SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

 Đối với trẻ mầm non hoạt động phát triển ngôn ngữ là rất quan trọng, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có hoạt động “làm quen chữ cái” được qui định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục ban hành.Làm quen chữ cái không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông. Trước hết “làm quen với chữ cái” là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, làm quen với 29 chữ cái, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt. Thông qua việc làm quen chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh cho trẻ và còn là công cụ của tư duy. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết cho trẻ. Cụ thể dạy trẻ nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái Tiếng Việt; tô chữ cái theo nét chấm mờ; biết chơi các trò chơi với chữ cái và nhận biết vai trò chữ cái trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên trên thực tế hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái đã và đang được tổ chức song còn gặp một số hạn chế đó là: Môi trường chữ cái cho trẻ làm quen chưa phong phú sinh động; trẻ phát âm chữ cái chưa chính xác, nhiều trẻ còn ngọng và nhầm lẫn trong cách phát âm như chữ “n” và chữ “l”, chữ “s” chữ và chữ “x” ; nhiều trẻ tô chữ chưa đúng theo quy trình; cha mẹ trẻ chưa thực sự quan tâm tới hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái. Với lý do trên, bản thân tôi là giáo viên mầm non trực tiếp phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy mình cần phải nghiên cứu và áp dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 14 trang thuychi01 217643
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài:
 Đối với trẻ mầm non hoạt động phát triển ngôn ngữ là rất quan trọng, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có hoạt động “làm quen chữ cái” được qui định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục ban hành.Làm quen chữ cái không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông. Trước hết “làm quen với chữ cái” là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, làm quen với 29 chữ cái, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt. Thông qua việc làm quen chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh cho trẻ và còn là công cụ của tư duy. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết cho trẻ. Cụ thể dạy trẻ nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái Tiếng Việt; tô chữ cái theo nét chấm mờ; biết chơi các trò chơi với chữ cái và nhận biết vai trò chữ cái trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên trên thực tế hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái đã và đang được tổ chức song còn gặp một số hạn chế đó là: Môi trường chữ cái cho trẻ làm quen chưa phong phú sinh động; trẻ phát âm chữ cái chưa chính xác, nhiều trẻ còn ngọng và nhầm lẫn trong cách phát âm như chữ “n” và chữ “l”, chữ “s” chữ và chữ “x”; nhiều trẻ tô chữ chưa đúng theo quy trình; cha mẹ trẻ chưa thực sự quan tâm tới hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái. Với lý do trên, bản thân tôi là giáo viên mầm non trực tiếp phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy mình cần phải nghiên cứu và áp dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nội dung cho trẻ làm quen chữ cái trong trường mầm non để đề xuất áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chữ cái.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mầm non 5-6 tuổi làm quen chữ cái.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lí luân. 
phương pháp khảo sát, thăm dò thực tiễn.
phương pháp thống kê toán học. 
Phương pháp dạy học tích cực. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm đã áp dụng hiệu quả đó là:
 Tạo môi trường chữ cái hấp dẫn thân thiện đối với trẻ.
 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ.Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái
Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất và phần quan trong không thể thiếu được chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được sủ dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển .
Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt.
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định.
Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực và là tiền đề quan trọng cho trẻ vào trường tiểu học
Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm trong phụ trách lớp 5-6 tuổi tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái, bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Và tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái” làm sáng kiến kinh nghiệm.
2.2 Thực trạng.
Năm học 2016 - 2017 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường đã phân cho tôi đứng lớp 5 - 6 tuổi, tổng số cháu là 30 cháu, trong đó có 13 cháu nữ, 17 cháu nam. Qua quá trình tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
2.2.1 Thuận lợi.
Hầu hết trẻ trong lớp tôi phụ trách đều có sức khỏe tốt, trẻ rất hứng thú khi được tham gia hoạt động làm quen với chữ cái. 
Trang thiết bị trong lớp đầy đủ: Có đủ tranh, thẻ chữ cái các loại, bảng, phấn, vở bé làm quen với chữ cáiLớp có máy vi tính, máy chiếu đa năng, bản thân tôi biết sử dụng máy tính.
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học chữ của con em mình nên hàng tuần, tháng thường hỏi han cô giáo về tình hình học của con em mình và phối kết hợp với giáo viên để có những kinh nghiêm dạy trẻ học đạt kết quả cao.
 2.2.2 Khó khăn.
 Hoằng Xuyên là xã thuần túy về nông nghiệp nên đa số cha mẹ trẻ làm nghề nông và đi làm công ty nên không có thời gian dạy học cho con em chủ yếu là cô giáo dạy trên lớp.
 Một bộ phận cha mẹ trẻ còn nóng vội muốn con biết đọc, biết viết sớm nên khó khăn trong công tác phối kết hợp. 
Nhận thức và sức khoẻ của trẻ chưa đồng đều nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc giáo dục. 
Một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói câu chưa tròn, chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động,hầu hết trẻ học theo vần, theo thứ tự ( gọi là học vẹt).
Từ thực trạng trên tôi đã áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái và đã đạt kết quả cao trong trường. 
Trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và thông qua các bài tập để từ đó tôi đánh giá đúng với từng trẻ. 
 2.2.3 Kết quả khảo sát trẻ.
( Tháng 9 năm 2016)
STT
Nội dung
Tốt
Khá
Trung bình
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
1
- Trẻ nhận biết chữ cái đã học 
6
20%
7
23%
12
40%
5
17%
2
- Trẻ phát âm chữ cái rõ ràng chính xác.
7
23%
8
27%
10
33%
5
27%
3
Tô trùng khít nét chấm mờ, hoàn thành vở tập tô sạch sẽ.
6
20%
7
23%
11
37%
6
20%
4
Kỹ năng tô viết, tư thế ngồi, cách cầm bút đúng
5
17%
8
27%
12
40%
5
17%
5
Tô chữ cái đúng qui trình trên nét chấm mờ
5
17%
7
23%
12
40%
6
20%
 2.3. Biện pháp: 
 2.3.1. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung làm quen chữ cái cho trẻ. 
 Việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen chữ cái là việc làm quan trọng của giáo viên. Vì vậy để xây dựng được kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với chữ cái của lớp tôi đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm học tôi đã bám vào kế hoạch chuyên môn của nhà trường, khung thời gian để tôi vạch định lên kế hoạch cụ thể cho cả năm học.
 Hiểu được điều đó bản thân tôi đã dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, dựa vào mục tiêu chương trình, nội dung chủ đề, chủ điểm, điều kiện trang thiết bị đồ dùng của lớp để xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với chữ cái năm học 2016-2017 như sau:
Thời gian
Chủ đề
Nhóm chữ cái làm quen
Mục đích
Từ ngày 06 -23/09/2016
Trường mầm non
o, ô, ơ
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái. Rèn luyện kỹ năng nghe, nói.
- Trẻ phân biệt sự giống và khác nhau trong phát âm và cấu tạo chữ cái; tìm đúng chữ cái trong từ.
- Tập tô được chữ trên nét chấm mờ.
- Chơi tốt các trò chơi chữ cái.
26/9 - 21/10
Bản thân
a, ă, â
24/10 - 25/11
Gia đình
e, ê
28/11-30/12
Nghề nhiệp
u, ư
Từ ngày02/01- 10/02/2017
Thế giới thực vật
b, d, đ; l, n, m
13/02 - 10/03
Thế giới động vật
i,t,c
13/03 - 07/04
Phương tiện giao thông
h, k
10/04 - 21/04
Các hiện tượng tự nhiên
p, q ; g, y
24/04 - 05/05
Quê hương - Đât nước -Bác Hồ
s, x 
08/05- 12/05
Trường tiểu học- tết thiếu nhi
v;r
2.3.2. Tạo môi trường chữ cái sinh động, hấp dẫn trẻ. 
Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp sinh động để cuốn hút trẻ. Ở lớp tôi trang trí các góc chơi bằng chính các sản phẩm của cô và trẻ. Riêng góc học tập –sách tôi luôn dành các mảng tường mở với bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình, tự tin phát âm, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được ghi tên mình, vẽ các câu truyện theo trí tưởng tượng sáng tạo. Việc trang trí được tôi thực hiện theo chủ đề .
Ví dụ: Góc học tập phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Cùng bé học chữ” và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ đề. 
Với chủ đề thế giới thực vật” thì tôi cắt xốp mầu thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo tranh ảnh về các loại lá, hoa, quả ... sau đó cho trẻ cắt các nhóm chữ cái l,m,n;b,d,đ dán lên các loại hoa, quả ,lá đó cho phù hợp. Tôi cho tô màu chữ cái và xếp theo chữ mẫu. Tôi cho trẻ viết chữ, xếp chữ, gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và chữ mẫu của cô.
Cho trẻ tìm chữ cái còn thiếu trong các từ, sau đó nối với các từ dưới hình ảnh có sẵn ,hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình ảnh có sẵn với các chữ cái in đậm.
 	Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề. Không những ở góc “Cùng bé học chữ” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, như hộp đựng hoá lá, rổ đựng hình khối. Hoặc dán xung quanh lớp các cụm từ như: Bút chì thông minh, bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ được dán ở tủ đựng đồ cá nhân, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ chóp đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, để trẻ ghép chữ.
Góc bé yêu học chữ
 2.3.3. Tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái trong hoạt động học. 
 Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt. Hoạt động học “làm quen với chữ cái” đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. 
Vì vậy khi dạy trẻ “làm quen với chữ cái” tôi phải lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. 
Muốn vậy cô giáo phải lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, tích hợp hoạt động làm quen chữ cái trong các hoạt động khác, các bài học khác..
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn dể hiểu, tuyệt đối tránh hình thức, dập khuôn, cứng nhắc luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị trước đồ dùng dạy học, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy tôi chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động - tĩnh phù hợp với chủ đề và quan trọng nhất tôi phải soạn giáo án điện tử, tạo sile bằng những hình ảnh động thật sự sinh động để gây được hứng thú với trẻ.
 Trẻ làm quen chữ cái e, ê Trẻ làm quen chữ cái h,k
Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn hấp dẫn trẻ vào giờ học. Trước khi vào bài tôi thường gây hứng thú cho trẻ bằng cách kể chuyện (dựa trên chủ đề) hoặc đọc thơ, hát, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó.
Ví dụ: Chủ đề Trường mầm non “làm quen o,ô,ơ”.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Phần 1: Ổn định:
 Tôi cho trẻ giao lưu văn nghệ bằng một bài hát 
 “ Vịt con học chữ”
Phần 2: Kiến thức: 
Tôi sử dụng nội dung câu truyện “Vịt con trong ngày khai trường” để hỏi trẻ.
 Ngày đầu tiên đến lớp Vịt con đã chuẩn bị trong cặp những gì? 
 Cô đưa hình ảnh “Bảng con” xuất hiện trên máy chiếu cho trẻ đọc và lên tìm thẻ chữ cái rời và gắn thành từ “Bảng con’ cho trẻ đếm từ “bảng con” có chứa bao nhiêu chữ cái 
 Cô giới thiệu chữ “o” trên màn hình cô phát âm cho cả lớp phát âm( Tổ, nhóm cá nhân) 
 Ai có nhận xét gì về chữ cái “o”(Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái “o” gồm một nét cong tròn khép kín cho trẻ nhận xét lại)
 Làm quen chữ “ô” “ơ” Từ “Hộp màu” “Quyển vở” tương tự như chữ o.
 So sánh chữ “o”, “ô”, “ơ”
 Phần 3: Thông minh:
 Trò chơi 1: Tìm chữ theo yêu cầu của cô.
 Trò chơi 2: Xoán và ghép các nét chữ lại.
 Trò chơi 3: Ong tìm chữ
Trẻ hát
 Bảng con, hộp mầu, quyển vở
Trẻ đếm có 7 chữ cái
Trẻ phát âm
Trẻ nhắc lại
Trẻ so sánh.
 2.3.4 Lồng ghép tích hợp các môn học khác:
Hoạt động làm quen với chữ cái tương đối khô khan so với các hoạt động khác ví thế để giúp trẻ hứng thú tham gia vào bài học với cô một cách tích cực cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự khéo léo linh hoạt sáng tạo ứng xử sư phạm của cô giáo trong một tiết dạy phải nhanh nhạy để mang lại sự chú ý cao cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào tiết học làm quen chữ cái sao cho phù hợp với chủ đề.
 * Tích hợp môn âm nhạc:
 Hoạt động âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ,âm nhạc làm tâm hồn trẻ tươi vui rộn ràng và hứng khởi .Vì vây tôi thường chọn những bài hát phù hợp với từng loại tiết và phù hợp từng chủ đề. Ví dụ: Nhóm chữ o,ô,ơ chủ điểm trường mầm non tôi cho trẻ hát và vận động bài “Vịt con học chữ ”hay “bài hát chữ o tròn”.
 Hay chủ điểm “ Thế giới động vật ” cho trẻ hát bài : “Tôm cá cua thi tài”
 * Tích hợp văn học:
Để tiết học lô rích và xuyên suốt cả bài học khi vào một tiết học làm quen học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là bộ môn mà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Câu chuyện “Cáo,Thỏ, Gà Trống” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh “Con cáo” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con nhận biết chữ cái c.
 Hay cô có thể kể môt câu truyện sáng tạo để lồng ghép ví dụ chủ đề “Ngành nghề” cô có thể kể câu truyện sáng tạo “Ước mơ” Có hai anh em ước mơ em thì lớn lên thích làm nghề “ Lái tàu ” Còn anh thì thích làm nghề “Chữa bệnh ” và cô cho trẻ quan sát tranh 2 nghề đó gắn thẻ chữ rời và cho trẻ làm quen 2 chữ u và ư
 Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố đề gây hứng thú. 
 	Ví du: chữ V	
Quả gì tên gọi dịu êm
Như dòng sữa mẹ nuôi em thủa nào (Quả vú sữa)
Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “ Gánh gánh gồng gồng” “Rềnh rềnh ràng ràng”, “vè con cua”, “ Cây đào” hay một số bài thơ cô tự sáng tác.
* Tích hợp bộ môn tạo hình:
Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ được hoạt động nhiều rồi thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Vì vậy tôi cho trẻ cắt, dán, tô màu chữ cái theo yêu cầu của cô để làm sách, tranh dán vào góc tạo hình.
 * Tích hợp môn môi trường xung quan:
Một trong những bộ môn được tích hợp nhiều nhất là môn môi trường xung quanh. Mà môn chữ cái muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có đồ dùng trực quan như tranh ảnh, mô hình, vật thật có chứa các chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái l,m,n. 
Chủ đề “Thế giới thực vật” Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ n qua từ “Quả na” trẻ được quan sát “quả na” và sẽ biết thêm về đặc điểm bên ngoài, bên trong của quả na từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ. 
Hoặc trò chơi “Thi gắn chữ cái ” Tôi yêu cầu trẻ tìm chữ cái lên gắn vào các loại hoa, quả, lá, có chứa các chữ cái đó. Từ đó tăng thêm sự hiểu biết của trẻ vừa nhớ được chữ cái vừa khắc sâu được hình ảnh của trẻ về thế giới xung quanh.
* Tích hợp bộ môn làm quen với toán:
Với trẻ học phải đi đôi với hành và khi kết hợp lồng ghép môn toán với tiết làm quen chữ cái tôi thường được đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh” Tôi cho trẻ bật qua vòng lên và thi đua nhau gắn chữ cái theo yêu cầu sau đó đếm số lượng chữ cái mà hai tổ gắn được và cùng kiểm tra kết quả đội nào gắn được nhiều hơn, nhiều hơn là mấy. Qua trò chơi đó không chỉ giúp trẻ khắc sâu được kiến thức trẻ vừa học được mà còn gây thêm sự hứng thú cho trẻ ở các tiết học sau.
 Bé chơi xếp chữ Bé làm an bum chữ cái
2.3.5. Tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái qua các trò chơi.
Đối với trẻ mầm non trò chơi không chỉ giúp trẻ thảo mản nhu cầu chơi mà thông qua chơi nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ từ những trò chơi giúp trẻ hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, trẻ biết được qua giao tiếp với mọi người thì chữ cái luôn ở xung quanh trẻ gắn liền với trẻ trong cuộc sống hàng ngày, chọn trò chơi được đưa vào tiết học phù hợp với từng nhóm chữ cái trong từng chủ đề.
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với các chữ cái phải đạt được hai mục đích: Củng cố sự nhận biết, phát âm và biết cách chơi trò chơi với chữ cái vừa học, dạy trẻ chơi các trò chơi với các chữ cái cần được thực hiện trong tất cả các hoạt động như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Để đạt được hai mục đích tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với các chữ cái tôi chú ý lựa chọn các trò chơi theo nguyên tắc động và tĩnh, các trò chơi luôn sinh động, hấp dẫn tạo cảm giác dễ chịu hứng thú không gây căng thẳng đối với trẻ.
Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái trong từ. Tìm chữ cái “l”, “m”, “n”.
Chuẩn bị: Cô chuẩn bị các bức tranh và từ dưới tranh.
Cách chơi: cho 3 đội lên gạch chân chữ cái đã học theo yêu cầu của cô trong từ dưới tranh.
Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào gạch chân được nhiều chữ cái đúng theo yêu của cô thì đội đó là đội chiến thắng.
Khi trẻ được mời lên để tìm chữ cái trong từ trẻ sẽ rất hứng thú. Để trò
chơi thêm sinh động không chỉ chuẩn bị từ có các chữ cái mà tôi chuẩn bị tranh ảnh đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_5.doc