SKKN Một số biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động giáo dục ngoại khóa theo chủ điểm trong tiết sinh hoạt dưới cờ ở trường tiểu học

SKKN Một số biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động giáo dục ngoại khóa theo chủ điểm trong tiết sinh hoạt dưới cờ ở trường tiểu học

Học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học mà còn tham gia vào các hoạt động tập thể nói chung. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hai mặt quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và thực hành. Tổ chức có hiệu quả nhiệm vụ học tập-dạy học và kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cần và đủ để nhà trường tiểu học hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của mình trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động giáo dục ngoại khóa chiếm một vai trò hết sức quan trọng, góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh. Có thể nói khái quát hơn việc sinh hoạt ngoại khóa là xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú đa dạng dựa trên những nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong Trường học. Đặc biệt năm học 2015-2016 là năm học thứ hai thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo với cách đánh giá này vai trò của hoạt động ngoại khóa càng được chú trọng hơn trong các nhà trường.

 Mỗi loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Các loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với các hình thức hoạt động của chúng được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm(cùng với ngày cao điểm trong tháng). Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa theo chủ điểm trong tiết sinh hoạt dưới cờ là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất tổng hợp, nhằm giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở đó rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản cần thiết.

Tuy nhiên để thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả cao thì không phải trường tiểu học nào cũng làm được. Do điều kiện cơ sở vật chất của các trường chưa được trang bị đầy đủ, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn thiếu nhiều. Hơn nữa một số trường chưa thực sự quan tâm đến hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các tiết hoạt động dưới cờ gắn với chủ điểm giáo dục tháng các nội dung hình thức hoạt động nhìn chung còn nghèo nàn, đơn điệu, đôi khi mang tính hình thức, chiếu lệ. Đây là những lý do cho thấy chất lượng hoạt động ngoại khoá ở các trường tiểu học hiệu quả đem lại chưa cao.

 

doc 22 trang thuychi01 17741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động giáo dục ngoại khóa theo chủ điểm trong tiết sinh hoạt dưới cờ ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOẠI KHÓA THEO CHỦ ĐIỂM TRONG TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: 	Lê Thị Hồng Châu
	Chức vụ: 	Tổng phụ trách Đội
	Đơn vị công tác: 	Trường TH Điện Biên 1, TP Thanh Hóa
	SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đội
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần I
MỞ ĐẦU
1
Lý do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
3
3
Đối tượng nghiên cứu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3
Phần II
NỘI DUNG
1
Cơ sở lý luận
3-:-4
2
Thực trạng
5
3
Các giải pháp thực hiện
5-:-18
4
Kết quả đạt được
18
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
19
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học mà còn tham gia vào các hoạt động tập thể nói chung. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hai mặt quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và thực hành. Tổ chức có hiệu quả nhiệm vụ học tập-dạy học và kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cần và đủ để nhà trường tiểu học hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của mình trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động giáo dục ngoại khóa chiếm một vai trò hết sức quan trọng, góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh. Có thể nói khái quát hơn việc sinh hoạt ngoại khóa là xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú đa dạng dựa trên những nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong Trường học. Đặc biệt năm học 2015-2016 là năm học thứ hai thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo với cách đánh giá này vai trò của hoạt động ngoại khóa càng được chú trọng hơn trong các nhà trường. 
	Mỗi loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Các loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với các hình thức hoạt động của chúng được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm(cùng với ngày cao điểm trong tháng). Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa theo chủ điểm trong tiết sinh hoạt dưới cờ là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất tổng hợp, nhằm giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở đó rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản cần thiết. 
Tuy nhiên để thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả cao thì không phải trường tiểu học nào cũng làm được. Do điều kiện cơ sở vật chất của các trường chưa được trang bị đầy đủ, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn thiếu nhiều. Hơn nữa một số trường chưa thực sự quan tâm đến hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các tiết hoạt động dưới cờ gắn với chủ điểm giáo dục tháng các nội dung hình thức hoạt động nhìn chung còn nghèo nàn, đơn điệu, đôi khi mang tính hình thức, chiếu lệ. Đây là những lý do cho thấy chất lượng hoạt động ngoại khoá ở các trường tiểu học hiệu quả đem lại chưa cao. 
Chính vì vậy bản thân tôi là một giáo viên làm Tổng phụ trách đã nhiều năm tôi luôn trăn trở: “Làm thế nào để tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoại khóa theo chủ điểm trong tiết sinh hoạt dưới cờ ở trường Tiểu học thật sự bổ ích”
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Bản thân tôi chọn đề tài này để viết sáng kiến với hy vọng góp một phần nhỏ nhằm nâng cao chất lượng các tiết sinh hoạt ngoại khóa dưới cờ theo chủ điểm trong tháng, đáp ứng với mục tiêu của giáo dục.
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh trường tiểu học Điện Biên 1
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Nghiên cứu chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng đội về thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016
+ Nghiên cứu cẩm nang dành cho người phụ trách.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
+ Tìm hiểu thực trạng hiện tại của Liên đội trước khi thực hiện đề tài.
+ Phân tích tổng hợp, thống kê và tọa đàm trao đổi.
+ Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục thực trạng đã tìm hiểu.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
	Đối với học sinh Tiểu học người ta nói đến mối quan hệ giữa học và chơi - chơi và học. Vì vậy ngoài học tập nhu cầu chơi là vô cùng cần thiết với các em. Học để mà vui chơi, vui chơi để tiếp thu kiến thức để học tập, học - chơi được đan xen một cách hài hoà. Sau những giờ học căng thẳng các Hoạt động ngoại khóa được các em tiếp nhận một cách say sưa. Các em thích được ca hát, thích được múa, thích được tập thể dục, thích được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích.
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động cần thiết trong quá trình giáo dục, nhất là đối với học sinh Tiểu học nó có vai trò lớn trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, tình cảm, góp phần tạo lên một nhân cách tốt đẹp, một công dân có ích cho đất nước.
 Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động luôn gắn liền và hỗ trợ giáo dục các em học sinh rèn luyện đạo đức, phát huy tính tích cực trong học tập... Nhưng thực tế hiện nay Hoạt động ngoại khóa ở mỗi trường thực hiện mỗi khác, đôi lúc lãng phí thời gian, không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong học sinh. Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay chúng ta phải làm thế nào và bằng cách nào để có một buổi Hoạt động ngoại khóa hiệu quả. Triển khai và thực hiện tốt kế hoạch trong tuần, trong tháng nhưng vẫn gây sự chú ý, thích thú của học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu Dân tộc, tạo được sự hứng thú trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời giúp các em nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc chưa có điều kiện để ôn lại. 
 	Từ ý tưởng đó, những tháng đầu kỳ I của năm học 2015 – 2016 này, được sự cho phép của Ban giám hiệu Nhà trường tôi đã phối kết hợp với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp xây dựng và thực hiện một số chương trình “Hoạt động ngoại khóa” theo chủ điểm trong năm học, tôi nhận thấy rằng học sinh đón nhận một cách tự nhiên, sôi động, hứng thú phần to lớn vào việc nâng cao kiến thức hiểu biết và sự thư giãn thoải mái cho các em, góp phần giáo dục giúp các em nâng cao hiểu biết kiến khi tham gia vào những hoạt động đó, góp thức tự nhiên - xã hội, lịch sử, địa lýđồng thời giúp cho các em tìm hiểu về kiến thức xã hội, lịch sử địa phương, tổ chức được các trò chơi dân gian trong tiết sinh hoạt giữa giờ cũng như tiết chào cờ đầu tuần. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn kiến nghị đề xuất với Ban giám hiệu Nhà trường cho phép tổ chức một số hoạt động dưới cờ theo chủ điểm tháng, nhằm nâng cao chất lượng Hoạt động ngoại khóa trong năm học. 
Để giáo dục cho học sinh phát triển hoàn thiện về mọi mặt, rèn luyện đạo đức cho các em cũng như tạo được sự phấn khởi trong học tập, nhất là tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia Hoạt động ngoại khóa. Vậy nội dung Hoạt động ngoại khóa phải phong phú, đa dạng phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và phải có tính giáo dục cao, phải lồng ghép được nội dung hoạt động chủ điểm của từng tháng phù hợp với chương trình Hoạt động ngoại khóa, đồng thời tổ chức các nội dung nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. Bên cạnh đó phải lồng ghép các nội dung giáo dục về lịch sử địa phương, giáo dục việc xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp và lồng ghép các trò chơi dân gian vào các chương trình hoạt động. Để tạo môi trường thân thiện và phát huy được tính tích cực trong học tập và sinh hoạt của học sinh, là một Tổng phụ trách Đội tôi luôn suy nghĩ và trăn trở mình phải làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ công tác năm học này. Vì vậy tôi đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường về nội dung Hoạt động ngoại khóa nhằm đạt được mục tiêu nhiệm vụ cũng như tạo sự thân thiện và đoàn kết trong nhà trường.
2. Thực trạng của vấn đề trươc khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Thuận lợi
	- Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường luôn được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo dục, Hội đồng Đội, Ban giám hiệu và Hội cha mẹ học sinh.
	- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh.
	- Phần lớn học sinh là người trên địa bàn phường nên thuận lợi cho việc trao đổi với gia đình trong việc giáo dục con em mình.
	- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội khá đầy đủ.
2.2 Khó khăn
	- Kinh phí dành cho hoạt động đội còn hạn hẹp nên gặp khó khăn trong việc tổ chức các chương trình hoạt động lớn.
	- Học sinh đang ở độ tuổi Thiếu niên, Nhi đồng nên tâm lý chưa ổn định, đang muốn tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học một cách đầy đủ, dễ bị dụ dỗ, đua đòi, ham chơi...
2.3 Thực trạng trong nhà trường hiện nay
	 Hiện nay còn không ít các trường Tiểu học xem nhẹ mảng hoạt động ngoại khóa hoặc tổ chức một cách đơn điệu, chưa tạo được niềm hứng thú niềm say mê cho học sinh, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Đặc biệt là các tiết sinh hoạt dưới cờ nội dung và hình thức còn lặp đi lặp lại từ tuần này sang tuần khác, gây sự nhàm chán cho học sinh, nhiều em đón nhận tiết chào cờ một cách thụ động. Trong khi đó ở lứa tuổi các em lại thích vui chơi, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ, kiến thức của các em phải được lĩnh hội từ người thầy một cách tự nhiên không gò ép.
 Từ thực trạng trên bản thân tôi là một giáo viên làm Tổng phụ trách đã nhiều năm tôi nhận thấy các tiết Hoạt động ngoại khóa ở nhiều trường hiện nay chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1 Lập kế hoạch và phân công cụ thể
3.1.1 Lập kế hoạch
- Để đảm bảo kiến thức, thời gian, nguồn lựccủa chương trình, Tổng phụ trách Đội phải phối hợp với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp lên kế hoạch tổng thể cho chương trình hoạt động ngoại khóa trong cả năm học thông qua Ban giám hiệu nhà trường.
 Nội dung kế hoạch
+ Chương trình sinh hoạt theo chủ điểm từng tháng trong năm.
THÁNG
CHỦ ĐIỂM HOẠT ĐỘNG
09/2015
Vui hội khai trường
10/2015
Chăm ngoan học giỏi
11/2015
Tôn sư trọng đạo
12/2015
Uống nước nhớ nguồn
01/2016
Ngày tết quê em- Mừng Đảng - Mừng xuân
02/2016
03/2016
Tiến bước lên Đoàn
04/2016
Hoà bình và hữu nghị
05/2016
Bác Hồ kính yêu
3.1.2 Phân công nhiệm vụ cụ thể
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban hoạt động ngoài giờ lên lớp từng nội dung hoạt động như :
+ Chuẩn bị nội dung.
+ Phương tiện hoạt động.
+ Tổ chức hoạt động
3.3 Hình thức tổ chức và thực hiện
Tổ chức sinh hoạt hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm tháng được tổ chức lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần. 
Muốn tổ chức Hoạt động ngoại khóa có hiệu quả cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
Để Hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao cần phải có Ban tổ chức hoạt động, bao gồm các thành phần: Ban gi¸m hiÖu - Tæng phô tr¸ch - Ban ho¹t ®éng ngoµi giê lªn líp - Gi¸o viªn chñ nhiÖm - Héi cha mÑ häc sinh.
3.4 Một số lưu ý khi xây dựng chương trình hoạt động
	- Đây là công việc rất khó khăn đòi hỏi Tổng phụ trách phải có kiến thức có sự hiểu biết sâu rộng, chịu khó tìm tòi học hỏi, sự cẩn trọng trong trong sưu tầm và tổng hợp nguồn kiến thức từ các tạp chí, sách hoạt động ngoài giờ, các trang web, các sách tham khảo, từ giáo viên, học sinh tạo thành kho kiến thức chung cho việc xây dựng chương trình hoạt động. 
+ Sắp xếp kho kiến thức phải khoa học, theo thứ tự thời gian, theo chủ điểm, chủ đề để phù hợp với chương trình, chủ điểm từng tháng của năm học.
+ Lượng kiến thức, trò chơi phục vụ cho mỗi hoạt động phải phù hợp, không nặng nề khiến học sinh nhàm chán, không quá dài thời gian làm cho quá tải tiết chào cờ.
+ Giao lưu kiến thức qua các thông tin của đơn vị bạn nhằm làm giàu thêm kho kiến thức vui - học của trường.
+ Thường xuyên làm tốt công tác tư vấn với giáo viên bộ môn để đảm bảo kiến thức vững chắc, tránh sai sót nhầm lẫn khiến học sinh có thể hiểu nhầm, hiểu lệch.
+ Cần tính đến kinh phí sao cho tiết kiệm nhưng vẫn mang lại chất lượng và hiệu quả hoạt động cao.
+ Có kế hoạch tìm nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động kết hợp kinh phí của đội. 
3.5 Thực hiện chương trình “Tổ chức sinh hoạt giáo dục ngoại khóa trong tiết sinh hoạt dưới cờ” 
	Trước hết Tổng phụ trách phải xác định: “Sinh hoạt dưới cờ” là một phần thời lượng trong chương trình chào cờ đầu tuần. Không lạm dụng tiết chào cờ để trở thành một tiết học nặng nề, mang nặng kiến thức phổ thông hoặc nội dung công tác tuần hay nhận xét phê bình học sinh, sẽ khiến học sinh nhàm chán. Mỗi chương trình chào cờ đầu tuần Tổng phụ trách phải chuẩn bị như một tiết dạy trên lớp, nội dung hoạt động chủ điểm theo từng tuần, từng tháng, hướng dẫn và phân công từng việc cho Ban chỉ huy Liên đội thực hiện như là một phần bắt buộc trong chương trình, xuyên suốt các buổi chào cờ đầu tuần.
 Các bước tiến hành một tiết sinh hoạt dưới cờ:
+ Chuẩn bị sân lễ và bàn ghế phục vụ những hoạt động cho tiết chào cờ: lớp trực tuần hoàn thành trước 5 phút. 
+ Ổn định tổ thức: 2 phút
+ Nghi lễ chào cờ: 3 phút
+ Nội dung sinh hoạt chính thức: 30 phút. 
3.6 Nội dung chi tiết trong hoạt động giáo dục ngoại khóa trong tiết sinh hoạt dưới cờ 
 	 Ở trường Tiểu học hoạt động giáo dục theo chủ điểm thường vào các buổi chào cờ thông qua chủ điểm theo từng tháng. Để chương trình hoạt động đi theo định hướng nhất định, người biên tập chương trình cần biên soạn theo chủ đề cụ thể nhằm phối hợp tốt với hoạt động ngoài giờ lên lớp do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Tôi đã soạn thảo nội dung chi tiết chương trình hoạt động từng tuần theo chủ điểm từng tháng. 
 	Một số hoạt động ngoại khóa điển hình:
Chủ điềm : Ngày tết quê em
I. Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học sinh hiểu một số phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
- Biết được một số món ăn truyền thống trong ngày Tết 
- Tạo niềm vui và không khí hào hứng rộn rã cho học sinh trong ngày hội.
- Giáo dục các em truyền thống dân tộc.
II. Quy mô địa điểm tổ chức:
- Tổ chức trong toàn Liên đội
- Địa điểm : Tại sân trường.
III. Tài liệu và phương tiện.
- Khối 3 chuẩn bị các loại quả để bày mâm ngũ quả : Như chuối, bưởi , cam, thanh long, phật thủ, táo,.. 
- Khối 4: chuẩn bị tranh ảnh để giới thiệu các món truyền thống của ngày tết. 
- khối 5 chuẩn bị trang phục cho màn diễn sân khấu hóa câu chuyện:“Bánh chưng bánh, bánh giầy”
- Phương tiện : nhạc cụ, tăng âm loa máy, bàn ghế, khăn trải bàn, hoa, phần thưởng. 
IV. Các bước tiến hành.
	- Về tổ chức:
+ Ban giám hiệu Nhà trường, Chi hội trưởng các khối lớp, Chi đoàn nhà trường , Tổng phụ trách đội, Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Các đội thi mỗi đội 5 em theo khối lớp , thời gian cho hội thi 30 phút .
+ Người dẫn chương trình, ban giám khảo, ban thư ký
Bước 1: Chuẩn bị phổ biến mục tiêu, yêu cầu của hoạt động.
*Tổng phụ trách đội phổ biến cho học sinh nắm được kế hoạch, công việc được phân công cho từng khối(trước 2 tuần).
- Khối 3: Thi trưng bày mâm ngũ quả
- Khối 4: Thi thuyết trình các món ăn trong ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
- Khối 5: Thi diễn sân khấu hóa câu chuyện:“Bánh chưng bánh, bánh giầy”
Bước 2: Các bước tiến hành hội thi:
Người dẫn chương trình điều khiển.
- Mở đầu hội thi là một số tiết mục văn nghệ chào mừng do đội văn nghệ của Liên đội biểu diễn .
 	+ Tiết mục thứ nhất : Bài hát “Ngày Tết quê em”
 Nhạc và lời: Tự Huy
 	+ Tiết mục thứ 2: Bài hát “Xuân xuân ơi xuân đã về”
 Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện
- Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc hội thi, nêu ý nghĩa hội thi 
- Thông qua chương trình hội thi: Gồm 3 phần:
+ Khối 3: Thi trưng bày mâm ngũ quả
+ Khối 4: Thi thuyết trình các món ăn trong ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
+ Khối 5: Thi diễn sân khấu hóa câu chuyện:“Bánh chưng bánh, bánh giầy”
- Giới thiệu thành phần Ban giám khảo. 
- Thông qua biểu điểm chấm thi.
Phần 1: Thi làm trưng bày mâm ngũ quả .
* Các thành viên lên thể hiện phần thi của khối mình 
Mở nhạc các bài hát về ngày Tết và học sinh trong toàn Liên đội cổ vũ cho đội thi của khối mình. 
Ảnh 1: Thi bày mâm ngũ quả 
Phần 2: Thi thuyết trình các món ăn trong ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Mỗi thành viên trong đội thi lần lượt thuyết trình một món ăn trong ngày tết cổ truyền thông qua các hình ảnh minh họa.
- Hết phần thi thứ hai người dẫn chương trình sẽ có một câu hỏi về chủ đề ngày Tết để giao lưu cùng học sinh trong Liên đội.
Câu 1:
Hoa gì nho nhỏ
Cách màu hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
Đáp án: Hoa đào
Câu 2: Hoa gì ngủ hết đông tàn
 Xuân về hớn hở nhuộm vàng trời nam.
Đáp án: Hoa mai
Câu 3: Không rễ mà chẳng thành cây
 Hàng năm chỉ mọc vào ngày đầu năm. 
Đáp án: Cây nêu ngày tết
Phần 3: Thi diễn sân khấu hóa câu chuyện:“Bánh chưng bánh, bánh giầy”
(khối 5)
Gồm 8 nhân vật : 
+ Người dẫn chuyện
+ Nhân vật vua cha
+ Nhân vật hoàng tử
+ Nhân vật Lang Liêu
+ Nhân vật Quan Đại Thần
+ Nhân vật Ông Tiên
+ Các nhân phụ đóng vai dân làng
Ý nghĩa câu chuyện: Giải thích nguồn gốc của tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy chẳng những là ngon và quý mà nó còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt : bày tỏ lòng hiếu thảo của người con, tôn cha mẹ như trời đất. nó chứa đầy một tấm lòng đối với quê hương, ruộng đồng  
Bước 3: Trao giải thưởng:
 - Thư ký thay mặt cho Ban giám khảo đọc kết quả của hội thi và mời ban tổ chức lên trao giải và tặng quà cho hội thi.
	* Trích lời dẫn kịch bản “Bánh chưng, Bánh giầy”
Mở màn: Âm nhạc xuân tươi sáng
Nhân vật: Cô giáo ( Đang xoay sở nồi bánh chưng trên một góc sân khấu – Các em học sinh cười khúc khích kéo nhau vào nhà cô trong 1 buổi chiều 30 tết) - Học sinh: Dạ em chào cô, em thưa cô, em chào cô ạ
- Cô giáo: Ôi cô chào các em, các em đến chơi với cô đấy à, thế nào? Các em ở nhà đến à, nào nhanh lên vào đây, vào đây.
- Học sinh 1: Cô ơi, cô đang làm gì đấy?
- Học sinh 2: Cô sắm tết được nhiều chưa?
- Cô giáo: à cô đang nấu bánh chưng, nhà cô cũng sắm đầy đủ rồi các em ạ ! 
 Chỉ chờ nồi bánh chưng chín để cô bày cỗ cúng ông bà tổ tiên. Thế nhà các em đã sắm tết đầy đủ chưa, chắc là năm nay nhà nào cũng ăn tết to lắm nhỉ. 
- Tất cả học sinh: Dạ vâng ạ. 
- Học sinh 3: Cô ơi sáng hôm nay em được đi chợ sắm tết với mẹ em cơ, chao ôi!
Chợ nhày tết đông vui thật đấy có nhiều đồ lắm cô ạ, nào là hoa Đào hoa Mai, có tất cả các loại hoa, nào cá, nào thịt các loại quả thích lắm cô ạ.
- Học sinh 2: Còn em được mẹ mua quần áo mới giày dép mới và rất nhiều kẹo bánh cơ. 
- Học sinh 1: Cô ơi nhà em hôm nay mua một cây quýt rất nhiều quả và cả bánh chưng nữa cô. 
- Học sinh 3: Ơ. Sao nhà cậu không nấu bánh chưng à, làm sao phải đi mua, hôm qua nhà tớ gói bánh chưng tớ còn được bố dạy cho gói nữa cơ đấy.
- Học sinh 2: Ơ cô ơi , em thấy nhà ai cũng có bánh chưng trong dịp tết cô nhỉ, tại sao tết nhà ai cũng phải có bánh chưng hả cô, em còn thấy nhiều nhà còn làm cả bánh giày nữa.
- Tất cả: ừ đúng rồi đấy, cô ơi tại sao vậy cô.
- Cô giáo: ừ đúng rồi , trong dịp tết nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giày để cúng ông bà tổ tiên bởi vì đây là món ăn, loại bánh truyền thống của dân tộc được lưu truyền từ ngàn đời nay, nó là thành quả lao động của người dân Việt Nam để tỏ lòng hiếu đạo đối với tổ tiên – Trời Đất, nó gắn vói sự tích Bánh chưng – Bánh Giày từ thời Hùng Vương đấy các em ạ.
- Học sinh: Cô ơi sự tich Bánh Chưng – Bánh Giày ạ
 Cô ơi, cô kể cho chung em nghe đi, em rất thích nhge kể chuyện ngày xưa.
- Cô giáo: ừ được rồi cô sẽ kể cho các em nghe.
.Lời dẫn 
- ( Vào thời Hùng Vương thứ 16 sau khi đánh đuổi giặc Ân nhà Vua thấy mình tuổi già sức yếu muốn truyền ngôi lại cho con thế nhưng người vô cùng lúng túng không biết chọn người con nào để truyền ngôi kế vị bởi người có tới 22 vị Hoàng Tử, nhà Vua trăn trở suy nghĩ, nếu ta truyền ngôi cho đứa này thi đứa kia cho là thiên vị còn truyền cho người kia thì người nọ lại trách là ta bất công(Thở dài...)
-Vua: Ta phải lựa chọn cho kĩ lưỡng cẩn thận trong 22 đứa, đứa nào có tài có đức nổi trội hơn xứng đáng để trị vị đất nước l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc