàn diện nhân cách học sinh ngay từ bậc tiểu học. Quán triệt việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học đến toàn thể cán bộ, giáo viên, xem đây là hoạt động xuyên suốt cả năm học theo từng chủ đề, từng thời điểm khác nhau.
Thông qua việc triển khai nhiệm vụ năm học giúp giáo viên nắm bắt rõ về nhiệm vụ của hoạt động giáo dục NGLL, đồng thời cũng được bàn bạc thảo luận, xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL trong năm học và đi đến thống nhất để thực hiện , xây dựng kế hoạch cho cá nhân, tập thể mà mình phụ trách.
 Thông qua phương thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên kết hợp với các buổi sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường như dự giờ; sinh hoạt trao đổi chuyên môn của các tổ, khối hàng tuần, hàng tháng, học kỳ. Sự trao đổi, giúp đỡ nhau của từng nhóm giáo viên hoặc của giáo viên có kinh nghiệm. Để thực hiện tốt hình thức này, trong quá trình tự học CBQL, GV phải có ý thức, nhận thức về việc tự học, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ lâu dài suốt cả cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Thông qua học tập bồi dưỡng thường xuyên và các đợt tập huấn, các hình thức từ xa (qua mạng internet) nhằm giúp giáo viên tự học, thực hành, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn và luyện tập kỹ năng.
 3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề.
- Căn cứ vào văn bản pháp quy, quy định của Ngành về việc tổ chức hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp
- Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nội dung chương trình giáo dục hoạt động giáo dục NGLL.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường.
Từ những căn cứ trên tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL. Có lịch hoạt động cụ thể cho từng tháng, từng kỳ và cả năm học đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động hè cùng với BCH Đoàn xã.
3.2.1. Xây dựng các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tiến hành hoạt động ngoài giờ lên lớp:
a. Lực lượng trong nhà trường:
 - Tập thể giáo viên, Tổng phụ trách Đội, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên.
 - Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh.
b. Lực lượng ngoài nhà trường:
 - Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.
 - Các tổ chức quần chúng.
 - Hội cha mẹ học sinh.
 - Các tổ chức đoàn thể, các ngành ở địa phương. Lực lượng nòng cốt là Đoàn Thanh niên.
c. Thành lập ban chỉ đạo:
 Ban chỉ đạo hoạt động Ngoài giờ lên lớp gồm có: CBQL, Tổng phụ trách Đội và các đồng chí cán bộ giáo viên trong nhà trường.
- Trưởng ban : đ/c Phó Hiệu trưởng
- Phó ban : đ/c Tổng phụ trách Đội 
- Thành viên : Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn .
* Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trong năm và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.
- Tổ chức hướng dẫn các lớp tiến hành hoạt động có hiệu quả.
 - Ban giám hiệu theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động
3.2.2. Kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm :
Tháng
Chủ đề
Nội dung giáo dục chủ yếu
Hình thức tổ chức
Lực lương tham gia
9
Mái trường thân yêu
- Giáo dục về truyền thống nhà trường
- Giáo dục an toàn giao thông
- Vui trung thu
- Nghe giới thiệu về truyền thống của trường.
- Mít tinh về tháng thực hiện ATGT, phòng chống ma túy.
- Tổ chức đón Tết Trung thu cho học sinh toàn trường
 Học sinh , giáo viên toàn trường
10
Vòng tay bè bạn 
- Giáo dục tình cảm bạn bè
- Giáo dục nhân ái, nhân đạo 
- Giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân.
- Tổ chức câu lạc bộ cờ vua 
- Tổ chức cho học sinh tập làm nhân đạo 
- HS toàn trường
- Học sinh khối 3
11
Biết ơn thầy cô 
- Giáo dục lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
- Giáo dục bảo vệ môi trường.
 - Đăng ký tháng học tốt, tuần học tốt
 - Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tổng vệ sinh trường, lớp 
- Rung chuông vàng
- HS, GV toàn trường
- HS khối 5
12
Uống nước nhớ nguồn
- Giáo dục lòng tự hào và 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_giao_duc_n.doc