SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen âm nhạc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen âm nhạc

 Hoạt động “Làm quen âm nhạc” là một nội dung thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ, được quy định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi do Bộ Giáo Dục & Đào tạo ban hành. Tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi “Làm quen âm nhạc” có vai trò vô cùng quan trọng. Trẻ em ở lứa tuổi này rất nhạy cảm với âm nhạc, rất thích nghe nhạc và có hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, những lời ru của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước cũng lớn dần lên từ tiếng hát, lời ru đó. Chính vì vậy mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu, ghét rõ ràng. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể. Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, có kiến thức qua học tập vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát hay hát theo cô, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc. sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố tốt của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không dễ. Vì vậy giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi mầm non góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.

Tuy nhiên thực tế hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm âm nhạc đã và đang được tổ chức song còn bộc lộ những tồn tại nhất định đó là: Môi trường cho trẻ làm quen âm nhạc chưa phong phú, trẻ phát âm chưa rõ lời bài hát, nhiều trẻ còn lẫn trong cách phát âm như chữ “n” và chữ “l”, trẻ chưa thuộc giai điệu bài hát.cha mẹ trẻ chưa thực sự quan tâm đến hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc mà chỉ quan tâm tới các hoạt động làm quen chữ cái, làm quen với toán. Với lý do trên, bản thân là giáo viên mầm non trực tiếp phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy mình cần phải nghiên cứu và áp dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen âm nhạc” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 17 trang thuychi01 61203
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1.Mở đầu.
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Hoạt động “Làm quen âm nhạc” là một nội dung thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ, được quy định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi do Bộ Giáo Dục & Đào tạo ban hành. Tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi “Làm quen âm nhạc” có vai trò vô cùng quan trọng. Trẻ em ở lứa tuổi này rất nhạy cảm với âm nhạc, rất thích nghe nhạc và có hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, những lời ru của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước cũng lớn dần lên từ tiếng hát, lời ru đó. Chính vì vậy mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu, ghét rõ ràng. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể. Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, có kiến thức qua học tập vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát hay hát theo cô, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố tốt của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không dễ. Vì vậy giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi mầm non góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.
Tuy nhiên thực tế hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm âm nhạc đã và đang được tổ chức song còn bộc lộ những tồn tại nhất định đó là: Môi trường cho trẻ làm quen âm nhạc chưa phong phú, trẻ phát âm chưa rõ lời bài hát, nhiều trẻ còn lẫn trong cách phát âm như chữ “n” và chữ “l”, trẻ chưa thuộc giai điệu bài hát....cha mẹ trẻ chưa thực sự quan tâm đến hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc mà chỉ quan tâm tới các hoạt động làm quen chữ cái, làm quen với toán... Với lý do trên, bản thân là giáo viên mầm non trực tiếp phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy mình cần phải nghiên cứu và áp dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen âm nhạc” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
 1.2. Mục đích nghiên cứu	
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen âm nhạc ở trường mầm non Hoằng Khê.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận.
 Phương pháp khảo sát, thăm dò thực tiễn.
 Phương pháp thống kê toán học. 
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Trẻ 5 - 6 tuổi là độ tuổi chuẩn bị chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Vì vậy việc trang bị cho trẻ vốn từ, vốn ngôn ngữ nhất định sẽ tạo thuận lợi cho trẻ vào học phổ thông và học tập suốt đời.
Làm quen với tác phẩm âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát âm chính xác khi hát mà còn là tiền đề, là cơ hội phát triển tài năng sau nàycho trẻ. Làm quen với tác phẩm âm nhạc không phải là hoạt động độc lập, riêng biệt mà nó còn là bộ phận của việc phát triển thẩm mỹ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Thông qua việc làm quen âm nhạc giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, không những vậy âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Những lời hát, những câu dân ca gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn cho trẻ. Tình yêu gia đình, yêu quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ca đó. Việc cho trẻ làm quen với âm nhạc không chỉ thông qua các tiết học mà đối với trẻ 5 -6 tuổi phải thông qua nhiều hoạt động khác nhau như: Hoạt động góc, ngày hội ngày lễ đặc biệt là các trò chơi phát triển các giác quan, phát triển tai nghe, phát triển ngôn ngữ, phát triển các cơ khi múa biểu diễn là điều quan trọng để trẻ cảm thụ âm nhạc tốt sau này. Để đáp ứng nhu cầu cho trẻ, bộ môn làm quen với âm nhạc ở trường mầm non trong phân phối chương trình dạy trong 10 chủ đề. Ngoài ra trẻ còn được học ở mọi lúc, mọi nơi với mục đích là giúp trẻ thêm hiểu được giai điệu, làn điệu bài hát ở những vùng miền khác nhau, tiếp thu nền văn hóa truyền thống qua các bài hát dân ca.
 Tôi thiết nghĩ, tuổi thơ của những thầy cô giáo chúng ta đã trải qua đầy êm đềm bên những đêm trăng được nghe tiếng hát ầu ơ của bà, của mẹ hay lớn hơn một chút được nghe những câu dân ca, câu vè mà người lớn thường hát trong những lúc nghĩ ngơi, những lúc nông nhàn...Còn trẻ thơ của chúng ta ngày nay dường như “ tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp” bởi sự phát triển ngày càng hiện đại của xã hội: trẻ đi học cả ngày kể cả ngày nghỉ và chơi những trò chơi hiện đại, trẻ không còn được nghe những tiếng ru ầu ơ của người lớn nữa mà thay vào đó là nhạc nhảy, nhạc sàn, rock, hiphop... của thời hiện đại. Chính những điều đó đã làm tôi trăn trở suy nghĩ, tôi muốn làm một cái gì đó để trẻ thơ của ta được được hồn nhiên vô tư yêu đời. Vì vậy trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã cố gắng đưa âm nhạc đến với trẻ. Tôi hy vọng rằng sẽ đem đến cho trẻ niềm say mê, sự hứng thú và lấy lại những gì mà trẻ đang bị đánh cắp. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với âm nhạc”
2.2. Thực trạng
Năm học 2016 - 2017 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường đã phân cho tôi đứng lớp 5 - 6 tuổi, tổng số cháu là 27 cháu, trong đó có 13 cháu nữ, 14 cháu nam. Qua quá trình tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm âm nhạc tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
2.2.1. Thuận lợi
Hầu hết trẻ trong lớp tôi phụ trách đều khỏe mạnh, linh hoạt, trẻ rất hứng thú khi được tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm âm nhạc. 
Trang thiết bị trong lớp đầy đủ: Đàn pieno, Có xắc xô, phách, mỏLớp có loa, máy vi tính, máy chiếu đa năng, bản thân tôi sử dụng thành thạo giáo án điện tử. 
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em mình nên nhiệt tình ủng hộ cùng kết hợp với cô chăm sóc giáo dục trẻ.
 2.2.2. Khó khăn
Trường mầm non Hoằng Khê nằm ở vùng nông thôn nên đa số cha mẹ trẻ làm nghề nông nghiệp chưa dành nhiều thời gian cho con em mình. 
Nhận thức và sức khoẻ của trẻ chưa đồng đều nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc giáo dục. 
Một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động. Hầu như trẻ chưa thích học môn âm nhạc là nhiều. 
Cha mẹ trẻ không quan tâm tới môn học âm nhạc mà chỉ quan tâm nhiều đến chữ cái và môn toán.
Từ thực trạng trên tôi đã áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen âm nhạc và đã đạt kết quả cao trong trường. 
Trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và thông qua các bài tập để từ đó tôi đánh giá đúng với từng trẻ. 
 2.2.3: Kết quả khảo sát trẻ
(Thời điểm tháng 9 năm 2016)
STT
Tiêu chí
Số trẻ 
Mức độ
Tốt
khá
TB
1
Trẻ hứng thú trong giờ học
27
7 
26%
7
26%
13
48%
2
Khả năng cảm thụ âm nhạc (tiết tấu, giai điệu, làn điệu)
27
4
15%
10
37%
13
48%
3
Trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời
27
7
26%
8
30%
12
44%
4
Khả năng vận động thành thạo theo nhạc
27
5
19%
9
33%
13
48%
5
Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ
27
5
19%
10
 37%
12
44%
2.3. Biện pháp 
 2.3.1. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung.
 Việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen tác phẩm âm nhạc là việc làm quan trọng của giáo viên. Vì việc tập trung vào kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp cô giáo vạch định tốt những công việc định làm trong suốt cả năm học và quan trọng hơn việc lập kê hoạch sẽ là một công cụ để thúc đẩy mọi hoạt động của cô và trẻ trong lớp.
 Hiểu được điều đó bản thân tôi đã dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, dựa vào mục tiêu chương trình, nội dung chủ đề, điều kiện trang thiết bị đồ dùng của lớp để xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với âm nhạcnăm học 2015-2016 như sau:
Thời gian
Chủ đề
Dạy hát+VĐ
Nghe hát 
Mục đích
Từ ngày 06 -23/09/2015
Trường Mầm non
Ngày vui của bé. Em đi mẫu giáo, Bàn tay cô giáo. Gác trăng
Đi học, cô giáo
Trẻ thuộc bài hát, hát rõ lời.
 Khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. 
Khả năng vận động theo nhạc thành thạo. Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ
26/9 - 21/10
Bản thân
Em là bông hồng nhỏ, bé quét nhà, tôi bị ốm, mời bạn ăn, cái mũi
Ru con, ru con mùa đông, trống cơm
24/10 - 18/11
Gia đình
Nhà của tôi, cả nhà thương nhau, bầu và bí, múa cho mẹ xem, bé quét nhà
Chỉ có 1 trên đời, cho con, bàn tay mẹ, ru con
21/11 - 23/12
Nghề nhiệp
Cô giáo miền xuôi, bác đưa thư vui tính, lớn lên cháu lái máy cày, cháu thương chú bộ đội, cháu yêu cô chú công nhân.
Khi tóc thầy bạc, màu áo chú bộ đội, hạt gạo làng ta, anh phi công..
Từ ngày 26/12 - 10/02/2016
Thế giới động
vật
Vật nuôi, Chú voi con, Cá vàng bơi, chú ếch con.Con chuồn chuồn
Chú mèo con, lý hoài nam, tôm cá cua thi tài, chị ong nâu và em bé
13/02 - 17/03
Thế giới thực vật
Lá xanh, em yêu cây xanh, hoa kết trái, hoa trường em, hạt gạo làng ta.
Hoa trong vườn, quả gì, mùa xuân ơi, em đi giữa biển vàng.
20/03 - 14/04
Phương tiện giao thông
Đường em đi, em đi qua ngã tư đường phố, em đi chơi thuyền.
Gửi anh một khúc dân ca. anh phi công ơi. Nhớ lời cô dặn
17/04 - 28/04
Các hiện tượng tự nhiên
Cho tôi đi làm mưa với, hè đến. mùa xuân đến
Mưa rơi, mưa bóng mây. Mùa xuân ơi..
01/05 - 12/05
Quê hương - Đât nước -Bác Hồ
Quê hương tươi đẹp, trái đất này là của chúng mình, ai yêu Bác Hồ
Em nhớ tây nguyên, Bác Hồ người cho em tất cả
15/05/-19/05
Trường tiểu học
Tạm biệt búp bê
Em yêu trường em
 2.3.2. Tạo môi trường âm nhạc sinh động, hấp dẫn trẻ. 
Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn sẽ gây sự chú ý của trẻ. Không những thế môi trường còn là nơi trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá qua đó những kiến thức trẻ được học được củng cố, khắc sâu hơn.
Bản thân tôi luôn tạo môi trường bên trong và bên ngoài lớp để cho trẻ được tiếp xúc và phát huy với âm nhạc tốt nhất. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện cũng cố và vận dụng phát triển những kỷ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo lám phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sáp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gấn gũi, thoải mái cho trẻ.
Ví dụ: Để trẻ được “Làm quen với âm nhạc” ở trong và ngoài lớp tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ, ở phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ "Bé yêu ca hát" tôi chia góc đó thành 10 ô, mỗi ô là 1 chủ đề có hình ảnh minh họa. Tôi thường vào các buổi liên hoan văn nghệ cuối tuần hoặc giờ hoạt động góc cho trẻ quan sát hình ảnh và hát các bài hát có nội dung giống hình ảnh minh họa. Từ cách trang trí đó tôi đã thấy trẻ rất hứng thú. Không những vậy tôi còn cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh, các loại lon, thùng thiếc, chứa đậu, hột hạt, các loại đá, bi,  có thể để giấy, phế liệu có kích cỡ lớn tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo, váy, mặt nạ hoa trangtheo ý tưởng cá nhân phục vụ chơi vũ hội hoa trang, nhảy múa tự do.
Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc: thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển.các loại nhạc cụ dân tộc như sáo. Khi có điều kiện tôi dùng đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, những con búp be bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đô chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dể dàng lấy và sử dụng. khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ cho trẻ sử dụng tối đa.
2.3.3 Tổ chức cho trẻ làm quen âm nhạc trong hoạt động học.
Hình thức cho trẻ làm quen với âm nhạc thông qua hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của âm nhạc. Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc. Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt. Hoạt động học “làm quen với âm nhạc” đưa thế giới âm nhạc đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ “làm quen với âm nhạc” tôi phải lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. Muốn vậy cô giáo phải lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực của trẻ, tích hợp hoạt động làm quen âm nhạc trong các hoạt động khác, các bài học khác..
 Một giờ học giáo dục âm nhạc tôi xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc có trong tác phẩm. Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức biểu diễn giống như một đêm văn nghệ, giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của cuộc sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy cho trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả các động tác tay chân, thân mình nhờ có sự phụ họa âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng. 
 Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, tôi cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học: vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh, trò chơi...có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm âm nhạc, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ. Mọi giờ học hoạt động làm quen âm nhạc đều có phần nghe hát hoặc phần trò chơi âm nhạc. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất hình tượng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy...trẻ sẽ hoạt bát, nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học.
 Muốn giờ học âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi tôi phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ, trang phục biểu diễn để trẻ được làm quen với âm nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sâu sắc của bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài. Cô phải chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: lớp tôi sử dụng phách tre, phách bằng vỏ gáo dừa, trống lắc, xắc xô... Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chưa có dụng cụ đồ chơi ngoài trời nên chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ, thực ra tôi rất thích cho trẻ hoạt động ngoài trời. Trẻ hát đúng, hát hay chua đủ mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc nhịp điệu.Trẻ vừa hát, vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên, dể thương. Hầu hết các bài hát có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt dộng nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Một bài hát cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chon bài hát nghe tôi chọn bài hát có nội dung phù hợp toát lên nội dung chính của nội dung bài dạy hát.
 Ví dụ: Chủ đề nghề nghiệp: Vận động: “Cháu thương chú bộ đội”
 Nghe hát: “Màu áo chú bộ đội”
 Trò chơi : “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
Cô tổ chức dưới hình thức hội thi.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1.Ổn định tổ chức.
- Cô giới thiệu chủ đề gây hứng thú cho trẻ theo chương trình “ Chúng tôi là chiến sĩ ”.
- Giới thiệu các đội tham gia chương trình
 Tiểu đoàn 1 
 Tiểu đoàn 2
 Tiểu đoàn 3
Chương trình “ Chúng tôi là chiến sĩ” gồm có 3 phần :
 Phần1: Thử tài chiến sĩ 
 Phần2: Giai điệu chiến sĩ
 Phần3: Chiến sĩ vui
HĐ2 :Vận động múa: Cháu thương chú bồ đội.
 ( Phần 1: Thử tài chiến sĩ) 
Ở phần này các chiến sĩ sẽ được lắng nghe 1 giai điệu bài hát, nhiệm vụ của các chiến sĩ là đoán xem giai điệu đó của bài hát nào và hát vang bài hát đó?
- Cho trẻ nghe 1 đoạn trong bài hát “Cháu thương chú bộ đội”.
- Các chiến sĩ vừa lắng nghe giai điệu của bài hát, đó là giai điệu bài hát gì ? 
- Xin mời các chiến sĩ cùng hát vang bài hát “Cháu thương chú bộ đội”của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến nào.
Cô giới thiệu nội dung bài hát, cho trẻ hát lần 2
 “Các cháu nhỏ rất thương chú bộ đội ngày đêm canh giữ đất trời, cho tổ quốc hòa bình, cho mùa xuân nở hoa đấy ”
- Đến với chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” cô có ý tưởng rất hay với bài hát “Cháu thương chú bộ đội”đó là vận động múa minh họa cho bài hát đấy ,mời các chiến sĩ đứng lên cùng thực hiện ý tưởng của cô nào.
+ Cho cả lớp múa 2 lần theo nhạc
- Các chiến sĩ vừa thực hiện ý tưởng rất hay để hay hơn nưa các chiến sĩ hãy nhìn cô nhé.( Cô làm mẫu lại và cho trẻ múa hát không nhạc)
-Chúng mình cùng thực hiện sôi động hơn nào.
- Vừa rồi các chiến sĩ thể hiện rất sôi động ,nào xin mời các chiến sĩ của tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 ngồi xuống cổ vũ cho các chiến sĩ tiểu đoàn 2 thể hiện nào.
- Xin mời Tiểu đoàn 1 giao lưu với Tiểu đoàn 3 còn Tiểu đoàn 2 hãy ngồi xuống hát vỗ tay cổ vũ cho 2 tiểu đoàn nhé. 
- Dành tặng cho hai tiểu đoàn một chàng pháo tay mời hai tiểu đoàn về vị trí của mình và thưởng thức sự thể hiện của nhóm “Đồng đội”.
- Cô mời 1 cháu lên bi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_5.doc