Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Các trò chơi vận động luôn làm cho trẻ thích thú và tích cực tham gia vì trẻ được chơi thi đua không bị bắt buộc vào quá nhiều kỹ năng vận động, trẻ hứng khởi khi đạt được thành tích thi đua. Khi trẻ tích cực tham gia trẻ sẽ cs thêm kỹ năng vận động và quan trọng là trẻ học được cách phối hợp với bạn bè, tinh thần tập thể hỗ trợ lẫn nhau, trẻ sẽ mạnh dạn hơn, cởi mở hơn với mọi người xung quanh.

 Các trò chơi vận động có thể được biến hoá và ứng dụng vào rất nhiều các hoạt động trong ngày của trẻ như hoạt động ôn củng có kiến thức, kỹ năng môn học, hoạt động ngoài trời, hoạt động tập thể và nó hỗ trợ cho trẻ them khoảng thời gian để vận động cơ thể thúc đẩy các chất dinh dưỡng trong cơ thể đi vào đúng quỹ đạo hoạt động, phát huy tác dụng tối đa giúp cho quá trình phát triển của trẻ.

 Bởi vậy việc tìm tòi nghiên cứu, sưu tầm thêm các trò chơi vận động mới lạ cho trẻ là một trong những việc tôi luôn muốn làm để từ đó tổ chức cho trẻ những giờ hoạt động học và chơi thật thú vị hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

doc 51 trang thanh tú 22 08/10/2022 8833
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội Dung
Trang
Phần I: 
Đặt vấn đề
2-3
Phần II: 
Giải quyết vấn đề
4-45
I
Những nội dung lý luận
4
II
Thực trạng vấn đề
6
III
Các biện pháp đã tiến hành
9-42
1
Lập kế hoạch hoạt động GDTC cho cả năm học
9
2
Tổ chức hiệu quả GDTC trong tiết học Thể Dục
13
3
Tích hợp GDTC trong các hoạt động khác
23
4
Làm đồ dùng, dụng cụ thể dục tự tạo cho trẻ
29
5
Thiết kế nhạc phù hợp với các bài tập và chủ đề học
36
6
Phối kết hợp cùng phụ huynh
40
IV
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
43
Phần III: 
Kết luận, kiến nghị
46-51
I
 Kết luận
46
II
Những bài học kinh nhiệm
48
III
Những kiến nghị đề xuất
50
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển thể chất là nâng cao phát triển thể lực sức khoẻ. Các hoạt động tập luyện, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khoẻ tốt cân đối hài hoà.  Có thể thấy một số công trình nghiên cứu khoa học đã xác định được rằng, cử động có mối quan hệ với quá trình nhận thức, vì một lý do nào đó mà cử động phát triển chậm thì dù có được chăm sóc vệ sinh tốt, trẻ vẫn bị phát triển chậm về thần kinh, tâm lý.
Vận động rất có ích cho sức khỏe của trẻ. Vận động giúp cơ, xương chắc khỏe và mang lại giấc ngủ ngon. Hơn nữa hoạt động thể chất còn có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Brain Research phát hiện rằng, trẻ vận động nhiều hơn sẽ có vùng đồi thị (hippocampi) lớn hơn . Đây là vùng não bộ đảm nhiệm trí nhớ dài hạn và trí nhớ liên hệ (khả năng học và nhớ mối liên hệ giữa những sự vật không liên quan với nhau). Những trẻ này đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ. Một nghiên cứu khác trên tạp chí Developmental Review năm 2009 kết luận rằng, những trẻ có thể chất tốt sẽ thực hiện các hoạt động trí tuệ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy trẻ tập thể dục thường xuyên có chỉ số IQ cao hơn những đứa trẻ suốt ngày ngồi trong lớp. Nghiên cứu cũng chứng minh những bài tập thể dục khác nhau mang lại những lợi ích khác nhau. 
Việc phát triển thể chất cho trẻ còn là một trong hai yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển chiều cao cho trẻ. Đối với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì người VN thấp hơn đến khoảng 13,1 cm đối với nam và 10,7 cm đối với nữ. Trong 3 thập kỷ qua, chiều cao trung bình của người Việt chỉ tăng 4 cm. Tỷ lệ thấp còi ở trẻ em Việt Nam hiện đứng thứ 13 trên thế giới, trung bình cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thấp còi. 
Ngày nay nhiều phụ huynh đã quan tâm hơn đến vấn đề dinh dưỡng để phát triển chiều cao cho trẻ như tăng cường cho trẻ uống sữa, bổ xung cho trẻ canxi, kẽmtrong các bữa ăn nhưng hầu hết phụ huynh không nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể chất cho con ngay từ nhỏ, hoặc chưa tìm được phương pháp rèn luyện đúng đắn cho con vì nếu trẻ không vận động thì các chất đó không thể tự dịch chuyển vào đúng quỹ đạo để phát huy tác dụng được. Trẻ phải được vận động ít nhất 1 tiếng 1 ngày để các chất dịch chuyển đúng chỗ trong cơ thể.
Vì sự quan trọng của giáo dục thể chất đối với sự phát triển của trẻ nên trong các nội dung giáo dục thì Giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non. Ở trường mầm non, giáo viên là người trực tiếp tạo ra môi trường học tập và vui chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như thể chất của trẻ. Việc thực hiện giáo dục thể chất được thực hiện tích hợp trong các hoạt động hàng ngày ở lớp của trẻ và tôi vẫn duy trì và tuân thủ đầy đủ chương trình giảng dạy hoạt động phát triển vận động cho trẻ theo quy định chung của bộ, chú trọng thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động” nhằm nâng cao sức khỏe trẻ, tăng cường thời gian và số lượt vận động cho trẻ. Tuy nhiên thể trạng mỗi trẻ khác nhau nên lượng vận động của mỗi trẻ cũng khác nhau. Bên cạnh đó một số thiết bị phục vụ cho hoạt động còn thiếu, địa hình lớp học còn chật hẹp... Bản thân tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, phát triển cân đối về thể chất, có một sức khỏe tốt để học tập và vui chơi. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động Phát triển vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, nắm bắt được khó khăn, tồn tại trong quá trình giảng dạy của nhiều giáo viên, cộng thêm một số kinh nghiệm qua những năm công tác và hơn hết là để góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển chiều cao cho trẻ, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- Mục đích nghiên cứu: Rèn luyện sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ có tính độc lập, biết làm chủ vận động của mình và định hướng trong không gian, yêu thích tập thể dục. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ, vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.
- Đối tượng nghiên cứu: trẻ 5 - 6 tuổi
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: lớp mẫu giáo lớn 3 - Trường mầm non Bình Minh.
- Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp lý luận
 + Phương pháp quan sát, so sánh
 + Phương pháp khảo sát, đánh giá
 + Phương pháp thực nghiệm
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2015 đến tháng 4 năm 2016
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I – NỘI DUNG LÝ LUẬN
Để có một xã hội tốt đẹp phải có con người tốt đẹp, con người tốt đẹp là con người có sức khỏe, có hiểu biết, có nếp sống văn minh, hiểu biết kiến thức khoa học, nhiều con người đẹp sẽ tạo thành một xã hội tốt đẹp. Mục tiêu giáo dục mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới của Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: - Khỏe mạnh – Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối - Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi (Bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, hồn nhiên - Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. - Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận ...) cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. 
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. 
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phù hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. 
Việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: 
+ Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ 
+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trọng của cơ thể. 
+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. 
+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. 
+ Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. 
Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặc lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần và cẩn thận. Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non.
Phát triển sức mạnh cho trẻ mầm non là tạo nền tảng ban đầu cũng là cơ sở để phát triển và hoàn thiện thể chất bởi ở lứa tuổi này đang trong quá trình diễn biến phát triển thể hình, dần hoàn thiện các chức năng, phát triển các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ. Cũng trong giai đoạn này các bé bắt đầu tham gia cá hội khỏe măng non và các trò chơi phát triển thể chất. Như chúng ta đã biết bậc Mầm non là “Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Vì mầm non chính là thế hệ măng non của đất nước, là những thế hệ xây dựng tương lai đất nước sau này. Chính vì thế nó rất phong phú, những gì trẻ được hình thành, được học ở mầm non chính là hành trang cho sự tiến bước vào đời của trẻ.
Qua tìm tòi nghiên cứu và thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy của tôi bao năm qua, cũng thấy được những mặt còn hạn chế về kỹ năng vận động cũng như thể lực của trẻ bởi vậy tôi luôn trăn trở khắc phục những yếu điểm của trẻ, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ và “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi” đã giúp tôi giải quyết những suy tư đó.
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Hiện nay trường có 11 nhóm lớp với 390 cháu, đội ngũ giáo viên đông đảo với hơn 39 cán bộ giáo viên nhân viên nhiệt tình ham, học hỏi, Cùng với sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường là điều kiện thuận lợi để tôi có thể học hỏi cũng như thực hành một số biện pháp của đề tài. Trong đó nhóm lớp tôi đang thực hiện có 35 học sinh, các cháu đều cùng một độ tuổi nên có khả năng tiếp thu tương đối đồng đều. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi cũng không tránh khỏi những điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi, cụ thể như sau:
1) Thuận lợi : 
 Được sự chỉ đạo sát sao của PGD & ĐT Huyện Gia Lâm cũng như BGH nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập và vui chơi như: Các thiết bị điện tử (Tivi, đầu video, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay video, loa, đài, máy in), đồ dùng vận động (bục bật nhảy, thang, vòng thể dục, ghế thể dục, gậy thể dục, cổng thể dục).
 Ban giám hiệu luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho chị em tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn qua các chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề về Thể chất do phòng, cụm, trường tổ chức, tạo điều kiện cho chị em tham dự các buổi kiến tập, triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, khuyến khích chị em sáng tạo trong các hoạt động dạy và học. 
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ trung, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, tích cực, chủ động cập nhật phương pháp, hình thức mới qua tập huấn, Internetđể áp dụng có chọn lọc vào công việc giảng dạy trong nhà trường.
 	Trường đầu tư kết nối Internet nên việc cập nhật thông tin, tìm kiếm tài liệu qua mạng rất dễ dàng thuận tiện, nhanh chóng.
Bản thân thường xuyên được dự những buổi tập huấn, kiến tập hơn nữa đã nhiều năm được phân công dạy khối lớn liên tục, được trải nghiệm thực tế trên lớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè, đồng nghiệp đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy.
Tôi và giáo viên cùng nhóm là giáo viên trẻ, năng động, đạt chuẩn trở lên, nắm vững phương pháp các bộ môn, có khả năng thiết kế các giáo án điện tử, biết khai thác tài nguyên mạng.
 Bản thân có tinh thần học hỏi và yêu nghề mến trẻ.
Trẻ trong lớp cùng độ tuổi, có nếp, tích cực tham gia hoạt động.
Trường tôi nằm trong địa phương có kinh tế tương đối phát triển nên phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ việc học tập vui chơi của con em mình như ủng hộ kinh phí dạy và học cho cô và trẻ hoạt động, nhiệt tình đóng góp nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động (lốp xe, vổ chai, vỏ sữa, hột hạt, tranh ảnh, bìa lịch, vải vụn), thường xuyên trao đổi với cô về việc học tập, vui chơi của trẻ
2) Khó Khăn:
Môn Thể Dục khô cứng, không thu hút sự hứng thú của trẻ.
Một số trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn vận động, chưa tích cựu tham gia vào các hoạt động.
Tuy trẻ cùng trong một lứa tuổi nhưng kiến thức, kỹ năng vận động lại không đồng đều.
Các trò chơi củng cố kỹ năng vận động cho trẻ còn nghèo nàn chưa thu hút được trẻ tích cực tham gia hoạt động
Môi trường trang trí lớp học, góc cho trẻ vận động diện tích còn nhỏ hẹp.
Trường chưa có Phòng thể chất để cho trẻ hoạt động. Diện tích lớp chưa phù hợp để xây dựng góc vận động nên còn nhiều hạn chế khi tổ chức hoạt động thể chất cho trẻ, phương tiện phục vụ cho hoạt động phát triển vận động còn thiếu. Chưa có nhiều đồ chơi, dụng cụ thể dục tự tạo. 
Sĩ số trẻ trong lớp là 35 trẻ các cháu rất hiếu động. Số trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân bèo phì nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc tham gia các hoạt động phát triển vận động. Thêm vào đó tỷ lệ chiều cao của trẻ trong lớp quá chênh lệch, một số trẻ thấp còi, thể lực và chiều cao đều yếu hơn so với các bạn cũng là một trong những khó khăn cho trẻ khi thực hiện vận động.
Bên cạnh đó còn có một số bậc phụ huynh có xu hướng sợ con em bị va chạm, tổn thương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên thường hạn chế cho trẻ vận động, để trẻ chơi với các thiết bị điện tử nhiều. Trẻ được gia đình nuông chiều tạo thói quen xấu rất lười vận động
 Sự hiểu biết về dinh dưỡng và vận động của một số phụ huynh đúng đắn, chưa được coi trọng ...
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu của giáo dục thể chất nói riêng ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát học sinh để nắm bắt khả năng nhận thức, khả năng vận động, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, béo phì của trẻ trong lớp. 
* Kết quả khảo sát đầu năm về chiều cao, cân nặng của 35 trẻ trong lớp:
Đầu năm
Chiều cao
Cân nặng
Bình thường
Thấp còi
Bình thường
Suy dinh dưỡng 
Thừa cân
Trẻ
30
5
28
4
3
Tỷ lệ %
86
14
80
11
9
* Kết quả khảo sát đầu năm về khả năng của 35 trẻ trong lớp:
Nôi dung
Số trẻ Đạt
Tỷ Lệ (%)
Số trẻ Chưa Đạt
Tỷ Lệ (%)
Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tự giác trong giờ học.
25
71
10
29
Trẻ mạnh khoẻ, nhanh nhẹn, có thể lực tốt.
28
80
7
20
Trẻ có kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt.
27
77
8
23
Khả năng tập chung, hưng thú của trẻ khi tham gia vận động.
26
74
9
26
Sau khi khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu về nhận thức, thể lực, khả năng... của cả lớp nói chung và khă năng của từng trẻ nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cũng như cải thiện các mặt yếu của trẻ, tôi đã tiến hành thực hiện theo các biện pháp sau:
Lập kế hoạch hoạt động GDTC cho cả năm học
Tổ chức hiệu quả GDTC trong tiết học Thể Dục.
Tích hợp GDTC trong các hoạt động khác.
Làm đồ dùng, dụng cụ thể dục tự tạo cho trẻ.
Thiết kế nhạc phù hợp với các bài tập và chủ đề học. 
Phối kết hợp với phụ huynh.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH: 
1 . Biện pháp 1: Lập kế hoạch hoạt động GDTC cho cả năm học.
	Môn Thể Dục là một trong những hoạt động GD thể chất chính cho trẻ ở nhà trường. Việc nắm vững phương pháp của môn học là vấn đề quan trọng để xây dựng lên kế hoạch hoạt động cho trẻ kế thừa trên những kiến thức, kỹ năng vận động trẻ đã nắm được ở lớp dưới để tiếp tục phát triển những kỹ năng cao hơn và kỹ năng mới phù hợp với tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ là một trong những nhiệm vụ mà một người giáo viên cần phải thực hiện. Hơn nữa việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi luôn song hành cùng với chương trình giáo dục, nên việc đưa các chỉ số đánh giá sao cho thích hợp để đánh giá trẻ một cách xác thực, toàn diện đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề với trẻ.
	Tôi và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra kế hoạch cụ thể như sau:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
LỚP LỚN 3 NĂM HỌC 2015 – 2016
CHỦ ĐỀ
TUẦN
NỘI DUNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1
Trường mầm non.
Tuần 1
- Bật xa 50 cm.
(Đánh giá CS 1)
- TCVĐ: kéo co
- Trẻ nhún bật bằng 2 đầu bàn chân, chạm đật nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân, bật qua tôi thiểu 50cm.
Tuần 2
- Ném xa bằng 1 tay
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Biết ném bao cát đi xa ở điểm tay đưa cao nhất.
Tuần 3
- Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng.
- TCVĐ: Thi đi nhanh.
- Biết bò chui qua công không chạm vào cổng.
2
Bản thân.
Tuần 1
- Đi theo đường hẹp
- Ném bóng vào rổ
- Trẻ khéo léo đi theo đường hẹp không dẫm vào vạch đường, ném bóng trung vào rổ.
Tuần 2
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục.
(Đánh giá CS 11)
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Khi bước lên ghế thể dục không mất thăng bằng, mắt nhìn thẳng, giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế.
Tuần 3
- Bật chụm tách chân.
- TCVĐ: Ném lon
- Bật liện tục chum tách chân đúng ô.
3
Gia đình.
Tuần 1
- Đi thăng bằng đầu đội túi cát.
- TCVĐ: Bịt mắt đánh trống
- Đi thăng bằng không làm rơi bao cát.
Tuần 2
- Bò zích zắc qua 5 hộp cách nhau 60 cm.
-TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
- Biết bò qua khe qua hộp không chạm vào hộp.
Tuần 3
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- TCVĐ: Nhảy bao bố.
- Tung bóng lên thẳng hướng không làm rơi bóng và bắt bóng bằng 2 bàn tay.
4
Nghề nghiệp.
Tuần 1
- Chuyền bóng qua đầu qua chân.
- Bật xa 50 cm (VĐ cũ )
- Chuyền đúng hướng không làm rơi bóng.
- Trẻ nhún bật bằng 2 đầu bàn chân, chạm đật nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân, bật qua tôi thiểu 50cm.
Tuần 2
- Đi ngang bước dồn trên ghế thể dục.
-TCVĐ: Kéo co
- Trẻ đi ngang bước dồn trên ghế thể dục không bị ngã.
Tuần 3
- Bật sâu 35-40cm
(Đánh giá CS 2)
- Ném xa bằng một tay(VĐ Cũ )
- Lấy đà và bật nhảy xuống, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 bàn chân, giữ được thăng bằng khi chạm đất.
- Biết ném bao cát đi xa ở điểm tay đưa cao nhất.
Tuần 4
- Ném xa bằng 2 tay.
- Chạy nhanh 15 m.
- Biết cách cầm bao cát và ném mạnh về phía trước.
- Chạy nhanh đều.
5
Giao thông
Tuần 1
- Trèo lên xuống thang.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Trèo lên bằng tay nọ chân kia.
Tuần 2
- Lăn bóng và di chuyển theo bóng.
- TCVĐ: Về đung bến.
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng lăn bóng về phía trước không để bóng lăn khỏi tay.
Tuần 3
- Ném trúng đích thẳng đứng.
- TCVĐ: Thị đi nhanh.
- Ném trúng bao cát vào đích.
Tuần 4
- Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
- TCVĐ: Làm theo tín hiệu.
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục không làm rơi bao cát.
6
Nước và các hiện tượng thiên nhiên.
Tuần 1
- Bật sâu.(VĐ cũ)
- Bò thấp chui qua cổng.
- Lấy đà và bật nhảy xuống, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 bàn chân, giữ được thăng bằng khi chạm đất.
- Biết bò chui qua công không chạm vào cổng.
Tuần 2
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay.
(Đánh giá CS 10)
- TCVĐ: Thả đỉa ba ba.
- Đập bóng xuống đất khi bóng nảy lên thì bắt bóng bằng 2 tay.
7
Thế giới thực vật
Tuần 1
- Bật qua vật cản
-TCVĐ: Chuyền quả.
- Trẻ nhún lấy đà bật qua vật cản có độ cao 10-15cm. 
Tuần 2
- Bật liên tục qua 4-5 vòng.
- Lăn bóng 4 m.
- Bật liên tục qua các vòng mà không chạm vào vòng.
- Lăn bóng theo đường thẳng dài 4m không để bóng lăn khỏi tay.
Tuần 3
- Ném trúng đích nằm ngang.
- TCVĐ: Nhảy bao bố.
- Ném trúng bao cát vào đích.
Tuần 4
- Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao.doc