SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng cho mọi cấp học. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán giữ vị trí hết sức quan trọng bởi môn toán giúp học sinh rèn luyện phương pháp độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh và khả năng phân tích tổng hợp,. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học đặc biệt là chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học cơ sở.

Chương trình toán ở Tiểu học được cấu trúc thống nhất với 4 mạch nội dung: số học; đại lượng và đo đại lượng; hình học; giải toán có lời văn. Các nội dung này không trình bày theo từng chương riêng mà trình bày rải rác suốt từ lớp 1 đến lớp 5, xen kẽ với các vòng số theo nguyên tắc đồng tâm, kế thừa và phát triển. Trong 4 mạch kiến thức đó, giải toán có lời văn là một trong những nội dung quan trọng giúp phát triển trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng,. của học sinh bởi trong giải toán học sinh phải vận dụng phối hợp tất cả các mạch kiến thức cùng với khả năng phân tích, tổng hợp.

Ở các lớp đầu cấp, học sinh chỉ làm quen với nội dung giải toán có lời văn với những dạng toán đơn giản như: bài toán về nhiều hơn, ít hơn, bài toán liên quan đến tỉ lệ,. Lên lớp 4; 5 các em được học nhiều dạng toán có lời văn mang tính điển hình của bậc Tiểu học song nội dung giải toán có lời văn ở lớp 5 vẫn là khó nhất trong tất cả các khối lớp bởi đa số các bài toán đều là toán hợp, có nhiều bước giải, đòi hỏi phải vận dụng phối hợp nhiều dạng toán trong chương trình Tiểu học cùng với kĩ năng tính ở mức độ cao. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp học sinh nắm vững phương pháp giải từng dạng toán, củng cố và nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn, có như vậy mới đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học Toán.

Từ thực tiễn dạy học, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, bản thân muốn tìm tòi, khám phá những nét mới mẻ trong dạy học Toán nói chung và dạy giải toán có lời văn lớp 5 nói riêng để nâng cao hiệu quả dạy học, từ đó đóng góp những kinh nghiệm của mình vào mục tiêu chung của Giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, tôi đã chọn nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 22 trang thuychi01 856911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn sáng kiến
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng cho mọi cấp học. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán giữ vị trí hết sức quan trọng bởi môn toán giúp học sinh rèn luyện phương pháp độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh và khả năng phân tích tổng hợp,... Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học đặc biệt là chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học cơ sở. 
Chương trình toán ở Tiểu học được cấu trúc thống nhất với 4 mạch nội dung: số học; đại lượng và đo đại lượng; hình học; giải toán có lời văn. Các nội dung này không trình bày theo từng chương riêng mà trình bày rải rác suốt từ lớp 1 đến lớp 5, xen kẽ với các vòng số theo nguyên tắc đồng tâm, kế thừa và phát triển. Trong 4 mạch kiến thức đó, giải toán có lời văn là một trong những nội dung quan trọng giúp phát triển trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng,... của học sinh bởi trong giải toán học sinh phải vận dụng phối hợp tất cả các mạch kiến thức cùng với khả năng phân tích, tổng hợp.
Ở các lớp đầu cấp, học sinh chỉ làm quen với nội dung giải toán có lời văn với những dạng toán đơn giản như: bài toán về nhiều hơn, ít hơn, bài toán liên quan đến tỉ lệ,... Lên lớp 4; 5 các em được học nhiều dạng toán có lời văn mang tính điển hình của bậc Tiểu học song nội dung giải toán có lời văn ở lớp 5 vẫn là khó nhất trong tất cả các khối lớp bởi đa số các bài toán đều là toán hợp, có nhiều bước giải, đòi hỏi phải vận dụng phối hợp nhiều dạng toán trong chương trình Tiểu học cùng với kĩ năng tính ở mức độ cao. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp học sinh nắm vững phương pháp giải từng dạng toán, củng cố và nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn, có như vậy mới đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học Toán.
Từ thực tiễn dạy học, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, bản thân muốn tìm tòi, khám phá những nét mới mẻ trong dạy học Toán nói chung và dạy giải toán có lời văn lớp 5 nói riêng để nâng cao hiệu quả dạy học, từ đó đóng góp những kinh nghiệm của mình vào mục tiêu chung của Giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, tôi đã chọn nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5.
2. Nghiên cứu nội dung chương trình toán lớp 5 để tìm hiểu các dạng toán có lời văn nhằm nắm vững kiến thức, phương pháp giải từng dạng toán .
3. Tìm hiểu thực trạng dạy- học giải toán có lời văn ở lớp 5- Trường TH Quang Trung 2. Trên cơ sở đó, phân tích, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu 
học nói chung và giải toán có lời văn lớp 5 nói riêng.
4. Đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu của dạy học 
Toán ở Tiểu học.
III. Đối tượng nghiên cứu
1. Một số vấn đề lí luận về đặc điểm tâm lí của học sinh cuối cấp Tiểu học.
2. Học sinh lớp 5A Trường TH Quang Trung 2 .
3. Giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 Trường TH Quang Trung 2 và một số trường trong cụm .
4. Chương trình Toán 5 ( trọng tâm là phần giải toán có lời văn).
IV. Phương pháp nghiên cứu
	Để hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
3. Phương pháp đàm thoại.
4. Phương pháp thực nghiệm
5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận
 1. Đặc điểm tâm lí của học sinh cuối bậc Tiểu học
 	Với học sinh Tiểu học, các em đang hình thành và phát triển cả về sinh lý, tâm lý và xã hội do đó luôn cần sự giúp đỡ của người lớn, gia đình và xã hội. Đến cuối bậc Tiểu học, các nét tính cách như trí nhớ,tư duy, tưởng tượng,.. của học sinh phát triển mạnh. Đặc điểm tư duy của học sinh cuối bậc Tiểu học là chuyển từ trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng. Chính vì vậy những hoạt động gây nhiều hứng thú sẽ khuyến khích các em chủ động học tập, khơi dậy tính tò mò phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Nội dung giải toán đòi hỏi học sinh phải tư duy lo gíc, độc lập suy nghĩ, linh hoạt, sáng tạo, nhiều bài toán giải rất trừu tượng khó hiểu, trong khi đó khả năng phân tích tổng hợp của nhiều học sinh còn hạn chế cộng với khả năng đọc hiểu, phân tích đề toán còn kém. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm được những kiến thức trừu tượng, khái quát của bài toán, giúp học sinh vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách giải để có kĩ năng giải tất cả các dạng toán có lời văn trong chương trình.
 Với học sinh lớp 5, tư duy của các em đã phát triển mạnh, tưởng tượng sáng tạo, ghi nhớ có chủ định cũng tương đối phát triển song chưa hoàn thiện. Trong giải toán, đa số các em không tự tìm tòi cách giải mới cho bài toán mà thường làm theo khuân mẫu đã được học. Vì vậy tôi thiết nghĩ người thầy phải chú trọng phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, hướng các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức, tạo cho các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện. Trong chương trình Toán 5, học sinh được học nhiều bài toán có lời văn khó, đa số là những bài toán hợp, khi giải phải vận dụng phối hợp nhiều dạng toán đã học. Vì vậy nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải tìm tòi, sáng tạo để giúp học sinh có kĩ năng giải toán tốt. 
2. Vị trí của giải toán có lời văn trong chương trình Toán 5
 Giải toán có lời văn là một trong những mạch kiến thức trọng tâm trong chương trình toán lớp cuối cấp Tiểu học. Trong chương trình toán 5, nhiều dạng toán có lời văn hoàn toàn mới lạ, nhiều bài có tới 4 bước giải, đòi hỏi phải suy luận vì nó trìu tượng, phức tạp hơn nhiều so với các dạng toán đã học ở các lớp dưới như: các dạng toán về tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều, toán có nội dung hình học, Để giải được các bài toán có lời văn trong chương trình Toán 5, học sinh phải vận dụng rất nhiều kiến thức, kĩ năng tính và một số dạng toán có lời văn đã học ở các lớp dưới. Vì vậy có thể nói giải toán có lời văn lớp 5 sẽ giúp các em củng cố, mở rộng những kiến thức toán đã học ở các lớp dưới, giúp học sinh vận dụng rộng rãi vào thực tế đồng thời tạo tiền đề để các em học tốt môn toán ở Trung học cơ sở. Vì vậy người thầy phải luôn chủ động tìm tòi khám phá để tìm ra phương pháp dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, làm sao cho các em dễ nắm bắt được cách giải và ghi nhớ lâu, vận dụng tốt. 
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng dạy- học giải toán có lời văn ở lớp 5
Sau khi lựa chọn nội dung nghiên cứu, tôi đã tiến hành thăm lớp, dự giờ môn toán của đồng nghiệp, tìm hiểu thực trạng học giải toán có lời văn của học sinh lớp 5 trong trường và nhận thấy:
* Về phía giáo viên: 
Trong quá trình dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5, một số giáo viên chỉ chú ý đến dạy cách giải chung mà chưa phân thành các dạng bài cụ thể, chưa khái quát thành các bước giải toán có lời văn để hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa chú trọng khắc sâu, mở rộng kiến thức mà chỉ đơn thuần dạy theo tiến trình trong sách giáo khoa dẫn đến kết quả là học sinh nắm kiến thức chưa sâu, vận dụng chưa linh hoạt,...Cá biệt, một số giáo viên dạy học chưa sát đối tượng, chưa chú trọng rèn kĩ năng tính cho học sinh,dẫn đến chất lượng học giải toán có lời văn chưa đồng đều.
 Chẳng hạn: Khi dạy Giải toán về tỉ số phần trăm, một số giáo viên không phân thành 3 dạng cơ bản mà dạy chung chung theo tiến trình trong SGK, dẫn đến tình trạng: sau khi học xong phần này nhiều học sinh không nhận biết được tên dạng toán cũng như cách giải trước một đề toán về tỉ số phần trăm. Nhiều trường hợp học sinh đã định hướng được cách giải xong kết quả lại sai do kĩ năng tính còn hạn chế.
* Về phía học sinh lớp 5: 
Giải toán có lời văn là một trong những nội dung khó, hầu như chỉ có học sinh có năng khiếu (học sinh Hoàn thành tốt) là tiếp cận được còn phần đa các đối tượng học sinh khác ( đặc biệt là học sinh Chưa hoàn thành) do tư duy toán học còn hạn chế, khả năng tiếp thu bài chậm, dẫn đến giải toán có lời văn gặp nhiều khó khăn. 
Ví dụ: Khi học Giải toán về tỉ số phần trăm, các em còn lúng túng, không giải được do chưa phân dạng được bài toán, chưa hiểu bản chất của từng dạng toán mà vận dụng quy tắc giải một cách máy móc; thường nhầm lẫn cách giải của dạng 2 và dạng 3 hoặc làm bài chậm do tính toán chưa thành thạo.
Khi gặp bài toán hầu hết các em lười suy nghĩ, thường chán nản, thậm chí ngại học giải toán có lời văn. Trong bài kiểm tra định kì môn Toán, số lượng học sinh làm tốt các bài toán giải chiếm tỉ lệ không cao.
2. Thực trạng học giải toán có lời văn của học sinh lớp 5A
Ngay từ đầu năm học, tôi đã quan sát, tìm hiểu thực lực học giải toán có lời văn của học sinh trong lớp 5A ( lớp tôi phụ trách ) và nhận thấy:
- Chỉ có một số ít em có kĩ năng giải toán: biết phân tích đề toán một cách thành thạo, định hướng được cách giải và trình bày bài giải khoa học.
- Đa số học sinh trong lớp không ham thích học giải toán có lời văn. Cá biệt một số em không nắm được các bước giải một bài toán, chưa biết phân tích đề toán, không định hình được cách giải.
 Để tìm hiểu cụ thể về kết quả học giải toán có lời văn của học sinh trong lớp, tôi đã tiến hành khảo sát ở cuối tuần 4. Nội dung đề khảo sát là một số dạng toán có lời văn mà các em đã được học. Sau đây là minh hoạ một số bài làm của học sinh:
* Kết quả khảo sát:
 Mặc dù thực hiện Thông tư Số: 22/2016/TT-BGDĐT song để dễ dàng kiểm chứng hiệu quả của sáng kiến tôi đã xin ý kiến chuyên môn nhà trường cho phép được đánh giá bài làm của học sinh bằng điểm số kết hợp ghi nhận xét, kết quả 
như sau:
Tổng số
HS
 lớp 5A
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
9
28,1
12
37,5
8
25,0
3
9,4
Từ bảng số liệu trên cho thấy chất lượng học giải toán có lời văn của học sinh lớp tôi còn thấp. Để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh thì cần phải có các giải pháp phù hợp.
 III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5.
1.1. Củng cố các dạng toán có lời văn đã học.
1.2. Thường xuyên rèn kĩ năng tính cho học sinh.
1.3 Nghiên cứu chương trình toán lớp 5, xác định các dạng toán có lời văn cơ 
bản và tập trung rèn kĩ năng giải qua từng dạng toán cụ thể.
1.4. Dạy-học giải toán có lời văn theo hướng hát huy tính tích cực của học sinh. 
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Biện pháp 1: Tiến hành củng cố các dạng toán có lời văn đã học .
Ở lớp các lớp 3; 4 học sinh đã học một số dạng toán có lời văn cơ bản như: Rút về đơn vị”; Bài toán về tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu; các bài toán có nội dung hình học,... Đây là những dạng toán có ứng dụng rộng rãi trong quá trình giải toán ở lớp 5. Vì vậy từ đầu năm học, tôi đã củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức các dạng toán này cho các em vào các tiết ôn tập về giải toán (tuần 3; 4) và các tiết luyện toán của buổi 2. Với mỗi dạng toán, tôi ôn lại cách nhận dạng, phương pháp giải cũng như cách thử lại kết quả cho bài toán của dạng. 
Chẳng hạn: Với dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó", tôi giúp học sinh ghi nhớ cách nhận dạng bài toán: bài toán cho hiệu và tỉ số của hai số ( hoặc ẩn hiệu và tỉ số nhưng có thể tính đượchiệu và tỉ số của hai số đó), yêu cầu tìm một số hoặc cả hai số thì quy về dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó". 
Các bước giải cho dạng toán này là:
+ Bước 1: Xác định hiệu và tỉ số
+ Bước 2: Vẽ sơ đồ 
+ Bước 3: Tìm hiệu số phần bằng nhau
+ Bước 4: Tìm từng số bằng cách lấy hiệu chia cho hiệu số phần rồi nhân với số 
phần của số đó.
+ Bước 5: Thử lại hiệu và tỉ số.
 Trong quá trình dạy giải toán có lời văn cho học sinh, tôi nhận thấy đã học đến cuối cấp Tiểu học nhưng nhiều học sinh trong lớp vẫn chưa nắm vững các bước tiến hành giải bài toán, thậm chí một số ít em trình bày bài giải theo cảm tính bởi các em không định hướng được cách giải. Vì vậy ngay từ đầu năm học khi ôn tập về giải toán, tôi đã kết hợp cho học sinh ôn lại trình tự giải bài toán có 
lời văn theo các bước sau:
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán.
Bước 2: Tóm tắt bài toán
Bước 3: Phân tích các điều kiện của bài toán, tìm đường lối giải bài toán.
Bước 4: Trình bày bài giải .
Bước 5: Thử lại kết quả.
Ví dụ: Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.
 ( Bài 1b- Trang 18- SGK Toán 5)
	Với bài tập trên, tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo trình tự sau:
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán.
Sau khi đọc kĩ đề toán, học sinh phải tự đặt và giải đáp được các câu hỏi:
+ Bài toán đã cho biết những gì?
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
+ Bài này thuộc dạng toán nào?
Qua đó học sinh phải nắm được: 
+ Bài toán cho biết: Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng số thứ hai (tỉ số giữa số thứ nhất và số thứ hai là ). 
+ Bài toán yêu cầu tìm hai số đó, tức là tìm số thứ nhất và số thứ hai.
+ Đây là dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. 
Bước 2: Tóm tắt bài toán
Có 2 cách tóm tắt: tóm tắt bằng lời hoặc tóm tắt trên sơ đồ đoạn thẳng. Song với bài toán này thì tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng là hợp lý nhất:
 ?
 Số thứ nhất: 
55
 Số thứ hai:
 ?
Bước 3: Phân tích các điều kiện của bài toán, tìm đường lối giải bài toán.
 Sau khi học sinh đã giải đáp được các câu hỏi ở bước 1 và nhận dạng được bài toán, tôi yêu cầu học sinh nêu lại các bước giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. Theo trình tự các bước giải như trên sẽ giúp học sinh trình bày bài giải một cách lôgic.
Bước 4: Trình bày bài giải .
Đây là một bước quan trọng trong quá trình giải toán. Ở bước này tôi 
hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung bài toán, vào từng bước giải để nêu câu lời giải và phép tính phù hợp, tính kết quả thật chính xác, nêu đúng danh số của phép tính đồng thời trình bày bài giải một cách khoa học:
Bài giải
Theo đề ra ta có sơ đồ:
 ?
 Số thứ nhất: 
55
 Số thứ hai:
 ?
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
9- 4 = 5 ( phần)
Số thứ nhất là:
55 : 5 x 9 = 99
Số thứ hai là:
55 : 5 x 4 = 44
 Đáp số: Số thứ nhất : 99
 Số thứ hai: 44
Bước 5: Thử lại kết quả.
	Ở bước này tôi lưu ý học sinh không được chủ quan mà phải thử lại một cách triệt để. Đối với dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” tôi hướng dẫn học sinh thử lại đồng thời cả hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Thử lại kết quả cho bài giải trên: + Thử lại hiệu: 99 - 44 = 55 
 + Thử lại tỉ số: 99 : 44 = 
	Qua 2 bước thử lại như trên mới đủ cơ sở để công nhận bài giải đúng.
Biện pháp 2: Thường xuyên rèn kĩ năng tính cho học sinh.
Kĩ năng tính vô cùng quan trọng không chỉ với môn toán mà với nhiều môn học khác, đặc biệt nó có ảnh hưởng không nhỏ đến ứng dụng tính toán trong thực tế đời sống hàng ngày của học sinh. Trong quá trình giải toán, nếu học sinh có kĩ năng giải toán mà không biết thực hành tính thì việc giải toán trở nên vô nghĩa bởi bài toán không có kết quả đúng. Từ việc nắm được thực lực nhiều học sinh trong lớp chưa thành thạo trong việc thực hiện các phép tính, đặc biệt là tính giá trị biểu thức có từ 2 bước tính trở lên, trong quá trình dạy học Toán tôi đã thường xuyên rèn kĩ năng tính cho các em bằng cách củng cố lại các bảng nhân, bảng chia đã học; hướng dẫn lại cách đặt tính, cách thực hiện 4 phép tính với số tự nhiên, phân số đã học ở lớp 4 và tiếp nối với vòng số thập phân từ tuần 10 chương trình toán 5. Tôi luôn chú trọng phát hiện những vướng mắc của học sinh trong quá trình thực hiện tính để giúp các em khắc phục; chẳng hạn: Khi học Chia một thập phân (hoặc một số tự nhiên) cho một số thập phân, nhiều học sinh quên bỏ dấu phẩy của số chia dẫn đên kết quả sai. Vì vậy tôi nhắc học sinh ghi nhớ: Đối với phép chia cho số thập phân thì số chia phải là số tự nhiên mới thực hiện được, muốn vậy thì trước khi chia các em phải thực hiện bước
bỏ dấu phẩy ở số chia.
Đặc biệt tôi luôn quan tâm nhắc nhở các em lưu ý thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức, kết hợp rèn kĩ năng tính nhanh giá trị biểu thức cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em vận dụng linh hoạt các tính chất của các phép tính trong thực hành tính để các em có thể tìm nhanh kết quả cho bài toán.
Biện pháp 3: Tìm hiểu các dạng toán có lời văn cơ bản trong chương trình Toán 5 và tập trung rèn kĩ năng giải qua từng dạng toán cụ thể.
 Từ việc nghiên cứu chương trình Toán lớp 5 (phần giải toán có lời văn) tôi đã phân thành 3 dạng cơ bản, đó là: 
- Dạng 1: Toán về tỉ số phần trăm
- Dạng 2: Bài toán về chuyển động đều
- Dạng 3: Các bài toán có nội dung hình học
Trong quá trình dạy học, với mỗi dạng toán trên, tôi đã phân thành các dạng nhỏ và hình thành phương pháp giải cho từng dạng đồng thời tìm hiểu những khó khăn mà học sinh thường vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ phù hợp giúp các em tháo gỡ khó khăn sau đó chú trọng rèn kĩ năng giải cho học sinh, 
cụ thể như sau: 
DẠNG 1: TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
Sách giáo khoa và sách giáo viên Toán 5 không phân toán về tỉ số phần trăm thành các dạng cụ thể song để học sinh dễ nắm bắt kiến thức, nhận dạng được bài toán, định hướng đúng cách giải và ghi nhớ bến vững tôi đã phân thành 3 
dạng cơ bản sau:
- Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số
- Dạng 2: Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
Ngoài ra, ở một số tiết luyện tập, học sinh còn được luyện giải một số bài 
toán về tỉ số phần trăm liên quan đến các dạng toán điển hình trên như tỉ số phần 
trăm trong mua, bán.
Trong quá trình dạy học, với mỗi dạng toán cần giúp học sinh nhận dạng; nắm được phương pháp giải cũng như cách thử lại. Bước đầu thì hướng dẫn học sinh giải một bài toán điển hình của dạng toán, sau đó để học sinh tìm hiểu đề toán, tự tìm ra cách giải, tự đặt đề toán, từ đó hướng cho các em vận dụng sáng tạo phương pháp giải vào việc làm bài; cụ thể là:	
* Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số
Trong quá trình học dạng này học sinh thường mắc những lỗi sau:
+ Chưa nắm được bản chất về tỉ số phần trăm của hai số
+ Thực hiện phép nhân, phép chia nói chung và nhân chia với số thập phân nói chung còn hạn chế; chưa nắm được cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
+ Nhiều học sinh còn lúng túng, chưa hiểu một số thuật ngữ thường gặp trong đề bài như: " chiếm bao nhiêu phần trăm", " bằng bao nhiêu phần trăm",
Để khắc phục những khó khăn trên, trước khi dạy dạng 1, tôi ôn tập bổ 
sung kiến thức về phân số; tỉ số, củng cố vững chắc kĩ năng nhân chia với số 
thập phân. Khi dạy dạng này tôi giúp HS nắm được bản chất của tỉ số phần trăm là một dạng ghi khác của tỉ số với kí hiệu % thay cho . Đồng thời tôi cũng đi theo tiến trình trong sách giáo khoa toán 5, trên cơ sở đó giúp học sinh hiểu ý nghĩa của tỉ số phần trăm. Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện 2 ví dụ trong SGK, tôi hướng dẫn các em khái quát hóa nêu và ghi nhớ các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như sau:
+ Bước 1: Tìm thương của hai số .
+ Bước 2: Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm 
được.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5 tôi thấy một số học sinh thiếu cẩn thận khi làm bài thường viết kết quả dưới dạng số phần trăm sau thương tìm được (bỏ qua bước nhân thương tìm được với 100) hoặc đóng ngoặc số % do không hiểu bản chất của vấn đề, nhầm với danh số của phép tính. Chẳng hạn: 
Bài 1a ( Đầu trang 79- SGK Toán 5): Tìm tỉ số phần trăm của 37 và 42.
Học sinh rất hay trình b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giai_toan_co_loi_v.doc