SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp A2 tại trường mầm non Nga Liên

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp A2 tại trường mầm non Nga Liên

 Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Một trong các lĩnh vực phát triển đó thì lĩnh vực phát triển thể chất là một trong 5 lĩnh vực rất quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.

Vai trò to lớn đầu tiên của các Hoạt động phát triển thể chất là nâng cao thể lực sức khỏe. Các hoạt động tập luyện ngoài việc giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa; không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình hoạt động, trẻ lắng nghe lời hướng dẫn của cô, thực hiện các động tác, các vận động theo hướng dẫn, đồng thời trẻ có thể trao đổi cùng cô, trao đổi với các bạn về nội dung của bài tập, được nghe và biết thêm những từ mới, những kiến thức mới có ở trong hoạt động đó rất giúp ích cho việc phát triển ngôn ngữ, đồng thời các hoạt động phát triển vận động còn giúp tạo tạo ra các cơ hội để trẻ thực hành ngôn ngữ nhất là trong các hoạt động vận động ở mọi lúc, mọi nơi và trò chơi vận động, trẻ vừa có thể đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, vừa vận động vừa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao hay thể hiện những câu nói của vai mà trẻ đang thực hiện.[1]

Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận.[2]

 

doc 23 trang thuychi01 13802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp A2 tại trường mầm non Nga Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Tên đề mục
Trang
1.
MỞ ĐẦU
1.1.
Lý do chọn đề tài. 
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu. 
2
1.3.
Đối tượng nghiên cứu. 
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.
2
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
2
2.2.
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3.
Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
4
2.3.1.
Giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân về chương trình phát triển vận động. 
4
2.3.2.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối với trẻ. 
5
2.3.3.
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động học.
6
2.3.4.
Lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động học khác và ở mọi thời điểm trong ngày cho trẻ.
11
2.3.5.
Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ.
13
2.3.6.
Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động giữa các tổ trong lớp. 
15
2.3.7.
Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển vận động.
17
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.
Kết luận.
19
3.2.
Kiến nghị.
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Một trong các lĩnh vực phát triển đó thì lĩnh vực phát triển thể chất là một trong 5 lĩnh vực rất quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. 
Vai trò to lớn đầu tiên của các Hoạt động phát triển thể chất là nâng cao thể lực sức khỏe. Các hoạt động tập luyện ngoài việc giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa; không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình hoạt động, trẻ lắng nghe lời hướng dẫn của cô, thực hiện các động tác, các vận động theo hướng dẫn, đồng thời trẻ có thể trao đổi cùng cô, trao đổi với các bạn về nội dung của bài tập, được nghe và biết thêm những từ mới, những kiến thức mới có ở trong hoạt động đó rất giúp ích cho việc phát triển ngôn ngữ, đồng thời các hoạt động phát triển vận động còn giúp tạo tạo ra các cơ hội để trẻ thực hành ngôn ngữ nhất là trong các hoạt động vận động ở mọi lúc, mọi nơi và trò chơi vận động, trẻ vừa có thể đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, vừa vận động vừa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao hay thể hiện những câu nói của vai mà trẻ đang thực hiện.[1]
Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận.[2]
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục 
trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non của tôi nói 
riêng. Là giáo viên mầm non, lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn 
vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường như thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp A2” tại trường mầm non Nga Liên làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động rèn luyện sức khỏe, củng cố hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi, chuẩn bị toàn diện cho trẻ vào lớp Một
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Giúp trẻ tích cực tự giác trong giờ học và phát triển các tố chất trong vận động như: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo. Có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (lớp lá A2) tại trường mầm non Nga Liên năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động là hướng đến sự phát triển tính tích cực tham gia vào các hoạt động vận động của cơ thể, giúp hình thành cho trẻ mầm non những kỹ năng kỹ xảo vận động giống người lớn và phát triển các tố chất nhanh nhẹn, thể lực khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ để cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối. Thông qua giáo dục phát triển vận động tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức ban đầu về cuộc sống về cái đẹp, gìn giữ cái đẹp, yêu thích mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Giúp trẻ thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi trải nghiệm các cảm giác mạnh của hoạt động giáo dục phát triển vận động. Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi luôn đi sâu vào nghiên cứu các tài liệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ như: Nôi dung phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non non (Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo), Chương tình giáo dục mầm non 5 – 6 tuổi do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, Các hoạt động phát triển vận động của trẻ mầm non ( Theo chương trình giáo dục mầm non Nguyễn Sinh Thảo - Nguyễn Thị Tuất), hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non ( Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành), tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module MN 40“Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non”, 9 bài tập thể dục theo tháng trong đĩa thiết kế giáo án điện tử mầm non.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ thì tôi đã đi sâu vào nghiên cứu các tài liệu trên để tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động tại nhóm lớp mà tôi đang phụ trách. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài tôi đã khảo sát thực trạng chung của lớp. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi :
Về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.
Trường mầm non Nga Liên là trường đạt chuẩn Quốc gia và đạt liểm định chất lượng giáo dục. Có đầy đủ đồ chơi ngoài trời, sân chơi phát triển vận động. 
Có phòng học rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động như: Ghế thể dục, cổng, đích đứng, đích ngang... phục vụ cho mọi hoạt động của cô và trẻ.
Đối với giáo viên:Bản thân có trình độ đạt trên chuẩn. Nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Đối với trẻ:Huy động được 100% trẻ ra lớp.
Đối với phụ huynh:Ban phụ huynh lớp cũng tích cực ủng hộ tôi trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Khó khăn :
Nhà trường chưa có phòng tập thể chất cho trẻ tập vào những hôm trời nắng to hay trời mưa. 
Trang thiết bị hiện đại phục phụ cho hoạt động phát triển vận động còn thiếu. Đồ chơi ngoài trời chưa phong phú để trẻ hoạt động.
90% phụ huynh học sinh trong lớp làm nghề nông, kinh tế thấp không có điều kiện quan tâm đến con cái, một số trẻ mới lần đầu đi học nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động.
* Kết quả thực trạng :
Từ những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài và bước đầu quan sát khả năng vận động của trẻ qua các hoạt động trong ngày và đặc biệt là các hoạt động phát triển vận động để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động. Kết quả thu được như sau :
Bảng khảo sát trẻ đầu năm học 2016 – 2017( Tháng 9/2016)
Nội dung
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Trẻ tập trung chú ý, hứng thú, tích cực, mạnh dạn tham gia hoạt động.
30
16
53,3
14
46,7
Trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
30
16
53,3
14
46,7
Trẻ thể hiện các kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động: Đi, chạy, tung, ném, bắt, bật-nhảy.
30
18
60
12
40
Trẻ thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt.
30
12
40
18
60
Trước thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp A2” tại trường mầm non Nga Liên.  
2.3. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân về chương trình giáo dục phát triển vận động.
Là một giáo viên mầm non để giúp trẻ nâng cao chất lượng phát triển vận động một cách có hiệu quả thì trước hết giáo viên cần phải nắm được những kiến thức cơ bản sau: Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt ở lớp, ở trường. Rèn luyện cho trẻ nề nếp, thói quen tốt, hành vi văn minh, kĩ năng vận động. Tạo không khí và trạng thái hoạt động vui vẻ kích thích sự sẵn sàng vận động của trẻ. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và học liệu phục vụ cho giáo dục phát triển vận động. Tạo cho trẻ có cảm giác an toàn, tự tin...Thực hiện đầy đủ nội dung, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động.
Để thực hiện tốt các nội dung đó bản thân tôi không ngừng học tập, rèn luyện, học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của bản thân với nhiều hình thức như: 
- Tham gia học các lớp chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non do phòng giáo dục và trường tổ chức, tích cự dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp có những giờ dạy hay, hấp dẫn trẻ như giờ dạy của đồng chí Lê Thị Vân trường mầm non Nga Liên, giờ dạy của đồng chí Mai Thị Thuý trường mầm non Thị Trấn. Thường xuyên học hỏi, trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Đôi khi, chỉ là những nội dung, kiến thức nhỏ, tôi tự tìm hiểu thường mất nhiều thời gian nhưng khi trao đổi với các bạn đồng nghiệp, những khó khăn được tháo gỡ rất nhanh với nhiều ý kiến đóng góp thật sự hữu hiệu. 
- Tôi đã nghiên cứu vận dụng những kiến thức trong sách hướng dẫn chương trình giáo dục mầm non hiện nay vào giảng dạy, đọc tham khảo các tài liệu, tập san có nội dung về giáo dục vận động để chọn đề tài cho phù hợp. Tiếp thu bồi dưỡng chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. 
	- Ngoài ra tôi còn tham khảo qua Internet về các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi và tham khảo cách làm đồ dùng từ nguyên vật liệu phế thải để phục vụ cho hoạt động phát triển vận động. 
	Kết quả: Qua những tìm tòi nghiên cứu đã giúp tôi có thêm kiến thức hiểu biết về hình thức tổ chức cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Tôi thấy được những kết quả bước đầu trong các hoạt động khi thực hiện tôi thấy mình bình tĩnh, tự tin hơn khi đứng trước trẻ và kiến thức, kỹ thuật vận động chính xác hơn. Từ đó tôi lựa chọn biện pháp tiếp theo là xây dựng kế hoạch tổ chức các trong hoạt động giáo dục phát triển vận động theo các chủ đề.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối với trẻ.
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng nội dung trong chương trình theo độ tuổi mẫu giáo lớn. Căn cứ vào thời gian thực hiện chủ đề ở các giai đoạn của chương trình trong năm học thì đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tuần ứng với từng chủ đề trong năm học.
Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ ở lớp mình, tôi đã xây dựng kế hoạch các bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào kế hoạch dạy trẻ sao cho thứ tự các bài tập đảm bảo đi từ dễ đến khó. Học kỳ I lượng kiến thức cũng như các bài tập sẽ nhẹ hơn so với học kì II, các bài tập ôn luyện, củng cố đưa vào các hoạt động nhằm củng cố các kỹ năng vận động đã học vào cuối năm học.
Cụ thể các bài tập được sắp xếp theo chủ đề như sau: 
S
TT
Tên chủ đề
TG thực hiện
Tên vận động
1
Trường mầm non
3
- Đi bằng mét ngoài bàn chân, đi khuỵ gối.
- Bật liên tục vào vòng ( 5 vòng).
2
Bản thân
4
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.( Chỉ số 9)
- Chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo hiệu lệnh - Ném trúng đích bằng 1 tay.
3
Gia đình
4
- Nhảy xuống từ độ cao 40cm. ( Chỉ số 2)
- Đập - bắt bóng tại chỗ.
- Đi trên ván kê dốc.
- Bật xa 50 cm.
4
Nghề nghiệp
5
- Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m 
( Chỉ số3).
- Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất. 
( Chỉ số 4)
- Chạy 18m trong khoảng 10 giây.
- Bài tập tổng hợp: Ngồi xổm đi theo đường zích zắc, bò chui qua ống dài và ném bóng trúng đích.
5
Thế giới động vật
5
- Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.
- Ném xa bằng 1 tay.	
- Bật xa tối thiểu 50cm. ( Chỉ số 1)
- Bài tập tổng hợp: Trườn chui dưới dây – Trèo qua ghế dài – Ném xa bằng 1 tay.
6
Thế giới thực vật
5
- Đi nối bàn chân tiến lùi.
- Ném trúng đích thẳng đứng, chạy nhanh 10m.- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục ( 2m x 0,25cm x 0.35cm). (Chỉ số 11)
- Bài tập tổng hợp: - Bật tách chân, khép chân qua 7 ô - Ném trúng đích thẳng đứng, chạy nhanh 10m.
7
Các hiện tượng tự nhiên
2
- Đập và bắt được bóng bằng 2 tay. ( Chỉ số10)
- Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m X 30cm 
8
Giao thông
3
- Chạy 18m trong khoảng thời gian 5–7 giây.(Chỉ số12) 
- Ném trúng đích thẳng đứng.
- Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo hiệu lệnh.
9
Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
3
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. (Chỉ số13)	
- Chuyền, bắt bóng qua chân.
10
Trường tiểu học
2
- Ném trúng đích nằm ngang.
- Bài tập tổng hợp: Bật qua vật cản – Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát – Ném bóng vào rổ.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp, tôi đã xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với trẻ sao cho phù hợp, cân đối các vận động giữa chân và tay, giữa các bài tập cần đến sự linh hoạt, nhanh nhẹn với các bài tập, tập trung chính xác sự bền bỉ kết hợp khéo léo của cơ thể trẻ.
Kết quả: Từ biện pháp xây dựng kế hoạch phát triển vận động đã dem lại những thành quả bước đầu như đảm bảo về tính vừa sức, khả năng nhận thức của trẻ ngày một tiến bộ, phát triển đồng đều hơn thông qua các hoạt động.
2.3.3. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động học.
Hoạt động học là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Bởi trong hoạt động học giáo viên phải cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống, có kế hoạch, qua đó phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Vì vậy khi thực hiện giờ học thể dục trước hết tôi xác định đúng mục đích: kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với khả năng của trẻ. Để thu hút được trẻ vào hoạt động thì giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ trang phục của cô và trẻ, sân bãi sạch sẽ, an toàn và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ học. Sau đó tôi hướng dẫn trẻ vào hoạt động học thể dục.
Ví dụ 1: Chủ đề: Thế giới động vật.
Đề tài: VĐCB“ Bật xa 50cm”. Trò chơi: Kéo co. 
Với đề tài này tôi tổ chức hoạt động học là Hình thức tổ chức hội thi:
“ Những chú vật đua tài”.
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1/ Ổn định tổ chức, giới thiệu bài:
Cô giới thiệu hội thi “ Những chú vật đua tài”.
Giới thiệu các đội tham gia hội thi.
2/Nội dung chính: 
a. Khởi động:
Xin mời các con cùng khởi hành đi dự hội thi “ Những chú vật đua tài” nào! Cô mở nhạc bài “ Vào vườn cổ tích”, trẻ đi theo đội hình vòng tròn (Kết hợp các kiểu chân: Đi kiễng chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm...)
Nghe nhạc dồn trẻ về 4 ngang dọc để tập bài tập phát triển chung
b. Trọng động
* Phần 1: Phần thi đồng diễn nghệ thuật (Bài tập phát triển chung)
Xin mời các con cùng bước vào phần thi thứ nhất với “Màn đồng diễn nghệ thuật”.
(Cho trẻ cùng nhau tập các động tác thể dục Tay-vai; bụng-lườn; chân-bật, theo lời ca bài hát “ Gà trống, Mèo con và Cún con” trong đó động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản cho trẻ thực hiện tăng thêm 1 – 2 lần.)
Các đội đã hoàn thành phần thi thứ nhất thật xuất săc.
( Tặng hoa cho các đội) Và bây giờ xin mời các bé cùng bước vào phần thi tiếp theo có tên gọi: Tài năng.
 * Phần 2: Phần Thi tài năng (Vận động cơ bản: Bật xa 50 cm)
ở phần thi này yêu cầu lần lượt từng vận động viên của từng đội ( Bật qua suối nhỏ) Bật xa 50cm để cùng nhau vượt qua các chướng ngại vật đó!
 +Cô làm mẫu: 
Cô làm mẫu lần 1 (không phân tích)
Cô làm mẫu lần 2 (phân tích rõ động tác)
Cô đứng trước vạch xuất phát. Ở tư thế chuẩn bị, chân hơi kiễng gót, 2 tay dưa ra phía trước, hạ tay xuống và đưa ra sau, kết hợp khuỵu gối, nhún chân , đạp mạnh rồi bật người về phía trước, đồng thời tay đưa ra phía trước. 
Các con chú ý: Khi chạm đất, gối hơi khuỵu, tay đưa trước để giữ thăng bằng. Khi bật xong đi về cuối hàng
Cô làm mẫu trọn vẹn lần 3
Mời 1 trẻ khá lên thực hiện 
+ Trẻ thực hiện:
Lần 1: Mời lần lượt trẻ lên bật xa 
Lần 2: Lần này cô mời 2 đội cùng thi đua .
( Trong khi trẻ thực hiện cô mở nhạc bài “ Ba chú gấu”)
 * Củng cố: Cô vừa cho các con tập bài vận động gì?
(Cô động viên và tặng hoa cho các đội chơi)
Phần 3: . Phần thi đồng đội ( Kéo co)
 Các con đã trải qua hai phần thi thật xuất sắc và trong hội thi hôm nay còn có một phần thi nữa cũng rất hấp dẫn đó là phần thi “ Đồng đội” với trò chơi kéo co. 
- Cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi.
- Cô giới thiệu lại cách chơi- luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi từ 2-3 lần.
( Kết thúc trò chơi nhận xét tặng hoa cho các đội)
- Thời gian tổ chức hội thi đã kết thúc rồi. Các con có cảm nhận gì khi tham gia hội thi hôm nay?
Cô thấy các con rất giỏi đã hoàn thành xuất sắc các thử thách của ngày hội. ( Thưởng hoa cho các đội)
* Củng cố : Cô hỏi trẻ lại tên bài tập và tên trò chơi.
* Hồi tĩnh:Và bây giờ , xin mời các con chúng ta cùng thư giãn nào. Cho trẻ đi nhẹ nhàng theo vòng tròn 1- 2 phút theo nhạc 
3. Kết thúc:
Cô động viên trẻ thu dọn đồ dung cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ đi về 4 hàng dọc
Trẻ thực hiện các động tác cùng cô
Trẻ quan sát
Trẻ quan sát
1 trẻ lên thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
Trẻ vừa đi vừa vận động nhẹ nhàng
( Hình ảnh trẻ bật xa 50cm)
Ví dụ 2: Chủ đề: Nghề nghiệp 
 Đề tài: VĐCB: Bài tập tổng hợp: - Ngồi xổm đi theo đường zích zắc
 - Bò chui qua ống dài
 - Ném bóng trúng đích. 
 Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Gây hứng thú:
- Cô xin chào mừng tất cả các bạn đến với rạp xiếc Trường Mầm Non Nga Liên.
Hôm nay cô nhìn thấy các con trong trang phục rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, thế các con có biết mình giống ai không? (Giống các chú hề trong rạp xiếc ).
- Thế hôm nay các chú hề sẽ biểu diễn chương trình với chủ đề gì nào? ( Chú hề và những quả bóng màu ).
2. Nội dung:
a. Khởi động:
 Để cho chương trình thêm hấp dẫn các chú hề biểu diễn được dẻo dai và ngộ nghĩnh thì ngay bây giờ xin mời tất cả các chú hề chúng ta hãy cùng khởi động. ( Cô cho trẻ đi theo vòng tròn đi các kiểu đi theo nhạc bài hát: Mười chàng tí hon.)
b. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
Cho trẻ cùng nhau tập các động tác thể dục Tay-vai; bụng-lườn; chân-bật, theo lời ca bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” trong thời gian là 2 phút. Trong đó động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản cho trẻ thực hiện tăng thêm 1 – 2 lần.)
* Vận động cơ bản: “N

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.doc