SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn

Như chúng ta đều biết, mấy năm trở lại đây, thiên nhiên trở nên khắc

nghiệt. Nào là sóng thần, động đất, nào là bão lớn, lũ dâng cao, nào là nhiệt độ

nóng lạnh thất thường. Tất cả những điều đó đang tác động rất lớn đến đời sống

muôn loài trên trái đất, đặc biệt trong đó có con người. Con người vừa là nạn

nhân vừa là thủ phạm của hiện tượng trên. Đời sống kinh tế của chúng ta càng

phát triển thì lượng chất thải thải ra môi trường ngày càng lớn. Môi trường trong

xã hội có nhiều chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến hai loại chất

thải đó là: Chất thải trong công nghiệp và chất thải trong sinh hoạt hàng ngày

của con người. Các chất thải này hầu như chưa được xử lý gây ra ô nhiễm môi

trường: không khí, đất, nước. Ngoài thủ phạm là chất thải, còn một thủ phạm

nữa cũng không kém phần quan trong làm cho môi trường ô nhiễm nặng nề. Đó

là nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên một cách bừa bãi làm cho môi trường

sinh thái biến đổi, tài nguyên cạn kiệt. Tất cả những điều kiện trên làm cho môi

trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người, có nhiều

bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện.

Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm sạch môi

trường sống. Phải có ý thức và việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Nhận

thức rõ về điều này, ngày 10 tháng 1 năm 1994 Chủ tịch nước cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố Luật bảo vệ môi trường. Triển khai chủ

trương của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có việc làm thiết

thực triển khai giáo dục ý thức bảo vệ môi trường lồng ghép nội dung bảo vệ

môi trường vào các môn học. Sức lan tỏa của các việc làm đó như thế nào thì lại

phụ thuộc rất nhiều yếu tố. XuÊt ph¸t tõ những lý do trên tôi đã dành nhiều thời

gian nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo

dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông

Sơn”.

pdf 21 trang thuychi01 8975
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO 
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 4 
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN 
LỚP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ 
ĐÔNG PHÚ, HUYỆN ĐÔNG SƠN 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường TH & THCS Đông Phú 
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động giáo dục NGLL 
THANH HOÁ NĂM 2017 
1
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
Mục lục 1 
1. Mở đầu: 2 
1.1. Lí do chọn đề tài. 2 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 3 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 3 
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 
 2.2. Thực trạng của vấn đề. 4 
 2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4 thông qua 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học 
và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn. 
5 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 16 
3. Kết luận và kiến nghị: 17 
2
1. Mở đầu. 
 1.1. Lý do chọn đề tài. 
 Như chúng ta đều biết, mấy năm trở lại đây, thiên nhiên trở nên khắc 
nghiệt. Nào là sóng thần, động đất, nào là bão lớn, lũ dâng cao, nào là nhiệt độ 
nóng lạnh thất thường. Tất cả những điều đó đang tác động rất lớn đến đời sống 
muôn loài trên trái đất, đặc biệt trong đó có con người. Con người vừa là nạn 
nhân vừa là thủ phạm của hiện tượng trên. Đời sống kinh tế của chúng ta càng 
phát triển thì lượng chất thải thải ra môi trường ngày càng lớn. Môi trường trong 
xã hội có nhiều chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến hai loại chất 
thải đó là: Chất thải trong công nghiệp và chất thải trong sinh hoạt hàng ngày 
của con người. Các chất thải này hầu như chưa được xử lý gây ra ô nhiễm môi 
trường: không khí, đất, nước. Ngoài thủ phạm là chất thải, còn một thủ phạm 
nữa cũng không kém phần quan trong làm cho môi trường ô nhiễm nặng nề. Đó 
là nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên một cách bừa bãi làm cho môi trường 
sinh thái biến đổi, tài nguyên cạn kiệt. Tất cả những điều kiện trên làm cho môi 
trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người, có nhiều 
bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện. 
 Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm sạch môi 
trường sống. Phải có ý thức và việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Nhận 
thức rõ về điều này, ngày 10 tháng 1 năm 1994 Chủ tịch nước cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố Luật bảo vệ môi trường. Triển khai chủ 
trương của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có việc làm thiết 
thực triển khai giáo dục ý thức bảo vệ môi trường lồng ghép nội dung bảo vệ 
môi trường vào các môn học. Sức lan tỏa của các việc làm đó như thế nào thì lại 
phụ thuộc rất nhiều yếu tố. XuÊt ph¸t tõ những lý do trên tôi đã dành nhiều thời 
gian nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài 
giờ lên lớp tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông 
Sơn”. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Việc giáo dục môi trường là vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. 
Thông qua việc giáo dục này, học sinh và đặc biệt là học Tiểu học sẽ được trang 
bị những kiến thức cơ bản liên quan đến môi trường, vai trò của môi trường đối 
3
với con người và tác động của con người đến với môi trường đồng thời sẽ ngăn 
chặn những việc làm có hại đến môi trường, giúp học sinh có ý thức bảo vệ nơi 
mình đang sinh sống và học tập, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp 
hơn. 
 Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng môi trường cho học sinh nhằm giúp 
giáo viên nắm được ý thức bảo vệ môi trường ở các em, hiểu được yếu tố và 
nguyên nhân nào tác động đến việc hình thành những ý thức đó. Từ đó tìm cho 
mình phương pháp giảng dạy thông qua các môn học và các hoạt động tập thể có 
hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục môi trường cho các em học sinh, cũng từ 
đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình thành ý thức đúng 
đắn cho học sinh Tiểu học. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường 
cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường 
Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sử dụng một số phương 
pháp sau: 
 - Phương pháp điều tra. 
 - Phương pháp quan sát sư phạm. 
 - Phương pháp tham khảo tài liệu. 
 - Phương pháp đàm thoại. 
 2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm. 
 2.1. Cơ sở lý luận. 
 Môi trường là tổng hòa các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh 
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Giáo dục bảo vệ môi 
trường là tổng hợp các biện pháp như quản lý, duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, 
nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài 
hòa phù hợp. 
 Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ môi trường là rất 
cần thiết và cấp bách, phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi 
nơi, mọi lứa tuổi trong xã hội. Đặc biệt nhà trường Tiểu học là một trong những 
nơi giáo dục bảo vệ môi trường một cách hữu ích nhất. Giáo dục ý thức phải 
4
được kiểm nghiệm kết quả giáo dục bằng những việc làm cụ thể. Đối với học 
sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4A nói riêng điều đó không sai. Có thể 
học sinh có ý thức tốt, lời nói hay nhưng chưa hẳn đã thực hiện tốt khi tham gia 
các hoạt động. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 a. Việc dạy tích hợp môi trường trong các môn học của giáo viên: 
Trong những năm gần đây, theo chủ trường của ngành Giáo dục, giáo viên 
đã dạy lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học dưới 
hai hình thức: Trực tiếp khai thác trong bài có nội dung liên quan đến môi 
trường, hoặc gián tiếp thông qua một nội dung. Thực tế giáo viên có áp dụng và 
triển khai. Song một tiết học đối với Tiểu học thời gian 40 phút, để truyền tải 
lượng kiến thức sách giáo khoa đến học sinh ở một vùng nông thôn như Đông 
Phú là chưa đủ. Bên cạnh giáo dục bảo vệ môi trường trong một tiết học còn 
lồng ghép cả nội dung kĩ năng sống. Bởi vậy để để đáp ứng đầy đủ các nội dung 
trên, giáo viên chỉ đề cập và cho học sinh liên hệ, không còn thời gian để hướng 
dẫn và kiểm chứng lời nói của học sinh có đi đôi với hành động thực diễn ra 
hằng ngày trong đời sống của các em không. Nhìn chung việc giáo dục bảo vệ 
môi trường còn nặng về lý thuyết. 
 b. Về cơ sở vật chất nhà trường: 
 Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú đóng trên địa bàn xã ít 
dân cư, địa hình của xã trải dài 4 ki-lô-mét chạy dọc theo con đường liên huyện 
huyện Đông Sơn. Đây là một xã nghèo nên cơ sở vật chất đầu tư cho trường 
Tiểu học còn hạn chế. Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục môi trường chưa 
được đầu tư nhiều như: Thùng rác ở sân trường chưa có, hệ thống thoát nước 
của nhà trường chỉ có rãnh mà nắp đậy lại không đảm bảo. Nhà vệ sinh đã có 
nhưng chưa đúng tiêu chuẩn. 
 c. Cảnh quan nhà trường: 
 Trường Tiểu học Đông Phú nằm giữa cánh đồng, bốn bề là ruộng. Học 
sinh và giáo viên phải hứng chịu những đợt phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân 
hữu cơ tươi bón ruộng của bà con nông dân. 
 d. Về phía học sinh: 
 Đại đa phần là con nông dân, lao động phổ thông. Trình độ nhận thức của 
các bậc phụ huynh còn thấp, hầu như đi làm cả ngày, rất ít thời gian chăm sóc 
dạy dỗ các em. Tình trạng xả rác bừa bãi, chặt cây, đổ rác không đúng nơi quy 
5
định coi là việc làm rất bình thường đối với các phụ huynh. Những việc làm đó 
có ảnh hưởng rất lớn đối với các em. Các em hình như chưa có khái niệm về bảo 
vệ môi trường. Trẻ em chỉ làm theo người lớn. Chúng vô tư xả rác, đi vệ sinh 
một cách tuỳ tiện, hái hoa bẻ cành theo ý thích. Qua khảo sát thực trạng về kiến 
thức, hành vi bảo vệ môi trường ở lớp 4A - lớp tôi chủ nhiệm đầu năm học 
2016-2017 với số HS 20 tôi thấy kết quả như sau: 
Hiểu biết 
về BVMT 
Đã từng có 
hành động 
gây ô nhiễm 
môi trường 
Chưa từng có 
hành động 
gây ô nhiễm 
môi trường 
Tham gia các 
công việc bảo 
vệ môi trường 
một cách 
thường xuyên 
Tham gia 
một vài công 
việc bảo vệ 
môi trường 
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 
15 65% 17 85,5% 3 15% 3 15% 16 80% 
Từ thực tế trên, tôi nhận thức một điều: học sinh nắm bắt được tương đối 
tốt về kiến thức bảo vệ môi trường nhưng để đem kiến thức đã học thực hiện 
trong cuộc sống thường ngày thì kết quả lại thấp. Làm thế nào để gieo vào các 
em những hành vi, những thói quen tốt có lợi cho môi trường? Đây là câu hỏi 
luôn trăn trở trong tôi. Chính vì lí do này đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu và 
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường ở 
học sinh Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng thông qua các hoạt động ngoài 
giờ lên lớp. 
 2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi 
trường cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông sơn. 
\ 
Biện pháp 1: Phối hợp với tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí 
Minh, Đoàn Thanh niên Cộng Sản trong nhà trường lập kế hoạch hoạt 
động bảo vệ môi trường theo từng chủ điểm trong năm học: 
Đầu năm học, mỗi giáo viên cần chủ động phối hợp với Tổng Phụ trách 
đội, bí thư Chi đoàn để thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động bảo vệ môi 
trường 
Tháng Chủ điểm Việc làm cụ thể 
9 Vì sao môi trường bị - Tổ chức cho học sinh điều tra thực trạng môi 
6
ô nhiễm trường tại nơi sinh sống: điều tra về chất thải 
các xưởng đá, công ty đóng trên địa bàn xã 
theo khu vực thôn. Điều ra xử lý rác thải, khí 
thải của thôn 
10 Mái trường em yêu 
- Dọn vệ sinh trường lớp, quanh khu vực gần 
trường . 
- Cắt tỉa bồn hoa, chăm sóc cây xanh 
11 Ngôi nhà của em 
- Phân chia nhóm theo thôn, học sinh dọn dẹp 
nhà cửa, quét dọn đường làng, ngõ, xóm 
- Vận động tuyên truyền bố mẹ, hàng xóm bỏ 
rác đúng nơi quy định, không đổ rác bừa bãi. 
12 + 1 Em yêu quê hương 
- Tổ chức cho học sinh nhặt rác con đường lớn 
liên thôn của xã 
- Trồng cây ven đường, trong khu vực trường 
- Chăm sóc, cắt tỉa cây, quét dọn khu vực uỷ 
ban, tượng đài liệt sĩ xã. 
2 
Môi trường sống của 
em 
- Tổ chức hội thi tìm hiểu về môi trường và 
bảo vệ môi trường 
- Tổ chức thi vẽ tranh, sáng tác với chủ đề môi 
trường 
3 
Tiết kiệm trong tiêu 
dùng và sinh hoạt 
- HS viết báo cáo các việc làm thể hiện sự tiết 
kiệm trong sinh hoạt hằng ngày của bản thân, 
có sự giám sát đánh giá của các bạn cùng thôn 
- Tổ chức cuộc thi hùng biện về chủ đề tiết 
kiệm trong tiêu dùng và sinh hoạt 
- Không sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt 
hàng ngày 
4 + 5 
Chung tay vì cộng 
đồng 
- Gom giấy loại, vỏ chai, các đồ phế thải từ 
kim loại, nhựa đóng góp để ủng hộ các bạn 
nghèo trong trường . 
 Sau khi lập kế hoạch xong, giáo viên phát cho học sinh mỗi em một tờ ghi 
rõ kế hoạch của từng tháng để học sinh định hướng được các việc các em cần 
phải làm trong thời gian sắp tới. Các em có sự chuẩn bị tốt cho các việc làm 
trong kế hoạch 
7
 Biện pháp 2: Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất để phục vụ bảo 
vệ môi trường. 
 Phối hợp với hội cha mẹ học sinh vận động đóng góp mua khẩu trang, 
mua chổi, thùng đựng rác, xô đựng nước, cuốc, xẻng. Đề nghị ban lãnh đạo nhà 
trường đặt các thùng rác công cộng ở các khu vực góc sân trường để học sinh 
bỏ rác thải. 
 Tư vấn cho Ban lãnh đạo nhà trường, tham mưu cho uỷ ban xã làm nắp 
đậy hệ thống thoát nước đảm bảo yêu cầu và an toàn, công trình vệ sinh đạt tiêu 
chuẩn, đưa hệ thống nước sạch vào sử dụng trong trường. 
 Vận động từ quỹ xã hội hoá giáo dục để quét vôi lại lớp học, mua cây 
xanh trồng vào chậu để trong lớp học, một số vật dụng trang trí lớp làm cho lớp, 
trường học xanh, thân thiện. 
 Phối hợp với cha mẹ học sinh, ban giám hiệu nhà trường mua một bộ máy 
chiếu để phục vụ cho việc tham khảo và noi gương người tốt việc tốt trong việc 
bảo vệ môi trường. 
 Biện pháp 3: Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để 
thực hiện kế hoạch. 
* Phối hợp với phụ huynh: 
 Ngay từ buổi đầu năm học, cuộc họp phụ huynh lần một, giáo viên cần 
khéo léo đưa vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Đặc biệt nhấn mạnh sự 
8
ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ và kết quả học tập của học 
sinh. Giáo viên chủ nhiệm thông báo kế hoạch hoạt động bảo vệ môi trường 
ngay từ đầu năm đến các bậc phụ huynh, vận động các bậc phụ huynh ủng hộ để 
các em hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
 * Phối hợp các trưởng thôn, hội trưởng hội phụ nữ của các thôn trong 
việc triển khai hoạt động bảo vệ môi trường. 
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần gặp Trưởng thôn và hội trưởng Hội 
phụ nữ của 7 thôn trong xã đặt vấn đề kế hoạch hoạt động bảo vệ môi trường 
của học sinh trong thôn để 2 tổ chức này hỗ trợ, đồng thời cùng với giáo viên 
giám sát, triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh trong thôn. 
 Đề nghị với Trưởng thôn Phú Bật và Đội Trung, cần họp bàn và quyết 
nghị đối với các hộ nông dân có ruộng gần khu vực trường không được phun 
thuốc sâu, thuốc trừ cỏ bón phân hữu cơ vào thời gian học sinh đang học. Có thể 
bón phân vi sinh, hay thay đổi lịch phun thuốc, bón phân vào các ngày thứ bảy, 
chủ nhật. Vận động các hộ nông dân nên gom rác thải ở ruộng vào ven bờ, 
không nên ném bừa bãi trên mặt đường gây cản trở, thậm chí gây tai nạn cho 
học sinh, làm ô nhiễm, xấu cảnh quan mặt đường thôn. 
 Biện pháp 4: Cách thức tổ chức triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường. 
 Chủ đề 1: Vì sao môi trường bị ô nhiễm? 
 Giáo viên đã chia nhóm học sinh theo địa bàn thôn. Lớp được chia 4 
nhóm: Nhóm Chiếu Thượng, nhóm Đội Trung và Phú Bật, nhóm Hoàng Mậu và 
Văn Khôi, nhóm Hoàng Lạp và Bái Vượng. Giáo viên đã giao nhiệm vụ cho 
từng nhóm. Trước khi giao nhiệm vụ, giáo viên đã tổ chức học sinh thảo luận 
các kĩ năng để đi điều tra đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân, cho phép học 
sinh có thể vận động người lớn như bố mẹ, anh chị cùng hỗ trợ tham gia. Nhiệm 
vụ được phân chia như sau: 
 + Nhóm Hoàng Lạp và Bái Vượng: 
 Điều tra về nguồn nước thải của một số xưởng sản xuất đá đóng trên địa 
bàn thôn Hoàng Lạp. Hướng dẫn học sinh lấy mẫu nước thải, ghi chép về màu 
sắc, mùi vị của nước. 
 + Nhóm Đội Trung và Phú Bật: 
 Điều tra về xử lý rác thải của thôn và một số nhà máy đóng trên địa bàn 
thôn. Hướng dẫn học sinh ghi chép đầy đủ các thông tin về các bãi rác thải, thói 
quen xử lý rác thải của người dân trong thôn, mức độ ảnh hưởng của rác thải đối 
với môi trường trong thôn. 
9
 + Nhóm Hoàng Mậu Văn Khôi: 
 Điều tra về khói bụi của nhà máy gạch Xuân Bản. Hướng dẫn học sinh 
ghi chép về màu sắc khói bụi, mức độ ảnh hưởng của khói bụi đối với sức khỏe, 
cây cối, đồ dùng vật nuôi trong các gia đình trong thôn. 
 + Nhóm Chiếu Thượng: 
 Điều tra về ô nhiễm nguồn nước của sông chảy qua đầu thôn. Hướng dẫn 
học sinh lấy mẫu nước, ghi chép về xả rác trên sông của người dân, ảnh hưởng 
của nguồn nước ô nhiễm đối với cây cối, vật nuôi, sức khỏe của người dân. 
 Trong thời gian 10 ngày sau, lớp tổ chức một buổi báo cáo kết quả điều 
tra. Trong buổi báo cáo kết quả này, học sinh thực sự hào hứng. Các em đã thấy 
được thực trạng môi trường mà các em đang sống hằng ngày bị ô nhiễm trầm 
trọng. Có những học sinh khi báo cáo thoáng rùng mình khi kể về xác động vật 
chết trôi nổi trên sông, có học sinh còn kinh tởm khi thấy bãi rác đầu xóm đầy 
ruồi muỗi. Các em cũng phát hiện được chính từ nơi này mà ruồi muỗi sản sinh 
và bay vào các nhà dân trong xóm. Điều này thực sự có ý nghĩa hơn cả một trăm 
nghìn lần giáo viên giảng dạy khi nói về ô nhiễm môi trường. Bản thân học sinh 
khi đi điều tra cũng nhận thức được lỗi của cha mẹ, bản thân mình trong việc 
môi trường bị ô nhiễm. Từ đó các em có ý thức và những hành động thiết thực 
để môi trường trong sạch. Không những thế các em còn vận động cả người thân 
tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. 
 Chủ đề 2: Mái trường em yêu. 
 Từ việc nhận thức được thực trạng ô nhiễm môi trường ở thôn nơi học 
sinh đáng sinh sống và mức độ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến gia đình và 
bản thân của các em, đến giai đoạn này giáo viên tổ chức cho các em những việc 
làm thiết thực giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 
 - Những công việc được phân chia theo nhóm chuyên trách: 
 + Nhóm chuyên nhặt rác khu vực sân trường 
 + Nhóm quét dọn cầu thang và cổng trường 
 + Nhóm quét lớp, lau chùi bàn ghế, sắp xếp đồ dùng trong lớp, rửa cốc, 
giá đựng cốc 
 + Nhóm cắt tỉa, chăm sóc bồn hoa trên sân trường, trong lớp học 
 - Mỗi nhóm chuyên trách một công việc. Hết tuần giáo viên nhận xét đánh 
giá, biểu dương những nhóm thực hiện tốt, rút kinh nghiệm đối với những nhóm 
chưa hoàn thành nhiệm vụ và đổi công việc giữa các nhóm cho nhau 
10
 Việc làm này được tổ chức liên tục từ đầu năm học cho đến hết năm học. 
Ngay từ tháng đầu, sau khi giao việc học sinh đã thực hiện tốt. Trường, lớp lúc 
nào cũng sạch sẽ, bồn hoa được cắt tỉa gọn gàng, đẹp mắt. Cũng nhờ thế mà bồn 
hoa mới trồng, cây mọc xanh tốt. 
11
 Chủ đề 3: Ngôi nhà của em. 
 a. Công việc tại gia đình: 
 Giáo viên giao việc cụ thể cho từng em. Học sinh tự quét dọn nhà cửa, sắp 
xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp. Gom rác thải và đổ rác đúng nơi quy định. Đặc 
biệt vận động bố mẹ xử lý phân chuồng, làm nhà vệ sinh tự hoại, đi tiểu tiện 
đúng nơi quy định. 
 Bản thân học sinh quần áo gọn gàng, tự làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tình 
trạng học sinh ăn mặc quần áo bẩn đi học không còn. Bước vào lớp, cảm giác dễ 
chịu, không còn mùi tanh của thức ăn, mùi hôi của quần áo đầu tóc lâu ngày 
không tắm gội. 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh kiểm tra lẫn nhau giữa các nhóm trong 
cùng một thôn. Có thể tổ chức các đợt kiểm tra chéo giữa các thôn với nhau 
bằng hình thức “Đến chơi nhà bạn vào ngày nghỉ cuối tuần” 
 b. Công việc ở thôn xóm: 
 Hai tuần một lần vào chiều thứ bảy, giáo viên phối hợp với Chi đoàn, Hội 
phụ nữ, Trưởng thôn tổ chức cho học sinh quét đường thôn, nhặt rác các vệ 
đường lớn liên thôn. Quét dọn nhà văn hoá thôn, chăm sóc các cây hai bên vệ 
đường lớn. 
 Sau một thời gian tổ chức, các em hăng hái hẳn lên. Các em được bà con 
trong thôn khen ngợi, được bố mẹ khuyến khích, các em càng tích cực hơn. 
Đường làng sạch sẽ, không còn rác thải hai bên vệ đường. Đặc biệt nhà văn hoá 
thôn luôn sạch, cây cối được chăm bón tươi tốt. 
 Chủ đề 4: Em yêu quê hương. 
 Chủ đề này rơi vào thời gian giáp tết, lượng rác thải ở địa bàn xã thải ra 
nhiều, đồng thời cây cổ thụ rụng nhiều lá. Bởi vậy trong tháng 12 và tháng 1, 
giáo viên phối hợp các giáo viên khác trong trường vận động thêm học sinh khối 
3 khối 4 cùng tham gia. Trước khi tổ chức, giáo viên cùng họp bàn, phân công 
khu vực cho từng khối, đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia lao động. Dự 
tính các dụng cụ lao động cần có. Nếu là cuốc xẻng, giáo viên cần cử những 
học sinh lớn, hướng dẫn học sinh cách buộc, mang vác tránh những tai nạn xảy 
ra. 
 Lớp 4 và lớp 5 được phân công quét dọn nghĩa trang liệt sĩ và khu vực Ủy 
ban xã. Giáo viên đã tổ chức cho học sinh viếng tượng đài vào ngày 20 tháng 12 
và tổ chức quét dọn nghĩa trang vào ngày 21 tháng 12. 
12
 Tổ chức cho học sinh trồng thêm cây xanh ở hai bên vệ đường làng, trồng 
hoa vào bồn hoa của nghĩa trang. 
 Vừa lao động giáo viên vừa giảng giải cho các em về về gương hy sinh 
dũng cảm của các liệt sĩ qua hai cuộc chiến tranh, có những học sinh khi quét 
dọn nghĩa trang đã thấy được tên tuổi của chú, bác mình trên bia tưởng niệm. 
Đây là nơi tốt nhất để bồi dưỡng tình yêu đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc 
và thấy được trách nhiệm của bản thân đối với những gì đang tồn tại xung quang 
mình. 
 Qua việc làm này, giáo viên quan sát thấy ở một số em hay nghịch ngợm, 
có lời nói trái nghịch với việc làm thay đổi. Từ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_bao_ve_mo.pdf