SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫm giáo 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể
Bác hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:
“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, ở lứa tuổi mầm non tâm hồn trẻ như một trang giấy trắng vì vậy cần được chăm sóc và giáo dục nhằm phát huy những khả năng của trẻ thông qua các hoạt động dạy học giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, hình thành nhân cách trẻ.
Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh trẻ. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết.
Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ, để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
Do nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó tôi nhận thấy việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh, con rối là không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học. Từ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu cách làm một số loại rối, làm phim để phục vụ cho giảng dạy đạt kết quả cao. Vì trên thực tế ở các trường mầm non trước đây khi dạy trẻ “Làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể” chủ yếu chỉ sử dụng tranh ảnh, thậm chí còn dạy chay dẫn đến chất lượng giờ dạy đạt chưa cao. Trên thực tế đó tôi rất trăn trở suy nghĩ để tìm ra cách làm một số loại rối , làm phim có lồng tiếng để cho tiết học thêm sinh động, phong phú. Từ đó chất lượng tiết học được nâng cao đáp ứng được với yêu cầu của ngành và thực tế phát triển của xã hội.
Việc dạy trẻ làm quen văn học rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ ban đầu. Thông qua các tác phẩm văn học trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Qua đó trẻ thích vươn tới học tập và làm theo cái đẹp, cái thiện trong tác phẩm. Ngoài ra thông qua tác phẩm văn học trẻ còn được phát triển ngôn ngữ, trẻ biết diễn đạt những câu hoàn chỉnh, đủ ý, làm quen với ngôn từ giàu đẹp, rèn luyện cách nói năng mạch lạc, chính là dấu hiệu để trẻ phát triển ngôn ngữ giúp trẻ tập kể chuyện, đọc thơ, có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo.
Nhận thức được văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ nên tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫm giáo 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể”.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Bác hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Đúng như vậy, ở lứa tuổi mầm non tâm hồn trẻ như một trang giấy trắng vì vậy cần được chăm sóc và giáo dục nhằm phát huy những khả năng của trẻ thông qua các hoạt động dạy học giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, hình thành nhân cách trẻ. Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh trẻ. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ, để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Do nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó tôi nhận thấy việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh, con rối là không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học. Từ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu cách làm một số loại rối, làm phim để phục vụ cho giảng dạy đạt kết quả cao. Vì trên thực tế ở các trường mầm non trước đây khi dạy trẻ “Làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể” chủ yếu chỉ sử dụng tranh ảnh, thậm chí còn dạy chay dẫn đến chất lượng giờ dạy đạt chưa cao. Trên thực tế đó tôi rất trăn trở suy nghĩ để tìm ra cách làm một số loại rối , làm phim có lồng tiếng để cho tiết học thêm sinh động, phong phú. Từ đó chất lượng tiết học được nâng cao đáp ứng được với yêu cầu của ngành và thực tế phát triển của xã hội. Việc dạy trẻ làm quen văn học rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ ban đầu. Thông qua các tác phẩm văn học trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Qua đó trẻ thích vươn tới học tập và làm theo cái đẹp, cái thiện trong tác phẩm. Ngoài ra thông qua tác phẩm văn học trẻ còn được phát triển ngôn ngữ, trẻ biết diễn đạt những câu hoàn chỉnh, đủ ý, làm quen với ngôn từ giàu đẹp, rèn luyện cách nói năng mạch lạc, chính là dấu hiệu để trẻ phát triển ngôn ngữ giúp trẻ tập kể chuyện, đọc thơ, có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo. Nhận thức được văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ nên tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫm giáo 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề cho trẻ làm quen với tác phẩm vân học để đề suất áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với văn học thể loại truyện kể. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với văn học thể loại truyện kể. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiêm cứu lý luận, phân tích, tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thống kê. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp quan sát. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp trực quan. Phương pháp thực hành. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lý luận: Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với giai điệu nhẹ nhàng thiết tha của lời ru, lớn hơn một chút các câu chuyện cổ tích, truyện hiện đại, các tác phẩm thơ, ca dao, đồng dao đã gieo vào tâm hồn ngây thơ trong trắng của trẻ sự yêu mến thế giới xung quanh, biết tỏ lòng yêu cái thiện, biết căm thù cái ác, từ đó giáo dục trẻ biết ơn ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Qua tác phẩm văn học thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội con người được diễn tả một cách đa dạng và độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây hoa lá, hiện tượng tự nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được đồng thời nói về những gì gần gũi xung quanh trẻ như làng quê, cánh đồng, lớp học... từ đó trẻ bắt đầu nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trẻ nhận ra tình cảm yêu thương của ông bà cha mẹ của người thân đối với trẻ. Từ các câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng dao giúp trẻ em hiểu về truyền thống lao động chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta, mở rộng kiến thức cho trẻ về các mối quan hệ xã hội, về phong tục tập quán, về những cảnh đẹp quê hương đất nước để trẻ cảm nhận được mối quan hệ giữa người với người, cảm nhận vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của các nhân vật, tạo cho trẻ rung cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Hình tượng văn học có tác động mạnh mẽ lên tình cảm của trẻ, hướng dẫn trẻ những giá trị nội dung, nhệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự dung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn là sáng tạo ra những bài thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Văn học còn đề cập đến hiện tượng siêu nhiên như: thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc từ đó làm nên sự phong phú hấp dẫn của đời sống tinh thần. Nhờ được nghe, được tiếp xúc với tác phẩm văn học giúp trẻ cảm nhận, trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ suy nghĩ của mình về tác phẩm vì vậy mà ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diến đạt gãy gọn biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Văn học không những góp phần phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình cảm và kỷ năng xã hội, mà còn phát triển ở trẻ hứng thú đọc sách, kĩ năng đọc và kể tác phẩm. Như vây trẻ em được sống trong thế giới cổ tích với những tác phẩm văn học sống động, đầy tính nhân văn cùng với lời kể diễn cảm và những hình ảnh đẹp minh họa cho nội dung tác phẩm là con đường tốt nhất nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, giúp trẻ lớn khôn và học làm người. 2. Thực trạng: 2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường đầu tư chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện. Bản thân tôi, tự tìm tòi ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã chủ động trong việc lên kế hoạch, nội dung, biện pháp sử dụng loại hình hoạt động, thay đổi hình thức dạy học cho từng câu chuyện bài thơ với môn làm quen văn học. Ban chuyên môn đã tạo điều kiện cho tôi và các đồng chí khác được tham gia dự giờ dạy mẫu, dự giờ thao giảng của đồng nghiệp từ đó phần nào tạo điều kiện cho tôi được học hỏi rèn luyện bản thân. Các cháu đều học qua lớp 3 tuổi, tỉ lệ các cháu đi học chuyên cần cao, tổng số trẻ trong lớp là 30 trong đó 27 trẻ đi học đều đạt tỉ lệ 90%. Hơn nữa đa số phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học của con nên tôi đã phối hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học. 2.2. Khó khăn: Dạy cả ngày không đủ thời gian để làm rối, truy cập mạng Iternet. Kinh phí còn hạn chế nên việc làm rối, mua máy vi tính cá nhân, không có máy chụp hình, quay phim để làm tư liệu nên còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp cho hoạt động dạy học. Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, tôi đi sâu vào tìm tòi “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫm giáo 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể ”. 2.3. Khảo sát thực trạng: Từ những thực trạng trên tôi đã khảo sát chất lượng đầu năm học 2016-2017 tại lớp tôi phục trách. Với tổng số trẻ là 30 (Thời điểm tháng 9 năm 2016). Nội dung Số trẻ Kết quả khảo sát Đạt Chưa đạt Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % TB Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả. 30 8 27% 10 33% 8 27% 4 13% Trẻ hiểu nội dung truyện kể 30 7 23% 9 30% 11 37% 3 10% Trẻ ghi nhớ các tình tiết trong truyện, tên nhân vật và lời thoại của nhân vật trong truyện. 30 6 20% 8 27% 10 33% 6 20% Trẻ trả lời mạch lạc, rõ ràng đúng câu hỏi, đúng nội dung câu truyện. 30 6 20% 9 30% 11 37% 4 13% Trẻ phân biệt nhân vật, tính tốt xấu của nhân vật trong truyện. 30 8 27% 9 30% 10 33% 3 10% 2.3. Biện pháp thực hiện: Dựa vào kết quả khảo sát trên trẻ tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫm giáo 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể ” Thông qua những biện pháp sau: 2.3.1. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung làm quen tác phẩm văn học cho trẻ: Việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với các tác phẩm truyện là việc làm quan trọng của giáo viên. Vì việc tập trung vào kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp cô giáo vạch định tốt những công việc định làm trong suốt cả năm học và quan trọng hơn việc lập kế hoạch sẽ là một công cụ để thúc đẩy mọi hoạt động của cô và trẻ trong lớp. Hiểu được điều đó bản thân tôi đã dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, dựa vào kế hoạch năm và kế hoạch tháng của tổ chuyên môn, dựa vào mục tiêu chương trình, nội dung chủ đề, điều kiện trang thiết bị đồ dùng của lớp để xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phù hợp với chủ đề. Ví dụ: Chủ đề Trường mầm non: Thời gian thực hiện từ 6/9-23/9/2016 + Truyện: Người bạn tốt, thỏ trắng đi học. Ví dụ: Chủ đề Gia đình: Thời gian thực hiện từ 24/10-25/12/2016 + Truyện: Tích Chu, Cây khế. 2.3.2. Nghiên cứu kỹ tác phẩm truyện: Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm truyện thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tập tranh. Ngoài ra bản thân tôi còn sưu tầm các sách văn học, các hoạ báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học. Tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo. Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết tôi phải xác định rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó tôi phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu chuyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu chuyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao. Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm truyện thì tôi phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần. Lựa chọn nhân vật và cách thể hiện hành động và cử chỉ của nhân vật, muốn câu chuyện được người nghe hiểu nội dung và nhớ nội dung một cách ghi nhớ và sâu sắc thì việc lựa chọn nhân vật là cực kỳ quan trọng. Ví dụ: Trong truyện “Cây rau của thỏ út” tôi đã chọn nhân vật Thỏ mẹ và hai anh em Thỏ. Với truyện “ Cáo thỏ và gà trống” Tôi chọn nhân vật Cáo, Gà trống. Thỏ, Bác gấu và cún con. Vì vậy khi dạy truyện tôi vừa kể vừa đưa lần lượt các nhân vật ra để trẻ tri giác và khắc sâu nội dung câu truyện, tôi tin rằng mình cũng đã phần nào góp phần nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ. Góc sách 2.3.3 Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng trực quan trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi làm quen với văn học. Vì vậy tôi đã tìm tòi, học tập và suy nghĩ để sáng tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề, cụ thể vào các buổi thứ bảy trong tuần tôi cùng với đồng nghiệp tập trung làm đồ dùng như: Vẽ tranh, làm mô hình rối dẹt, làm tranh nổi, khâu rối tay Ngoài ra những sản phẩm khó tôi nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp để sản phẩm của mình được đẹp mắt và gần gũi hơn . Nhờ có sự đầu tư trên nên đã phát huy tối đa khả năng hoạt động của trẻ, kích thích sự khám phá bằng các giác quan, phát triển trí tò mò ham hiểu biết của trẻ. Đó là hiệu quả phấn khởi của việc đầu tư thích đáng vào hoạt động đồ chơi, sách tranh truyện của nhà trường góp phần đồng hành cùng tác phẩm văn học. Đồ dùng dạy học 2.3.4. Hệ thống câu hỏi đàm thoại: Để trẻ cảm nhận, hiểu được nội dung của một tác phẩm văn học thì không thể thiếu được hệ thống câu hỏi vì vậy với từng bài dạy tôi đưa ra hệ thống câu hỏi có tính logic từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó, tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi, chia sẻ, diễn đạt. Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện”Tích Chu” tôi đã chuẩn bị một hệ thống câu hỏi: + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì? + Trong câu chuyện có những ai? + Bà đã thương yêu Tích Chu như thế nào ? + Vì sao bà bị ốm? + Bà ốm bà đã gọi tích chu như thế nào? + Tích chu có thương bà không? + Vì sao Tích Chu lại không thương bà ? + Bà tiên đã nói gì với Tích Chu? + Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người ? + Câu chuyện vừa rồi nhắc nhở chúng ta điều gì? + Bạn Tích Chu trong truyện đáng khen hay đáng chê? Như vậy tôi tạo cơ hội hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ nhận thức được sâu sắc hơn các kiến thức mà tôi chuyền đạt. Khi đặt câu hỏi tôi rải đều ở các trẻ, tôi chú ý những trẻ chưa trả lời được và những trẻ không chú ý. Để giờ học không bị nhàm chán tôi tạo tư thế thoải mái cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ trả lời theo sự tiếp thu của mình để lôi cuốn trẻ vào giờ học. Truyện Tích Chu 2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin: Trong mỗi hoạt động cho trẻ làm quen văn học tôi phải sử dụng nhiều hình thức hoạt động sinh động để chuyển tải nội dung yêu cầu của bài dạy đến với trẻ. Hình thức đó phải phù hợp với hoạt động của trẻ, có tính mới lạ với trẻ. Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên tôi cần phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây tôi thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong các tiết học ở lớp sẽ mang lại kết quả cao. Đơn giản là các hình ảnh đưa vào bài giảng powepoint, sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ. Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo, họ có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung, như thế rất thu hút và gây hứng thú cho trẻ. Khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học cần lựa chọn truyện có nội dung phù hợp với chủ đề: Bản thân tôi phải tìm tòi, sưu tầm ở sách, tập truyện tranh của chương trình lớp 4-5 tuổi, những truyện, thơ có nội dung phù hợp với chủ đề ở lứa tuổi của trẻ. Ví dụ: Trong chủ đề “Giao thông” tôi đã chọn truyện “Kiến con đi ô tô”. Với câu chuyện “Kiến con đi ô tô” tôi đã xây dựng đoạn phim về nội dung câu chuyện, kết hợp lồng giọng kể rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật. Ứng dụng công nghệ thông tin 2. 3.6 Sử dụng nghệ thuật múa rối tay: Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Ví dụ: Truyện “ Dê con nhanh trí” tôi đã làm được bộ rối tay sau: Tôi đã dùng xốp dày (xốp ở các thùng đựng tủ lạnh, ti vi), dùng dao gọt để tạo thành đầu nhân vật và dùng giấy nhám đánh nhẵn. Sau đó dùng hồ dán bồi 2 - 3 lớp giấy báo lên xốp và dùng keo để dán khăn mặt vào xốp (nếu dán trực tiếp khăn mặt lên xốp thì keo nóng và làm sụn xốp) Lấy dao nhọn khoét lỗ và dùng bìa cứng cuốn lại cắm vào để làm cổ. Dùng vải vụn cắt và khâu thành áo rối (áo rối có 2 mảnh). áo rối dài rộng tùy thuộc vào đầu của rối và tùy thuộc vào nhân vật trong truyện. Dùng keo để dán áo rối vào cổ. Dùng khuy, xốp để làm mắt, mũi, mồm của nhân vật. Cắt tai nhân vật bằng mi ca trong, sau đó dán khăn mặt vào cả 2 mặt của mi ca trong. Khi tôi dạy tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng 3 ngón tay và tôi điều khiển sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện. Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cao hơn, đa số trẻ nhớ được nội dung câu chuyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của từng nhân vật trong truyện. Qua việc thực hiện giải pháp tôi luôn tìm tòi sáng tạo các hình thức tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, tôi nhận thấy tất cả trong các giờ hoạt động làm quen văn học trẻ đều rất thích và trẻ nhớ nội dung tác phẩm nhanh, trả lời lưu loát được các câu hỏi đàm thoại và còn đạt được các câu hỏi với cô trong khi trẻ học tập. Kể chuyện bằng rối tay 2.3.7 Tạo môi trường trong lớp cho trẻ làm quen với truyện kể: Tôi nhận thức việc xây dựng môi trường giáo dục là rất cần thiết, môi trường giáo dục là học liệu cho trẻ học tập. Môi trường giáo dục đa dạng sinh động sẽ thu hút sự tích cực của trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục, mang lại hiệu quả giáo dục cao. Thực hiện giải pháp này, tôi sưu tầm nhiều hình ảnh, sắp xếp môi trường khoa học phù hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp với chủ đề để áp dụng cho trẻ hoạt động ở nhiều các hoạt động học có chủ đích hay hoat động vui chơi tìm hiểu trong chủ đề. Để xây dựng môi trường hiệu quả tôi căn cứ vào nội dung của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học để từ đó tư duy nội dung về môi trường cần xây dựng ở các không gian cụ thể của lớp để xây dựng góc chơi, góc sách, góc cổ tích, các góc mang đậm màu sắc về nội dung các câu chuyện, bài thơ. * Xây dựng góc cổ tích: Góc cổ tích là một góc được bố trí lại một không gian hợp lý trong lớp, trong góc tôi xây dựng các hình ảnh, mô hình, cảnh quan về nội dung, về các nhân vật trong các câu chuyện tạo cho trẻ những cảm nhận mới lạ, có cảm giác thích tìm tòi khám phá. Ví dụ: Ở chủ đề động vật chuẩn bị cho kể chuyện “Chú dê đen” Tôi xây dựng trong góc cổ tích mô hình về câu chuyện “Chú dê đen” gồm các mảng mô hình được bố trí hợp lý, dễ quan sát. Như vậy tôi xây dựng, thay đổi các hình ảnh, mô hình theo nội dung bài thơ, câu chuyện mà trẻ sẽ học hoặc đã học để cũng cố. Góc cổ tích * Xây dựng góc sách truyện: Ngoài việc xây dựng góc cổ tích trong lớp để giúp trẻ làm quen với hình ảnh gợi mở về các câu truyện trẻ sẽ được làm quen, hoặc đã được làm quen. Tôi xây dựng góc sách của lớp. Góc sách cũng là góc được bố trí trong không gian phù hợp của lớp. Góc sách có nhiều các loại sách, tranh, truyện tranh có nội dung phù hợp với nội dung chủ đề. Các sách tranh phải phù hợp với trẻ, là các tranh truyện mầm non, tranh có ghép chữ to, hình ảnh sinh động hấp dẫn trẻ, có tác động đến trí tưởng của trẻ. Xây dựng góc sách để trong các giờ chơi trẻ sẽ chủ động xem tranh, xem sách. Thông qua đó để làm quen với nội dung của các tác phẩm văn học. Thông qua các tranh truyện, trẻ tự đặt câu hỏi về nội dung các bức tranh, tư duy về các bức tranh thành những câu chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ. Tự trả lời cho những câu hỏi mà trẻ tự đặt ra, hoặc các câu hỏi mà cô gợi mở cho t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mam_giao_4.doc