SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2

Ở chương trình tiểu học, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. Đây là phân môn sử dụng và tổng hợp các kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt từ các phân môn Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu. Tập làm văn giúp cho học sinh vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các hiểu biết kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Do đó, Tiếng Việt không chỉ xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Phân môn Tập làm văn thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Việc học tốt môn Tập làm văn giúp cho học sinh phát triển tư duy lôgic, có sự hiểu biết, có tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với con người và vạn vật xung quanh. Từ đó, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển. Việc dạy cho học sinh cách viết và trình bày một đoạn văn ngắn rất quan trọng, nó góp phần giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn ở các lớp trên.

Trên thực tế hiện nay tôi thấy việc dạy học sinh viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 còn nhiều khó khăn vì các em vừa mới lớp Một lên, mới tập làm quen với phân môn này, các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học hợp lý. Mặt khác vốn sống của các em còn nghèo nàn, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn hạn chế, các em còn ít xúc cảm nên ngay từ những tiết học đầu tiên về viết đoạn văn ngắn, mặc dù đã được giáo viên hướng dẫn cụ thể cách viết, các em chưa tiếp nhận được mà các em còn nghĩ sao viết vậy, không theo trật tự lôgic nào, thậm chí không sử dụng dấu câu trong quá trình viết văn, có em chỉ trả lời câu hỏi gợi ý cộc lốc, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu, không thành đoạn. Tôi rất băn khoăn, trăn trở về vấn đề này và đã quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 ”

 

doc 19 trang thuychi01 1842623
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài : 
Ở chương trình tiểu học, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. Đây là phân môn sử dụng và tổng hợp các kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt từ các phân môn Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu. Tập làm văn giúp cho học sinh vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các hiểu biết kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Do đó, Tiếng Việt không chỉ xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Phân môn Tập làm văn thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Việc học tốt môn Tập làm văn giúp cho học sinh phát triển tư duy lôgic, có sự hiểu biết, có tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với con người và vạn vật xung quanh. Từ đó, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển. Việc dạy cho học sinh cách viết và trình bày một đoạn văn ngắn rất quan trọng, nó góp phần giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn ở các lớp trên. 
Trên thực tế hiện nay tôi thấy việc dạy học sinh viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 còn nhiều khó khăn vì các em vừa mới lớp Một lên, mới tập làm quen với phân môn này, các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học hợp lý. Mặt khác vốn sống của các em còn nghèo nàn, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn hạn chế, các em còn ít xúc cảm nên ngay từ những tiết học đầu tiên về viết đoạn văn ngắn, mặc dù đã được giáo viên hướng dẫn cụ thể cách viết, các em chưa tiếp nhận được mà các em còn nghĩ sao viết vậy, không theo trật tự lôgic nào, thậm chí không sử dụng dấu câu trong quá trình viết văn, có em chỉ trả lời câu hỏi gợi ý cộc lốc, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu, không thành đoạn. Tôi rất băn khoăn, trăn trở về vấn đề này và đã quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 ”
 1.2. Mục đích nghiên cứu : 
 Bản thân nghiên cứu đề tài này với một số mục đích sau :
 + Tìm hiểu thực trạng vấn đề dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 2. 
 + Giúp bản thân nắm vững hơn về dạy Tập làm văn trong trường Tiểu học.
 + Giúp học sinh lớp 2 nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu :Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu :
 + Phương pháp nghiên cứu.
 + Phương pháp khảo sát thực tế.
 + Phương pháp thu thập thông tin.
 + Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành và phát triển từ nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt. Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động kiến thức từ nhiều mặt (hiểu biết cuộc sống, tri thức văn hóa ) có liên quan đến đề bài. 
 Bài tập làm văn - viết đoạn văn ngắn, là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân học sinh. Qua bài Tập làm văn ta sẽ thấy được trình độ sử dụng Tiếng Việt, tri thức và hiểu biết về cuộc sống của học sinh.
 Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn trước hết là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phục vụ học tập và giao tiếp hằng ngày. Bước đầu dạy cách làm quen với đoạn văn thông qua nhiệm vụ kể một số việc đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc bằng câu hỏi. Vì vậy cần dạy cho học sinh biết cách sử dụng lời nói, tạo ra động cơ, nhu cầu nói, kích thích học sinh tham gia vào quá trình giao tiếp (nói, viết).
 Để tạo lập một văn bản (đoạn văn) phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: Sự liên kết về nội dung và sự liên kết về hình thức. Sự liên kết này có được là nhờ tính định hướng mục đích của văn bản. Vì vậy để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh chúng ta phải giúp học sinh xác định được mục đích của đoạn viết thông qua việc tìm hiểu đề. Phải xác định được đề bài yêu cầu ta làm gì? Nói, viết về cái gì? Xác định được chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này trong suốt bài viết để bài văn, không lan man bằng cách tìm ý, sắp xếp ý theo một trình tự nhất định, đồng thời phải chọn từ ngữ để dùng từ đặt câu cho chính xác, rõ ý, có hình ảnh, có cảm xúc.
 Mặt khác sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy trong dạy bài Tập làm văn, nhiều người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đúng mức đến lôgic của các ý trong bài. Khi sửa bài cho học sinh, nhiều giáo viên thường chú ý sửa lời (khi nói) mà không sửa ý (khi viết).
 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
 Qua nhiều năm công tác, cùng với việc thăm lớp, dự giờ và các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tổ, tôi thấy thực tế của vấn đề này là như sau :
 * Về phía giáo viên :
 - Một số giáo viên trong quá trình dạy bản thân chưa thực sự coi trọng việc rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh, cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên. Sự sáng tạo cũng như linh hoạt của giáo viên chưa có hoặc có song chưa được nhiều nên chưa cuốn hút được học sinh. 
 - Việc sửa lỗi khi viết đoạn văn cho học sinh chưa được chú trọng hoặc chỉ sửa một lần vì việc làm này mất rất nhiều thời gian.
 - Bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi ở đồng nghiệp, hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung viết đoạn văn theo những phương pháp, biện pháp mới nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. 
 * Về phía học sinh : 
 Trong những năm gần đây, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2 là chủ yếu. Năm học 2018-2019, tôi tiếp tục được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2A. Qua thời gian giảng dạy ở lớp 2, bản tôi thấy các em còn vướng phải nhiều hạn chế, cụ thể như sau :
 - Học sinh chưa có động cơ, hứng thú học tập với phân môn Tập làm văn.
 - Học sinh mới chỉ biết dựa vào các câu hỏi gợi ý đã cho trong sách giáo khoa nên bài làm còn đơn điệu và giống nhau.
- Vốn từ của các em còn hạn hẹp, vốn sống của các em chưa nhiều, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất hạn chế.
 Ví dụ : Khi học bài Tập làm văn tuần 10 (trang 35 – TV2 tập 1) : Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc người thân của em.
 Có học sinh không biết lựa chọn chi tiết sao cho phù hợp, do vậy khi đọc lên sẽ mất đi cái hình ảnh đẹp và đáng quý, đáng yêu của người bà. Một bạn đã viết như sau : 
 Bà em đã 73 tuổi rồi. Da của bà trắng hồng. Tóc của bà mượt mà. Bà rất hay quát tháo và bắt nạt em, có hôm bà còn đánh em gãy cả cái gậy 
 - Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, các em nghĩ sao, viết vậy không theo trật tự lôgic nào, thậm chí không sử dụng dấu câu trong quá trình viết văn, có em chỉ trả lời câu hỏi gợi ý cộc lốc, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện... 
 Ví dụ: Trong tiết Tập làm văn (tuần 8 – trang 69 – TV2 tập 1) viết một đoạn văn về cô (thầy) giáo lớp 1. Một học sinh đã không chú ý đến câu, cách dùng ý, dùng từ vào văn cảnh dẫn đến câu rời rạc thiếu sự liên kết. Cụ thể như sau : Cô giáo lớp 1 của em làm nghề cô giáo. Cô rất thương em. Cô có mái tóc dài. Cô còn hướng dẫn em làm toán
 Đôi khi học sinh viết câu dùng từ diễn đạt nội dung có hình ảnh song chưa chính xác. Có em viết : “Mỗi khi cô cười cô đều nhe chiếc răng to ra trông rất xinh.” 
 - Học sinh hầu như chưa nắm được cấu trúc của một đoạn văn ngắn, chưa có năng lực tư duy, sáng tạo. Do tâm lý lứa tuổi và chưa được rèn luyện thường xuyên nên các em chưa có cách quan sát cụ thể chi tiết. Các em chỉ quan sát thoáng qua, hời hợt, thậm chí có em còn không để ý đến đối tượng cần quan sát. Thêm vào đó khả năng tưởng tượng còn hạn chế. Do vậy khi viết đoạn văn còn có những câu văn lạc lõng không sát thực với yêu cầu của đề bài. Các em không biết viết thế nào, viết từ đâu để thành một đoạn văn. Một số em chưa có kỹ năng sắp xếp câu thành đoạn. Từ chỗ nói chưa thành câu, nói câu cộc lốc nên khi viết các em bị chi phối nhiều. Hơn nữa các em còn không biết viết câu nào trước, câu nào sau, viết chưa thành câu đã chấm hết câu, do vậy nhiều bài văn của các em viết không thành đoạn theo nội dung yêu cầu. 
 - Học sinh hay trả lời câu hỏi máy móc, câu văn thiếu sự hấp dẫn, sinh động. Ví dụ : Tập làm văn (tuần 8 –trang 69 – TV2 tập 1 ) Viết đoạn văn nói về cô (hoặc thầy)giáo lớp 1, trong sách giáo khoa có mấy câu hỏi gợi ý trong đó có câu hỏi : 
 + Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì? 
 + Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?
 + Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?
 + Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào?
 Có học sinh đã viết : “ Cô giáo lớp 1 của em tên là Vân. Tình cảm của cô đối với học sinh rất tốt. Em nhớ khuôn mặt hơi đen của cô. Tình cảm của em đối với cô là rất tốt”.
 - Khi viết đoạn văn các em thường dùng từ bị lặp nhiều lần.
 Ví dụ: Khi viết về một người bạn thân như sau : “ Bạn thân của em tên là Lan. Bạn Lan học cùng lớp với em. Bạn Lan có mái tóc dài. Bạn Lan có nước da trắng. Bạn Lan học rất giỏi . Bạn Lan hay xung phong lên bảng ...”. 
 - Qua thực tế giảng dạy, khảo sát 2 tiết đầu tiên (kể về người thân, kể về gia đình) khi học sinh thực hành làm bài tập viết đoạn văn ngắn tôi thấy kết quả như sau: 
Bảng 1: Kết quả khảo sát viết đoạn văn của học sinh lớp 2 đầu năm học 2018- 2019
Tổng số học sinh
Viết câu văn trọn ý, đảm bảo yêu cầu, đoạn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc.
Viết câu văn có ý theo yêu cầu đề bài, diễn đạt câu chưa gãy gọn, một số từ dùng chưa chính xác, ít xúc cảm.
Chưa biết viết văn, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu.
 Không sử dụng dấu câu khi viết văn.
SL
TL
 SL
 TL
 SL
 TL
 SL
 TL
29 em
0
0
15
51,8%
10
34,4%
4
13,8%
 Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy ngay rằng tỉ lệ bài viết của học sinh chưa đạt yêu cầu còn rất cao, đòi hỏi tôi phải tìm biện pháp giúp các em viết đoạn văn ngắn được tốt hơn.
 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ thực tế công tác và một số kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục các tình trạng trên như sau :
Biện pháp 1 : Xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Trong học tập không những cần có động cơ đúng đắn mà còn cần phải có hứng thú bền vững thì học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất. Đây là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Để có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong tôi đã xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập cho các em như sau :
 - Tạo ra môi trường thân hiện giữa thầy và trò, duy trì không khí lớp học thoải mái, giải phóng sự lo sợ, áp lực của học sinh. 
 - Xác định được mục tiêu học tập, giáo viên cần phải chuẩn bị giáo án thật tốt, các phương tiện dạy học phải hấp dẫn như lời nói nhẹ nhàng, lối cuốn, hình ảnh trực quan sinh động. 
 Ví dụ : Khi kể về một con vật mà em yêu thích, tôi đã giới thiệu cho các em một số con vật qua hệ thống tranh ảnh (cũng có thể là các hình ảnh trên máy chiếu, video...). Từ đó giúp các em có thêm hứng thú học tập đồng thời nhanh chóng hơn trong việc lựa chọn con vật phù hợp để kể.
 - Tổ chức hoạt động học theo nhóm : Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của hai hay nhiều thành viên nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung, qua đó giúp những học sinh yếu mạnh dạn, hòa đồng hơn đồng thời xóa bỏ tâm lí ngại học ở các em. 
 - Tổ chức dạy học ngoài trời : Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để HS quan sát thiên nhiên nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. (tuy nhiên hình thức dạy học này phụ thuộc vào từng loại bài.) 
 Ví dụ : Khi viết về một loài cây, tôi đã cho các em ra sân trường quan sát có mục đích theo yêu cầu của bài tập phải đạt được:
 + Quan sát bao quát ( hình dáng, màu sắc) của cây.
 + Qua sát chi tiết (từ ngữ miêu tả các chi tiết, các bộ phận) của cây.
 + Viết và sửa lỗi từ, câu,... miêu tả cho học sinh.
 Sau khi các em nắm được mục đích, yêu cầu khi quan sát, các em đã nhanh chóng lựa chọn đối tượng khác nhau để làm bài (cây bàng, cây cau, cây phượng, cây xà cừ ...), thấy được vai trò của loại cây đó đối với mọi người, với cảnh quan nhà trường. Từ đó các em nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ... Và điều quan trọng nhất là các em rất hào hứng học tập, hoàn thành đoạn văn một cách dễ dàng hơn.
 Bên cạnh đó, giáo viên cần phải tăng cường tích cực hoá trong hoạt động học tập. Nếu các em tiến bộ, giáo viên cần động viên, khích lệ một cách kịp thời
sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo hứng thú để cho học sinh học tập, rèn luyện và phát triển.
Ví dụ: Tả cây bàng
+ Tả bao quát: Cây cao khoảng 10m. Tán lá xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ,..
 + Tả chi tiết: Từng chiếc rễ cây nổi lên mặt đất như những hình thù quái lạ. Thân cây sần sùi, màu nâu sẫm,...
 + Cho học sinh nêu từ các em đã chọn để tả, từ đó giáo viên giúp học sinh phân tích, chọn lọc những từ ngữ, câu văn hay để sử dụng vào viết đoạn văn.
 Qua cách hướng dẫn học sinh quan sát như trên, đã giúp các em viết được đoạn văn đúng yêu cầu và viết có sáng tạo (về các sự vật, hiện tượng) theo yêu cầu.
Biện pháp 2 : Bổ sung hệ thống câu hỏi gợi ý. 
Bước 1: Nắm vững nội dung, yêu cầu của bài tập.
- GV viết yêu cầu bài tập lên bảng (trên phiếu)
- HS xác định yêu cầu của bài tập, GV dùng thước gạch chân cụm từ trọng tâm của bài tập mà HS cần nắm vững.
Ví dụ: Viết đoạn văn ngắn khoảng từ 4 đến 5 câu nói về một con vật mà em thích..(trang 81 – TV2 tập 2) 
Bước 2: Hướng dẫn các đối tượng HS viết đoạn văn bằng câu hỏi gợi ý.
*Đối với HS hoàn thành:
+ Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở ( theo yêu cầu).
+ HS nói theo từ ngữ đã cho, đặt câu theo hướng dẫn.
+ HS viết câu liên kết logic giữa các ý trong đoạn.
+ HS viết đạt được số câu theo yêu cầu.
*Đối với HS hoàn thành tốt (HS năng khiếu):
- HS đọc kĩ yêu cầu, xác định nội dung, yêu cầu của bài tập.
- GV dùng câu hỏi gợi mở để HS làm bài.
 Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng và tương đối đầy đủ. Nhưng nếu cứ dựa vào những câu hỏi gợi ý như vậy thì sẽ có nhiều bài làm giống nhau và như vậy sẽ gây nhàm chán trong tiết Tập làm văn. Do vậy, để khắc phục được tình trạng này, giáo viên nên hướng dẫn mỗi học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý khác nhau (việc này rất mất thời gian nhưng nó lại rất hiệu quả với các em). Ở mỗi dạng bài tập, giáo viên hệ thống cho các em các ý cần có để các em hình dung ra cấu trúc của đoạn văn và không bị thiếu ý. 
 * Đối với những bài có câu hỏi gợi ý sơ sài, giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi. 
 * Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, giáo viên soạn câu hỏi cho các em, giúp các em có một điểm tựa để làm bài. 
 Ví dụ : Kể về người thì đoạn văn phải đảm bảo giới thiệu được người đó là ai, hình dáng (nước da, đôi mắt, hàm răng, quần áo...) như thế nào? Có những cử chỉ như thế nào với em? Tình cảm của người đó dành cho em và của em dành cho người đó?
 Cụ thể : Hệ thống câu hỏi ở sách giáo khoa như sau :
 a, Ông, bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi?
 b, Ông, bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì?
 c, Ông, bà (hoặc người thân) của em yêu quý chăm sóc em như thế nào? 
 Tôi đã hướng dẫn các em dựa vào câu hỏi gợi ý trên. Ngoài ra, tôi bổ sung thêm câu hỏi để học sinh viết và hoàn thành các đoạn văn không giống nhau đó có thể :
 - Tính tình của người đó ra sao? Người đó có thói quen gì? Sở thích của người đó là gì?
Ví dụ : Bố em là người rất nghiêm khắc hoặc Mẹ em là một người dịu dàng
 - Cử chỉ, lời nói, việc làm của người như đó thế nào?
Ví dụ : Mẹ em người luôn quan tâm, lo lắng cho gia đình. Ngoài công việc ở cơ quan, mẹ còn phải làm bao nhiêu là việc
 - Tình cảm của em đối với Ông, bà (hoặc người thân) của em?
 Hướng dẫn các em nêu nhận xét hay cảm nghĩ của em về người thân hoặc trong bài làm các em viết xen lẫn cả đặc điểm và tính tình, tính tình và cảm nghĩ..
 * Đối với dạng bài: Kể ngắn về bốn mùa.
- Yêu cầu học sinh khi kể phải đảm bảo giới thiệu mùa đó bắt đầu từ bao giờ? Mùa đó có điểm gì nổi bật về thời tiết, về bầu trời, về cây cối xung quanh...? Em và các bạn có những việc làm gì hay niềm vui gì khi mùa đó về? Em có thích mùa đó không?....
 Ví dụ : Khi viết về mùa hè, ngoài câu hỏi gợi ý trong sách, tôi đã hướng dẫn thêm cho các em một số câu hỏi sau :
 - Mùa hè, em nghe được những âm thanh gì ở khắp nơi? 
 - Tiếng ve làm cho mọi người cảm thấy như thế nào? 
hoặc : - Theo em, mùa hè loại hoa nào nở nhiều nhất?
 Màu sắc của hoa như thế nào? 
hay : - Quả gì em hay được ăn vào mùa hè? 
Màu sắc và vị của nó như thế nào?
 Mùa hè, em thường làm gì và được đi đâu chơi?
 Khi giáo viên hệ thống hóa kiến thức một cách kĩ lưỡng thì học sinh sẽ phân biệt rõ được đặc điểm của từng đối tượng và các em sẽ tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc đồng thời viết chính xác về đối tượng đang nói đến. Qua cách làm này, giúp HS biết cách viết đúng và viết hay về một đối tượng theo yêu cầu của bài tập. 
Biện pháp 3: Thực hiện dạy học tích hợp.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tích hợp kiến thức của phân môn Tập làm văn với các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu để liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập các phân môn nhằm cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh. Bởi vậy, giáo viên chính là người cung cấp. Cung cấp thông các bài tập đọc. Mỗi chủ đề của môn Tiếng Việt thì môn tập đọc đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ đề đó. Vì vậy, trong các tiết dạy, giáo viên nên tập cho học sinh trả lời thành câu đủ ý và chú ý đến những bài tập đọc có liên quan đến tiết tập làm văn. Từ đó học sinh có thể rút ra những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ để sau này vận dụng vào viết văn. 
Ví dụ : Qua bài tập đọc “Mùa xuân đến”
 Học sinh rút ra được đoạn văn kể về mùa xuân “Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc” 
 Hay qua bài Tập đọc “Sự tích cây vú sữa”
 Học sinh có thể vận dụng một số chi tiết để kể về lá vú sữa, hoa vú sữa, quả vú sữa như : Hoa vú sữa từng chùm, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện. Quả vú sữa có da căng mịn, xanh óng ánh để phục vụ cho bài Kể về một loại cây.
 Khi học song bài Tập đọc “Chuyện bốn mùa”
 Học sinh đã nắm thêm về đặc điểm của các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Từ đó giúp học sinh viết đoạn văn tả về một trong các mùa được thuận tiện hơn
 Nhờ thực hiện biện pháp này mà tôi đã góp phần giúp các em mở rộng thêm một số chi tiết, hình ảnh phục vụ cho những tiết Tập làm văn có nội dung liên quan.
 Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của dạy học tích hợp, tôi đã tăng cường luyện nói, luyện kể, cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc, Kể chuyện. Qua mỗi tiết học, phải rèn cho học sinh được nói ít nhất là một đến hai câu, nhất là những câu chuyện liên quan đến Tập làm văn.
Biện pháp 4 : Trang bị cho học sinh một số từ ngữ, hình ảnh thuộc chủ đề. 
 Học sinh Tiểu học (nhất là học sinh lớp 2) vốn từ của các em còn hạn. Vì vậy, giáo viên nên bổ sung thêm cho các em dựa vào từng chủ đề. 
 Ví dụ : 
+ Tả nắng của mùa hè có thể dùng hình ảnh : nắng chói chang; nắng như thiêu như đốt; nắng như đổ lửa; nắng cháy da, cháy thịt
+ Tả về tiếng hót của chim : líu lo, véo von, vang lừng, ríu rít
+ Tả thân hình : mảnh khảnh, mảnh mai, gầy gò, béo tròn, thon thả  
+ Nước da : đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen  
+ Mái tóc : đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, đen óng ả, mượt mà
+ Khuôn mặt : Trái xoan, đầy đặn, tròn trịa, xương xương.... 
+ Tả mặt biển : xanh, rộng, mênh mông , xanh  ngắt 
+ Tả giọt sương : long lanh, lấp lánh, lung linh
 Tuy nhiên bản thân tôi cũng đã tùy theo chủ đề mà học sinh có cách lựa ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_viet_doan_van_ngan.doc