SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức ở lớp 1

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức ở lớp 1

Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ, dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi phải có ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua sự xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là: “Tài và Đức”. Muốn làm được điều này, ngành giáo dục phải tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực về văn hóa cũng như về phẩm chất đạo đức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí các em đã hình thành và phát triển nhân cách của mình. Bác Hồ đã từng nói:

“Ngày nay chúng ta là Nhi đồng, ít năm sau chúng ta sẽ là công nhân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả các đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng ” Để mai sau xã hội có những người chủ xứng đáng, có những người công dân tốt thì hôm nay thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, định hướng cho các em con đường đúng đắn. Không nơi nào khác trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trong giáo dục đào tạo con người mới con người phát triển toàn diện, chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hóa mà còn phải làm tốt công tác giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho các em ở lứa tuổi tiểu học. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh trong giai đoạn đầu cấp (học sinh lớp 1). Người xưa đã dạy: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho các em là vô cùng cần thiết. Thông qua môn học Đạo đức các em có những hiểu biết ban đầu về một số những chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, từng bước hình thành cho học sinh những kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi ứng xử phù hợp của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành cho các em thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, biết yêu thương tôn trọng mọi người; luôn mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với hành vi, việc làm sai.

 

doc 23 trang thuychi01 80677
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ, dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi phải có ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua sự xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là: “Tài và Đức”. Muốn làm được điều này, ngành giáo dục phải tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực về văn hóa cũng như về phẩm chất đạo đức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trícác em đã hình thành và phát triển nhân cách của mình. Bác Hồ đã từng nói:
“Ngày nay chúng ta là Nhi đồng, ít năm sau chúng ta sẽ là công nhân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả các đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng” Để mai sau xã hội có những người chủ xứng đáng, có những người công dân tốt thì hôm nay thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, định hướng cho các em con đường đúng đắn. Không nơi nào khác trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trong giáo dục đào tạo con người mới con người phát triển toàn diện, chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hóa mà còn phải làm tốt công tác giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho các em ở lứa tuổi tiểu học. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh trong giai đoạn đầu cấp (học sinh lớp 1). Người xưa đã dạy: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho các em là vô cùng cần thiết. Thông qua môn học Đạo đức các em có những hiểu biết ban đầu về một số những chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, từng bước hình thành cho học sinh những kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi ứng xử phù hợp của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành cho các em thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, biết yêu thương tôn trọng mọi người; luôn mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với hành vi, việc làm sai.
 Thực tiễn cho thấy kết quả giáo dục đạo đức đang có sự giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay, trong điều kiện của kinh tế thị trường và cạnh tranh. Do bị xoáy vào vòng xoáy của cơ chế thị trường mà nhiều phụ huynh ít còn thời gian, sức lực dành cho việc kiểm tra, giáo dục con cái. Hoặc không ít phụ huynh chiều chuộng con quá mức, muốn gì được đó... Ngoài ra, sự bùng nổ của công nghệ thông tin (cả tích cực lẫn tiêu cực), các trò chơi bạo lực trên mạng Internet ... đã ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. Mà tâm lí học sinh tiểu học thích “bắt chước” nên hành vi đạo đức của các em có thể thu nhận qua việc giao tiếp, tranh ảnh, sách báo, phim, truyện ... nhưng các em chưa biết phân biệt để tự lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình. Chính vì vậy, những chuẩn mực hành vi đạo đức giáo dục trẻ phải được gia đình, nhà trường, xã hội cung cấp và uốn nắn ngay từ nhỏ. Từ lớp 1 các em đã được thầy cô xây dựng những hành vi, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi của các em thông qua môn Đạo đức. Đây cũng là điểm tựa định hướng cho việc hình thành thái độ và kỹ năng, hành vi đạo đức cho các em.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy môn Đạo đức ở lớp 1. Vậy làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng, sinh động, không nhàm chán, không bị áp đặt, gò bó hay gượng ép? Chuyển tải đến các em cảm giác “Học mà chơi, chơi mà học” Tôi đã áp dụng một số biện pháp trong quá trình giảng dạy và đạt được một số hiệu quả nhất định với sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức ở lớp 1” để cùng chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng môn đạo đức.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao hơn nữa về chất lượng môn Đạo đức cho học sinh lớp1- Trường Tiểu học Đông vệ 2- Thành phố Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức.
- Học sinh lớp 1B – Trường Tiểu học Đông Vệ 2.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp quan sát trực quan :
Quan sát cách tiến hành, tổ chức lên lớp của giáo viên khối 1. Quan sát mức độ tiếp thu của học sinh, khả năng hiểu bài và kiến thức, kỹ năng học sinh đạt được qua tiết học. Quan sát kỹ năng từng thao tác của giáo viên, từng hành vi của học sinh khi học môn Đạo đức. Phạm vi quan sát chủ yếu là học sinh khối 1.
4.2. Phương pháp đọc sách, tài liệu:
- Sử dụng giáo trình “ Phương pháp dạy học môn Đạo đức”.
- Đọc tài liệu tập huấn đối với phương pháp dạy lớp 1.
- Xem sách giáo viên Đạo đức1, Vở bài tập Đạo đức1, xem lại một số giáo án dạy môn Đạo đức.
- Xem băng đĩa, các bài giảng điện tử có liên quan đến môn Đạo đức.
4.3. Phương pháp thống kê, so sánh:
Thống kê lại tất cả những gì quan sát, đã tìm hiểu khi thực hiện đề tài rồi sắp xếp một cách có hệ thống. So sánh kết quả sau khi đã thống kê trước đây với kết quả đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
1.1 Mục tiêu môn đạo đức lớp 1
- Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đó.
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lưa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cái xấu.
1.2. Cấu trúc chương trình môn Đạo đức lớp 1.
- Chương trình Đạo đức lớp 1 được thiết kế theo hướng xác định quyền trách nhiệm, bổn phận đối với học sinh. Bao gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh theo năm mối quan hệ trong cuộc sống như:
+ Quan hệ của các em với bản thân ở các bài: Em là học sinh lớp Một; Gọn gàng, sạch sẽ.
+ Quan hệ của các em với gia đình ở các bài: Gia đình em; Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
+ Quan hệ của các em với nhà trường ở các bài: Nghiêm trang khi chào cờ; Đi học đều và đúng giờ; Trật tự trong giờ học; Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo; Em và các bạn.
+ Quan hệ của các em với cộng đồng xã hội ở các bài: Đi bộ đúng quy định; Cảm ơn và xin lỗi; Chào hỏi và tạm biệt.
+ Quan hệ của các em với môi trường tự nhiên ở các bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
- Chương trình gồm 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết. Mỗi bài của chương trình được dạy trong 2 tiết:
+ 14 bài x 2 tiết = 28 tiết
+ Dành cho địa phương: 3 tiết
+ Ôn tập học kì I: 	 1 tiết
+ Kiểm tra học kì I: 1 tiết
+ Ôn tập cuối năm: 1 tiết
+ Kiểm tra cuối năm: 1 tiết
Tổng cộng: 	 35 tiết
+ Thời gian 1 tiết: 40 phút.
- Dạy – học môn Đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền của trẻ em trong các tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung môn Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Hơn nữa, môn Đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tự nhiên, mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bản thân mình.
1.3. Giới thiệu vở bài tập Đạo đức 1.
a. Về cấu trúc nội dung: Môn Đạo đức lớp Một không có sách giáo khoa mà chỉ có vở bài tập đạo đức. Vở bài tập đạo đức 1 có các dạng bài tập chính sau:
- Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
- Nhận xét về các hành vi của các nhân vật trong tranh.
- Xử lí tình huống.
- Đóng vai.
- Liên hệ tự liên hệ.
- Múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, tô màu tranh, vẽ tranh,  về chủ đề bài học.
b. Về cách trình bày.
- Vở bài tập đạo đức 1 chủ yếu được trình bày rất nhiều tranh ảnh nhưng tất cả đều là tranh vẽ, màu sắc còn đơn điệu, chủ yếu sử dụng màu xanh, màu đen.
1.4. Một số phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp Một
Như đã trình bày ở trên, phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp Một rất phong phú, đa dạng. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp động não: Là phương pháp giúp cho học sinh, trong một thời gian ngắn, nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Phương pháp trò chơi: Là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi nào đó.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
- Phương pháp kể chuyện: Dạy – học Đạo đức ở lớp Một có thể bắt đầu bằng một truyện kể đạo đức, truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong một tình huống cụ thể (thường là gương tốt), để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, khái quát thành chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần nắm và thực hiện. Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp Một. Nó giúp cho bài đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Hiệu quả của phương pháp kể chuyện phụ thuộc vào chất lượng truyện và nghệ thuật kể của giáo viên.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thuận lợi:
- Dạy – học môn Đạo đức theo phân phối chương trình mỗi tuần 1 tiết và mỗi bài được dạy trong 2 tiết.
- Lớp tôi đang chủ nhiệm là lớp học 2 buổi/ ngày.
- Lớp học khang trang, thoáng mát, trang trí thân thiện với môi trường.
- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học trang bị đẹp, sinh động.
a. Giáo viên:
- Trong khối được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường. Tất cả giáo viên trong khối đã được tập huấn về Chuẩn kiến thức kỹ năng; Rèn kỹ năng sống; Giáo dục Bảo vệ môi trường.
- Đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, yêu nghề, có năng lực sư phạm. Luôn khắc phục mọi khó khăn, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức để phục vụ cho công tác dạy – học đạt kết quả tốt.
b. Học sinh:
- Đa số học sinh chăm ngoan, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Học sinh có ý thức trong học tập, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
- Đa số gia đình có quan tâm đến việc học của con em, tạo điều kiện mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời từ quỹ của Ban chấp hành Cha mẹ học sinh và các Ban ngành trong trường với những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hộ nghèo, mồ côi
- Học sinh lớp 1 rất thích học môn Đạo đức, đây là môn học gắn với thực tế, sử dụng nhiều ví dụ thực tế để liên hệ trong học tập. Các em rất thích hoạt động của môn học như sắm vai, trò chơi, kể chuyện, múa hát, quan sát tranh ...
2.2. Khó khăn:
a. Giáo viên:
- Ở tiết đạo đức do sử dụng nhiều hoạt động như sắm vai, trò chơi, thảo luận,  nên giáo viên rất ngại vì sợ mất nhiều thời gian. Do vậy, học sinh phải đóng vai trò thụ động hoặc áp đặt khi lĩnh hội kiến thức, dẫn đến hiệu quả tiết đạo đức chưa cao.
b. Học sinh:
- Địa bàn học sinh nằm rải rác ở các khu phố, các phường, xã lân cận. Đời sống kinh tế của một số gia đình học sinh còn gặp nhiều khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
- Một số em tiếp thu bài còn chậm, còn thụ động, chưa tập trung chú ý học tập, chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Một số học sinh gia đình chưa quan tâm, nhắc nhở không kịp thời còn khoán trắng cho nhà trường.
- Bước vào lớp Một, các em phải làm quen với môi trường mới: môi trường học tập. Các em còn bỡ ngỡ với những kiến thức mới lạ của nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn Đạo đức. Học sinh lớp Một thì: Chơi vừa học – Học vừa chơi.
- Với các cách học như: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận của mình, tự đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi của bạn,... Tất cả hoàn toàn mới lạ đối với các em.
- Hơn nữa đa số cha mẹ học sinh thường chú ý cho con em mình tập trung
vào các môn Toán, Tiếng Việt ít để ý đến môn Đạo đức.
2.3. Nguyên nhân
a/ Về phía giáo viên:
- Mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng đa số giáo viên chưa chú trọng đến các tư liệu dạy học như sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức mà các sẽ học trong chương trình. Các tư liệu ấy sẽ giúp học sinh sau khi học kiến thức mới sẽ dễ nhớ, dễ ghi nhận, có như vậy các em mới có ý thức cao trong việc được rèn luyện chuyển hóa thành tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức của bản thân.
b/ Về phía học sinh:
- Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, ghi nhớ máy móc rất tốt, đó là sự ghi nhớ dựa chủ yếu vào học thuộc tài liệu cần ghi nhớ mà không cần có sự cải biến làm thay đổi tài liệu đó.Với kiểu ghi nhớ này nếu không được giáo viên nhắc lại thường xuyên thì các em sẽ chóng quên và sẽ không nhớ gì nữa trong thời gian vài tuần sau.
Sự chú ý của các em kém bền vững dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới sẽ không được liên tục.
3. Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng môn Đạo đức ở lớp 1B.
3.1. Chuẩn bị tốt các tư liệu, phương tiện hỗ trợ cho bài học:
Sự chuẩn bị chu đáo và triển khai có hiệu quả, đúng lúc, kịp thời các phương tiện dạy học như sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ  cũng đã góp phần rất lớn trong sự thành công của tiết học.
Ví dụ:
+ Khi dạy bài “Gọn gàng, sạch sẽ” trước khi vào tiết học giáo viên có thể hát hoặc cho HS nghe, hoặc GV chuẩn bị băng đĩa cho HS nghe bài hát: “Rửa mặt như mèo” hoặc bài “Mèo con ra vại nước”. Sau khi giáo viên cho các em nhận biết “thế nào là gọn gàng sạch sẽ” qua các hình ảnh trong bài tập 1. Giáo viên sẽ phải liên hệ thực tế bằng câu hỏi “Em cảm thấy như thế nào khi được mặc bộ quần áo sạch sẽ, gọn gàng, vì sao?”. Trả lời được câu hỏi này học sinh sẽ thấy thật là hạnh phúc khi được mọi người ngắm nhìn mình và khen ngợi (các em đã hiểu được ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ). Từ đó các em sẽ có ý thức ăn mặc sạch sẽ gọn gàng để làm đẹp cho bản thân và cho xã hội.
Giáo viên có thể sưu tầm nội dung bài đồng dao “Xỉa cá mè” (Xỉa cá mè đè cá chép, Tay nào đẹp thì đi bẻ ngô,Tay nào to thì đi dỡ củ,Tay nào nhỏ thì hái đậu đen,Tay lọ lem ê xấu xấu xấu, Mau đi về ngay rửa tay cho sạch.” để đưa vào phần củng cố cuối bài học, với bài đồng dao này các em sẽ hiểu được khi chưa sạch sẽ ta có thể tắm, rửa, quần áo chưa sạch ta có thể giặt cho sạch. Bài đồng dao có vần điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên các em nhớ rất nhanh và GV khuyến khích các em ghi nhớ để sử dụng thành trò chơi hằng ngày.
+ Khi dạy bài: “Đi học đều và đúng giờ” ngoài việc sử dụng các tranh ảnh trong SGK phóng to, GV cần sưu tầm thêm các tư liệu để giờ dạy đạt hiệu quả như: điều 28 công ước QT về QTE và bài hát “ Tới lớp, tới trường ” (Hoàng Vân). Trước khi vào bài học, GV cho HS nghe bài hát: “ Tới lớp, tới trường”. Sau khi nghe bài hát xong, GV hỏi HS: Em có thích đi học không? Em có yêu ngôi trường của mình không? Vì sao? Sau đó GV giới thiệu vào bài học.
Phần tự liên hệ: Giáo viên hỏi: Bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ?
 - Học sinh suy nghĩ, trả lời.
 - Em cần làm gì để đi học đúng giờ ? 
Sau khi HS trả lời, Giáo viên kết luận: 
Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình. Để đi học đúng giờ, cần phải: 
+ Chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở từ tối hôm trước, không thức khuya. 
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy cho đúng giờ. 
+ Tập thói quen dậy sớm, đúng giờ.
3.2. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp 1:
Mỗi phương pháp và hình thức dạy – học môn Đạo đức đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết học. Vì vậy không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp và hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài; căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý và đúng mức.
* Ví dụ: Khi dạy bài 4, Gia đình em (Tiết 1) tôi tiến hành như sau:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4. (Thời gian 2 phút)
Kể về gia đình em (* RKNS: Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình; Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người trong gia đình)
Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, mỗi nhóm 2 em và các em mang tranh của gia đình mình giới thiệu với các bạn trong nhóm theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Gia đình em có những ai?
+ Mọi người trong gia đình đối xử với nhau như thế nào? 
Một số ảnh về gia đình của học sinh lớp 1B
Bước 2: Học sinh tự kể về gia đình mình trong nhóm, một vài học sinh kể trước lớp. 
Giáo viên chốt lại ý chính: Qua phần giới thiệu của các bạn về gia đình mình chúng ta thấy có gia đình có ông bà, bố mẹ và các con; có gia đình có bố mẹ và các con. Để gia đình mình được hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc thì mỗi người chúng ta phải yêu gia đình của mình và biết yêu thương, quý trọng và biết chia sẻ với mọi người trong gia đình.
Hoạt động 2: Cho học sinh xem tranh gia đình 1, 2 con ; Pháp lệnh dân số (Điều 10/ 2003).
( GDBVMT: Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT).
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2: (Thời gian 5 phút)
Cho học sinh xem tranh và kể lại nội dung tranh:
Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Thảo luận nội dung từng tranh theo nhóm đôi, thời gian 3 phút. 
 * Trong tranh có những ai ? 
 * Họ đang làm gì ? Ở đâu ?
Bước 2: Đại diện nhóm kể lại nội dung tranh, lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt lại nội dung từng tranh. 
Bước 3: Đàm thoại theo từng câu hỏi
Giáo viên rút ra kết luận: Trẻ em có quyền có gia đình. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
Cuối tiết học, giáo viên cho học sinh nhắc lại bài học, nêu câu hỏi chốt lại nội dung bài. Nhận xét và dặn dò.
Dạy học các bài Đạo đức có thể được tiến hành với các phương pháp khác nhau và linh hoạt, tùy thuộc vào nội dung của bài, dạng bài và hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên các bài Đạo đức ở lớp 1 đều có thể bắt đầu từ việc tổ chức cho học sinh quan sát tranh, ảnh, trò chơi, thảo luận nhóm phân tích hành vi, việc làm của các nhân vật trong đó.
Để nâng cao hiệu quả giờ dạy tốt Đạo đức lớp 1, đòi hỏi người thầy phải nắm được chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, bài học, biết lựa chọn sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nói chung và một tiết dạy Đạo đức nói riêng, biết dạy theo chuẩn kiến thức cho từng đối tượng học sinh, lồng ghép chương trình như Rèn kỹ năng sống; Giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới.
Muốn cho học sinh Tiểu học nói chung cụ thể là học sinh lớp 1B tôi đang chủ nhiệm nói riêng học tốt được môn Đạo đức. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức bài giảng theo các tài liệu đã có sẵn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_dao_duc_o_lop.doc