SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tập đọc cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Trung Sơn
Dạy Tập đọc ở cấp tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng là một hoạt động rất quan trọng, hình thành cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ đặc biệt là hình thành cho các em các kĩ năng : Nghe, nói, đọc. Trong đó đọc là quá trình chuyển dạng từ hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó
(đọc thành tiếng) và nó là quá trình chuyển trực tiếp các hình thức chữ viết thành các đơn âm vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thấu hiểu những gì được đọc (đọc hiểu).
Học "Tập đọc" đã trở thành nhu cầu đối với mỗi người. Học sinh được thực hiện một quy trình công việc từ học đọc đến đọc để học. Qua đọc các em có khả năng tiếp nhận, biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Biết đọc, các em có khả năng chiếm lĩnh một phương tiện văn hóa cơ bản giúp các em giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, sức sáng tạo. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì đọc càng trở nên quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc để tự học- học cả đời. Từ đó, tôi nhận thấy rằng, chất lượng dạy học là cả một quá trình rèn luyện lâu dài bền bỉ kiên trì và sẽ gặp không ít những khó khăn. Đối với học sinh lớp 4, việc học Tập đọc đối với các em cũng không còn là bỡ ngỡ như các lớp dưới 1,2,3. Nhưng trong thực tế, để đạt tới mức đọc tốt thì còn rất nhiều vấn đề phải khắc phục.
1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Dạy Tập đọc ở cấp tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng là một hoạt động rất quan trọng, hình thành cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ đặc biệt là hình thành cho các em các kĩ năng : Nghe, nói, đọc. Trong đó đọc là quá trình chuyển dạng từ hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (đọc thành tiếng) và nó là quá trình chuyển trực tiếp các hình thức chữ viết thành các đơn âm vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thấu hiểu những gì được đọc (đọc hiểu). Học "Tập đọc" đã trở thành nhu cầu đối với mỗi người. Học sinh được thực hiện một quy trình công việc từ học đọc đến đọc để học. Qua đọc các em có khả năng tiếp nhận, biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Biết đọc, các em có khả năng chiếm lĩnh một phương tiện văn hóa cơ bản giúp các em giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, sức sáng tạo. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì đọc càng trở nên quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc để tự học- học cả đời. Từ đó, tôi nhận thấy rằng, chất lượng dạy học là cả một quá trình rèn luyện lâu dài bền bỉ kiên trì và sẽ gặp không ít những khó khăn. Đối với học sinh lớp 4, việc học Tập đọc đối với các em cũng không còn là bỡ ngỡ như các lớp dưới 1,2,3. Nhưng trong thực tế, để đạt tới mức đọc tốt thì còn rất nhiều vấn đề phải khắc phục. Trong quá trình dạy Tập đọc, tôi nhận thấy rằng: Biết đọc học sinh có thể chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tốt các môn khác, tạo hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện cho học sinh tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu của con người thời đại văn minh. Vì vậy cần phải hình thành và phát triển cho học sinh năng lực đọc ở mức độ hoàn chỉnh hơn (đọc lưu loát, trôi chảy, đọc hiểu và đọc diễn cảm ). Các kĩ năng này sẽ hỗ trợ lẫn nhau : Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh và hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu nội dung mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhờ đọc đúng mà hiểu đúng. Nhờ hiểu đúng mà đọc đúng. Vì vậy, trong dạy học tập đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. Xuất phát từ thực tế dạy học tập đọc cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học Trung Sơn – trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn và tất cả những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm " Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tập đọc cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Trung Sơn" 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm và đưa ra một số biện pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 4, góp phần trang bị cho những cơ sở lý luận và việc hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy tập đọc ở bậc tiểu học nói chung, dạy tập đọc ở lớp 4 nói riêng: Tìm hiểu nguyên nhân đọc sai để xác định nội dung dạy tập đọc. Phân tích thực trang đọc sai về những lỗi nào: Sai do phương ngữ, sai do phát âm hay sai do lí do nào khác,.. Bổ sung cách phát âm, cách luyện đọc, luyện đọc từ ngữ, luyện đọc câu. Nêu được các bài tập ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên mà học sinh mình hay mắc phải để luyện đọc và khắc phục dần cho học sinh. Giáo viên phải phát âm đúng, đọc đúng, đọc diễn cảm để phát huy tính tích cực của học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tập đọc cho học sinh ở lớp 4A trường Tiểu học Trung Sơn – Quan Hóa – Thanh Hóa. 1.4. phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát việc đọc của học sinh. - Phương pháp thống kê phân tích. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp đối chiếu và so sánh kết quả sau khi vận dụng các biện pháp trên. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề Ta nhận thấy rằng thuật ngữ “Đọc” chính là hình thức biến chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người nghe, người đọc hiểu được những điều mà tác giả đưa vào tác phẩm. Đây cũng là một hoạt động trí tuệ phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm và cơ quan thính giác. Dạy tập đọc là dạy cho học sinh kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản, biết đọc đúng là biết chiếm lĩnh được kiến thức, sẽ tiếp nhận và xử lí được thông tin. Cái cuối cùng của dạy Tập đọc là giúp người đọc biến đổi chính xác và ngày càng nhanh các kí hiệu văn tự thành kí hiệu âm thanh đồng thời thông hiểu được những gì đã đọc. Mục đích chính của dạy Tập đọc là giúp học sinh vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt Nam thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Tuy nhiên theo nguyên tắc dạy Tập đọc ta vẫn phải chấp nhận một số cách phát âm của một số vùng miền. Ví dụ: Không thể ép học sinh ở tất cả các miền phải nói giọng Hà Nội hoặc học sinh Nam Bộ phải nói tiếng Miền Bắc. Điều đó sẽ là không hợp lý vì làm như vậy sẽ gây ra bao nhiêu khó khăn đối với việc luyện phát âm chuẩn mực trong nhà trường. Như ta đã biết, cách phát âm của địa phương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đọc của học sinh. Nếu như là một giáo viên mà không nhận thấy được những lỗi và những khó khăn mà học sinh gặp phải thì dạy tập đọc sẽ không hiệu quả. Như vậy để đạt được chất lượng dạy Tập đọc cao hơn và phù hợp với nguyên tắc dạy Tập đọc, chúng ta cần phải sửa cho học sinh một số lỗi cơ bản mà ở vùng các em không đáng mắc phải, nghĩa là phải thừa nhận việc dạy đọc theo vùng (khu vực). Dạy học theo khu vực là nội dung giảng dạy phải sát với phương ngữ. Nói cách khác nó phải đựơc xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi của học sinh ở từng trường, từng địa phương để hình thành nội dung bài dạy. Ở một số mức độ nào đó có thể lược bớt nội dung ở sách giáo khoa xét thấy không phù hợp với học sinh vùng mình giảng dạy đồng thời bổ sung những nội dung cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến. 2.2 Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Tìm hiểu những yêu cầu cần đạt được của việc dạy tập đọc lớp 4 : Tổ chức dạy tập đọc là quá trình làm việc của thầy và trò để nhằm giúp cho học sinh rèn luyện các kĩ năng : Đọc thành tiếng, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Mỗi kĩ năng cần đạt được yêu cầu nhất định. Cụ thể : a/ Đọc thành tiếng : (đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm) - Đọc đúng: Ở đây, học sinh tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn (đặc biệt học sinh dân tộc không để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ để ảnh hưởng đến phát âm Tiếng Việt ) - Đọc lưu loát: Đọc nhanh là phẩm chất đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa đọc vừa đánh vần. Đọc nhanh nhưng phải đảm bảo người nghe hiểu được, nghe được, vì vậy đọc nhanh chấp nhận được khi trùng với tốc độ của lời nói . - Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là việc đọc cần thể hiện được kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng đọc vv... để biểu đạt đúng ý nghĩa mà tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc , đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu,cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cở sở đọc đúng và đọc lưu loát. b. Đọc hiểu : Từ việc tiếp nhận bằng mắt ,không phải chú ý đến việc phát âm ,chỉ tập trung để hiểu nội dung mình đọc . Học sinh từ việc hiểu nghĩa từ , hiểu nghĩa câu hiểu nghĩa đoạn mà tổng hợp nên việc hiểu ý nghĩa bài. 2.2.2. Thực trạng những lỗi , những khó khăn mà học sinh lớp 4A trường tiểu học Trung Sơn thường mắc phải khi học tập đọc : + Về đọc thành tiếng : Trên thực tế ,khi dạy tập đọc ngay những bài đầu tiên của năm học , tôi thấy học sinh lớp tôi đọc chưa tốt. Thường rất nhiều lỗi đọc lẫn lộn giữa s/x ; ch/tr ; v/b; on/oan; lẫn lộn giữa thanh điệu ngã với sắc , (~ với / ),ngã , hỏi với nặng (~/?/.),đọc còn ngắc ngứ. Phần lớn, học sinh chưa biết làm chủ ngữ điệu : Chưa lên giọng hay hạ giọng cho phù hợp, còn dừng chưa đúng chỗ(ngắt nghỉ theo dấu câu). Tóm lại chưa thể hiện được năng lực đọc. + Về đọc hiểu : Phần lớn học sinh chưa thể hiện được yêu cầu đọc hiểu . Tiếp nhận văn bản rất chậm, lơ mơ trước những điều đã đọc. Các em chưa nhập thân vào văn bản. Vốn hiểu biết về từ ngữ rất ít nên không hiểu từ, dẫn đến không hiểu ý nghĩa của đoạn và ý nghĩa của bài đọc. Gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu bài. Chưa cảm nhận được những điều tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Thực trạng học sinh mắc lỗi nêu trên được điều tra ở các bài tập đọc sau: - Một người chính trực TV4.T1.Tr3) - Mẹ ốm ( TV4. T1.Tr 9) - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . (TV4.T1.Tr15) - Truyện cổ nước mình ( TV4-T1-Tr19 ) - Thư thăm bạn ( TV4-T1-Tr25 ) - Người ăn xin (TV4- T1-tr31) - Tre Việt Nam (TV4. T1. Tr 41) - Những hạt thóc giống (TV4-T1-Tr46) - Gà Trống và Cáo ( TV4-T1-Tr50 ) Qua theo dõi, khảo sát và đánh giá mức độ đọc của học sinh trong một số tiết dạy tập đọc tại lớp 4A ở 4 kĩ năng: Kĩ năng đọc đúng, kĩ năng đọc lưu loát, kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng đọc hiểu, tôi thu được kết quả như sau: Tổng số HS Mức độ đạt được của học sinh trên mỗi kĩ năng Học sinh đạt 4/4 kĩ năng Học sinh đạt 3/4 kĩ năng Học sinh đạt 2/4 kĩ năng Học sinh đạt 1/4 kĩ năng Học sinh không đạt kĩ năng nào 21 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 3 14,3 3 14,3 4 19.0 8 38.1 3 14.3 Từ kết quả điều tra ở trên cho thấy: số lượng học sinh đạt cả 4 kĩ năng ( đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm, đọc hiểu) chưa cao, vẫn còn học sinh chỉ đạt được 1 trong 4 kĩ năng trên, đây chính là nỗi trăn trở của bản thân đối với học sinh của lớp mình. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và tìm ra những giải pháp, biện pháp khắc phục tình trạng trên nhằm đem lại hiệu quả trong dạy Tập đọc. 2.2.3. Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh. a. Lỗi gặp khi đọc thành tiếng : Sở dĩ, học sinh mắc phải các lỗi đã nêu ở trên là do thói quen phát âm địa phương (s/x ; ch/tr ; r/d; v/b) đồng thời học sinh bị ảnh hưởng từ sự phát âm thiếu chính xác và chưa kịp thời sửa lỗi cho học sinh của một số giáo viên. Học sinh phát âm lẫn lộn các thanh điệu (~ với /), (hỏi với nặng). vần (on/oan) do học sinh trường Tiểu học Trung Sơn thuộc vùng đặc biệt khó khăn đa phần người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái) sinh sống, từ sự phát âm khi dùng tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng đến đọc chuẩn của học sinh . Ví dụ: Khi phát âm đa số các tiếng dân tộc đều có thanh điệu sắc(/) như: - "ớn kín nắm" nghĩa là (Tôi ăn với) - "mé mú" nghĩa là (con lợn) - " xùm ý" nghĩa là (một số bạn gái) - " páy hoóc" nghĩa là ( đi học) hoặc người dân thường phát âm: " con " thành "quan". Khi phát âm họ thường lẫn lộn thanh điệu hỏi với nặng (?/ .), chỉ có một số ít học sinh đạt ở mức đạt yêu cầu trở lên là do phần lớn học sinh này chú ý hơn một chút khi đọc. Ngoài lối phát âm chưa chuẩn, học sinh còn chưa biết đọc diễn cảm vì bản thân các em còn nhỏ, chưa thể cảm nhận sâu sắc tình cảm, sắc thái, giọng điệu của bài. Và hẳn là các em chưa được sự hướng dẫn cụ thể, cặn kẽ của thầy cô. b. Khó khăn học sinh gặp phải khi đọc hiểu: Học sinh Tiểu học có đặc điểm rất ngây thơ, hồn nhiên, dễ tin vào những gì nhìn thấy, nghe được. Các em cũng rất giàu tính sáng tạo. Nhưng để cảm thụ văn học thì quả là một việc khó đối với lứa tuổi này bởi ở các em vốn từ ngữ, vốn sống còn rất ít nên nhiều khi chưa cắt nghĩa đúng, chưa hiểu đúng một số từ ngữ, câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ. Ví dụ : 1/ Ở bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . (TV4.T1.Trang 15) có câu nói của Dế Mèn ở giữa bài: " Ai đứng chóp bu bọn này " Khi chưa được hướng dẫn thì học sinh hiểu là : Ai đứng trên chóp của cái bu ( lồng úp gà đan bằng nứa). 2/ Bài Thư thăm bạn Khi đọc câu: “ Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ” Có một số học sinh hiểu từ " xả thân " ở đây là "xẻ thân" là “ xẻ người ra làm nhiều mảnh”. Ngoài ra, học sinh lớp tôi còn gặp khó khăn khi đọc những câu hỏi ở sách giáo khoa có nội dung khái quát, trừu tượng ( vì học sinh miền núi khả năng tư duy kém do hạn chế vốn hiểu biết, hạn chế vốn từ ) Ví dụ : câu hỏi 4 trong bài Truyện cổ nước mình –TV4. T1.Trang 20 ( Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nào?) Hay câu hỏi:"Theo em cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin? (Người ăn xin.TV4- T1-tr31) . 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Để giúp học sinh lớp 4 giảm bớt những khó khăn gặp phải (mắc lỗi khi học tập đọc) và học tốt hơn môn "Tập Đọc" tôi đã sử dụng các biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp để khắc phục ( vì xét trên thực tế thì những khó khăn ở học sinh là có thể khắc phục được nếu như có sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo- mà theo tôi là phải: "Cầm tay chỉ việc cho học sinh, uốn nắn tạo nề nếp cho học sinh). Sau đây là những biện pháp mà tôi đã sử dụng : 2.3.1. Những biện pháp giúp học sinh luyện đọc thành tiếng : a. Về hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng : Sau khi nắm bắt từng đối tượng học sinh mắc lỗi do đâu, tôi đã xác định cụ thể các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để học sinh rèn luyện đọc trước. Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối cùng các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó này. Ví dụ: Đối với người dân tộc Thái luôn luôn tồn tại thanh điệu sắc (/) khi phát âm dẫn đến sai khi phát âm các tiếng như: xẻ gỗ xé gố cơn lũ cơn lú vũ bão bú váo Ở đây học sinh còn phát âm "con" thành "quan", âm “v” thành âm “b” và ngược lại. Đối với những từ học sinh phát âm sai r/ d, ch/ tr, v/b. Giáo viên cùng xác định các từ và hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng. Sau đây là ví dụ minh họa cho cách làm trên ở một số bài tập đọc. Tên bài Các lỗi học sinh mắc Từ ngữ hướng dẫn luyện đọc Những hạt thóc giống - Ngã/ sắc (~ với / ) - những hạt thóc giống, sẽ bị trừng phạt, vẫn chẳng nảy mầm, ta đã cho luộc kĩ rồi, On/oan Con không làm sao cho thóc nảy mầm được r/d ; s /x Sững sờ, rồi vua dõng dạc nói tiếp, Gà trống và cáo Ngã/ sắc (~ với / ) ch/tr ; s / x, v/b Vắt vẻo, tỏ bày, anh chàng gà trống, chó săn, xuống đây, Từ việc làm trên, khi luyện đọc nhiều lần theo trình tự đã nêu trên, nếu học sinh vẫn còn đọc sai, tôi sẽ yêu cầu học sinh so sánh phân biệt các cặp từ đó. Ví dụ: - Cụm từ "Sẽ bị trừng phạt" nếu đọc là "Xé bị trừng phạt" thì nghĩa của từ đó sẽ thay đổi. + Sẽ: Lời hứa. + Xé: Làm rách một vật nào đó. - Cụm từ "Gió đẫm hương thơm" nếu đọc là "Gió đấm hương thơm" thì giáo viên phân tích: + Đẫm: Thấm đậm, nhiều. + Đấm: Hành động dùng tay tác động vào một vật gì đấy. Từ đó học sinh nhận ra, khi đọc sai làm nghĩa của từ, câu thay đổi ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức và có ý thức sửa lỗi. b. Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc nhanh: Tôi đã hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc thầm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Tôi thường đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Nhiều lần thực hiện như thế học sinh sẽ thi đua, cố gắng phấn đấu đọc, theo kịp những bạn đọc đạt yêu cầu (lưu ý học sinh không đọc liến thoắng). c.Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Đây là một yêu cầu khó đối với học sinh Tiểu học miền núi Trung Sơn . Khó khăn đó các em không thể khắc phục được nếu chỉ được giáo viên hướng dẫn chung chung như: Toàn bài đọc với giọng tha thiết hay sôi nổi, cuối câu hạ giọng, cuối câu hỏi lên giọng... Ở mỗi bài tập đọc thì chính nội dung bài học đã quyết định ngữ điệu của nó nên ta không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài mà là kết luận tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu nội dung sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do vậy tôi thường: * Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng: Giáo viên đưa ra một số câu, đoạn hướng dẫn học sinh khi đọc hết câu phải nghỉ hơi (Tập lấy hơi và tập thở), biết thở sâu ở những chỗ ngừng. Tôi đưa ra quy ước: Sau dấu chấm nghỉ hơi hơn hai lần so với chỗ ngừng sau dấu phẩy. Sau dấu chấm xuống dòng phải ngừng gấp đôi so với sau dấu chấm không xuống dòng. Sau các dấu phẩy không phải chỗ nào cũng như nhau mà phải dựa vào cấu tạo câu để ngừng cho hợp lí. Ví dụ: Trong câu: " Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi" (Một người chính trực TV4.T1.Tr3). Ở câu này thì dừng ở dấu phẩy thứ nhất nhanh hơn dừng ở dấu phẩy thứ 2. Hoặc đối với những dấu phẩy ngăn cách các bộ phận liệt kê ngắn chỉ nên ngắt hơi ngắn, nhẹ nếu không sẽ tạo ra cách đọc nhấn vào từng tiếng nghe không tự nhiên. Ví dụ: Câu thơ " Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh" (Tre Việt Nam – TV4. T1. Tr 41). Khi học sinh ngắt nghỉ đúng chỗ sẽ giúp các em tìm hiểu bài tốt. Học sinh thường ngừng nghỉ chưa hợp lí khi đọc văn xuôi, nhất là những câu có cú pháp phức tạp. Tôi thường lấy một số câu nói để minh họa khi ngắt sai thì ngữ nghĩa câu sẽ thay đổi. Ví dụ: "Tầm bèn thủng thỉnh / đáp rằng" Nếu như ngắt "Tầm bèn thủng / thỉnh đáp rằng"thì không đúng. Khi đọc các bài thơ, học sinh thường mắc lỗi ngắt nhịp theo áp lực của bài thơ: thường thơ 4 chữ các em sẽ ngắt nhịp 2/2, thơ 5 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, thơ 7 tiếng sẽ ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3 ; 2/2/3, thơ lục bát thường ngắt nhịp 2/2/2. Ví dụ: Mọi hôm mẹ / thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng/ nói cười được đâu Lá trầu khô/ giữa cơi trầu Truyên Kiều gấp/ lại trên đầu bấy nay." (Mẹ ốm – TV4. T1.Tr 9). Từ các ví dụ trên cho thấy học sinh đã tách một từ ra làm hai, tách danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm. Do vậy khi đã dự tính được học sinh thường ngắt nhịp sai như trên giáo viên sẽ kiên trì luyện tập, phân tích, giải thích để học sinh hiểu cách đọc: + Không được tách một từ ra làm hai như: " Triền/ rừng", + Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm như "Đôi /cánh'', + Không tách rời từ với danh từ đi sau nó: Ví dụ " Trên/ sông đà" + Không tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó. Ví dụ: " Ta là /nụ, là/ hoa của đất". Xác định cách ngắt đúng phải giúp học hiểu được ngữ nghĩa và cú pháp của câu. Ví dụ: nên ngắt câu như sau: " Tiếng hát vui/ giữ bình yên trái đất, Tiếng cười ran/ cho trái đất không già". - Hướng dẫn đọc đúng kiểu câu: Đối với những câu có dấu ba chấm (...) thì yêu cầu học sinh đọc lơi giọng để thể hiện sự ngập ngừng. Ví dụ: " Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi thảm hại Chao ôi" (Người ăn xin – TV4 . T1. Tr 30) Đối với những câu cầu khiến yêu cầu mạnh mà trên chữ viết có dấu chấm cảm sẽ đọc mạnh hơn những câu cầu khiến đề nghị nhẹ nhàng mà có ghi dấu chấm. Ví dụ: Đọc mạnh ở câu : " Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà !", đọc nhẹ ở câu : " Ờ, nhớ về sớm nghe con !" (Chị tôi – TV4. T1.Tr 60). Đối với những câu hỏi, câu cảm thán, những câu ra lệnh cần đọc lên giọng ở cuối câu. Ví dụ: " Ai xui con thế?" Hay câu: " Nhưng biết thầy có chịu nghe không? ". Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý học sinh không phải cứ ở cuối câu hỏi là lên giọng mà tùy thuộc từng loại câu. Nếu cuối câu hỏi kết thúc bằng các từ (à, ạ, ư, đấy ư, thế à) thì sẽ đọc với giọng yếu, hơi thấp. Ví dụ: " Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?" (Tre Việt Nam – TV4 . T1 . Tr 41) Từ những nội dung đưa ra ở trên, khi lên lớp giáo viên sẽ đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối cùng cho các em đọc cá nhân từng câu. Cuối cùng cho các em luyện đọc cả đoạn, cả bài. * Ngoài những biện pháp trên hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng tốt, tôi còn đưa ra một số bài tập luyện đọc thành tiếng. Qua các bài tập đó học sinh phát hiện ra những tiếng mình đọc sai. Từ đó các em có ý thức ngăn ngừa các lỗi , đồng thời gây hứ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tap_doc_ch.doc