SKKN Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non 1/6

SKKN Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non 1/6

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là nền móng ban đầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước. Trong mỗi đứa trẻ luôn có những tài năng tiềm ẩn và sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ lúc đầu đời là chìa khóa thành công cho tương lai sau này. Mỗi đứa trẻ sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ và được giáo dục một cách toàn diện.

Vì vậy việc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên là một việc làm hết sức cần thiết. Trong đó giáo dục lễ giáo là một phần quan trọng không thể thiếu được bởi giáo dục lễ giáo có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng đã đánh giá cao vai trò của giáo dục lễ giáo với sự phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn trẻ ngoan ngoãn vâng lời người lớn biết kính trên nhường dưới biết thưa gửi lễ phép, tất cả đều có sự giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ.

doc 25 trang Phúc Hảo 26/03/2024 7027
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non 1/6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ.trang 2 
I.lý do chọn đề tài.trang 2 
II. Mục đích và đối tượng nghiên cứu..trang 2
2.Mục đích nghiên cứu.trang 2 
3.Đối tượng nghiên cứutrang 2 4. Phạm vi thời gian nghiên cứu ..trang 2
PHẦN THỨ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ trang 3
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn...trang 3
I. Cơ sở lý luận.trang 3
II. Thực trạng...trang 6
Chương 2: Biện pháo giáo dục lễ giáo cho trẻ thông quan các câu chuyện cổ tích Việt Nam tại lớp mẫu giáo 5-6 .........trang 7
1. Lập kế hoạch giáo dục .trang 7
2. Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam.........................................trang 10
2.1 Biện pháp ổ chức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam vào hoạt động học của trẻ...trang 10
2.2. Biện pháp tổ chức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt độngtrang 13
2.3. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam ở mọi lúc mọi nơi...trang 14
2.4. Biện pháp xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp có nội dung chuyện cổ tích Việt Nam .trang 18
2.5. Biện pháp phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam...trang 20
Chương 3: Kết quả đạt được ..trang 20
PHẦN III: KẾT LUẬN..trang 21
PHẦN I: ĐẶT VẤN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là nền móng ban đầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước. Trong mỗi đứa trẻ luôn có những tài năng tiềm ẩn và sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ lúc đầu đời là chìa khóa thành công cho tương lai sau này. Mỗi đứa trẻ sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ và được giáo dục một cách toàn diện.
Vì vậy việc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên là một việc làm hết sức cần thiết. Trong đó giáo dục lễ giáo là một phần quan trọng không thể thiếu được bởi giáo dục lễ giáo có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các nhà nghiên cứu cũng đã đánh giá cao vai trò của giáo dục lễ giáo với sự phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn trẻ ngoan ngoãn vâng lời người lớn biết kính trên nhường dưới biết thưa gửi lễ phép, tất cả đều có sự giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ.
	Ngày nay trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nước, nhiều nền văn hoá khác nhau. Làm thế nào cho thế hệ măng non của chúng ta hoà nhập nhưng không hoà tan, làm thế nào để trong mỗi con người Việt Nam chúng ta vẫn giữ được cái gì gọi là “Vốn văn hoá của dân tộc Việt Nam” trong thời kỳ đổi mới, thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ là không đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống lễ giáo của ông cha ta từ xa xưa.
Có rất nhiều phương pháp để giáo dục lễ giáo cho trẻ nhưng có lẽ chúng ta đã dần lãng quên đi một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà đó chính là kho tàng chuyện cổ tích của Việt Nam, những câu chuyện cổ tích Việt Nam đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, tình cảm khắc sâu vào trong tâm trí trẻ đã làm tốt chức năng bồi dưỡng tình cảm đạo đức, phát triển nhân cách cho trẻ làm cho trẻ ngày càng biết yêu thương, chia sẻ và gắn kết với nhau hơn.
	Nhận thức được điều này, trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, ngoài việc biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đưa những hình thức, phương pháp mới vào giáo dục trẻ tôi còn lựa chọn cho mình một nguồn tư liệu sẵn có đó là kho tàng văn hoá dân tộc cụ thể hơn đó chính là những câu chuyện cổ tích Việt nam vừa mang yếu tố thần kỳ hấp hẫn vừa mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Vì vậy bản thân tôi là một giáo viên đang phụ trách lớp “ Mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non 1/6” xin mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi Trường mầm non 1/6” nơi mà bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy.
II. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi Trường mầm non 1/6” nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người, kính trọng lễ phép với người thân của mình với bạn bè, biết yêu quý người lao động, biết lao động tự phục vụkích thích ngôn ngữ, sự thông minh, nhanh trí, linh hoạt và nhanh nhẹn trong cách ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh.
2. Đối tượng nghiên cứu
 	37 trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non 1/6
3. Phạm vi thời gian thực hiện
 Đề tài được thực hiện trong năm học 2018 – 2019 từ tháng 9/ 2018 đến tháng 5/ 2019
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục lễ giáo là một hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ những nét tính cách, những phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng cho trẻ những tiêu chuẩn và quy tắc hành vi quy định thái độ của trẻ đối với trẻ, của trẻ đối với mọi người xung quanh và đối với quê hương, đất nước.
	Giáo dục lễ giáo góp phần hình thành thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với bản thân, với mọi người và với xã hội. Giáo dục lễ giáo còn hình thành ở trẻ một số kinh nghiệm sống phù hợp với hoàn cảnh, giáo dục lễ giáo giúp trẻ lĩnh hội được những chuẩn mực về hành vi đạo đức, biết đánh giá hành vi của mình và của người khác.
	Hiện nay trong cuộc sống hiện tại do mải mê chạy theo sự phát triển của xã hội, kéo theo đó là cuộc sống hiện đại mà ở đó có rất nhiều các phương tiện vui chơi giải trí, chẳng hạn như xem siêu nhân, chơi game, dần dần làm mất đi ở trẻ cái tình cảm đạo đức vốn có trong con người trẻ. Để đánh thức được tình cảm đó, thức tỉnh được lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết thì phải thông qua các câu truyện mang nội dung ý nghĩa sâu sắc. Truyện cổ tích Việt Nam được trẻ yêu thích hơn so với các thể loại dân gian khác chính là nhờ những đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết trong thơ “Truyện cổ nước mình”: “Tôi yêu cổ tích nước tôi, vừa nhân hậu lại tuyệ vời sâu xa, yêu người rồi mới thương ta, yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm, ở hiền rồi lại gặp lành, người ngay thì được phật tiên độ trì”.
	Chính những câu chuyện cổ tích Việt Nam mà chúng ta mang đến cho trẻ góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Đặc biệt là thông qua các câu chuyện, bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp mà chúng ta đem đến cho trẻ, trẻ được học làm người và rõ nét nhất chính là giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Thông qua các câu chuyện trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu lao động, biết thế nào là người tốt, người xấu, người chăm, người lười. Truyện cổ tích Việt Nam luôn toát lên tình yêu thương, sự bao dung và sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu, người bất hạnh.
Truyện cổ tích Việt Nam dạy con người sống, gây tinh thần lạc quan, khẳng định niềm tin vào sự tất thắng của điều thiện và lẽ công bằng.
Quan niệm đạo đức được phản ánh trong truyện cổ tích vừa chắt lọc kinh nghiệm ứng xử trong thực tế, vừa là đạo đức lí tưởng mà người lao động muốn xây dựng. Chính vì vậy mà truyện cổ tích Việt Nam mang nội dung giáo dục sâu sắc, nhất là giáo dục lễ giáo đối với trẻ nhỏ. Truyện cổ tích Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các em. Với đặc điểm giàu hình ảnh, phong phú tưởng tượng trẻ dễ hào nhập tâm hồn của mình với thế giới nhân vật trong truyện. Chúng chăm chú theo dõi những sự kiện tình tiết với đôi mắt tròn xoe, chúng ngạc nhiên trước hình tượng kì vĩ, trước những biến đổi lạ kì của nhân vật . Trẻ xúc cảm đến rơi nước mắt, lo sợ cho số phận nhân vật mà mình yêu thích khi nhân vật gặp phải những thử thách đầy nguy hiểm. Các em cười rạng rỡ khi nhân vật mình yêu thích chiến thắng được kẻ thù, chiến thắng được cái ác và giành được hạnh phúc.
2. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non 1/6. Lớp tôi có tất cả 37 cháu, trong đó có 5 cháu là người dân tộc thiểu số. Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi nhiều năm, tôi nhận thấy việc giáo dục lễ giáo đối với trẻ chưa linh hoạt, giáo dục lễ giáo chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở trẻ phải làm như thế này, phải làm như thế kia, giáo dục lễ giáo cho trẻ nhiều khi còn quá cứng nhắc, máy móc, đánh giá hành vi của trẻ chủ yếu dựa vào kiến thức của trẻ chưa chú ý đến hành vi, xúc cảm của trẻ trong các tình huống cụ thể. Nhận thấy được điều này bản thân tôi đã lựa chọn việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam bởi vì những câu chuyện cổ tích thường có cốt truyện ngắn ngọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, nhân vật thì lại gần gũi, đó chính là những con người trong cuộc sống đời thường, mộc mạc, giản dị.
Điều cuốn hút trẻ đó chính là yếu tố thần kỳ, và thường thiên về mặt xúc cảm tình cảm, những câu chuyện cổ tích chính là sự hoá thân của quy luật nhân quả “ở hiền thì gặp lành”, những con người lương thiện hiền lành tốt bụng, thì sẽ được nhiều người giúp đỡ và thường có một cái kết có hậu, còn những kẻ gian ác thì sẽ phải bị trừng trị.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện tốt về cơ sở vật chất, chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn. Hàng năm nhà trường luôn có kế hoạch chỉ đạo giáo viên bằng các biện pháp, phương pháp phải giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ đầu năm học và suốt quá trình của năm.
Trẻ đã học qua những lớp dưới nên việc giáo dục lễ giáo cho trẻ cũng thuận lợi hơn những trẻ năm đầu tiên đến lớp.
Trẻ đi học đều và ăn bán trú tại trường lên thời gian trẻ ở bên cô khá nhiều, do đó rất thuận lợi cho việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.
 Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình với trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ.
 Là trẻ ở vùng khó khăn có cuộc sống vất vả nên từ khi còn nhỏ trẻ đã có tính tự lập, trẻ có thể làm một số việc phụ giúp bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày từ đó giúp trẻ rất biết yêu quý lao động.
2. Khó khăn
	 Giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi là một nội dung giáo dục rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non bởi lúc này ta cần giáo dục cho trẻ lòng nhân ái, phát triển những cảm xúc lành mạnh cho trẻ: Lòng nhân ái chính là tình thương của con người, cái cốt lõi của vấn đề đạo đức con người, cho nên cần coi trọng giáo dục cho trẻ từ thưở còn thơ về những hành vi tốt của con người. Giáo dục cho trẻ biết yêu quí người thân, gắn bó với bạn bè và biết nghe lời người lớn. Giáo dục những qui tắc lễ phép và hành vi văn hóa
 	Một số trẻ dân tộc thiểu số còn nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, ngại chia sẻ.
	Nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mà thường giao phó hết cho giáo viên.
	Trẻ được giáo dục lễ giáo tại trường, nhưng ngay chính trong môi trường sống gia đình của trẻ cũng thiếu sự giáo dục về phép tắc lễ giáo, điều này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc giáo dục lễ giáo.
 Dân cư sống còn rải rác, chưa tập trung, đường đi lại khó khăn nên việc thông tin tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh còn gặp rất nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ THÔNG QUA CÁC CÂU TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
1. Lập kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ 
	* Lập kế hoạch giáo dục lễ giáo theo từng tháng cụ thể
Lập kế hoạch giáo dục là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ (thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối) về sự phát triển một quá trình và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. Nói một cách đơn giản, xây dựng kế hoạch là quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó. Xây dựng kế hoạch sẽ giúp cho giáo viên chủ động trong việc tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục và giúp trẻ phát triển theo mục tiêu, yêu cầu đề ra, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Vì thế để giáo dục lễ giáo đạ hiệu quả tôi đã xây dựng được các mục tiêu cần đạt trong các tháng, để từ đó có căn cứ thực hiện
Tháng 
Mục tiêu đạt được
Tháng 9
- Trẻ biết chào cô giáo, chào bố mẹ, chào khách khi đến lớp
- Biết đi tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định.
- Biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
- Biết xin phép cô khi ra vào lớp, giơ tay khi muốn phát biểu
Tháng 10
- Trẻ biết chủ động chào cô, chào bố mẹ, chào khách
- Biết sử dụng đồ dùng theo ký hiệu.
- Biết giữ gìn vệ sinh (rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh)
- Không xả rác, nhặt rác bỏ vào nơi quy định (thùng rác)
- Biết lao động tự phục vụ và giúp cô các công việc đơn giản như: xếp bàn học, kê sạp ngủ, xếp mềm gối.
Tháng 11
- Trẻ biết cảm ơn khi nhận quà, biết xin lỗi khi làm sai
- Có một số thói quen lao động tự phục vụ
- Biết mời trước khi ăn, ăn uống văn minh, không làm rơi vãi thức ăn, khi ăn không nói chuyện
Tháng 12
- Trẻ biết một số phép lịch sự khi trò chuyện: không nói leo, không ngắt lời, nói trọn câu đủ nghĩa.
- Biết ơn những anh hùng có công với cách mạng.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp.
- Biết nhắc nhở bạn cùng có ý thức giống mình.
Tháng 1
- Biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn
- Tịch cực khi tham gia hoạt động, chờ đến lượt, không chen lấn xô đẩy.
- Có thói quen ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự
Tháng 2
- Mạnh dạn trong giao tiếp
- Biết tôn trọng người lớn tuổi.
- Lễ phép với ông, bà cha mẹ.
- Có ý thức trong việc tiết kiệm điện, nước.
Tháng 3
- Biết đi nhẹ, nói khẽ khi mọi người đang làm việc.
- Có thói quen tốt trong việc giữ gìn vệ sinh.
- Có những hành vi văn minh, ứng xử lễ phép với người lớn tuổi.
Tháng 4
- Biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
- Biết quan tâm đến những người xung quanh.
- Biết hợp tác chia sẻ trong các hoạt động.
Tháng 5
- Biết giữ yên lặng ở những nơi công cộng như: bệnh viện, trường học.
- Biết ơn thầy cô giáo.
- Biết tránh xa những nơi quy hiểm và những vật dụng gây nguy hiển.
* Lập kế hoạch giáo dục theo tuần ( theo chủ đề)
	Trong kế hoạch giáo dục năm học của lớp tôi có tất cả 26 tiết truyện, trong đó có 13 tiết truyện trẻ được học trong các giờ học chính, còn 13 tiết là trong giờ hoạt động sinh hoạt chiều và các giờ hoạt động khác.Vì thế tôi đã dành thời gian sưu tầm và lồng ghép vào trong vào nội dung chương trình một số câu chuyện cổ tích Việt Nam có nội dung giáo dục lễ giáo theo từng tuần và vào từng chủ đề cụ thể.
	Ngay từ đầu năm học để giáo dục ở trẻ thái độ lễ phép, lòng yêu thích học tập tôi lựa chọn một số câu chuyện mang tình chất suy đoán, thông minh, nhanh trí như câu chuyện “Trí khôn của ta đây” và câu chuyện “Chú thỏ tinh khôn”, nói về sự lém lỉnh, nhanh trí của hai nhân vật ở vào thế yếu, nhưng bằng sự thông minh của mình mà 2 bạn “Trâu” và “Thỏ” đã thoát khỏi cái chết trong gang tấc trước những kẻ gian ác. Qua câu chuyện chúng ta có thể giáo dục trẻ hãy chăm chỉ học tập để có được sự thông minh nhanh trí, gan dạ và dũng cảm như 2 bạn trong câu chuyện.
Ngoài ra trong các chủ đề tôi cũng lựa chọn những câu chuyện cổ tích Việt Nam phù hợp để lồng ghép vào những nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề, chẳng hạn như những câu chuyện mang yếu tố tình cảm, thể hiện sự hiếu thảo giữa con cái với bố, mẹ, ông, bà cụ thể như chủ đề Mẹ tôi chọn câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” nói về tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho con, rồi chủ đề Bà tôi cho trẻ nghe câu chuyện “Tích Chu” nói về lòng hiếu thảo của cháu đối với bà.
Trong chủ đề nghề nông tôi cũng lựa chọn một số câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục về tình yêu lao động, biết quý trong người lao động và những sản phẩm của người động làm ra, có lao động thì mới có của cải, có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến chẳng hạn như câu chuyện “Hai anh em, Cây tre trăm đốt”
2. Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo lễ giáo cho trẻ thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
2.1 Biện pháp tổ chức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam vào hoạt động học của trẻ
Ở tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập chưa được hình thành đầy đủ. Nhưng trong nhiều hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, ở trẻ mẫu giáo đã xuất hiện những yếu tố của hoạt động học tập. Trong cuộc sống hàng ngày trẻ đã tiếp thu được một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại... Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ.
Khác với "giờ học" ở trường tiểu học, " tiết học" ở trường mẫu giáo được tổ chức linh hoạt hơn, mang tính tổng hợp hơn và chỉ nằm trong khoảng từ 30-40 phút (đối với mẫu giáo 5-6 tuổi), hoạt động học dạy trẻ những tri thức mang tính hệ thống nhất định, việc tổ chức các "tiết học" vừa sức và phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo, sẽ làm thúc đẩy những yếu tố của hoạt động học tập nảy sinh một cách thuận lợi.
Việc tổ chức một tiết cho trẻ nghe kể chuyện về các câu chuyện cổ tích Việt Nam có nội dung giáo dục lễ giáo, thì giáo viên cũng tổ chức giống như những tiết học bình thường, giáo viên cũng phải đặt ra mục đích yêu cầu cụ thể cho từng bài học, sau khi học xong câu chuyện trẻ sẽ học được điều gì:
Ví dụ như: Câu truyện “Ăn khế trả vàng”, giáo viên sẽ phải nêu ra mục đích yêu cầu của bài học (trẻ hứng thú với giờ học, trẻ biết tên câu chuyện, các nhân vật trong truyện “người anh, người em, con chim”, giáo dục trẻ biết yêu quý lao động, chịu khó chăm chỉ, không tham lam, và kết quả của việc ở hiền gặp lành)
Để tiết kể chuyện đạt hiệu quả thì việc gây hứng thú dẫn dắt trẻ vào nội dung câu chuyện là một việc làm không thể thiếu, giáo viên lên tìm cách vào bài một cách cuốn hút, lôi cuốn trẻ chú ý vào câu truyện cô sẽ kể.
Giọng kể của cô phải diễn cảm thể hiện được đúng tính cách của nhân vật, ngoài giọng kể ra giáo viên cũng cần chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, mô hình, rối và sinh động hơn đó chính là hình ảnh pwerpoint đó chính là sự thu hút rất lớn đối với trẻ.
Sau khi nghe cô kể chuyện trẻ được vào vai các nhân vật trong chuyện để cùng cô thể hiện lại lời thoại của các nhân vật trong câu chuyện, cô chia trẻ thành nhóm nhỏ theo các nhân vật và cho nhóm trẻ được vào vai nhân vật cùng thể lời thoại và thái độ nhân vật. 
Sau tiết kể chuyện cô dành một khoảng thời gian để cho trẻ phát biểu cảm nghĩ về các nhân vật trong chuyện và những điều trẻ sẽ học được từ câu chuyện đó: Qua câu chuyện “Cây khế” thì con thích nhân vật nào nhất vì sao? Con học được điều gì? Điều gì lên làm? Điều gì không lên làm? Vì sao?
Sau những tiết kể chuyện như vậy trẻ trở ngoan hơn, lễ phép hơn.
Trong tiết học kể chuyện đàm thoại để trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện, liên hệ được những đức tình tốt của nhân vật là một phần không thể thiếu:
Ví dụ: Qua câu chuyện “Tích chu”
Cô Đàm thoại cùng trẻ bằng hệ thống câu hỏi khơi ngợi và câu hỏi mở:
Tích chu sống với ai, bà đối xử với Tích Chu như thế nào?
Ban đầu Tích Chu là đứa trẻ như thế nào?
Khi bà ốm thì Tích Chu làm gì?
Vì sao bà hoá thành chim?
Tích Chu đã làm gì khi thấy bà hoá thành chim?
Nếu cháu là Tích Chu thì cháu sẽ làm gì?
Về sau Tích Chu trở thành người như thế nào?
Qua câu chuyện các cháu học được điều gì?
Nếu bà ốm thì cháu làm gì?
Giáo dục trẻ về tình cảm bà cháu, biết chăm lo giúp đỡ mọi người, yêu thương kính trọng ông, bà cha, mẹ, không ham chơi lười biếng. 
Sau một vài tiết học thói quen về lễ giáo của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi cô và khách đến lớp, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, trẻ đã biết muốn phát biểu phải giơ tay, muốn đi vệ sinh phải xin phép, trong giao tiếp với bạn cùng lớp trẻ biết nói nhẹ nhàng, khi chơi đồ chơi không được tranh giành đồ chơi của nhau
Hình ảnh trẻ chủ động chào khách đến lớp
2.2 Biện pháp tổ chức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam vào trong hoạt động vui chơi
	Vui chơi là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_thong_qua_cac_cau_ch.doc