SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 Trường Mầm Non Nga Yên hoạt động tích cực

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 Trường Mầm Non Nga Yên hoạt động tích cực

Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu"[1]. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục toàn diện để phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Vì thế, trong những năm học gần đây, Đảng và Nhà nước ta đầu tư kinh phí, xây dựng các phòng học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non để tạo môi trường cho trẻ mầm non được hoạt động tích cực; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng cần môi trường học tập thực sự tốt làm bước đệm bền vững để phát triển. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện.

Như chúng ta đã biết. Nghành học Mầm Non được ví như đặt viên gạch đầu tiên cho cả một công trình xây dựng, cái nền móng có tốt thì ngôi nhà mới vững chắc, chính vì thế mà mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Giúp trẻ mạnh dạn , tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ.

 

doc 28 trang thuychi01 73281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 Trường Mầm Non Nga Yên hoạt động tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI A2 
TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC
Người thực hiện: Mai Thị Lệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Yên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
2.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận 
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
6
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề, trang trí theo hướng mở, linh hoạt. 
6
2.3.2. Giải pháp xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phù hợp mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
8
2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, học liệu đa dạng hấp dẫn, tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu từ thiên nhiên sẵn có của địa phương.
12
2.3.4. Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên vật liệu, học liệu, góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.
13
2.3.5. Giải pháp xây dựng khu phát triển vận động chung trong nhà trường từ những nguyên liệu, phế thải nhằm phát triển thể chất cho trẻ
14
2.3.6. Phối kết hợp với phụ huynh.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1. Kết luận
18
* Tài liệu tham khảo
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu"[1]. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục toàn diện để phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Vì thế, trong những năm học gần đây, Đảng và Nhà nước ta đầu tư kinh phí, xây dựng các phòng học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non để tạo môi trường cho trẻ mầm non được hoạt động tích cực; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng cần môi trường học tập thực sự tốt làm bước đệm bền vững để phát triển. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. 
Như chúng ta đã biết. Nghành học Mầm Non được ví như đặt viên gạch đầu tiên cho cả một công trình xây dựng, cái nền móng có tốt thì ngôi nhà mới vững chắc, chính vì thế mà mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Giúp trẻ mạnh dạn , tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ.
 Trẻ mầm non không thể tiếp thu kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ phổ thông. Chính vì thế chúng ta cần tạo cho trẻ một môi trường để trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
 Trẻ ở lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động , trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn, mà vui chơi còn là hoạt động giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, và nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ.
 Đối với trẻ mầm non thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lý cũng như đời sống tình cảm của trẻ. Và thông qua các trò chơi những phẩm chất, ý chí của trẻ cũng được hình thành như: Tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm....
Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện..
 Chính vì lẽ đó trong những năm qua, việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được các cấp quản lý từ Trung ương, địa phương từng bước quan tâm. Đặc biệt Bộ Giáo Dục và ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trên cơ sở thực hiện chuyên đề của Bộ GD, Sở GD, Phòng GD Huyện Nga Sơn. Ban giám hiệu trường Mầm Non Nga Yên đã có kế hoạch cụ thể về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” xuống từng nhóm lớp.
 Nắm rõ kế hoạch cũng như nhiệm vụ, trong những năm qua đặc biệt là năm học 2017- 2018 được BGH nhà trường phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi, Tôi luôn quan tâm và chú trọng đến phong trào “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để môi trường giáo dục được sử dụng một cách hiệu quả, Song trong quá trình thực hiện và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vẫn còn những khó khăn hạn chế và bất cập như: Kinh phí hạn hẹp, Việc tạo môi trường đang còn chủ yếu do bàn tay Cô giáo làm, trẻ tham gia còn ít. Các góc, các mảng trang trí chưa mang tính mở. Đồ dùng, đồ chơi yếu là mua sẵn, Nguyên vật liệu, học liệu chưa được phong phú, đa dạng. Trẻ hoạt động máy móc, rập khuôn dẫn đến nhàm chán.... Phụ huynh chưa quan tâm một cách triệt để.
 Nhận thức được tầm quan trọng môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ và làm thế nào để khắc phục những hạn chế còn vướng mắc. Năm học này tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm Non Nga Yên hoạt động tích cực”. Làm đề tài sáng kiến cho năm học.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
 Tôi lựa chọn đề tài này là muốn “Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”. Giúp trẻ lớp 5 - 6 tuổi A2 trường mầm non Nga Yên hoạt động tích cực
 Bên cạnh đó nhằm thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự quan tâm của các cấp đối với nền giáo dục Mầm non nói chung và với trường Mầm non Nga Yên nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 5 – 6 tuổi lớp A2 trường mầm non Nga Yên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp quan sát sư phạm
 + Phương pháp điều tra giáo dục
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 + Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục
 + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 + Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
 + Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môi trường là yếu tố góp phần quan trọng trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Và trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí, những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì giáo viên cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng đa dạng, bắt mắt mà trẻ được cùng cô tạo nên. Môi trường phải có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Phản ánh kinh nghiệm, văn hóa địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên. Vì vậy chúng ta cần bố trí, sắp xếp các góc phải rất linh hoạt để có thể di chuyển tạo không gian thuận lợi cho trẻ hoạt động. Môi trường trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mọi mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, xã hội, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Năm 2008 BGD&ĐT ra chỉ thị số 40/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của BGD&ĐT về nhiệm vụ “Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực”[2] để thực hiện tốt phong trào thi đua này tất cả các trường học xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp đúng nghĩa và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
 Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ mầm non đó là xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy ở trẻ. Và các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích cực cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ có hứng thú, cách học và tốc độ tiếp thu khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi, chơi bằng học tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú, đang thực hiện. Mỗi nhà trường, mỗi lớp học chúng ta cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để từ đó trẻ được trải nghiệm. Môi trường hoạt động trong nhà trường mầm non là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiệu quả của việc tạo môi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
 Trên cơ sở đó tôi đã căn cứ vào hướng dẫn của Phòng GD Huyện Nga Sơn, Sự chỉ đạo của BGH Trường Mầm Non Nga Yên về thực hiện chuyên đề trọng tâm “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” bên cạnh đó căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, vào khả năng, nhu cầu học tập. Từ đó tôi lên kế hoạch, và thực hiện xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm của lớp tôi phụ trách để trẻ hoạt động một cách tích cực.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của địa phương, các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Phòng GD, UBND Huyện Nga Sơn và lãng đạo địa phương về cơ sở vật chất trang thiết bị, khuôn viên nhà trường tương đối đẹp, khang trang, rộng rãi thoáng mát, hơn nữa một số phụ huynh cũng quan tâm đến điều kiện học hành của các cháu, đây cũng là những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc xây dựng môi trường chăm sóc giáo dục trẻ trong và ngoài lớp học. Và trong năm học 2017 – 2018 nhà trường đã tham gia hội thi Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cấp huyện đạt giải nhất, tham gia hội thi cấp tỉnh đạt giải 3, đây là sự nổ lực cố gắng của cô và trò trường mầm non Nga Yên.
Năm học 2017-2018 bản thân trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 với tổng số 39 cháu. Khi bước vào thực hiện đề tài này lớp tôi có những thuận lợi và gặp một số khó khăn sau.
* Thuận lợi
Cơ sở vật chất:
- Mọi hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.
- Phòng học có hiên trước và hiên sau, có nhà kho. Lớp tôi là một trong những lớp được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kiên cố và tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và sinh hoạt của các cháu.
Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ năng động, sáng tạo, ham học hỏi, có năng khiếu hội họa, được nhà trường quan tâm tạo điều kiện nên tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Về phía trẻ:
- Hầu hết trẻ lớp tôi đã qua học qua lớp 3 - 4 tuổi và 4 - 5 tuổi nên trẻ rất năng động, đi học chuyên cần, có nề nếp tốt.
Điều kiện về phụ huynh
- Phụ huynh có nhận thức tốt về chăm sóc giáo dục mầm non. Phụ huynh luôn quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em và ủng hộ các hoạt động của nhà trường.
* Khó khăn
Cơ sở vật chất:
- Phòng học chật nên việc sắp xếp bố trí các góc còn nhiều hạn chế giữa góc động và góc tĩnh.
- Các mảng trang trí trên tường theo chủ đề đẹp nhưng vẫn còn tình trạng phải dán chết trên tường. Tất cả dều do tay cô làm là chủ yếu, trẻ tham gia cùng cô rất ít.
- Được đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi nhưng chủ yếu là đồ mua sẵn, chất liệu chủ yếu bằng nhựa chưa có nguyên vật liệu thiên nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo...của trẻ
Đối với giáo viên: Bản thân giáo viên còn chưa khai thác tận dụng, sử dụng một cách triệt để, khoa học sáng tạo, linh hoạt để lôi cuốn trẻ vào hoạt động học tập sáng tạo có hiệu quả nhất.
Về phía trẻ: Trẻ được tổ chức hoạt động thường xuyên nhưng còn rập khuôn, máy móc, chưa có sự sáng tạo.
Về phụ huynh: Phần lớn nhân dân trong xã sống bằng nghề nông nghiệp nên nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc đóng góp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động còn hạn chế, theo chủ trương xã hội hóa giáo dục vẫn còn hạn chế.
Chính vì những khó khăn trên việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm được khám khá hiệu quả chưa cao. 
* Kết quả khảo sát thực tế trẻ lớp 5 - 6 tuổi A2 lớp tôi vào thời điểm tháng 9/ 2017 như sau.
TT
NỘI DUNG
Đạt
Chưa đạt
Số cháu
Tỷ lệ
%
Số cháu
Tỷ lệ %
1
Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng môi trường cùng cô.
15
38,4
24
61,6
2
Kỹ năng sử dụng học liệu, nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻ.
13
33,3
26
66,7
3
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
17
43,5
22
56,5
Qua quan sát tình hình thực tế ở lớp, tôi nhận thấy
+ Số trẻ tham gia xây dựng môi trường cùng cô rất ít, chủ yếu là cô xây dựng
 + Đa số trẻ chưa có kĩ năng hoạt động với các vật liệu thiên, chủ yếu thích đồ chơi mua sẵn.
 + Trẻ hoạt động chưa hiệu quả, chưa tích cực...
 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề, trang trí theo hướng mở, linh hoạt. 
* Xây dựng môi trường toát lên hình ảnh và nội dung phản ánh chủ đề phù hợp với độ tuổi.
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành, chương trình giáo dục được xây dựng theo chủ đề giáo dục. Vì vậy việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục cần thiết phải được xây dựng theo chủ đề để phục vụ cho các hoạt động học tập vui chơi của trẻ trong chủ đề.
Xây dựng môi trường theo chủ đề là giáo viên trang trí môi trường bằng hình ảnh, đồ dùng đồ chơi ở tất cả không gian lớp đề toát lên được đặc điểm, nội dung của chủ đề. Vì vậy tôi bám vào nội dung, mục tiêu của từng chủ đề để có biện pháp xây dựng môi trường phù hợp. Môi trường xây dựng phải đảm bảo giúp cho trẻ thích tham gia và được hoạt động trải nghiệm trong môi trường đó, để tiếp thu kiến thức kỹ năng trong chủ đề.
 Bên cạnh đó cách trang trí phải đảm bảo tính mở, linh hoạt, hình ảnh, màu sắc cũng sinh động, ngộ ngĩnh, bắt mắt, thu hút trẻ từ đó kích thích sự hứng thú hoạt động của trẻ.
 Để thực hiện được trước tiên tôi cần phải xác định môi trường trong ngoài nhóm lớp đều được phản ánh đặc trưng của chủ đề. Từ mảng chủ đề chính, đến các mảng góc đều phải được trang trí, bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi, chuẩn bị các nguyên vật liệu để phục vụ cho các nội dung hoạt động học tập, vui chơi trong chủ đề cụ thể làm cho các bé có cảm giác khi bước chân vào lớp như được bước vào một thể giới khác, thế giới của trẻ thơ với những bức tranh đầy màu sắc, từ những nhân vật cổ tích, cỏ cây, hoa lá đến những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh được trang trí từ hành lang lớp học. Còn bên trong lớp học các hình ảnh được trang trí phong phú hơn gắn với nội dung giáo dục theo chủ đề. Việc trang trí lớp học theo chủ đề vừa tạo sự chú ý và hứng thú khám phá ở trẻ vừa cho mọi người biết lớp học đang học chủ đề nào. Một chủ đề không nhất thiết phải trang trí hoàn chỉnh ngay từ khi bắt đầu, mà có thể bổ sung dần trong cả quá trình cô và trẻ cùng làm và qua từng nhánh nhỏ của chủ đề cho đến khi kết thúc chủ đề. 
Ví dụ: Trong góc học tập: Góc toán giáo viên cho trẻ vẽ, cắt các loại hoa, quả, cây và dán theo số lượng vào các tranh theo yêu cầu của cô và ghi rõ số tương ứng: Góc khám phá thì giáo viên yêu cầu trẻ vẽ, cắt, sưu tầm các loại hoa, quả có cùng đặc điểm dán vào các bộ phận sưu tập, các mảng tường cô để trống có các yêu cầu cụ thể, tôi gợi ý để học sinh trang trí các hình ảnh hoa, quả có số lượng sao cho có thể sử dụng làm trò chơi học tập, khi học.
(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 1)
 Với mục tiêu này, tôi đã xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học của mình phải thật sự sinh động, hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ vào nội dung các hoạt động có trong chủ đề. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có tư duy để có lựa chọn ý tưởng hình ảnh, bố cụ trang trí trong tất cả các mảng góc, các vị trí không gian trong và ngoài lớp, để làm sao đạt được mục tiêu thu hút trẻ tích cực tham gia. 
*Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục đảm bảo có sự thay đổi thường xuyên theo chủ đề và có tính liên kết các chủ đề và trẻ được trải nghiệm tối đa với môi trường.
 Tận dụng lợi thế sẵn có, khai thác tài nguyên mạng, lựa chọn các thông tin, nguyên liệu sắn có để xây dựng môi trường theo chủ đề. Nhưng để đảm bảo thay đổi môi trường theo chủ đề thường xuyên làm mới môi trường và cho trẻ được trải nghiệm. Tôi đã tận dụng các mảng trang trí, đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu, phế liệu, của chủ đề trước. Sau đó tôi hướng trẻ cùng cô sắp xếp, trang trí lại theo nội dung chủ đề mới, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để trẻ phát huy trí tưởng tượng 
Tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề, đồng thời tận dụng tối đa môi trường không gian xung quanh lớp học, khai thác các thiết bị, đồ dùng sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm. 
Tôi luôn quan tâm tổ chức cho trẻ cùng cô làm các đồ dùng đồ chơi, trang trí môi trường, thông qua đó cô tận dụng cơ hội để cung cấp kiến thức kỹ năng cho trẻ.
(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 2)
Kết quả: Khi tổ chức thực hiện biện pháp này với cách trang trí mở có tính linh hoạt tôi nhận thấy đa số trẻ trong lớp tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của của việc trang trí lớp theo chủ đề và đã biết cùng cô xây dựng chủ đề. Các mảng tường của lớp được trang trí các hình ảnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, hấp dẫn trẻ), vừa đảm bảo các yêu cầu giáo dục (có thể sử dụng các mảng trang trí làm phương tiện dạy học), trẻ rất thích được tham gia các hoạt động cùng cô trang trí môi trường lớp học.
2.3.2. Giải pháp xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phù hợp mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
* Bố trí, sắp xếp môi trường bên trong lớp học
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại.Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc. Việc sắp xếp phải rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại, chính vì vậy tôi đã:
- Bố trí, sắp xếp góc chơi phù hợp với lớp học: 
Để hoạt động vui chơi của trẻ đạt kết quả tốt thì trước hết phải tạo được góc chơi phù hợp. Vì thế tôi đã lựa chọn bố trí góc chơi có diện tích đảm bảo cho số trẻ tham gia vào hoạt động. Bố trí phù hợp với thực tế không gian của nhóm lớp. 
 Đối với môi trường lớp tôi tuy hơi hẹp nhưng lại có một không gian rất thoáng mát, với cách sắp xếp phù hợp gần gũi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Các góc chơi được bố trí động và tĩnh linh hoạt và khoa học. Đồ dùng đồ chơi có giá để ngăn nắp, gọn gàng trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng và dễ cất. Bên cạnh đó. Tôi luôn chú trọng đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_xay_dung_moi_truon.doc