SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Tân Lập, Huyện Bá Thước

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Tân Lập, Huyện Bá Thước

Trong suốt cuộc đời của một con người ai cũng phải tham gia giao thông. Giao thông là tất cả các hoạt động, hình thức di chuyển, đi lại được thực hiện một cách công khai. Đối tượng tham gia giao thông là người đi bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới, các phương tiện tham gia giao thông, xe máy, ô tô tàu điện ngầm hay các phương tiện giao thông công cộng, xe dùng sức kéo, hình thức tham gia giao thông có thể là đơn lẻ hay cùng một lúc.

Tham gia giao thông gắn liền với việc vận động và phát triển của mỗi con người, của mỗi quốc gia, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì các phương tiện giao thông càng hiện đại, các phương tiện xe cơ giới càng phổ biến, các phương tiện lưu thông trên đường cùng lúc ngày càng nhiều, càng đông đúc. Với sự gia nhập thương mại quốc tế, với cơ chế thị trường mở tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội để phát triển, con người luôn luôn vận động, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn, đồng thời với việc lưu lượng xe cơ giới, tốc độ xe cơ giới cũng được tăng lên. Mối hiểm họa của tai nạn giao thông luôn tiềm ẩn với bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

 Việc tham gia giao thông thế nào để an toàn là vấn đề mà toàn xã hội rất đang quan tâm. Nhà nước đã Ban hành Luật giao thông là một hệ thống văn bản về luật, với mục đích sử dụng là người quản lý và điều khiển các phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông, theo một qui luật trật tự nhất định đã qui định rất cụ thể nhưng bên cạnh một số người chấp hành tốt các qui định, luật giao thông thì vẫn còn một số người không thực hiện nghiêm túc các qui đó của Luật giao thông. Vì vậy đồng thời với việc ban hành Luật giao thông chúng ta phải giáo dục an toàn giao thông cho mọi người.

 Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo hàng ngày trẻ phải tham gia trên các phương tiện giao thông để đến trường và về nhà, trẻ phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm trẻ chưa có kiến thức nhiều khi ngồi trên phương tiện đang tham gia giao thông ; và chưa có ý thức tham gia giao thông khi qua đường còn tự chạy một mình, đi bộ còn đi trong lòng đường, hay đùa giỡn khi ngồi trên xe, đòi ngồi ở phía trước xe, đó là các nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông, trẻ có thể tránh được nếu giáo dục cho trẻ. Giáo dục an toàn giao thông sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành những người tham gia giao thông an toàn, vì vậy giáo dục an toàn cho trẻ là rất quan trọng .

 

doc 22 trang thuychi01 181628
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Tân Lập, Huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
 MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài.
2
1.2
Mục đích nghiên cứu.
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
4
1.4
Phương pháp nghên cứu.
4
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
5
2.1
Cơ sở lý luận.
5
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
5
2.2.1
Thuận lợi.
5
2.2.2
 Khó khăn.
6
2.3
Các biện pháp thực hiện.
7
2.3.1
Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan.
7
2.3.1
 Biện pháp 2: Sưu tầm các bài thơ câu truyện, bài hát về luật lệ giao thông.
9
2.3.3
 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động an toàn giao thông.
11
2.3.4
Biện pháp 4: Tổ chức các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền phối hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
17
2.4
Hiệu quả.
17
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
Danh mục SKKN được các cấp công nhận.
21
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
	Trong suốt cuộc đời của một con người ai cũng phải tham gia giao thông. Giao thông là tất cả các hoạt động, hình thức di chuyển, đi lại được thực hiện một cách công khai. Đối tượng tham gia giao thông là người đi bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới, các phương tiện tham gia giao thông, xe máy, ô tô tàu điện ngầm hay các phương tiện giao thông công cộng, xe dùng sức kéo, hình thức tham gia giao thông có thể là đơn lẻ hay cùng một lúc. 
Tham gia giao thông gắn liền với việc vận động và phát triển của mỗi con người, của mỗi quốc gia, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì các phương tiện giao thông càng hiện đại, các phương tiện xe cơ giới càng phổ biến, các phương tiện lưu thông trên đường cùng lúc ngày càng nhiều, càng đông đúc. Với sự gia nhập thương mại quốc tế, với cơ chế thị trường mở tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội để phát triển, con người luôn luôn vận động, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn, đồng thời với việc lưu lượng xe cơ giới, tốc độ xe cơ giới cũng được tăng lên. Mối hiểm họa của tai nạn giao thông luôn tiềm ẩn với bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
	Việc tham gia giao thông thế nào để an toàn là vấn đề mà toàn xã hội rất đang quan tâm. Nhà nước đã Ban hành Luật giao thông là một hệ thống văn bản về luật, với mục đích sử dụng là người quản lý và điều khiển các phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông, theo một qui luật trật tự nhất định đã qui định rất cụ thể nhưng bên cạnh một số người chấp hành tốt các qui định, luật giao thông thì vẫn còn một số người không thực hiện nghiêm túc các qui đó của Luật giao thông. Vì vậy đồng thời với việc ban hành Luật giao thông chúng ta phải giáo dục an toàn giao thông cho mọi người.
	Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo hàng ngày trẻ phải tham gia trên các phương tiện giao thông để đến trường và về nhà, trẻ phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm trẻ chưa có kiến thức nhiều khi ngồi trên phương tiện đang tham gia giao thông ; và chưa có ý thức tham gia giao thông khi qua đường còn tự chạy một mình, đi bộ còn đi trong lòng đường, hay đùa giỡn khi ngồi trên xe, đòi ngồi ở phía trước xe, đó là các nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông, trẻ có thể tránh được nếu giáo dục cho trẻ. Giáo dục an toàn giao thông sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành những người tham gia giao thông an toàn, vì vậy giáo dục an toàn cho trẻ là rất quan trọng .
	Giáo dục cho trẻ biết các qui định, các luật lệ về an toàn giao thông để trẻ có ý thức bảo vệ bản thân trẻ, để phòng tránh tai nạn cho trẻ khi tham gia giao thông. Người lớn chúng ta đã làm gì để giáo dục cho trẻ khi môi trường để trẻ được tìm hiểu về luật lệ giao thông còn hạn chế, biển báo trên đường ở các huyện miền núi chưa đảm bảo, trẻ không được tiếp xúc với các đèn tín hiệu ở ngã tư đường phố, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; ý thức tham gia giao thông của một số bậc phụ huynh chưa cao, chưa đi đúng làn đường qui định, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng rượu bia khi lái xe . 
	Vậy là giáo viên mẫu giáo khi thấy được thực tế về vấn đề an toàn giao thông hiện nay ở địa phương, thấy được tầm trọng của việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, tôi luôn trăn trở nghiên cứu, tìm tòi tìm, từ đó đã tìm ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc cho trẻ tìm hiểu luật lệ giao thông để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Tân Lập, Huyện Bá Thước”. Để viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	 Nâng cao hiệu quả khi dạy trẻ tìm hiểu luật giao thông để trẻ biết được một số quy định đơn giản, phù hợp với độ tuổi và rèn cho trẻ ý thức chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy trẻ tìm hiểu về luật lệ an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Tân Lập huyện Bá Thước 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp thu thập thông tin: Qua trò chuyện với phụ huynh, trò chuyện với đồng nghiệp, nghiên cứu sử dụng tài liệu, tham khảo sách báo, tập san, mạng xã hội.
Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp phân tích, giảng giải
	- Phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp thống kê sử lý số liệu
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận:
	An toàn giao thông là những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông khi lưu thông.
	Giáo dục, rèn luyện hành vi văn hóa và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi con người, tạo sự chuyển biến chung của toàn xã hội trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Đây cũng là một trong những nội dung để thực hiện mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe thẩm mỹ”
	Mục tiêu của công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 là: Cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông; hình thành thế hệ trẻ có văn hóa khi tham gia giao thông, xây dựng xã hội văn minh và đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quôc gia.
Từ mục tiêu đó mỗi cấp học, bậc học phải đặt ra mục tiêu cụ thể khác nhau phù hợp vớí khả năng nhận thức của lứa tuổi, đồng thời phải có các nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức. 
Ở bậc học mầm non, mục tiêu cụ thể đó là giúp trẻ có hiểu biết ban đầu về các hoạt động giao thông gần gũi, nhận biết được một số hành vi tham gia giao thông đúng hoặc chưa đúng và bước đầu hình thành ý thức về cần bảo đảm an toàn khi đi đường phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. 
Lớp mẫu giáo Lớn trong các trường mầm non chủ đề an toàn giao thông là một trong 10 chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non và có các loại sách tài liệu, tranh ảnh như: Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non, Bé học luật giao thông, Chuyện, thơ, trò chơi, Bài hát về an toàn giao thông, cuốn sách cha mẹ cần biết; Bé đi đường; các loại lô tô về phương tiện giao thông; các loại 
tranh bé làm quen với giao thông, bộ tranh về Luật giao thông. 
	Hàng ngày không biết bao nhiêu tai nạn giao thông cũng đã xảy ra. Trong đó cũng có nhiều các tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em, trong các nguyên nhân gây tai nạn đó có các nguyên nhân khách quan nhưng cũng có các nguyên nhân chủ quan do lỗi của các em. 
	Với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhận thức, tư duy của trẻ phát triển mạnh đó là điều kiện thuận lợi nhất để giáo dục luật an toàn giao thông cho trẻ. Ở độ tuổi này trẻ phải biết một số biển báo cơ bản về màu sắc, hình dạng...Biết một số quy định khi tham gia giao thông. Ở tuổi này tư duy của trẻ rất nhanh nhớ, tuy nhiên tâm lý chưa ổn định nên trẻ cũng rất mau quên. Vì vậy nhiệm vụ của cô giáo là phải thường xuyên cung cấp và củng cố kiến thức cho trẻ.
	Bên cạnh đó giáo viên phải là người gương mẫu trong thực hiện luật an toàn giao thông để trẻ noi theo.
2.2 Thực trạng:
2.2.1. Tình hình nhà trường:
 	Trường mầm non Tân Lập nằm ở trung tâm xã Tân Lập, có ba dân tộc anh em sinh sống, có 100% cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, nhà trường có bề dày trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là 70%, đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Về cán bộ giáo viên, nhân viên là 14 người: Trong đó: Ban giám hiệu là: 3 người; Giáo viên là: 10 người; Nhân viên kế toán là:1 người.
Năm học 2017 – 2018, nhà trường gồm có 10 nhóm lớp, trong đó 4 nhóm trẻ và 6 lớp mẫu giáo; Có tổng số trẻ là: 211 trẻ, trong đó: có 48 cháu nhà trẻ, có 163 cháu mẫu giáo.
	Nhà trường chỉ có một điểm trường, trẻ tập trung đến từ 8 thôn, bản xa nhất là 3,5 km, trẻ đến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau.
	Trong năm học vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của BGH nhà trường, cơ sở vật chất trang thiết bị được cấp đầy đủ, phòng học thông thoáng, bàn ghế sạch đẹp, đúng quy cách.
2.2.2. Tình hình của lớp mẫu giáo lớn A1:
	* Thuận lợi:
	Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo lớn A1, với sự tận tụy, yêu nghề, mến trẻ nên được trẻ yêu quý, phụ huynh tin tưởng và bản thân luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Tổng số trẻ trong lớp: 29 trong đó có 14 cháu nam và 15 cháu nữ
Dân tộc: Kinh: 9 cháu; Mường: 15 cháu; Thái: 5 cháu 
	Trẻ đi học từ lớp mẫu giáo bé nên trẻ bạo dạn, các gia đình rất quan tâm đến việc học của con, đưa trẻ đi học chuyên cần, rất quan tâm đến giáo dục lễ giáo, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
* Khó khăn: 
Điều kiện kinh tế của một số gia đình còn khó khăn, việc đầu tư mua sắm
đồ dùng, tài liệu học của trẻ còn rất hạn chế.
	Là một xã của Huyện miền núi, các cháu đi học trên trục đường liên xã ít có biển báo giao thông.
	Bên cạnh đó ý thức và nhận thức của một số phụ huynh về việc thực hiện luật an toàn giao thông còn chưa cao.
	Phần lớn phụ huynh đi làm ăn xa, để con cho ông bà nên sự quan tâm đến trẻ còn hạn chế.
2.2.3. Thực trạng của trẻ và của giáo viên về vấn đề giáo dục an toàn giao thông.
	Vào đầu năm học tôi đã chủ động kiểm tra khảo sát về ý thức và một số hiểu biết cơ bản nhất khi tham gia giao thông của từng cá nhân trẻ. Tuy nhiên kết quả đạt được không như ý muốn.
	Thực tế khi đi dự giờ chéo hoặc dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp, các tiết dạy trên lớp, những giờ học về trật tự an toàn giao thông, kết quả các cháu đạt không như mong muốn của tập thể giáo viên. Trong đó đã kết hợp đồ dùng dạy học để hướng dẫn các cháu như: Cho các cháu xem các biển báo và đọc lại các nội dung của biển báo theo cô. Ở những hoạt động khác như cho các cháu đọc thơ, bài hát để cùng cũng cố kiến thức. Nhưng kết quả cũng chỉ có một số cháu nhớ được nội dung biển báo.
	Phát huy từ những thuận lợi có sẵn, khắc phục một số khó khăn còn tồi tại, tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra được một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tìm hiểu về an toàn giao thông.
	Trong quá trình được phân công phụ trách lớp Mẫu giáo A1 (5 - 6 tuổi) tôi đã khảo sát mức độ hiểu biết của trẻ về an toàn giao thông và thu được kết quả như sau:
TT
Nội dung
Tổng số trẻ khảo sát
Khá
Trung bình
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Ý thức của trẻ khi tham gia giao thông 
29
15
51,7
14
48,3
2
Ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
29
16
55,1
13
44,9
3
Nhận biết biển báo
29
11
40
18
60
4
Đi đúng đèn tín hiệu
29
12
41,3
17
58,7
Qua đó ta thấy:
Trẻ nhận biết các biển báo giao thông còn hạn chế, chưa thành thạo khi tham gia, chưa đi đúng đèn hiệu và chưa nhận biết được các loại biển báo.
Trẻ chưa có ý thức đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp, còn đùa nghịch khi ngồi trên xe.
+ Nguyên nhân của những hạn chế trên:
- Môi trường để trẻ được tiếp cận với hệ thống biển báo, quy định về giao thông còn rất hạn chế, chỉ chủ yếu ở trường.
- Giáo viên chưa có kỹ năng trong việc giáo dục luật an toàn giao thông để trẻ nhận thức được cần phải đảm bảo an toàn giao thông khi đi trên đường .
- Công tác phối kết hợp với phụ huynh còn hạn chế.
2.3. Một số biện pháp thực hiện:
2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan:
	Đồ dùng trực quan là yếu tố không thể thiếu được trong việc dạy trẻ. Đối với trẻ trẻ chủ yếu học bằng chơi, chơi mà học, quá trình chơi và học của trẻ tư duy và trí tưởng tượng còn hạn chế, trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức tốt khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Trong khi đó môi trường để trẻ tiếp cận với Luật giao thông thì rất hạn chế cần phải có đồ dùng, đồ chơi về các phương tiện giao thông, các mô hình để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ như vòng xuyến ở ngã tư đường phố, đèn tín hiệu, các loại biển báo giao thông, các loại tranh ảnh vẽ các hành đúng và chưa đúng khi tham gia giao thông, Đồ dùng, đồ chơi của nhà trường phát còn thiếu về số lượng và chủng loại, có một số đồ dùng đã củ, bị hư hỏng. Để tăng cường, bổ xung đồ dùng trực quan cho trẻ được sử dụng tôi đã tiến hành đồng thời các biện pháp đó là tích cực tham mưu với nhà trường mua đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục vụ cho hoạt động giáo dục giao thông. Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi của hoạt động giao thông.
	Để trẻ được trải nghiệm việc làm đồ dùng đồ chơi cùng cô tôi đã lựa chọn một số đồ chơi để cô và trẻ cùng làm đồ dùng trực quan phải đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút trẻ hơn, nắm bắt được điều này khi làm đồ dùng cho trẻ tìm hiểu về luật an toàn giao thông thì tôi thường sử dụng màu sắc đẹp đẽ đạt tính thẩm mỹ cao, kích thước hợp lí với trẻ.
- Làm vòng xuyến.
	Để làm được tôi dùng những lốp xe ô tô hỏng sau đó đánh thật sạch và phơi khô, mặt bàn hỏng, sơn màu, chổi quét, xô và chậu để đựng, để đảm bảo an toàn cho trẻ tôi chuẩn bị thêm găng tay cho, khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu song cô và trẻ bắt tay vào làm, tôi pha sơn màu trắng để cô và cháu quét xung quanh các lốp xe sau đó chồng các lốp xe lên với nhau tạo thành một cái trụ, tôi dùng mặt bàn hỏng đã được cắt thành hình vòng tròn đặt trên cùng để lấy mặt phẳng cho trẻ đứng lên trên, sau đó dùng màu đen để vẽ hình mũi tên theo hình tròn của vòng xuyến và sau đó cho trẻ sơn các mũi tên bằng màu đỏ, trong quá trình làm cùng nhau cô và trẻ cùng thảo luận, có những lúc tôi để cho trẻ nêu lên ý tưởng và cách làm của mình và từ đó cô và trẻ thống nhất cách làm, qua việc được nêu lên ý tưởng của mình và làm cùng cô trẻ rất hứng thú. Khi đã làm song cô cho trẻ chơi với sản phẩm mà mình làm ra, cho 1 trẻ đóng chú cảnh sát giao thông đứng trên bục của vòng xuyến hướng dẫn cho người tham gia giao thông đi đúng luật. Trong quá trình làm cô và trẻ đã cùng thảo luận đưa ra một số câu hỏi ví dụ: người tham gia giao thông phải đi như thế nào? Chú cảnh sát giao thông phải hướng dẫn thế nào để người tham gia giao thông đi đúng. Nên trong quá trình chơi trẻ chơi rất thành thạo và thực hện đúng luật giao thông.
- Làm các biển báo giao thông:
Khi chuẩn bị làm những biển báo này tôi đã tuyên truyền với phụ huynh
mang cho mình những miếng phọc, mê ca hỏng, tôi chuẩn bị giấy đề can, kéo 
bút để cô và trẻ cùng làm. Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cô và trẻ bắt tay vào làm, những tấm mê ca, phọc đã được tôi căt sẵn theo hình của các loại biển báo ví dụ: khi cho trẻ làm biển cấm tôi cho trẻ cắt giấy đề can màu đỏ dán lên mặt phẳng của biển báo, sau đó dùng giấy màu trắng cắt hình vòng tròn nhỏ hơn dán vào bên trong, những hình tròn ấy đã được tôi vẽ sẵn cho trẻ cắt, trong quá trình làm tôi đưa ra những câu hỏi về biển báo để trẻ cùng thảo luận: Đây là biển báo gì? Biển cấm có dạng hình gì? nó có màu gì? Khi gặp biển bào này chúng mình phải làm gì?
Khi được làm và thảo luận cùng cô trẻ rất thích, ngoài biển báo này ra tôi còn cho trẻ làm thêm biển cấm đi ngược chiều, biển cấm xe đạp, cấm xe máy, tôi sử dụng những loại biển báo này vào những lúc cho trẻ làm quen với các loại biển báo hay những lúc trẻ thực hành chơi các trò chơi về giao thông, khi được sử dụng những loại biển báo này trẻ rất thích vì màu sắc đẹp và độ bên rất cao. 	Ngoài làm các loại biển báo tôi còn tổ chức cho trẻ làm lô tô về các hành vi đúng, hành vi sai khi tham gia giao thông, tôi đã chuẩn bị sẵn những hình ảnh về các hành vi đúng, sai từ sách, báo, các tạp san và từ nguồn tài liệu của trẻ từ các chủ đề của các năm học trước, kéo, hồ dán, giấy bìa cứng, khăn lau tay cho trẻ, Cô cho trẻ cắt dời những hình ảnh đó ra sau đó cô đồ những hình ảnh đó lên tấm bìa cứng và cho trẻ dùng hồ dán dán những hình ảnh đó lên tấm bìa cứng để những lô tô đó khi sử dụng được bền. Trong quá trình trẻ thực hiện cô cũng hỏi trẻ đây là hành vi đúng hay sai? Vì sao các con lại biết? tôi còn lồng ghép giới thiệu và giáo dục luật giao thông cho trẻ. Những lô tô này tôi cho trẻ sử dụng trong các trò chơi chọn hành vi đúng sai hoặc gắn tranh hành vi đúng, hành vi sai, khi sử dụng những lô tô này trẻ rất thích, hứng thú trong quá trình chơi đa số trẻ thực hiện rất tốt, trẻ nắm và thực hiện đúng luật giao thông.
Việc cho trẻ sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, đẹp là rất quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết, ghi nhớ và nhận thức của trẻ về luật an toàn giao thông.
2.3.2. Biện pháp 2: Sưu tầm các bài thơ câu truyện, bài hát về luật lệ giao thông.
 Ở đây những giờ hoạt động học như môi trường xung quanh tôi trò 
chuyện về luật lệ giao thông cho trẻ nghe và biết người khi tham gia giao thông phải đi đúng phần đường của mình, người đi xe đạp, người đi xe máy không được đèo hàng cồng kềnh , người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, còn xe khách thì không được chở quá số người quy định không bắt khách ở dọc đường mà phải vào bến đúng nơi quy định, Xe tải không được trở quá khổ quá tải .Còn đối với người đi bộ và trẻ nhỏ khi đi bộ phải đi trên vỉa hè và khi trẻ sang đường phải có người lớn dắc qua, không được đi sai phần đường, đi ngược chiều và phải đi đúng theo tín hiệu đèn báo giao thông, trẻ nhỏ không nên đùa nghịch chơi đùa hoặc đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, phải chơi đúng nơi quy định.
 	 Ngoài ra tôi còn cho trẻ quan sát và tìm hiểu một số biển báo, cho trẻ biết khi đi qua ngã tư đường phải chú ý đèn báo hiệu, đèn xanh thì mới được đi, đèn vàng thì phải đi chậm, còn đèn đỏ thì phải dừng lại không thì sẽ gặp nguy hiểm. Và trong quá trình dạy tôi còn lồng ghép thêm một số bài thơ như : 
 Đèn giao thông
Đèn xanh, đèn đỏ ,đèn vàng
Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông
Đi dường bé nhớ nghe không
Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi
Đèn vàng chận lại dừng thôi
Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi tông nhau
Bé ngoan bé khỏe thuộc làu
Xanh đi ,đèn đỏ dừng mau đúng rồi
	Từ việc đó trẻ lớp tôi đã biết và có ý thức đúng đắn về việc chấp hành đèn tín hiệu khi tham gia giao thông.
Đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ tôi còn cho trẻ làm quen với bài thơ :
 “Cô dạy con”
Mẹ mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông
Máy bay bay đường không
Ô tô chạy đường bộ
Tàu thuyền ca nô đó
Chạy đường thủy mẹ ơi
Con nhớ lời cô dạy
 Khi đi trên đường bộ
 Nhớ đi trên vỉa hè
 Khi ngồi trên tàu xe
 Không thò đầu cửa sổ
 Đến ngã tư đường phố
 Đèn đỏ con phải dừng
 Đèn vàng con chuẩn bị
 Đèn xanh mới được đi
 Lời cô dặn con ghi
 Không bao giờ quên được
 Trong quá trình học với hoạt động này không những giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, thông qua bài học còn giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải có ý thức chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông .
 Ngoài ra tôi còn lồng ghép một số trò chơi vào các hoạt đông khác như hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, cho trẻ làm các phương tiện giao thông và tham gia giao thông đi đúng phần đường của mình và khi đi qua ngã tư đường cũng phải đi theo tín hiệu đèn. Với hình thức này trẻ được trải nghiệm tự mình tuân thủ theo luật giao thông nên trẻ rất hứng thú học có và có ý thức khi tham gia giao thông. 
 Với mong muốn hình thành cho trẻ có ý thức khi tham gia giao thông tôi cho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_an_toan_gia.doc