SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua các môn học

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua các môn học

Ở bậc tiểu học, các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi , những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Vì vậy rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.

Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo có chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến tích cực,nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc dạy đọc tốt, làm tính tốt .

Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm học sinh khối lớp 2.tôi thấy nhận thức và hoạt động của các em còn rất thấp và chưa có nhiều kĩ năng bảo vệ bản thân.Chính vì vậy tôi đã rút ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua các môn học ,đó cũng chính là nội dung đề tài mà tôi đã nghiên cứu,thực hiện “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua các môn học ‘,nhằm trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.

 

doc 15 trang thuychi01 37477
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua các môn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I - Lí do chọn đề tài :
Ở bậc tiểu học, các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi , những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Vì vậy rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo có chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến tích cực,nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc dạy đọc tốt, làm tính tốt ...
Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm học sinh khối lớp 2.tôi thấy nhận thức và hoạt động của các em còn rất thấp và chưa có nhiều kĩ năng bảo vệ bản thân.Chính vì vậy tôi đã rút ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua các môn học ,đó cũng chính là nội dung đề tài mà tôi đã nghiên cứu,thực hiện “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua các môn học ‘,nhằm trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
II- Mục đích nghiên cứu:
Giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội,giúp HS hiếu biết về thế chất,tinh thần của bản thân mình,có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật
Giúp HS có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh,tự chủ ,độc lập tự tin khi giải quyết công việc
III- Đối tượng nghiên cứu:
 	Trong quá trình dạy học, tôi đã nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt lớp 2 và thực tế dạy học môn Tiếng Việt lớp 2.
 	Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của kĩ năng sống được hình thành qua việc học tập một số môn học tại lớp 2D và học sinh khối lớp 2-Trường Tiểu học Thị Trấn Triệu Sơn –Thanh Hóa năm học 2014-2015. 	
IV- Phương pháp nghiên cứu:
 	Trong đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy học như sau:
 	- Phương pháp điều tra ( học sinh trả lời trắc nghiệm).
- Phương pháp thống kê.
 	- Phương pháp phỏng vấn .
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 	- Phương pháp so sánh (So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài).
 	- Phương pháp thực hành ( giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua các hoạt động, để HS tự cảm nhận.đánh giá .nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống ).
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I- Cơ sở lí luận:
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại... Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ hành vi, thói quen tích cực lành mạnh.
Nghiên cứu khoa học gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường
Giáo dục kĩ năng sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi vì lửa tuổi này đã hình thành những hành vi các nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các môn học để hình thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, sẽ giúp các em tự tin, chủ động biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ hình thành và tập dượt cho các em những hành vi, thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Học sinh Tiểu học là những học sinh đang ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý rất nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống bên ngoài tác động
Ngày nay,rèn luyện kĩ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em học sinh, là trách nhiệm chung của gia đình- nhà trường và xã hội. Trong đó người giáo viên giữ vai trò quyết định.
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá mức chu đáo của phụ huynh, vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định ; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua học tập – sinh hoạt ở trường học là điều hết sức cần thiết.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm cùa ban giám hiệu nhà trường,tổ , khối và các thầy cô trong nhà trường thường xuyên trao đổi phương pháp dạy học qua các tiết dự giờ,thao giảng đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy .
- Về phía học sinh lớp 2D , tôi chủ nhiệm năm học 2014-2015 có 30 hoch sinh ( 12 nữ - 18 nam ) .Trong đó có 12 em thuộc gia đình cán bộ công chức,18 em còn lại thuộc gia đình buôn bán và làm nghề nông. Đa số các em có đù đồ dùng học tập ,được gia đình quan tâm .
- Lứa tuổi các em học mà chơi- chơi mà học nên các em rất thể thâm nhập tiếp thu các kiến thức một cách năng động , sáng tạo.
2. Khó khăn
- Nội dung các bài học vốn đã nhiều,thời lượng lại ít nên khó lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào.
- Một số gia đình chưa thực sự kết hợp với nhà trường,giáo viên chủ nhiệm,có thái đọ chưa đúng trong công tác giáo dục học sinh,chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình.
- Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2D, đầu năm tôi thấy kĩ năng sống của đa số học sinh chưa cao,các em chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trao dồi kĩ năng sống,chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm để tạo lập rèn luyện kĩ năng sống. Các em có nhận xét,đánh giá về sự việc , nhưng chưa có cách ứng xử cách xưng hô chuẩn mực.
- Ngoài ra ở lớp có một số học sinh điều kiện kinh tế gia đình gặp khó khăn. Học sinh phải ở nhà với người thân,ông bà (vì bố mẹ bận đi làm ăn xa), thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điệu kiện tốt để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu không có sự quản lí tốt của nhà trường – gia đình-xã hội.
Vậy làm thế nào để hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh,tôi có một số ý kiến về các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho các em như sau .
III- Một số biện pháp thực hiện:
 * Giáo dục kĩ năng sống không hình thành trong “ngày một – ngày hai” mà phải có cả quá trình nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành vi. Vì vậy người giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới, tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước kia.
 Dù là giáo dục kĩ năng sống nào thì cũng được thực hiện qua 4 bước:
 1/ Khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kĩ năng, kiến thức, ... sẽ được học. Giúp giáo viên đánh giá, xác định thực trạng (kiến thức, kĩ năng, ... ) của học sinh trước khi giới thiệu vấn đề mới.
Ở bước này giáo viên đóng vai trò người lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề ; học sinh cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lí thông tin, ghi chép. Một số kĩ thuật dạy học chính được vận dụng như: động não, phân loại, thảo luận, trò chơi, đặt câu hỏi, ...
 2/ Kết nối: Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1. Giáo viên giới thiệu kiến thức và kĩ năng sống mới, kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa. Ở bước này, giáo viên là người hướng dẫn, học sinh là người phản hồi, trình bày ý kiến, đặt câu hỏi, trả lời. Một số kĩ thuật dạy học chính được vận dụng như: chia nhóm, thảo luận, trình bày, đóng vai, các phương tiện khác (chiếu phim, băng, đĩa, ...).
 3/ Thực hành – luyện tập: Giáo viên thiết kế hoạt động mà theo đó yêu cầu học sinh phải sử dụng kiến thức và kĩ năng mới. Học sinh làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân. Giáo viên giám sát mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết. Giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội. Ở bước này, giáo viên là người hướng dẫn, người hỗ trợ ; học sinh là người thực hiện, người khám phá. Một số kĩ thuật dạy học chính được vận dụng như: đóng kịch ngắn, viết bài, hỏi – đáp, chia nhóm thảo luận, trò chơi...
 4/ Vận dụng: Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào tình huống mới. Ở bước này, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên là người hướng dẫn, đánh giá, học sinh là người lập kế hoạch, sáng tạo, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá. Một số kĩ thuật dạy học được vận dụng như : dạy học hợp tác, làm việc nhóm, trình bày cá nhân, dạy học dự án ...
* Người giáo viên phải nghiên cứu kĩ năng sống cần rèn luyện qua từng bài dạy cho học sinh , xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn học . 
Ví dụ như dạy học sinh học Tiếng Việt mà cụ thể qua phân môn Tập làm văn là giúp cho các em nói viết lưu loát, học sinh phát triển vốn từ ngữ,bồi dưỡng cảm xúc , tình cảm lành mạnh,trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng, rèn khả năng tư duy trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên , giúp các em tự tin , có khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.
* Giáo viên phải nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học , chú trọng cung cấp kĩ năng sống phù hợp với nội dung bài dạy, cụ thể là việc chuẩn bị giáo án có lồng ghép cẩn thận . Trong quá trình dạy lồng ghép KNS cho học sinh thông qua các môn học cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá các em khi các em làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và hòa nhập cùng bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình. 
Ví dụ: như khi dạy đạo đức ở lớp 2, cụ thể nhất là ở tiết thứ 2 của mỗi bài , giáo dục cho các em kĩ năng sống như tính thật thà ; biết giúp đỡ người tàn tật người già; biết bảo vệ trường lớp sạch đẹp; đi học đều đúng giờ 
* Trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không nên áp dụng ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của giáo viên. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình. 
 Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy, các môn học, những giờ sinh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao. Để thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống, đem lại kết quả cao tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1 : Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Đầu tiên, sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện - Nơi " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, cô giáo là người mẹ thứ 2 của các em". Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm, tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động, thích thể hiện hay lãng mạn...Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tôi tiếp tục:
Biện pháp 2: Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Sau đây là những bước chuẩn bị đầu tiên của tôi. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả tôi vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; An toàn giao thông ....
a) Giáo dục KNS trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung ở Lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động học tập môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên và xã hội và con người. Do vậy, CT- ND dạy học môn Tiếng Việt chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS và có khả năng tích hợp giáo dục KNS rất cao.
KNS đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là KN giao tiếp, sau đó là KN nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định, Trong SGK Tiếng Việt, có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục KN giao tiếp xã hội, như: Viết tự thuật, Lập danh sách HS, Lập thời gian biểu, Viết thiếp chúc Tết, Viết nhắn tin, Chương trình môn Tiếng Việt chú trọng rèn luyện KN nhận thức cho HS thông qua một chương trình mang tính tích hợp: Tích hợp ở đơn vị kiến thức mới với những kiến thức và KN đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Khả năng giáo dục KNS của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua PPDH của giáo viên, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: Thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, HS có cơ hội rèn luyện nhiều KNS cần thiết. 
* Việc giáo dục KNS cho HS có thể thực hiện bất cứ giờ học nào. 
Ví dụ : Bài tập đọc “ Có công mài sắt có ngày nên kim” Tuần 1 
- Các KNS cơ bản được giáo dục: 
+Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh) 
+ Lắng nghe tích cực
+ kiên định
+ Đặt mục tiêu ( biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện)
- Các PP- KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Động não
+ Trình bày 1 phút
+ Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực. 
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu bản thân là những bài học như khám phá bản thân, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. Tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình hơn qua việc học nhóm. 
Hay khi dạy bài: "Cảm ơn, xin lỗi " phân môn Tập làm văn tôi cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Cảm ơn, xin lỗi và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nhận được nhiều lời cảm ơn nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy tôi tổ chức cho các em trao đổi:
- Em nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào?
- Bạn đã cảm ơn em về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi được bạn cảm ơn, xin lỗi?... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. 
Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. 
b) Như trong môn Tự nhiên: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 là một môn học giúp HS có một kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về một sự vật hiện tượng đơn giản trong TN- XH; chú trọng đến việc hình thành và phát triển các KN trong học tập như quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc Vì vậy, môn TN-XH ở Tiểu học nói chung là một trong những môn học phù hợp để GV có thể giáo dục KNS cho các em HS.
- Các KNS chủ yếu trong môn TN- XH :
+ KN tự nhận thức: Tự nhìn nhận đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường, ở cộng đồng.
+ KN tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ mình ( rửa mặt, đánh răng, tắm, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe)
+ KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân; để ứng xử đúng phù hợp trong GĐ, NT và XH. 
+ KN kiên định và KN từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu. 
+ KN làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm. 
+ KN giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; lắng nghe tích cực; phản hồi xây dựng; bày tỏ sự thông cảm, chia sẻ- giúp đỡ bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn.
+ KN hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết, biết chung sức làm việc có hiệu quả. 
+ KN tư duy phê phán: Biết phê phán đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
+ KN tìm kiếm và ứng sử thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo.
Tóm lại: Dạy KNS trong môn TN- XH các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
 Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đong, đo, đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng ... đó chính là hiệu quả từ giáo dục kĩ năng sống. Việc học sinh: sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.
	 Ngoài ra tôi chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_2_qu.doc