SKKN Một số biện pháp chỉ đạo việc Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo việc Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới “Muốn công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước thì nguồn lực con người là yếu tố hàng đầu để thực hiện mục tiêu này”. Do đó, phát triển giáo dục là nền tảng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực thúc đẩy sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của xã hội thì Giáo dục - Đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu. Bốn trụ cột về mục tiêu mà Giáo dục - Đào tạo cần phải thực hiện đó là: “Học để biết – Học để làm – Học để cùng chung sống – Học để tự khẳng định mình. Ở bậc tiêu học, các em có những biến đổi sâu sắc về tâm lý, nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Vì vậy, để tổ chức các hoạt động học tập cho các em có hiệu quả thì mỗi người quản lý phải nắm vững những đạc điểm chung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lý lứa tuổi để chỉ đạo giáo viên vận dụng trong quá trình dạy học để tổ chức các trò chơi học tập tương thích với mục đích dạy học. Đây là cả một vấn đề không đơn giản đòi hỏi một quá trình rất công phu và sáng tạo của nhà giáo dục. Là cán bộ quản lý tôi được phân công phụ trách khối 4 và khối 5, trong quá trình dự giờ thăm lớp các đồng chí giáo viên trong trường. Tôi đã trăn trở nhiều việc các đồng chí đã cố gắng thiết kế tổ chức trò chơi, làm gượng gạo trong dạy học khi chưa nghiên cứu kỹ nội dung dạy học, mà chỉ thực hiện cho có trò chơi trong tiết dạy. Chính vì thế để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học cũng như quá trình đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiêu học nói chung và Toán lớp 4 nói riêng. Dưới dây tôi xin đề cập đến “Một số biện pháp chỉ đạo việc Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4”.

doc 21 trang thuychi01 7813
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo việc Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2
2.1. Cơ sở lý luận.
2
2.2. Thực trạng.
2
2.3. Các giải pháp thực hiện.
3
2.4. Những vấn đề chung về trò chơi Toán học.
4
2.4.1.Trò chơi và trò chơi Toán học là gì?
4
2.4.2. Tác dụng và ý nghĩa của trò chơi học tập.
4
2.4.3. Thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong dạy học phân số ở lớp 4.
5
2.4.4. Hướng dẫn sử dụng bộ trò chơi về phân số ở lớp 4.
12
3. KẾT LUẬN.
16
3.1. Kết quả đạt được.
16
3.2. Đề xuất ý kiến.
16
3.2.1. Đối với giáo viên.
16
3.2.2. Đối với học sinh.
17
3.2.3. Đối với ngành giáo dục.
17
Tài liệu tham khảo
18
Danh mục các đề tài SKKN đã được HĐ đánh giá xếp loại cấp PGD&ĐT, cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên.
19
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới “Muốn công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước thì nguồn lực con người là yếu tố hàng đầu để thực hiện mục tiêu này”. Do đó, phát triển giáo dục là nền tảng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực thúc đẩy sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của xã hội thì Giáo dục - Đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu. Bốn trụ cột về mục tiêu mà Giáo dục - Đào tạo cần phải thực hiện đó là: “Học để biết – Học để làm – Học để cùng chung sống – Học để tự khẳng định mình. Ở bậc tiêu học, các em có những biến đổi sâu sắc về tâm lý, nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Vì vậy, để tổ chức các hoạt động học tập cho các em có hiệu quả thì mỗi người quản lý phải nắm vững những đạc điểm chung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lý lứa tuổi để chỉ đạo giáo viên vận dụng trong quá trình dạy học để tổ chức các trò chơi học tập tương thích với mục đích dạy học. Đây là cả một vấn đề không đơn giản đòi hỏi một quá trình rất công phu và sáng tạo của nhà giáo dục. Là cán bộ quản lý tôi được phân công phụ trách khối 4 và khối 5, trong quá trình dự giờ thăm lớp các đồng chí giáo viên trong trường. Tôi đã trăn trở nhiều việc các đồng chí đã cố gắng thiết kế tổ chức trò chơi, làm gượng gạo trong dạy học khi chưa nghiên cứu kỹ nội dung dạy học, mà chỉ thực hiện cho có trò chơi trong tiết dạy. Chính vì thế để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học cũng như quá trình đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiêu học nói chung và Toán lớp 4 nói riêng. Dưới dây tôi xin đề cập đến “Một số biện pháp chỉ đạo việc Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu, nhận xét thực trạng và đề xuất các biện pháp chỉ đạoviệc thiết kế và trò chơi để dạy phân số ở lớp 4 trường Tiểu học Quảng Phú.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và trò chơi để dạy phân số ở lớp 4 trường Tiểu học Quảng Phú.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các văn bản có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, nhận định, đánh giá về thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Phương pháp thống kê toán học: Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.	
 Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn bộ nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học là bậc học được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong đó vấn đề đổi mới GD nói chung và đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói riêng được đặt ra như là một đòi hỏi bức thiết của những yêu cầu mới của xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Qua vui chơi, các em nhận ra những khả năng hứng thú cũng như những nhược điểm của mình. Vì vậy, vui chơi sẽ tạo cho các em khả năng phát triển về mặt tình cảm, thể chất và trí tuệ. Hoạt động vui chơi có tác dụng đặc biệt phát triển các kỹ năng hoạt động của học sinh Tiểu học. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức, có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: Chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận .v.v. Trong việc dạy học Toán lớp 4, trò chơi học tập là một thủ thuật, là biện pháp củng cố, khắc sâu kiến thức vừa được học trong tiết học hoặc sau một số bài học.
2.2. Thực trạng.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn toán đóng một vai trò quan trọng. Môn Toán cung cấp cho học sinh có những tri thức cơ sở ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số và các số thập phân, các đại lượng cơ bản, một số yếu tố hình học đơn giản và giải toán có lời văn. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển trí thông minh, tư duy, độc lập, sáng tạo, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt. Hơn nữa, học tốt môn Toán sẽ tạo điều kiện giúp học sinh học tốt các môn học khác.
 Về phía giáo viên : Qua việc dự giờ thăm lớp của Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi thấy việc tổ chức tròi chơi trong giờ dạy Toán chưa được chú ý đúng mức, người giáo viên chưa thực sự đầu tư cho bài dạy để thiết kế những trò chơi mới có nội dung gắn liền với tiết dạy để nhằm đổi mới hình thức dạy học. Có tình trạng trên là do một số giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong dạy học Toán.
Về phía học sinh: Do không được tiếp xúc thường xuyên với các trò chơi trong dạy học Toán nên nhìn chung khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề chưa thể hiện được tính linh hoạt, sáng tạo. Giờ học Toán nhìn chung còn khô khan, chưa tạo sự hứng thú, hấp dẫn, chưa tạo được nhu cầu ham hiểu biết cho học sinh. Vì vậy khả năng của học sinh chưa có điều kiện được bộc lộ và thể hiện mình, chưa phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học Toán.
 Với những thực trạng mà tôi tìm hiểu được như đã trình bày ở trên khi nghiên cứu về “Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4”. Tôi đã tiến hành dự giờ lớp 4A Trường tiểu học Quảng Phú - TP. Thanh Hoá nhưng không thiết kế trò chơi học Toán trong giờ dạy thì tôi nhận thấy kết quả giờ học không như mong muốn, các em chỉ đơn giản là tiếp thu bài học, giờ học thiếu đi sự sôi nổi, hứng thú, lớp học trầm, nhiều em còn thể hiện sự mệt mỏi không nhanh nhạy trong việc tiếp thu kiến thức mới, từ đó dẫn đến một số em nói chuyện riêng trong giờ học không tập trung cao. Kết quả thu được:
 Tổng số học sinh lớp 4A tham gia kiểm tra : 33 em
Líp
SÜ sè häc sinh
KÕt qu¶ kiÓm tra lÇn 1
4A
33
HTT
 HT
Chưa HT
15
16
2
Từ những kết quả và hiệu quả của thực trạng trên tôi xin trình bày một số giải pháp và các biện pháp tổ chức thực hiện như sau:
2.3 . Các giải pháp thực hiện.
* Là cán bộ quản lý tôi luôn chỉ đạo giáo viên cần tăng trưởng công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, sáng tạo trong quá trình dạy học, tìm tòi ra cái mới, cái hay cũng như tồn tại qua kinh nghiệm dạy học.
* Giáo viên phải nghiên cứu và nắm chắc chương trình môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5, đặc biệt là phần phân số ở lớp 4.
* Cần lựa chọn các nội dung cơ bản, thiết thực tính giản song mang tính tích hợp trong từng bài, từng chủ đề, vận dụng theo điều kiện của địa phương và của đối tượng học sinh để thiết kế trò chơi học tập.
* Chỉ đạo giáo viên việc phối hợp hợp lý các hình thức dạy học nhằm truyền thụ kiến thức tới các em một cách tốt nhất, tránh gây áp lực bằng cách sử dụng trò chơi trong tiết dạy vì ở lứa tủôi các em “ Học mà chơi - Chơi mà học”, giáo viên không nên sử dụng một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học duy nhất trong các giờ lên lớp mà phải biết kết hợp đan xen các phương pháp hình thức dạy học khác nhau. Chọn nội dung phù hợp trong tiết dạy để thiết kế trò chơi nhằm giúp học sinh chú ý cao, tạo hứng thú học tập.
* Động viên và tạo điều kiện cho giáo viên, cha mẹ học sinh tự làm đồ dùng dạy học và bộ trò chơi Toán học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
* Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra như: Dự giờ đột xuất, dự giờ báo trước, qua các vòng thao giảng trong năm, thanh tra toàn diện giáo viên  để 
góp ý, giúp đỡ, khuyến khích giáo viên đưa trò chơi vào từng tiết dạy mà nội dung bài cho phép và giáo viên thấy phù hợp.
* Chỉ đạo giáo viên khối 4 và khối 5 dạy mẫu cho toàn trường dự giờ, các kế hoạch bài học mà giáo vừa thiết kế, trong đó có tổ chức trò chơi về phân số ở lớp 4 nhằm giúp kinh nghiệm cho chuyên đề về tổ chức trò chơi trong dạy học Toán cấp trường.
* Tổ chức trò chơi hoạt động dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề trò chơi Toán học và phần phân số cho học sinh khối lớp 4 và khối lớp 5.
* Sau mỗi tiết dạy có thiết kế tổ chức trò chơi, giáo viên có thể nêu một số câu hỏi khai thác kiến thức của học sinh để kiểm tra, củng cố kiến thức qua trò chơi vừa thực hiện.
* Yêu cầu giáo viên đọc sách, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn về thiết kế trò chơi Toán học để làm tư liệu chọn lọc khi thiết kế trò chơi.
* Qua mỗi tiết học có thiết kế trò chơi học Toán, giáo viên phải chủ động xác định kết quả cần đạt được như thế nào ? Các hoạt động cần phối hợp nhịp nhàng, tránh tình trạng nặng nề, gây ức chế cho học sinh.
2.4. Những vấn đề chung về trò chơi toán học.
2.4.1. Trò chơi và trò chơi toán học là gì ?
Trò chơi là phương pháp dạy học tích cực trong đó người giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động trò chơi con người học tiến hành các trò chơi để chiếm lĩnh tri thức. Kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo cho bản thân
Như vậy bản chất của phương pháp trò chơi chính là thông qua hoạt đ ộng vui chơi để tiến hành hoạt động học tập từ đó hình thành nhân cách cho học sinh. Phương pháp trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học từ (6-11 tuổi).
Trò chơi học tập Toán là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh.
2.4.2. Tác dụng và ý nghĩa của trò chơi học tập.
Học sinh tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, thích tìm hiểu và khám phá. Do vậy quan điểm của (J. Pia get) là: “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập”.
Trò chơi học tập trong thực tiễn dạy học ở tiểu học được coi là những phương tiện, biện pháp hay như là một hình thức tổ chức dạy học hiệu quả đối với việc lĩnh hội tri thức của học sinh, nó có những tác dụng cơ bản như:
- Giúp học sinh thay đổi độn hình trong giờ học, làm cho học sinh bớt mệt mỏi, giờ học bớt sự căng thẳng, học sinh được tiếp nhận kiến thức và kỹ năng nhẹ nhàng, sinh động hơn
- Giúp học sinh tăng cường khả năng thực hành, khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học.
- Giúp học sinh phát triển hứng thú, kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh thể hiện mình trong học tập.
- Thông qua trò chơi gúp học sinh có khả năng tập chung và xử lý tình huống, tính độc lập, sáng tạo, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Qua việc tham gia vào trò chơi, học sinh còn tự mình giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách tự giác, tích cực. Ngoài ra trò chơi học tập còn rèn luyện độ nhanh nhạy của các giác quan, phát trểin năng lực quan sát, tăng cường chú ý có chủ định, phát triển, trí nhớ, tư duy trừu tượng cũng như khả năng sử dụng nguôn ngữ của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm.
 2.4.3. Thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong dạy học phân số ở lớp 4.
1.Trò chơi thứ nhất.
Tên trò chơi: Tìm bạn
Mục đích trò chơi: Giúp học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân số rút gọn phân số, đưa một phân số về phân số tối giản, củng cố về sự bằng nhau của hai phân số
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và tham gia hoạt động học tập trong tập thể.
Thời gian chơi: 5 phút
Đối tượng chơi: Học sinh lớp 4
Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị hai ô bia hình chữ nhật mỗi ô có kích thước 50x20cm ghi phân số . Hai ô bìa hình chữ nhật khác cũng có kích thước như thế những để trắng và có tạo hình hộp cho học sinh giắt thẻ (hình dưới). Chuẩn bị hai bộ giống nhau mỗi bộ gồm 9 thẻ ghi các phân số bằng nhau và không bằng phân số . Mỗi đội cử 3 người chơi, mỗi lượt chơi mỗi người được tham gia chơi 1 lần.
Luật chơi:
- Giáo viên tráo đều các thẻ số trong mỗi bộ chia lần lượt 3 người chơi trong mỗi đội. Quy định người của đội nào sẽ giắt thẻ vào ô của đội đó những thẻ có phân số bằng phân số . Mỗi thẻ giắt đúng được 2 điểm, thẻ giắt sai sẽ bị trừ 1 điểm, sau mỗi luật chơi đội nào được nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng trong lượt chơi đó. Nếu điểm của hai đội bằng nhau đội nào thực hiện xong sớm hơn đội đó sẽ thắng. Sau 3 lượt chơi đội nào tháng 2 trong 3 lượt chơi đội đó sẽ thắng cuộc.
2. Trò chơi thứ hai.
Tên trò chơi: Tạo phân số
Mục đích chơi:
- Giúp học sinh nắm vững khái niệm phân số
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 3 phút
Chuẩn bị
Chuẩn bị 2 bảng nhóm, bút dạ và cho các chữ số 0, 1, 2, 3, 4
Luật chơi:
Mỗi đội cử 3 người chơi, chơi theo hình thức tiếp sức, mỗi em có thể chơi nhiều lần. Giáo viên yêu cầu học sinh của 2 đội lần lượt viết các phân số có thể có mà tử số và mẫu số là các chữ số đã cho (
Các em viết phân số vào bảng, mỗi phân số viết đúng được tính 2 điểm, mỗi số viết sai bị trừ 1 điểm. Sau 3 phút đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc.
3. Trò chơi thứ ba
Tên trò chơi: Ghép phân số vào hình
Mục đích chơi:
- Giúp học sinh nắm vững biểu tượng khái niệm phân số và nhận dạng được các biểu tượng đó
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 3 phút
Chuẩn bị:
Chuẩn bị 2 bảng cho 2 đội chơi (mỗi đội 3 em ) với nội dung như sau:
/////
////
////
////
//////
//////
//////
///
///
///
///
///
///
 //////////////////
Luật chơi:
Mỗi đội cử 3 người chơi, chơi theo hình thức tiếp sức. Giáo viên yêu cầu học sinh cử 2 đội lần lượt viết các phân số thích hợp ứng với phần đã gạch chéo của mỗi hình mà tử số và mẫu số là cá chữ số đã cho. Các em viết phân số vào bảng bên cạnh hình tương ứng, mỗi phân số viết đúng được tính 1 điểm, viết sai bị trừ 1 điểm. Sau 3 phút đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc.
4. Trò chơi thứ tư
Tên trò chơi: Ai nhanh ? Ai đúng ?
 Mục đích chơi
- Giúp học sinh nắm vững quy tắc thực hiện phép tính với phân số
- Có kỹ năng thực hiện 4 phép tình thành thạo, tư duy linh hoạt, sáng tạo
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 5 phút
Chuẩn bị
- Hai đội tham gia trò chơi, mỗi đội 4 học sinh, chuẩn bị sẵn giấy nháp, bút
- Giáo viên chuẩn bị 2 bảng khổ lớn có cùng nội dung như nhau:
Luật chơi:
Tổ chức theo kiểu chạy tiếp sức, lần lượt từng em của mỗi đội sẽ lên đánh dấu vào giá trị biểu thức đúng. Đội nào nhiều kết qủa đúng hơn, ít thời gian hơn thì đội đó thắng cuộc.
5. Trò chơi thứ năm.
Tên trò chơi: Điền số thích hợp
Mục đích chơi:
- Giúp học sinh nắm vững quy tắc thực hiện phép tính với phân số
- Có kỹ năng thực hiện 4 phép tình thành thạo, tư duy linh hoạt, sáng tạo
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 5 phút
Chuẩn bị
- Hai đội tham gia trò chơi, mỗi đội 4 học sinh, chuẩn bị sẵn giấy nháp, bút
- Giáo viên chuẩn bị 2 bảng khổ lớn có cùng nội dung như nhau:
Luật chơi:
Tổ chức theo kiểu chạy tiếp sức, lần lượt từng em của mỗi đội sẽ lên đánh dấu vào giá trị biểu thức đúng. Đội nào nhiều kết qủa đúng hơn, ít thời gian hơn thì đội đó thắng cuộc.
6. Trò chơi thứ sáu.
Tên trò chơi: Nối đúng – Nối nhanh
Mục đích chơi:
- Giúp học sinh nắm vững quy tắc thực hiện phép tính với phân số
- Có kỹ năng thực hiện 4 phép tình và phân số
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 4 phút
Chuẩn bị
- Hai đội tham gia trò chơi, mỗi đội 4 học sinh, chuẩn bị sẵn giấy nháp, bút
- Giáo viên chuẩn bị 2 bảng khổ lớn có cùng nội dung như nhau:
Luật chơi:
Tổ chức theo kiểu chạy tiếp sức, lần lượt từng em của mỗi đội sẽ lên đánh dấu vào giá trị biểu thức đúng. Đội nào nhiều kết qủa đúng hơn, ít thời gian hơn thì đội đó thắng cuộc.
7. Trò chơi thứ bảy.
Tên trò chơi: Xếp hàng
Mục đích chơi:
- Giúp học sinh nắm vững quy tắc thực hiện phép tính với phân số
- Có kỹ năng sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần, giảm dần
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 3 phút
Chuẩn bị
- Hai đội tham gia trò chơi, mỗi đội 4 học sinh, chuẩn bị sẵn giấy nháp, bút
- Giáo viên chuẩn bị 2 bảng khổ lớn có cùng nội dung như nhau:
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Luật chơi:
Tổ chức theo kiểu chạy tiếp sức, yêu cầu nhóm 1 sắp xếp theo thứ tự tăng dần, nhóm 2 sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Lần lượt từng em của mỗi đội sẽ lên viết một phân số thích hợp. Đội nào sắp xếp đúng, thời gian ít hơn thì đội đó thắng cuộc.
8. Trò chơi thứ tám.
Tên trò chơi: Rung chuông vàng
Mục đích chơi:
- Giúp học sinh củng cố thành phần chưa biết, quy tắc thực hiện phép tính với phân số
- Có kỹ năng tìm thành phần chưa biết, kỹ năng thực hiện 4 phép tính thành thạo
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 5 phút
Chuẩn bị
- Học sinh chuẩn bị bảng con, phấn
- Giáo viên chuẩn bị 3 bảng khổ lớn và các tấm thẻ ghi phân số có nội dung như sau:
Bảng 1:
Số bị trừ
Số trừ
Hiệu
Bảng 2:
Thừa số
Thừa số
Tích
Bảng 3
Số bị chia
Số chia
Thương
Luật chơi:
Tổ chức cho toàn lớp chơi. Giáo viên đưa ra từng bảng, lần lượt gần các thành phần của phép tính vào các ô. Học sinh tìm thành phần chưa biết trong thời gian 15 giây và ghi kết quả vào bảng con. Sau mỗi lần chơi em nào sai sẽ bị loại khỏi lượt chơi tiếp theo. Cứ như thế đến phép tính cuối cùng những học sinh có kết quả đúng ở tất các phép tính thì được quyền rung chuông vàng.
9. Trò chơi thứ chín.
Tên trò chơi: Tìm bạn
Mục đích trò chơi:
- Giúp học sinh củng cố về tính chất và phép cộng, phép nhân phân số
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 3 phút
Chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ có nội dung như sau:
+ 
x 
Luật chơi:
Giáo viên tổ chức cho hai đội chơi, mỗi đội 3 em, chơi theo hình thức tiếp sức. Học sinh hai đội lần lượt lên nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau. Đội nào nối đúng nhiều hơn, thời gian ít hơn thì đội đó thắng cuộc.
10. Trò chơi thứ mười.
Tên trò chơi: Về đích
Mục đích trò chơi:
- Giúp học sinh nắm vững quy tắc thực hiện phép tính theo phân số
- Có kỹ năng thực hiện 4 phép tính một cách thành thạo
- Rèn luyện khả năng ứng dụng linh hoạt và vui hoạt động tập thể
Thời gian chơi: 3 phút
Chuẩn bị
- Mỗi đội chuẩn bị một bảng nhóm và một bút dạ
- GV chuẩn bị các thẻ, mỗi thẻ ghi một biểu thức, gồm các biểu thức sau:
Luật chơi:
Giáo viên tổ chức cho hai đội chơi, mỗi đội 5 em. Giáo viên lần lượt đưa ra các biểu thức, trong thời gian 15 phút 2 đội phải có gí trị của biểu thức vào bảng nhóm. Với mỗi lần chơi, đội nào tính sai sẽ bị loại đi một bạn. Kết thúc trò chơi đội nào có nhiều bạn chơi hơn đội đó thắng cuộc.
2.4.4. Hướng dẫn sử dụng bộ trò chơi về phân số ở lớp 4.
* Trò chơi thứ nhất: Tìm bạn
a. Chuẩn bị đồ dùng
- 1 bảng cài để cài hai ô bìa hình chữ nhật, 1 ô ghi phân số, 1 ô để trắng có tạo hình hộp cho học sinh giắt thẻ (Chuẩn bị 2 bộ)
- 9 thẻ có kích thước 15.20cm. Trên mỗi thẻ số có ghi các phân số bằng và không bằng phân số
b. Phương pháp sử dụng
- Giáo viên nêu tên trò chơi- thời gian chơi – cử trọng tài giám sát cùng giáo viên
- Giáo viên tráo đều các thẻ số đã được chuẩn bị trước chia lần lượt chio 3 người chơi của mỗi đội, theo yêuc ầu của trò chơi khi có lệnh của GV các em trong mỗi đội giắt những thẻ có giá trị phân số bằng phân số ghi trên thẻ vào vị

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_viec_thiet_ke_va_to_chuc_tro_c.doc