SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao yếu tố giáo dục. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu , đổi mới giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Giáo dục Mầm Non có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân . Giáo dục Mầm Non là điểm xuất phát, điểm khởi đầu đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Mục tiêu của bậc học Mầm Non đã được xác định rõ, chăm sóc giáo dục cho trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát và phát triển tốt về các mặt đức, trí, thể, mĩ, hay nói cách khác là giúp trẻ phát triển toàn diện, làm tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học.

Để đạt được mục tiêu trên chương trình chăm sóc giáo dục mầm non hiện nay đã đưa vào những nội dung hoạt động để phát triển các lĩnh vực cho trẻ như: Lĩnh vực giáo dục thể chất; phát triện nhận thức, phát triển ngôn ngữ; phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm xã hội. Trong đó, phát triển ngôn ngữ là con đường để phát triển nhận thức và là cơ sở để phát triển các lĩnh vực khác. Với đặc điểm trẻ mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết, vì vậy cho trẻ làm quen với văn học có ý nghĩa phát triển lời nói cho trẻ vì “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Thông qua văn học trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật ngôn từ, được làm quen với những hình tượng ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm.

 Như chúng ta đã biết từ khi còn trong nôi đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc, thì văn học là chiếc cầu nối để ngôn ngữ của trẻ phát triển. Từ câu hát ru của mẹ, câu ca dao của bà, chuyện kể của cô giáo , sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ , là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập. Ngoài ra văn học nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Trẻ hiểu biết về vẻ đẹp tự nhiên đó là thế giới của các loài cây, loài hoa, của các loài vật qua các câu chuyện, bài thơ. Các tác phẩm văn học miêu tả cuộc sống xã hội của chúng ta , giúp trẻ biết về các mối quan hệ: Quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội, trẻ tìm thấy ở đây điều hay, lẽ phải trong ứng xử hàng ngày. Qua đó, trẻ thấy được kẻ ác sẽ bị trừng trị, những người tốt bụng, hiền lành, chăm chỉ sẽ được hưởng hạnh phúc, sung sướng.

 

doc 15 trang thuychi01 11081
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường MN Bắc Sơn - Bỉm Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn 
 BỈM SƠN THÁNG 6 NĂM 2016
 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
 “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học”
 Người thực hiện: Lê Thị Hồng Oanh
 Chức vụ: Học viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Bắc Sơn Bỉm Sơn
 BỈM SƠN, NĂM 2016
 Mục lục
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng của vấn đề
3
3. Các biện pháp đã thực hiện
5
3.1. Biện pháp 1
5
3.2. Biện pháp 2
6
3.3. Biện pháp 3
9
3.4. Biện pháp 4
10
3.5. Biện pháp 5
11
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
12
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
1. Kết luận
14
2. Kiến nghị
14
 I/ MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:	
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao yếu tố giáo dục. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu , đổi mới giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Giáo dục Mầm Non có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân . Giáo dục Mầm Non là điểm xuất phát, điểm khởi đầu đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Mục tiêu của bậc học Mầm Non đã được xác định rõ, chăm sóc giáo dục cho trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát và phát triển tốt về các mặt đức, trí, thể, mĩ, hay nói cách khác là giúp trẻ phát triển toàn diện, làm tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học.
Để đạt được mục tiêu trên chương trình chăm sóc giáo dục mầm non hiện nay đã đưa vào những nội dung hoạt động để phát triển các lĩnh vực cho trẻ như: Lĩnh vực giáo dục thể chất; phát triện nhận thức, phát triển ngôn ngữ; phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm xã hội. Trong đó, phát triển ngôn ngữ là con đường để phát triển nhận thức và là cơ sở để phát triển các lĩnh vực khác. Với đặc điểm trẻ mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết, vì vậy cho trẻ làm quen với văn học có ý nghĩa phát triển lời nói cho trẻ vì “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Thông qua văn học trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật ngôn từ, được làm quen với những hình tượng ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm.
 Như chúng ta đã biết từ khi còn trong nôi đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc, thì văn học là chiếc cầu nối để ngôn ngữ của trẻ phát triển. Từ câu hát ru của mẹ, câu ca dao của bà, chuyện kể của cô giáo , sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ , là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập. Ngoài ra văn học nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Trẻ hiểu biết về vẻ đẹp tự nhiên đó là thế giới của các loài cây, loài hoa, của các loài vật qua các câu chuyện, bài thơ. Các tác phẩm văn học miêu tả cuộc sống xã hội của chúng ta , giúp trẻ biết về các mối quan hệ: Quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội, trẻ tìm thấy ở đây điều hay, lẽ phải trong ứng xử hàng ngày. Qua đó, trẻ thấy được kẻ ác sẽ bị trừng trị, những người tốt bụng, hiền lành, chăm chỉ sẽ được hưởng hạnh phúc, sung sướng. 
 Như vậy có thể nói văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Thông qua văn học giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện. 
Nhận thức được vấn đề đó, năm học 2015 - 2016 với sự cố gắng của bản thân, cùng sự giúp đỡ của ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trường Mầm non Bắc Sơn, tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, đưa ra một số biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học đạt hiệu quả.
 2. Mục đích nghiên cứu: 
- Đánh giá thực trạng của việc giảng dạy bộ môn văn học ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Bắc Sơn.
- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học đạt kết quả tốt nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Khi nghiên cứu đề tài này tôi chọn một số phương pháp sau:
+ Phương pháp dùng lời.
+ Phương pháp trực quan. 
+ Phương pháp thực hành. 
II/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lý luận:
Cho trẻ làm quen với văn học là một hoạt động học của trẻ ở trường mầm non cùng với dạng các hoạt động khác: Vui chơi, vệ sinh, lao động... hoạt động học tập được tổ chức có hệ thống nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
Làm quen với các tác phẩm văn học là phương tiện để phát triển ngôn ngữ, nó có vai trò quan trọng đối với phát triển nhân cách.
Với đặc điểm tâm lý trẻ 5 tuổi trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng. Từ chỗ tư duy gắn liền với yếu tố chủ quan, đầy màu sắc, xúc cảm đến sự xuất hiện tự ý thức của trẻ đến việc hình thành bước đầu của các phẩm chất ý chí. Đây là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh về ngôn ngữ của trẻ theo hướng hoàn thiện dần ngữ âm, ngữ điệu của lời nói.
Mức độ phát triển ngôn ngữ, tư duy đã khiến cho trẻ có khả năng tiếp nhận được thơ, truyện song chính đặc điểm bao trùm của tư duy tưởng tượng của lứa tuổi này đã quy định tính chất ngây thơ, quan hệ trực tiếp, đối với tác phẩm văn học của trẻ, trẻ thường thể hiện ngay tình cảm suy nghĩ của mình khi nghe truyện, thơ qua hành động cụ thể.
Những hành động của trẻ có thể là diễn lại các hành động của nhân vât trong truyện, thơ, có thể là phản ánh trực tiếp những điều đã được nghe. 
Trong khi cảm thụ truyện, trí tưởng tượng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhờ có trí tưởng tượng, trẻ dễ dàng hình dung được diễn biến của cốt truyện, khi nghe truyện trẻ thường chú ý đến cốt truyện, câu truyện diễn biến ra sao, cái gì sẽ xảy ra, kết cục là thế nào. Vì vậy để tổ chức các giờ làm quen với văn học cho trẻ đạt hiệu quả người giáo viên cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm này. 
 2. Thực trạng của vấn đề:
Để nghiên cứu đề tài đạt kết quả, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại trường Mầm non Bắc Sơn và tại lớp tôi, kết quả khảo sát như sau:
Trường có 11 lớp mẫu giáo. Trong đó có 3 lớp Mẫu giáo lớn.
 Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là khối mẫu giáo 5-6 tuổi. 
Bản thân tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi:
 Tổng số trẻ : 40 trẻ
 Trong đó: Nam 22 trẻ
 Nữ 18 trẻ
Trong quá trình thực hiện đề tài này, lớp tôi có những thuận lợi, khó khăn sau: 
a. Thuận lợi:
- Ban Giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bản thân nắm vững phương pháp, có trình độ đạt trên chuẩn, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục mở, của nhà trường, sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi. 
- Trẻ ngoan, đa số cháu đều học qua lớp mẫu giáo nhỡ. Đa số trẻ trong lớp có sức khỏe tốt.
- Phần lớn phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tầm các nguyên phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
b. Khó khăn. 
- Các phương tiện dạy học như băng đĩa, tranh dạy thơ, chuyện, tranh cho trẻ kể truyện còn thiếu và chưa đồng bộ so với yêu cầu của chương trình.
- Đa số phụ huynh làm công nhân, làm đồi nên ít có thời gian quan tâm đến con cái, một phần phụ huynh chưa hiểu hết được tầm quan trọng của bộ môn văn học ở trường mầm non.
- Sự tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều, vẫn còn một số trẻ nói ngọng, nói lắp.
- Trẻ đọc thơ, kể lại truyện mới dừng ở mức độ thuộc thơ, truyện và khả năng đọc, kể diễn cảm còn hạn chế.
- Việc sưu tầm các bài thơ, câu chuyện ngoài chương trình để đưa vào giờ hoạt động làm quen với văn học chưa nhiều.
c. Kết quả thực trạng:
 Qua khảo sát thực trạng đầu năm lớp tôi cho kết quả như sau:
 - Tổng số trẻ khảo sát : 40 trẻ:
 Các tiêu chí đánh giá
Trẻ đạt
Tỷ lệ %
 Kỹ năng nghe
Nghe và giao tiếp thông thường
32/40
80%
Nghe làm theo chỉ dẫn
30/40
75%
 Kỹ năng nói
Khả năng phát âm tốt
30/40
75%
Trả lời được câu hỏi thông thường
32/40
82%
 Kỹ năng đọc
Trẻ đọc thơ diễn cảm
20/40
50%
Trẻ hứng thú với sách
30/40
75%
* Đồ dùng minh họa cho môn văn học
- Tranh minh họa truyện: 1 bộ
- Tranh minh học thơ: 1 bộ 
 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
Dựa vào đặc điểm tình hình lớp, đặc điểm tâm lý nhận thức của lứa tuổi và qua kết quả khảo sát thực tế đầu năm tôi mạnh dạn vận dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn văn học cho trẻ 5- 6 tuổi.
Biện pháp 1. Đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, sưu tầm, sáng tác bài thơ, câu đố, tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học.
Để tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học đạt hiệu quả cần có các phương tiện và đồ dùng dạy học vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu mua sắm, trang bị những đồ dùng cần thiết như tranh minh họa thơ, chuyện, đồ dùng đồ chơi để hỗ trợ cho các giờ hoạt động cho trẻ làm quen với văn học.
- Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của bộ môn văn học đối với trẻ và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ giúp trẻ phát triển nhận thức, làm tiền đề cho trẻ tiếp thu những trí thức ở tiểu học và trường phổ thông sau này. Nhận thức được vấn đề đó nên các bậc phụ huynh nhiệt tình đóng góp kinh phí mua đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động, ủng hộ nguyên phế liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi.
Sưu tầm các truyện tranh có nội dung phù hợp với trẻ để cho trẻ được kể chuyện theo tranh góp phần tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ và cảm thụ tác phẩm văn học.
- Trong điều kiện nhà trường chưa trang bị đủ tranh truyện, đồ dùng dạy học tôi và các bạn đồng nghiệp trong trường đã tích cực làm thêm đồ dùng dạy học như: Vẽ tranh minh họa truyện, thơ, làm thêm các con giống con rối... để phục vụ cho môn học, tôi tận dụng tất cả các nguyên vật sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi như: Sách báo cũ, lõi giấy vệ sinh, ống nước, lon bia, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Dựa vào từng chủ đề tôi đưa ra kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể, mỗi chủ đề tôi làm một bộ đồ dùng phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi của trẻ. Từ những nguyên vật liệu sưu tầm được tôi hướng dẫn trẻ làm thành những con vật, con rối xinh xắn, ngộ nghĩnh của những câu truyện mà trẻ đã được học được nghe , cụ thể đã làm:
 + Vỏ hộp sữa bằng nhựa sơn màu đen để làm con trâu, màu vàng làm con bò, làm con thỏ, con lợn, làm bộ cốc chén, bát... để trưng bày thành khu vườn dạy thơ, kể truyện.
 + Lọ nước rửa bát làm thân, quả bóng nhỏ làm đầu và vải vụn may váy, áo ta có thể làm cô gái để sử dụng kể truyện “Ba cô gái”...
+ Sử dụng các loại hột hạt, vải vụn, giấy màu, để tạo thành bức tranh truyện cho trẻ kể chuyện sáng tạo
+ Vỏ ngao , sò , ốc , hến,  để làm cua , cá , ốc tạo ao cá dạy thơ “Nàng tiên ốc” , thơ “Dong và cá”
+ Cho trẻ vẽ tranh bằng bút xáp , không tô màu, sau đó cô hướng dẫn trẻ phết hồ lên tranh sau đó rắc hạt vừng lên làm tranh các con vật , để các bức tranh phong phú tôi sử dụng vừng đen , vừng vàng , các loại hạt đậu để làm mắt , sử dụng cỏ khô để trang trí thêm cho bức tranh thêm sinh động
- Sưu tầm các học liệu để trẻ hoạt động ở các góc như:
Các hình ảnh tranh truyện, thơ cắt rời để trẻ ghép các hình ảnh theo trình tự nội dung câu chuyện, bài thơ. Thẻ từ để trẻ ghép các từ chỉ nhân vật trong truyện ...
Để thu hút trẻ trong giờ học, giúp trẻ hiểu sâu nhớ lâu tác phẩm ngoài việc làm đồ dùng đồ chơi, tôi đã tìm tòi nghiên cứu sáng tác nội dung của câu truyện thành thơ cho trẻ đọc. 
Bản thân luôn chú ý trang trí lớp sạch đẹp nổi bật chủ đề để thu hút trẻ, việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi, học liệu cũng phải khoa học, tạo góc mở để trẻ dễ hoạt động.
Ví dụ: Góc văn học: Tôi treo tranh ảnh các câu truyện có trong chủ đề để trẻ có thể quan sát dễ dàng, vào các giờ hoạt động góc trẻ kể truyện sáng tạo theo tranh, khi đến giờ kể truyện trẻ nhìn theo tranh và kể lại truyện dễ dàng hơn.
Do làm tốt biện pháp này nên chất lượng môn văn học của lớp tôi bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.
Biện pháp 2. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức tiết học.
a. Chuẩn bị bài soạn, đồ dùng, đồ chơi
Muốn tổ chức một giờ dạy thành công việc đầu tiên người giáo viên phải làm đó là soạn giáo án vì giáo án giúp giáo viên xác định được mục đích yêu cầu rõ ràng, sát với tình hình thực tế của trẻ lớp mình. Muốn giờ dạy cho trẻ làm quen với văn học thành công người giáo viên phải hiểu nội dung của tác phẩm văn học, chính vì vậy trước bài soạn bao giờ tôi cũng đọc kỹ tác phẩm, vận dụng các phương pháp , biện pháp , hình thức tổ chức giờ học sao cho nhẹ nhàng sinh động hấp dẫn nhất , để giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách trọn vẹn mà không gò bó. 
Để làm được điều đó tôi đã đầu tư thời gian để soạn bài chi tiết, chọn cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ, hệ thống câu hỏi phù hợp với từng bài, từng đối tượng trẻ trong lớp, xây dựng các bước tiến hành dạy trẻ đảm bảo lôgíc giữa các phần, lựa chọn nội dung tích hợp nhẹ nhàng phù hợp với từng chủ đề. Các hoạt động được lựa chọn đan xen giữa động và tĩnh, các trò chơi, câu đố được đưa vào trong giờ dạy nhằm tạo hứng thú, khơi dạy trí tò mò, phát triển trí tưởng tượng của trẻ . 
Để tiết học thu được kết quả cao thì việc chuẩn bị giáo cụ trực quan cũng rất quan trọng, giáo cụ trực quan bao gồm: 
+ Đồ dùng của cô như: Máy tính, máy chiếu, các slide cần thiết để minh họa cho nội dung của bài. 
+ Đồ dùng của trẻ như: Tranh lô tô, giấy màu, giấy gam, bút sáp, và một số nguyên vật liệu để dùng trong tiết học.
Nếu chúng ta chuẩn bị chu đáo thì tiết dạy sẽ đạt kết quả cao.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ chủ đề “Tết và mùa xuân”
Với đề tài: Kể truyện “Sự tích bánh trưng bánh dày”:
Chuẩn bị: 
 * Đồ dùng của cô: 
 - Bánh chưng, bánh dày, cành hoa đào
 - Các slide: 
Slide 1: - Cảnh tụ họp của Vua Hùng, các hoàng tử, công chúa và các quần thần.
Slide 2: - Hoàng Tử Lang Liêu suy nghĩ và nói về ý tưởng gói bánh trưng, bánh dày.
 Slide 3: - Hoàng Tử cùng dân làng làm bánh trưng bánh dày.
 Slide 4: - Các Hoàng tử dâng lễ vật cho Vua cha trong ngày lễ đầu năm.
Slide 5: - Hoàng tử Lang Liêu dâng lễ vật bánh trưng bánh dày.
Slide 6: - Hoàng tử Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua.
* Đồ dùng của trẻ:
 Lá chuối (hoặc lá dong), 1-2 bò gạo, một ít đậu xanh (Để trẻ thực hành gói bánh trưng vào cuối tiết học)
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc bài hát “Mùa xuân” 
 Câu đố cho trẻ giải: 
 “Cây xanh, mà trồng đậu xanh
 Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong”...
b.. Trong tiết học
 Nhiệm vụ chủ yếu cho trẻ làm quen với văn học là: Giúp cho trẻ hình thành khả năng cảm thụ văn học, góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ, rèn kỹ năng đọc và kể cho trẻ. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, trước tiên người giáo viên phải có phương pháp tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm học một cách có nghệ thuật. 
Để gây hứng thú cho trẻ giáo viên cần chọn hình thức vào bài thật hấp dẫn lôi cuốn trẻ vì vậy tôi thường dùng các hình thức như: dùng con rối để giới thiệu dẫn dắt vào bài.
Ví dụ: Kể truyện “Gấu con bị đau răng” 
Tôi dùng rối gấu con và giới thiệu: “Xin chào các bạn! mình là gấu con, hôm qua là sinh nhật của mình đấy, các bạn của mình đến thật đông vui và tặng cho mình rất nhiêu quà, nhưng sau buổi tiệc hôm qua thì sáng nay mình phải đến bác sĩ để chữa sâu răng đấy các bạn có biết vì sao mình lại bị sâu răng không? Muốn biết các bạn hãy lắng nghe câu truyện của mình nhé!”.
Khi giới thiệu như trên trẻ rất tò mò và hứng thú muốn nghe cô kể truyện.
 Hoặc với cách vào bài bằng hình thức khác như: cho trẻ xem một cảnh của câu truyện để trẻ đoán xem các nhân vật đó đang làm gì
Ví dụ: Truyện “Quả bầu tiên”
Tôi cho trẻ xem cảnh cậu bé đứng cạnh quả bầu với nhiều vàng bạc châu báu và hỏi trẻ: Đây là ai? Vì sao cậu bé có quả bầu chứa nhiều vàng bạc châu báu như vậy? Muốn biết nội dung câu truyện, các con hãy lắng nghe cô kể truyện “Quả bầu tiên”.
 Ngoài hình thức vào bài hấp dẫn giáo viên phải có giọng đọc, giọng kể diễn cảm, cử chỉ minh hoạ phù hợp với nội dung đoạn truyện thì mới chuyển tải hết được nội dung, ý nghĩa, cũng như cái hay cái đẹp trong từng tác phẩm đến với trẻ.
+ Đối với truyện ngữ điệu giọng kể là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó là phương tiện chuyển tải tới người nghe về nội dung tác phẩm, vì vậy giọng kể nhanh hoăc chậm, âm điệu trầm hay bổng phải phù hợp với từng tác phẩm có như vậy mới diễn tả được các hình tượng nhân vật trong truyện một cách chân thực, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm dễ dàng.
Ví dụ: Kể truyện: “Ba cô gái”.
 Giọng nói của bà mẹ: Trầm,yếu, nói đứt quãng.
 Giọng của Sóc phải thanh cao, nhí nhảnh. 
 Giọng của các chị cả, chị hai thờ ơ, thể hiện sự không quan tâm đến mẹ. 
Giọng cô út hốt hoảng, nhanh , vội vàng, khi nghe tin mẹ ốm, thể hiện sự lo lắng và quan tâm đến mẹ.
+ Với thơ: Khi đọc chú ý đến âm điệu, nhịp điệu, vần điệu, cách ngắt giọng... đọc nhấn vào các từ luyến, láy, các từ được lặp đi, lặp lại để tạo cảm xúc cho trẻ khi nghe thơ.
Với trẻ 5-6 tuổi tư duy của trẻ vẫn mang nặng màu sắc tư duy trực quan hành động và bước đầu chuyển sang tư duy trực quan hình tượng vì vậy việc phối kết hợp giữa các phương pháp dùng lời và phương pháp trực quan, phương pháp thực hành trong giờ tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là hết sức cần thiết. Phương pháp dùng lời có tác dụng giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ; phương pháp trực quan với những hình ảnh và màu sắc của hình ảnh minh họa làm tăng thêm sự chú ý của trẻ và tăng thêm sức hấp dẫn của câu chuyện, bài thơ, qua đó giúp trẻ hiểu sâu nhớ lâu tác phẩm.
 Ví dụ: Bài thơ: “Em yêu nhà em”
 Để chuẩn bị cho tiết dạy thơ đạt hiệu quả tôi đã chuẩn bị một số hình ảnh thật về ngôi nhà ở thôn quê: 
 Có khung cảnh tươi đẹp vui mắt, đáng yêu , đầm ấm , có chim hót líu lo trên cây, sân nhà có đàn gà nhặt thóc , quanh nhà có vườn cây , ao sen , đàn cá bơi lội tung tăng những con vật gần gũi với tuổi thơ như dế mèn , ếch con. 
 Khi được xem những hình ảnh thật về thôn quê như trên trẻ rất thích thú.
- Cô đọc thơ kết hợp với trình chiếu các hình ảnh trên màn hình
- Cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng xen kẽ để tạo không khí thoải mái cho tiết học.
Trong khi trẻ đọc tôi chú ý sửa sai cho trẻ những câu, những từ trẻ đọc chưa đúng. Và tôi chú ý tới trẻ đọc ngọng, trẻ còn nhút nhát lên đọc nhiều hơn, và sửa cho trẻ đọc thơ diễn cảm và đọc nhấn vào các từ mà ở phần cô đọc mẫu cô đã nêu. Khi trẻ đã thuộc thơ tôi dành thời gian rèn cho trẻ đọc diễn cảm. 
- Kết thúc tiết học tôi cho trẻ vẽ: Ngôi nhà của bé, múa hát bài “Nhà của tôi”
Trong giờ học tôi luôn luôn chú ý đến tất cả các đối tượng trẻ trong lớp như: 
Trẻ mạnh dạn - nhận thức tốt, thì cần đặt ra những câu hỏi khó hơn.
Trẻ nhút nhát - tiếp thu bài chậm hơn, thì đưa câu hỏi dễ hơn. 
 Với biện pháp trên lớp tôi dần đã có có nhiều tiến bộ rõ rệt, các cháu đã mạnh dạn tự tin hơn, chất lượng bộ môn đã tăng lên đáng kể.
Biện pháp 3. Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học lồng ghép vào các hoạt động khác.
Muốn tạo ra ở trẻ lòng yêu thích văn học việc nắm vững và vận dụng sáng tạo các phương pháp cho trẻ làm quen với văn học chưa đủ, mà giáo viên còn phải biết lựa chọn các hình thức các hoạt động giúp trẻ tiếp xúc với văn học phù hợp với đặc điểm của trẻ, vì thế ngoài các giờ cho trẻ làm quen với thơ, truyện tôi còn nghiên cứu để dạy lồng ghép vào các môn học khác.
Ví dụ: Dạy tiết thể dục: đề tài “Bật xa 40cm, ném xa bằng một tay”. Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên.
 Vào đầu tôi kể cho trẻ nghe một đoạn truyện như sau: Gia đình nhà thỏ nâu có hai mẹ con sống với nhau rất vui vẻ. Mẹ luôn quan tâm chăm sóc cho thỏ nâu, thỏ nâu cũng rất yêu thương mẹ. Mùa hè năm đó trờ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_van_h.doc