SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy- Học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy- Học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4

 Trong các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XII cũng như trong mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước giai đoạn đến năm 2020 đều xác định mục tiêu là nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học, trong đó chú trọng tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trong đó kĩ năng giao tiếp là kĩ năng vô cùng quan trọng là nền tảng đề phát triển các kĩ năng sống khác cho học sinh. Để học sinh có được kĩ năng giao tiếp tốt thì việc vô cùng quan trong là nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt cho học sinh trong giao tiếp.

 Việc hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường sống là một mục tiêu quan trọng của môn Tiếng Việt. Để thực hiện mục tiêu đó, phân môn luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ giúp học sinh ngày càng có kĩ năng giao tiếp tự nhiên. Nội dung phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 khá phong phú. Việc dạy cho học sinh “Câu chia theo mục đích nói” trên cơ sở kế thừa chương trình 165 tuần còn được mở rộng và đi sâu hơn về các loại câu. Trong đó các bài học về câu kể có tới 12 tiết. Chương trình mới giúp học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về câu kể với các kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?.

 Khi dạy học về các kiểu câu kể nói trên, không phải giáo viên nào cũng có phương pháp, biện pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm cũng như phân biệt được các kiểu câu kể; cũng không phải học sinh nào cũng dễ dàng xác định hay nhận dạng, phân biệt ngay được các kiểu câu kể. Qua thực tế giảng dạy và trực tiếp kiểm tra kết quả học tập của học sinh hàng ngày, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn nhầm lẫn khi xác định các kiểu câu kể và việc sử dụng câu kể trong viết văn, trong giao tiếp còn lẫn lộn. Làm thế nào để giúp học sinh tránh nhầm lẫn hoặc giảm được nhầm lẫn, khi xác định các câu kể kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? trong một đoạn văn luôn là vấn đề khiến tôi băn khoăn trăn trở.

 Chính vì những lí do trên, là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4 trên 10 năm tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4” nhằm tìm ra các biện pháp dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy- học cho học sinh lớp 4 học các kiểu câu kể

 

doc 18 trang thuychi01 25321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy- Học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu.
 1.1. Lí do chọn đề tài.
 Trong các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XII cũng như trong mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước giai đoạn đến năm 2020 đều xác định mục tiêu là nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học, trong đó chú trọng tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trong đó kĩ năng giao tiếp là kĩ năng vô cùng quan trọng là nền tảng đề phát triển các kĩ năng sống khác cho học sinh. Để học sinh có được kĩ năng giao tiếp tốt thì việc vô cùng quan trong là nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt cho học sinh trong giao tiếp.
 Việc hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường sống là một mục tiêu quan trọng của môn Tiếng Việt. Để thực hiện mục tiêu đó, phân môn luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ giúp học sinh ngày càng có kĩ năng giao tiếp tự nhiên. Nội dung phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 khá phong phú. Việc dạy cho học sinh “Câu chia theo mục đích nói” trên cơ sở kế thừa chương trình 165 tuần còn được mở rộng và đi sâu hơn về các loại câu. Trong đó các bài học về câu kể có tới 12 tiết. Chương trình mới giúp học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về câu kể với các kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?.
 Khi dạy học về các kiểu câu kể nói trên, không phải giáo viên nào cũng có phương pháp, biện pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm cũng như phân biệt được các kiểu câu kể; cũng không phải học sinh nào cũng dễ dàng xác định hay nhận dạng, phân biệt ngay được các kiểu câu kể. Qua thực tế giảng dạy và trực tiếp kiểm tra kết quả học tập của học sinh hàng ngày, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn nhầm lẫn khi xác định các kiểu câu kể và việc sử dụng câu kể trong viết văn, trong giao tiếp còn lẫn lộn. Làm thế nào để giúp học sinh tránh nhầm lẫn hoặc giảm được nhầm lẫn, khi xác định các câu kể kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? trong một đoạn văn luôn là vấn đề khiến tôi băn khoăn trăn trở.
 Chính vì những lí do trên, là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4 trên 10 năm tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4” nhằm tìm ra các biện pháp dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy- học cho học sinh lớp 4 học các kiểu câu kể
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu đề tài này giúp bản thân tôi cũng như đồng nghiệp có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và có những hiểu biết cơ bản về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4. Từ đó tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất về dạy học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4.
 - Nghiên cứu của đề tài này, tôi mong muốn tìm ra các biện pháp dạy học có hiệu quả nhất nhằm đạt được kết quả là mỗi học sinh đều nắm được bản chất của các câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?, biết cách phân biệt được ba loại câu kể này từ đó giúp học sinh nhận biết được chính xác không bị nhầm lần giữa các câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? và từ đó biết sử dụng chính xác hợp lí các câu kể này trong đặt câu, viết văn và trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày. Cụ thể, học sinh: kể, tả hoặc giới thiệu được về sự vật, sự việc mà mình muốn nói đến. Nói lên được ý kiến, tâm tư, tình cảm của mình một cách hiệu quả nhất, hiểu biết được về xã hội, tự nhiên, con người. Từ đó nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần không nhỏ trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đó là: Tự tin trong nói năng giao tiếp, hợp tác và ứng xử hằng ngày với bạn bè và mọi người xung quanh.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Các phương pháp tôi đã sử dụng trong khi thực hiện đề tài này bao gồm:
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
 Phương pháp thực nghiệm, đối chứng kết quả.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 
 2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4.
 2.1.1. Vị trí, vai trò của môn Tiếng Việt và phân môn luyện từ và câu.
 Như chúng ta đã biết, trong giáo dục Tiểu học mỗi môn học đều có vị trí, vai trò quan trọng riêng. Song để học được các môn học đó thì trước tiên chúng ta phải học tiếng mẹ đẻ - đó là Tiếng Việt - chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn, nó cần thiết cho tất cả các em khi bước vào cuộc sống. Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Việt Nam, nó phản ánh tư duy của con người. Đồng thời môn Tiếng Việt còn góp phần lớn giúp học sinh phát triển về Đức - Trí - Thể- Mỹ [2]. Do vậy môn Tiếng Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Môn học này trong trường Tiểu học chiếm một khối lượng kiến thức lớn nhất và thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác. Trong đó Luyện từ và câu là một phân môn khá quan trọng trong bộ môn Tiếng Việt, phân môn này đã cung cấp cho học sinh các đơn vị của ngôn ngữ: tiếng, từ, ngữ, câu, cách phân loại từ, câu, giúp học sinh chọn từ ngữ chuẩn diễn đạt ngắn gọn, đủ ý, giữ phép lịch sự trong giao tiếp... như vậy người nghe, người đọc hiểu đúng thông tin.
 Phân môn Luyện từ và câu góp phần rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh, tạo cho HS có vốn từ phong phú. 
 2.1.2. Nội dung, sự phân bố nội dung các kiểu câu kể trong chương trình lớp 4. 
 Xét về các loại câu chia theo mục đích nói được chia thành các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Nội dung về câu kể được học ở cuối kỳ I (3 tiết) ở tuần 16 và 17 đến đầu kỳ II (9 tiết) tuần 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26. Cụ thể như sau:
	Tuần 16:	1 tiết: Câu kể
	Tuần 17:	2 tiết: Câu kể Ai làm gì?
	Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? 
	Tuần 19:	1 tiết: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
	Tuần 20: 	1 tiết: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
	Tuần 21: 	2 tiết: Câu kể Ai thế nào?
	Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
	Tuần 22:	1 tiết: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
	Tuần 24:	2 tiết: Câu kể Ai là gì?
	Vị ngữ trong câu kể Ai là gì
	Tuần 25:	1 tiết: chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
	Tuần 26:	1 tiết: Luyện tập về câu kể Ai là gì? [3]
	Những tiết luyện tập gồm tập hợp 3 - 4 bài tập. Còn lại các bài cung cấp kiến thức mới đều có cấu trúc giống nhau: Gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập.
	Việc sắp xếp nội dung các bài học cũng được cấu trúc tương tự nhau. Mỗi kiểu câu kể đều học bài thứ nhất giới thiệu kiểu câu đó là gì? Bài thứ hai học về bộ phận vị ngữ, bài thứ ba học về chủ ngữ, bài thứ 4 là bài luyện tập.[1]
 2.2. Thực trạng việc dạy- học các kiểu câu kể ở trường tiểu học Quảng Lưu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.2.1. Những việc đã làm được.
	* Về giáo viên:
	Giáo viên khối 4 của trường đều đạt trên chuẩn, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn đảm bảo, đều đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tỉnh. Trong quá trình dạy học đã cố gắng đổi mới PPDH, tổ chức đa dạng các hình thức dạy học nhằm ngày càng nâng cao hơn chất lượng dạy - học.Trong chuyên môn các đồng chí trong tổ cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ các bài, các dạng câu kể , các dạng bài tập về câu mà học sinh còn yếu để tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả 
 * Về học sinh:
	Nhìn chung, các em học sinh khối 4 đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Nhiều học sinh luôn tự giác học tập, ít để giáo viên phải đôn đốc, nhắc nhở. Đối với phân môn luyện tự và câu, mức độ tiếp thu bài và vận dung thực hành của học sinh là tương đối tốt. 
 	 * Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
	100% học sinh khối 4 đều có đầy đủ SGK môn Tiếng Việt. 
	Đối với giáo viên, ngoài SGK, vở bài tập, bài soạn còn có thêm một số tài liệu khác như: Thiết kế giảng dạy Tiếng Việt 4, từ điển Tiếng Việt, các tài liệu nâng cao của phân môn luyện từ và câu, hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt... Các tài liệu này góp phần hỗ trợ các nội dung dạy học và phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy.
 2.2.2. Những việc chưa làm được và tồn tại, hạn chế
	* Về giáo viên:
 Khi được hỏi về việc dạy học môn Tiếng Việt, phần về ba kiểu câu kể này thì đều nhận định là không dễ dàng, đặc biệt là việc dạy cho học sinh phân biệt, nhận dạng chính xác và sử dụng trong học tập và giao tiếp hằng ngày. Các tiết dạy về ba kiểu câu kể này chất lượng chưa cao, vẫn còn một số lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh nắm được bản chất của từng kiểu câu kể này, đặc biệt là việc sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp học sinh nhận diện, phân loại chính xác và sử dụng hợp lí trong việc đặt câu, viết văn cũng như trong giao tiếp hằng ngày. 
 Nguyên nhân: Giáo viên chưa áp dụng đồng bộ một số giải pháp để hướng dẫn học sinh nắm được bản chất của từng kiểu câu kể; bên cạnh đó, việc vận dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp học sinh nhận diện chính xác các kiểu câu kể này chưa được linh hoạt.
 * Về học sinh:
Với những kiến thức đòi hỏi khả năng tư duy thì đa số học sinh còn lúng túng. Việc xác định câu kể này thuộc kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? là một dẫn chứng cho sự lúng túng đó của học sinh.
 	Học sinh thường lẫn lộn giữa các kiểu câu kể trong việc nhận dạng kiểu câu. Học sinh không xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu, nếu câu có thêm thành phần phụ là trạng ngữ đặt ở đầu câu nên việc đặt câu ( nói và viết ) theo yêu cầu cụ thể thường không chính xác.
Bên cạnh đó, rải rác vẫn còn những học sinh phải đôn đốc, nhắc nhở rất nhiều, ý thức tự giác chưa cao. Nguyên nhân là các em chưa hiểu bài, chưa chăm học.
 Nguyên nhân:
+ Học sinh không nắm vững về từ loại ( Danh từ, Động từ, Tính từ ).
 	+ Học sinh không xác định được từ chủ yếu trong một cụm từ ( Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ). Từ đó các em xác định không chính xác kiểu câu.
+ Học sinh chưa xác định được đâu là thành phần chính của câu.
+ Học sinh chưa biết đặt câu hỏi khi tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu.
 * Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
 	Tài liệu tham khảo, đối với phân môn luyện từ và câu các em chưa có sự đầu tư nhiều. Phần lớn, các em thường mua các tài liệu phục vụ cho phân môn Tập làm văn.
 2.2.3. Khảo sát thực tế chất lượng cuối học kì I của hai lớp 4 trường tiểu học Quảng Lưu.
 	Để khảo sát chất lượng học học sinh đối với việc xác định kiểu câu kể, tôi đã cho học sinh lớp 4A và 4B( lớp 4B- lớp thực nghiệm; lớp 4A-lớp đối chứng) làm bài tập nhỏ sau đây:
	Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong các câu văn sau và nói rõ câu văn thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? hay câu Ai là gì?:
“Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn đang phân vân.
 Trên cành cây, mấy chú chim xinh xắn đang nhảy nhót và hót ríu rít.
 Bố là người thầy dạy bơi cho em.”
 Kết quả là:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
27
8
29,6%
9
33.3%
10
37,1%
4B
28
9
32,1%
10
35,8%
9
32,1%
Kết quả làm bài cụ thể như sau:
Câu
Số HS xác định kiểu câu Ai làm gì?
Số HS xác định kiểu câu Ai thế nào?
Số HS xác định kiểu câu Ai là gì?
Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn đang phân vân.
35HS
20 HS
Trên cành cây, mấy chú chim xinh xắn đang nhảy nhót và hót ríu rít.
33 HS
20 HS
2 HS
 Bố là người thầy dạy bơi cho em.
13HS
3 HS
39 HS
	* Những điểm tồn tại và nguyên nhân:
 Câu văn thứ nhất thuộc kiểu câu kể Ai thế nào? song lại có tới gần 65% số HS xác định đây là câu kể kiểu Ai làm gì? do nhầm lẫn từ “rung rung” chỉ hoạt động của đôi “cánh” mà không quan tâm đến từ “khẽ” chỉ đặc điểm của sự vật (bốn cánh). 
 Câu văn thứ hai thuộc kiểu câu Ai làm gì? song rất nhiều em nhầm đây là kiểu câu Ai thế nào? vì ở đây có từ : xinh xắn”, và đã xác định chủ ngữ là “mấy chú chim”.
 Câu văn thứ ba ít học sinh nhầm hơn, tuy nhiên vẫn còn 13 em xác định đây là kiểu câu Ai làm gì? bởi vì ở đay có từ “ dạy bơi”, và xác định chủ ngữ là “người thầy”.
	Với các bài tập yêu cầu HS viết đoạn văn trong đó có câu thuộc một trong các kiểu câu kể đã học nhiều em chỉ chú trọng sao cho viết đúng đoạn văn có đủ số lượng câu theo yêu cầu đề bài (5-7 câu). Nhiều khi các em còn quan niệm cứ một dòng là được một câu nên thường trao đổi với nhau “tớ được 3 dòng rồi” “còn tớ được 6 dòng rồi”. Tất cả những quan sát và đánh giá trên đây cho thấy việc xác định đúng các kiểu câu kể và phân biệt rõ các kiểu câu kể của học sinh phần nào có sự mơ hồ, thiếu sự chắc chắn.
	Từ những tồn tại, hạn chế của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học như trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp áp dụng trong thực tiễn dạy học như sau:
 2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng day- học các kiểu câu kể cho học sinh lớp 4. 
 2.3.1. Cần thực hiện tốt yêu cầu cần thiết đối với giáo viên dạy lớp 4.
 - Tìm hiểu và nắm vững cấu trúc, nội dung dạy câu kể ở lớp 4:
	Nội dung chương trình phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được sắp xếp xen kẽ các bài mở rộng vốn từ với các bài học có nội dung lí thuyết. Qua các bài lí thuyết, các em được cung cấp kiến thức từ dễ đến khó, bắt đầu từ các bài học về tiếng, từ đến câu, bộ phận phụ của câu, Dấu câu và một số nghi thức giao tiếp được học xen kẽ trong chương trình.[1]
	Nội dung về câu kể được học ở cuối kỳ I (3 tiết) ở tuần 16 và 17 đến đầu kỳ II (9 tiết) tuần 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26. Cụ thể như sau:
 Những tiết luyện tập gồm tập hợp 3 - 4 bài tập. Còn lại các bài cung cấp kiến thức mới đều có cấu trúc giống nhau: gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập.
	Việc sắp xếp nội dung các bài học cũng được cấu trúc tương tự nhau. Mỗi kiểu câu kể đều học bài thứ nhất giới thiệu kiểu câu đó là gì? Bài thứ hai học về bộ phận vị ngữ, bài thứ ba học về chủ ngữ, bài thứ 4 là bài luyện tập.
-Tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn giảng dạy về câu kể ở lớp 4:
	Để có được sự thống nhất chung và đúng đắn nhất trong một tiết dạy về câu kể, tôi thường xem lại chương trình học BDTX, nội dung học chuyên đề đối với phân môn luyện từ và câu, tham khảo tiến trình bài soạn trong sách giáo viên Tiếng Việt 4, thiết kế giảng dạy Tiếng Việt 4. Sau khi tham khảo tài liệu, tôi lập kế hoạch bài học cho mỗi tiết dạy có sự chọn lọc, sắp xếp lại sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện dạy học song vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung và mục tiêu tiết dạy.	
Ngoài ra, tôi còn tham khảo, vận dung, kế thừa các phương pháp dạy học về câu kể của chương trình cũ, đọc thêm tài liệu sách, báo có tin, bài nói, viết về dạy luyện từ và câu ở lớp 4 nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng xác định các kiểu câu kể.
 - Nắm vững tinh thần chung khi dạy luyện từ và câu ở lớp 4:
	Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy dưới hai kiểu:
	* Kiểu bài lí thuyết: bào gồn 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Thông thường, giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giáo viên gợi mở giúp học sinh rút ra ghi nhớ. Từ ghi nhớ, học sinh vận dung bài làm bài tập ở phần luyện tập dưới hình thức cá nhân hay nhóm. [4]
	* Kiểu bài luyện tập và mở rộng vốn từ: Bao gồm tập hợp các bài tập. Chủ yếu, giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động dạy học theo cách thức linh hoạt (trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân) theo trình tự:
	+ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
	+ Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc một bài.
	+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập.
	+ Tổ chức đánh giá, nhận xét kết quả bài làm.
 - Tham khảo các tiết dạy trên băng và ý kiến đồng nghiệp:
	Trong thời gian tham gia học chuyên đề thay SGK lớp 4 và lớp 5, tôi đã được xem một số băng hình các tiết dạy luyện từ và câu. Thực tế không có các băng dạy về câu kể song qua băng hình dạy các kiểu bài lí thuyết, ít nhiều bàn thân tôi đã học tập được cách tổ chức dạy học, đặc biệt là cách tổ chức cho học sinh khai thức ngữ liệu ở phần nhận xét. Trong quá trình giảng dạy, nếu có vẫn đề gì còn băn khoăn áy náy, tôi thường tham khảo ý kiến đồng nghiệp, xin ý kiến chỉ đạo của phụ trách chuyên môn, học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức dạy học của đồng nghiệp trong trường. Qua đó, tôi đã tự rút ra những kinh nghiệm thiết thực khi dạy luyện từ và câu nói chung và dạy cho học sinh xác định đúng, phân biệt được các kiểu câu kể đã học nói riêng. 
 2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm câu kể, cách dùng câu kể.
Khác với chương trình cũ, chương trình mới ngoài bài “câu kể” có tính khái quát chung, học sinh còn được học kĩ càng về 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?. Ở những tiết đầu, khi mới học về kiểu câu kể Ai làm gì? đa số học sinh đều xác định tương đối đúng kiểu câu này. Nhưng khi học tiếp sang kiểu câu kể Ai thế nào? và Ai là gì? thì việc xác định các kiểu câu kể trong một đoạn văn nhiều em bị nhầm lẫn. Chẳng hạn hai câu sau đây là hai câu kể kiểu Ai làm gì? nhưng đa số học sinh xác định đây là câu kể kiểu Ai thế nào?
	 Câu 1: Đàn voi bước đi chậm rãi.
	 Câu 2: Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu.
	Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do các em thấy trong hai câu trên đều có các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất (từ chậm rãi, vắt vẻo) mà không tìm hiểu để thấy hai từ này đều chỉ đặc điểm của hoạt động (đi, ngồi) chứ không chỉ đặc điểm của sự vật. Để giúp học sinh tránh được sự nhậm lẫn trên, tôi hướng dẫn học sinh thuộc ghi nhớ về khái nhiệm câu kể. Thuộc khái niệm thì có nhiều học sinh rất thuộc song hiểu và nắm vững khái niệm câu kể thì chỉ có những học sinh nổi trội mới đạt được. Vì vậy, nhằm giúp học sinh nắm vững khái niệm câu kể, ngay bài học đầu tiên về câu kể, giáo viên phải gây được ấn tượng cho học sinh bằng cách tổ chức cho HS phân tích tốt ngữ liệu. Đoạn văn ngữ liệu (bài tập 1) trang 161 - Tiếng Việt 4 - tập 1 có 3 câu kể và 1 câu hỏi. Từ sự phân tích đoạn ngữ liệu này và đoạn ngữ liệu ở bài tập 3, giáo viên cho học sinh phát hiện và so sánh đặc điểm của câu hỏi với các câu còn lại, gợi mở để học sinh phát hiện đặc điểm của kiểu câu mới. Từ đó rút ra kết luận về câu kể và chốt lại nội dung so sánh giữa câu hỏi và câu kể bằng bảng so sánh sau: [1]
Câu hỏi
Câu kể
- Dùng để hỏi những điều chưa biết
- Dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật nói lên ý kiến, tâm tư, tình cảm 
của mỗi người.
- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?)
- Cuối câu kể có dấu chấm (.)
- Khi đọc, giọng bình thường
- Khi đọc, cần cao giọng ở cuối câu
- VD: Những kho báo ấy ở đâu?
VD: Bu-ra-ti-nô là một chú bé người gỗ
 	Từ sự so sánh đó, giáo viên khắc sâu ghi nhớ về khái niệm câu kể cho HS cả về nội dung và dấu hiệu hình thức.
	Nắm được khái niệm câu kể, GV giúp học sinh hiểu câu kể thường dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc nói lên ý kiến, tâm tư, tình cảm mỗi người [3]. Để phân biệt được các kiểu câu kể, trước hết các em cần nắm được khái niệm câu kể, xác định đúng câu kể. Vì vậy, giáo viên cũng có thể dựa vào nội dung đã học về câu hỏi để giúp học sinh nắm được khái niệm câu kể như trình bày trên đây.
 2.3.3. Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu bài tập và ngữ liệu đã cho:
	Thông thường, nhiều học sinh quan tâm đến ngữ liệu của bài tập là một đoạn văn hay một văn bản mà quên đi yêu cầu bài tập. Làm thế nào để học sinh chú ý nắm vững yêu cầu của bài? Để làm được điều đó, trong mỗi tiết dạy, tôi thường gọi 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm, GV ghi đề bài lên bảng có thể gạch chân dưới các từ ngữ quan trong. Sau khi cho học sinh đọc nội dung bài tập, GV nhắc lại yêu cầu của bài một lần nữa.
	Ví dụ: Bài 2 - Phần nhận xét - trang 24 - Tiếng Việt 4 tập 2 yêu cầu: tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn trên (tức đoạn văn ở BT1).
	- Bước đầu tôi cho 1 hoc sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
	- Tiếp theo, cả lớp đọc thầm lại đoạn văn ở BT1, GV ghi đề bài lên bảng.
	- Một học sinh nhắc lại yêu cầu đề bài, Gv gạch chân dưới các từ “ từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật”.
	- Với đối tượng học sinh tiếp thu bài còn chậm, tôi đưa ra hai ví dụ và hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em nắm vững yêu cầu đề bài hơn. Chẳng hạn:
	Xét hai câu sau:	Câu 1: Cây cối xanh um.
	Câu 2: Đàn voi bước đi chậm rãi.
	- Hỏi: Câu nào có từ ngữ chỉ đặc điểm tính c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_cac_kieu_c.doc